intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Dược học: Đánh giá chất lượng hành nghề dược của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: Trần Văn Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ giúp các nhà nghiên cứu, quản lý y tế nhìn nhận một cách đầy đủ, chính xác về những yếu tố đã đạt và chưa đạt trong duy trì thực hiện GPP của các nhà thuốc, kết quả sự hài lòng mang đến cho khách hàng, đồng thời là nguyên nhân và các yếu tố liên quan đã góp phần đưa đến sự tồn tại của các vấn đề. Qua đó, định hướng cho các nghiên cứu tiếp nối và giải pháp can thiệp đưa ra trong nâng cao chất lượng hành nghề dược của nhà thuốc và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Dược học: Đánh giá chất lượng hành nghề dược của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN MINH CƢỜNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HÀNH NGHỀ DƢỢC CỦA CÁC NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành : Tổ chức quản lý dược Mã số : 6272 0412 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC Hà Nội, năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại : Thành phố Cần Thơ. Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. Nguyễn Thanh Bình. Phản biện 1 : ………………………………………….. ………………………………………….. Phản biện 2 : ………………………………………….. ………………………………………….. Phản biện 3 : ………………………………………….. ………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường, họp tại : ………………………………................. Vào hồi ……..giờ……….ngày……….tháng…….. năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường ĐH Dược HN
  3. A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1.Tính cấp thiết của luận án Vai trò của các nhà thuốc tư nhân trong công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ lâu đã được biết đến. Theo số liệu thống kê tại nhiều nước, mỗi năm hơn một nửa giá trị tiền thuốc tiêu thụ được đưa đến tay khách hàng là qua kênh phân phối bán lẻ thuốc. Đồng thời, phần nhiều người dân đều ưu tiên lựa chọn các cơ sở bán lẻ thuốc này là nơi đầu tiên để tìm đến khi có vấn đề về sức khỏe. Qua thời gian, với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, mạng lưới nhà thuốc tư nhân đã giúp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân trong tiếp cận thuốc điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuy nhiên, theo sau các giá trị lợi ích mang đến cũng là những khó khăn và thách thức đặt ra cho công tác quản lý khi luôn tồn tại nhiều bất cập không có dấu hiệu suy giảm trong hoạt động hành nghề dược của các cơ sở và đe dọa đến chất lượng sử dụng thuốc điều trị của cộng đồng. Mà tiêu biểu là những tình trạng vi phạm trong bán lẻ thuốc kê đơn, việc thiếu tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng hay việc thiếu quan tâm và duy trì tốt điều kiện bảo quản trong nhà thuốc. Năm 2007, dựa trên khuyến nghị từ TCYTTG và HHDQT, Bộ Y Tế đã đưa vào triển khai thực hiện tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc”. Tiêu chuẩn được ban hành với mong muốn khắc phục đi những bất cập tồn tại, cải thiện chất lượng trong hành nghề dược của nhà thuốc và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc điều trị của cộng đồng. Theo lộ trình do Bộ Y tế, kể từ thời 1
