intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

88
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng có tính định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên nước nhằm ngăn chặn và phục hồi các vùng hoang mạc tỉnh Ninh Thuận. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA<br /> HỌC<br /> VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ……..….***…………<br /> <br /> HOÀNG THANH SƠN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG<br /> HOANG MẠC NINH THUẬN CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ<br /> HẬU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Thủy văn học<br /> Mã số: 62.44.02.24<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ<br /> <br /> Hà Nội – 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công<br /> nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS Ngô Đình Tuấn<br /> Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Vũ Thị Thu Lan<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Mai Đăng<br /> Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Kiên Dũng<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại<br /> Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công<br /> nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của luận án<br /> Ở Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận được xác định có nguồn TNN khan<br /> hiếm nhất, được mệnh danh là miền viễn tây “thiếu mưa, thừa nắng” của<br /> cả nước. Lượng mưa thấp, địa hình ngắn, dốc, cùng với thảm thực vật<br /> có khả năng trữ ít nên phần lớn lượng nước mặt trong mùa mưa đều đổ<br /> ra biển. Tài nguyên nước dưới đất cũng thuộc loại nghèo, khả năng khai<br /> thác ít. Trong những năm gần đây, cùng với nhu cầu sử dụng nước ngày<br /> một tăng cao cùng với tác động của BĐKH nên tỉnh Ninh Thuận luôn<br /> phải đối mặt với tình trạng hạn hán, hoang mạc hóa, thiếu nước dùng.<br /> Để PTBV kinh tế xã hội trong điều kiện BĐKH rất cần có một chiến<br /> lược sử dụng hợp lý TNN với tiêu chí: Thích nghi với hạn hán để cải<br /> thiện tình trạng HMH; tăng cường công tác quản lý và bảo vệ TNN,<br /> chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hệ sinh thái nông nghiệp thích ứng với<br /> BĐKH; tiết kiệm nước, chống thất thoát nguồn nước. Chính vì vậy, NCS<br /> thực hiện luận án: “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang<br /> mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất các giải pháp<br /> thích ứng”<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br /> - Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh Thuận<br /> có xét đến biến đổi khí hậu<br /> - Đề xuất giải pháp thích ứng có tính định hướng sử dụng hợp lý tài<br /> nguyên nước nhằm ngăn chặn và phục hồi các vùng hoang mạc tỉnh<br /> Ninh Thuận<br /> 3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án<br /> Luận án được trình bày trong 4 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước vùng<br /> hoang mạc có xét đến biến đổi khí hậu<br /> Chương 2: Đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh Thuận<br /> Chương 3: Dự báo biến động tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh<br /> Thuận có xét đến biến đổi khí hậu<br /> Chương 4: Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước vùng<br /> hoang mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu.<br /> <br /> 1<br /> <br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ<br /> TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG HM CÓ XÉT ĐẾN BĐKH<br /> 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa các thuật ngữ liên quan<br /> Các khái niệm liên quan đến đề tài như: Tài nguyên nước, hoang mạc<br /> hóa, biến đổi khí hậu, được dẫn ra làm cơ sở cho việc giải quyết các nội<br /> dung của luận án.<br /> 1.2. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng<br /> hoang mạc<br /> 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá TNN vùng HMH trên thế<br /> giới<br /> Trên thế giới TNN đã được tiến hành nghiên cứu kiểm kê và đánh<br /> giá cả về trữ lượng, chất lượng, đồng thời cũng hướng tới sử dụng TNN<br /> hợp lý với tiêu chí phát triển bền vững: quản lý theo nhu cầu dùng nước<br /> trên cơ sở cân bằng nước hệ thống nhằm tiết kiệm nước, chống thất thoát<br /> và giảm thiểu các tác hại do thiên tai liên quan đến TNN gây ra (hạn<br /> hán, lũ lụt, lũ quét…).<br /> Nhiều quốc gia trên thế giới trên cơ sở nghiên cứu khoa học đã thực<br /> thi các giải pháp sử dụng hợp lý TNN: quản lý thiên tai hiệu quả bằng<br /> công cụ tổ chức và thể chế; tăng cường mạng lưới quan trắc KTTV và<br /> mạng lưới quan trắc NDĐ, đảm bảo tính đại diện, độ tin cậy của các<br /> đánh giá về TNN; tính toán định lượng TNN như xác định trạng thái<br /> nguồn nước tại các điểm quan trắc, dự báo tiềm năng nguồn nước ngắn,<br /> trung và dài hạn tại từng khu vực. Tiến tới QLTH TNN bằng các quy<br /> tắc giám sát, kiểm soát và chia sẻ nguồn nước nhằm đạt được sự phát<br /> triển hài hòa về kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường giữa các<br /> vùng (từ thượng lưu đến hạ lưu).<br /> 1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá TNN vùng khô hạn ở Việt Nam<br /> Ở Việt Nam đã triển khai các đề tài nghiên cứu và đạt được nhiều<br /> kết quả, cụ thể: đánh giá tài nguyên khí hậu, TNN trong các khu vực<br /> khô hạn; xác lập các chỉ tiêu khô hạn đặc thù cho miền khí hậu nhiệt đới<br /> Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp sử dụng nguồn nước có hiệu<br /> quả nhằm giảm thiểu các tác động của hạn hán, HMH...<br /> 2<br /> <br /> 1.2.3. Các nghiên cứu về TNN vùng HM Ninh Thuận<br /> Đã có một khối lượng lớn các nghiên cứu về vùng khô hạn Ninh<br /> Thuận như các kết quả nghiên cứu về địa chất, địa mạo, khí tượng, thuỷ<br /> văn, quy hoạch thuỷ lợi... Các tác giả đã ứng dụng các chỉ tiêu hạn hán,<br /> HMH – SMH để xác định các loại hình HM ở Ninh Thuận. Trên cơ sở<br /> đó đã đề xuất được các giải pháp phòng chống hạn ứng dụng công nghệ<br /> tiên tiến.<br /> Các đề tài nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, tình<br /> hình khô hạn, hoang mạc hóa diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong điều<br /> kiện BĐKH. Cần có những nghiên cứu nhằm định lượng TNN và đề<br /> xuất được hướng khai thác, sử dụng phù hợp với điều kiện thực trạng<br /> của vùng HM Ninh Thuận.<br /> 1.3. Cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu tài nguyên nước vùng<br /> hoang mạc Ninh Thuận<br /> 1.3.1. Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu<br /> Ninh Thuận có tọa độ địa lý từ 11018’14” - 12009’15” vĩ độ Bắc và<br /> từ 109009’08” - 109014’25” kinh độ Đông thuộc cực Nam Trung Bộ.<br /> Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, Nam giáp tỉnh<br /> Bình Thuận và Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 105km. Đây<br /> là tỉnh có vị trí địa chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh quan trọng<br /> trong dải ven biển miền Trung, là cửa ngõ giao thương với các tỉnh trong<br /> vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ra biển (với 3 cửa<br /> biển Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải). Là miền đất cổ với nền văn hóa<br /> Chăm Pa nổi tiếng và có truyền thống khai thác nguồn nước từ thế kỷ<br /> thứ 13 sau Công nguyên [74, 75]<br /> 1.3.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán<br /> Số liệu KT-TV: Trên vùng nghiên cứu có 13 trạm khí tượng – thủy<br /> văn và điểm đo mưa. Tuy vậy, không có trạm thủy văn đo lưu lượng<br /> nước. Các số liệu quan trắc lưu lượng được đo đạc trong các thời kỳ<br /> ngắn, phục vụ công tác thiết kế, xây dựng các công trình thủy lợi.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2