  4. điểm đầu năm 2012, tất cả nhà thuốc trên cả nước đều phải đạt tiêu chuẩn GPP khi đi vào hoạt động. Tương ứng, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, trên cả nước đã có một sự gia tăng đặc biệt nhanh chóng về số lượng nhà thuốc được xét công nhận đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, chính vì sự gia tăng quá nhanh này, xuất hiện rất nhiều ý kiến hoài nghi về hiệu quả mang đến của việc triển khai. Như các nhà thuốc được xét công nhận đạt tiêu chuẩn đã thật sự có thực hiện và duy trì tốt, đầy đủ, xuyên suốt các tiêu chí, đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong thực hành môn nghề nghiệp. Hay CLDV của các nhà thuốc có đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng. Đây đều là những vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến công tác hoạch định, quản lý y tế trong tìm kiếm giải pháp về nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thế nhưng, cho đến hiện tại, gần như vẫn chưa có công trình nghiên cứu tìm ra được lời giải hoàn chỉnh cho các vấn đề bởi nhiều khó khăn, vướng mắc gặp phải. Như việc cần đáp ứng được yêu cầu trong tiếp cận các vấn đề một cách toàn diện, theo tất cả yếu tố cấu thành. Hay việc lựa chọn, sử dụng phương pháp phù hợp, đảm bảo độ tin cậy, chính xác trong khảo sát và đánh giá,.... Trước tình hình thực tế này, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá chất lƣợng hành nghề dƣợc của các nhà thuốc trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”, với mong muốn đưa ra được câu trả lời hoàn chỉnh về thực trạng hoạt động hành nghề dược của các nhà thuốc tư hiện nay. 2
  5. 2. Mục tiêu của luận án - Đánh giá thực trạng hành nghề dược của các nhà thuốc trên địa bàn TPCT. - Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên. 3.Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu đầu tiên kết hợp đồng thời nhiều phương thức trong thu thập dữ liệu để phản ánh một cách toàn diện, đầy đủ về thực trạng hành nghề dược của các nhà thuốc. Những yếu tố đã đạt và chưa đạt trong duy trì, thực hiện GPP. Nghiên cứu đầu tiên đồng thời ghi nhận và phân tích sự khác biệt giữa hiểu biết và thực hiện của NBT trong tuân thủ quy chế chuyên môn và thực hành nghề nghiệp. Qua đó, minh chứng sự không tốt trong thái độ chuyên môn của NBT. Nghiên cứu đầu tiên ghi nhận và làm rõ chất lượng thông tin tư vấn của NBT thông qua hiệu quả mang đến trong nâng cao hiểu biết dùng thuốc của khách hàng. Kết quả thu được giúp nhìn nhận cụ thể và đầy đủ về những điểm không tốt trong thực hành tư vấn của NBT: Sự thiếu chủ động, hạn chế về số lượng, chất lượng thông tin tư vấn, sự không đảm bảo trong hiệu quả mang đến về nâng cao hiểu biết dùng thuốc của khách hàng. Nghiên cứu đầu tiên quan tâm, làm rõ thực trạng hoạt động hành nghề dược của các nhà thuốc tư trên địa bàn TPCT nói riêng và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh mới hiện nay, khi tiêu chuẩn GPP đã triển khai và đi vào ổn định. 3
  6. Mô hình sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá CLDV nhà thuốc thông qua khảo sát MĐHL của khách hàng là mô hình đã được minh chứng về tính tin cậy và hiệu quả. Thang đo đánh giá ban đầu được xây dựng dựa trên tập hợp từ tất cả yếu tố liên quan kỳ vọng của khách hàng và nhận được sự đồng thuận của các thành viên trong hội đồng chuyên gia với kỹ thuật phân tích Delphi 2 vòng. Sau khảo sát, dữ liệu điểm số hài lòng được phân tích theo quy trình ba bước, bao gồm đánh giá độ tin cậy – CA, phân tích nhân tố - EFA và phân tích hồi quy để xác định và lựa chọn các tiểu mục, nhóm thành tố thật sự có vai trò, tác động quan trọng đến sự hình thành MĐHL của khách hàng về CLDV nhà thuốc. So với mô hình nghiên cứu ban đầu được đánh giá là hoàn thiện của Horvat và Kos trong nghiên cứu vào năm 2011 tại Slovenia, mô hình phân tích của luận án còn có sự bổ sung về áp dụng phân tích theo các mô hình hồi quy tuyến tính trong chọn lọc và so sánh mức ảnh hưởng giữa các thành tố được xác lập sau phân tích nhân tố EFA. Cuối cùng, kết quả đánh giá thu được của nghiên cứu sẽ mang đến câu trả lời cụ thể cho bản thân NBT và các cơ sở trong tự hoàn thiện CLDV cung cấp, nâng cao năng lực cạnh tranh và kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, là cơ sở quan trọng định hướng cho các nhà nghiên cứu/ quản lý y tế quốc gia và địa phương trong tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng khâu phân phối thuốc đến tay khách hàng người sử dụng, việc dùng thuốc và hiệu quả dùng thuốc điều trị. 4
  7. 4. Ý nghĩa của luận án Kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ giúp các nhà nghiên cứu, quản lý y tế nhìn nhận một cách đầy đủ, chính xác về những yếu tố đã đạt và chưa đạt trong duy trì thực hiện GPP của các nhà thuốc, kết quả sự hài lòng mang đến cho khách hàng, đồng thời là nguyên nhân và các yếu tố liên quan đã góp phần đưa đến sự tồn tại của các vấn đề. Qua đó, định hướng cho các nghiên cứu tiếp nối và giải pháp can thiệp đưa ra trong nâng cao chất lượng hành nghề dược nhà thuốc và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng. 5. Bố cục của luận án Luận án nghiên cứu có tất cả 130 trang. Bao gồm: Đặt vấn đề (2 trang), Chương 1: Tổng quan (33 trang), Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (21 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu (27 trang), Chương 4: Bàn luận (34 trang), Kết luận và kiến nghị (2 trang). Bên cạnh, có trích dẫn, tham khảo từ 126 tài liệu, với 39 tài liệu tiếng Việt, 87 tài liệu tiếng Anh. Ngoài ra, trong nội dung trình bày của của luận án có tất cả 43 bảng, 06 hình và 11 phụ lục đính kèm. 5
  8. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chƣơng 1. TỔNG QUAN Đã trình bày và tập hợp có hệ thống các nội dung chính liên quan đến luận án bao gồm: - Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu: Hành nghề dược, cơ sở bán lẻ thuốc, nhà thuốc tư nhân, thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, chất lượng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. - Mối liên quan giữa chất lượng hành nghề dược của nhà thuốc và chất lượng sử dụng thuốc của cộng đồng. - Thực trạng hành nghề dược của các nhà thuốc trên thế giới và Việt Nam: Những bất cập ghi nhận trong hai giai đoạn trước và sau khi tiêu chuẩn GPP ra đời; các nghiên cứu liên quan, mang tính định hướng và tham khảo cho luận án nghiên cứu thực hiện; những hạn chế và giới hạn của các nghiên cứu trong nước đi trước, đưa đến sự không tốt và thiếu toàn diện trong chất lượng thông tin phản ánh. - CLDV nhà thuốc và sự hài lòng của khách hàng: Khái niệm, vai trò, mối liên hệ giữa CLDV nhà thuốc và MĐHL của khách hàng; lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp đánh giá, các ưu nhược điểm, yếu tố cần lưu ý trong triển khai áp dụng; mô hình và kết quả khảo sát của một số nghiên cứu nổi bật có áp dụng phương pháp; Đồng thời, sơ lược các nghiên cứu trong nước có liên quan và từng đề cập về đánh giá CLDV nhà thuốc thông qua khảo sát MĐHL của khách hàng. 6
  9. - Tóm lược các quy định pháp lý liên quan về hoạt động hành nghề dược của nhà thuốc: Hành nghề dược, cơ sở bán lẻ thuốc, thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc. - Sơ lược về bối cảnh địa điểm nghiên cứu – Thành Phố Cần Thơ: Một số thông tin khái quát về địa lý, dân cư, mạng lưới cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe và nhà thuốc tư nhân trên địa bàn, bối cảnh thời gian và tính cần thiết của việc triển khai nghiên cứu, ý nghĩa và giá trị đóng góp của đề tài luận án. 7
  10. Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Các nhà thuốc tư trên địa bàn TPCT và khách hàng đến mua thuốc tại các nhà thuốc. - Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Cần Thơ. - Thời gian nghiên cứu: Từ 10/08/2016 đến 24/12/2016. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Biến số nghiên cứu Mục tiêu 1 – Đánh giá thực trạng hành nghề dược của các nhà thuốc Nghiên cứu tập trung làm rõ các nội dung thuộc Đầu vào và Quá trình/ thực hiện trong hoạt động hành nghề dược của nhà thuốc. Các biến số nghiên cứu được sắp xếp và phân chia theo 04 phân nhóm, bao gồm: Cơ sở vật chất kỹ thuật; nhân sự nhà thuốc; hiểu biết, chấp hành quy chế chuyên môn; và hiểu biết chuyên môn, thực hành nghề nghiệp của NBT, đi kèm cùng với hiểu biết về dùng thuốc của khách hàng để xác định hiệu quả việc thực hành tư vấn. Mục tiêu 2 – Đánh giá MĐHL của khách hàng mua thuốc Biến số nghiên cứu bao gồm 2 phân nhóm: Yếu tố định tính về đặc điểm NMT và yếu tố định lượng về tiểu mục cấu thành CLDV nhà thuốc, được xác định từ kết quả điều tra tiền nghiên cứu và xây dựng thành thang đo đánh giá ban đầu. 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 8
  11. 2.2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu Việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu được thực hiện thông qua kết hợp hai phương thức: Quan sát (trực tiếp, đóng vai khách hàng) và phỏng vấn theo bộ câu hỏi. 2.2.4. Mẫu nghiên cứu - Nhà thuốc: Khảo sát trên cỡ mẫu 40 nhà thuốc (21,6%), được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. - Người mua thuốc (NMT): Khảo sát trên cỡ mẫu 612 khách hàng, được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. 2.2.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu 2.2.5.1. Xử lý dữ liệu Tập hợp phiếu khảo sát sau thu thập, được sàng lọc, loại bỏ với các trường hợp ghi nhận không đầy đủ thông tin. 2.2.5.2. Phân tích dữ liệu Việc phân tích dữ liệu được tiến hành thông qua sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 20.0. - Mục tiêu 1: Dữ liệu thu thập được phân tích, xử lý thống kê theo từng phân nhóm: Xác định tỷ lệ với các biến phân loại (cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự nhà thuốc, hiểu biết và thực hiện của NBT, hiểu biết về dùng thuốc của khách hàng theo từng chỉ tiêu; thống kê khách hàng theo điểm số hiểu biết dùng thuốc); thống kê trung bình số câu hỏi, số lời tư vấn, điểm số chất lượng thông tin tư vấn, điểm số hiểu biết dùng thuốc; các mức ý nghĩa kiểm định phân tích về làm rõ sự khác biệt giữa các phân nhóm. 9
  12. - Mục tiêu 2: Việc phân tích được diễn ra theo 2 nhóm. + Nhóm yếu tố định tính – đặc điểm NMT: Thống kê số lượng, tỷ lệ khách hàng theo từng đặc tính; các mô tả điểm số hài lòng chung theo trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, mức ý nghĩa quy đổi và các mức ý nghĩa phân tích kiểm định làm rõ sự khác biệt do các yếu tố. + Nhóm yếu tố định lượng – tiểu mục cấu thành CLDV: Quy trình phân tích, kiểm định diễn ra theo 4 bước:  Bước 1: Kiểm định lại độ tin cậy của các tiểu mục, thành tố ban đầu trên mẫu nghiên cứu hoàn chỉnh.  Bước 2: Xác định các yếu tố thật sự ảnh hưởng đến MĐHL chung và phân chia lại theo tính tương quan.  Bước 3: Đo lường, kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các tiểu mục, nhóm thành tố.  Bước 4: Phân tích về CLDV nhà thuốc thông qua phản ánh từ MĐHL của khách hàng. 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu Luận án được thông qua và cho phép bởi Hội đồng đạo đức Trường Đại học Dược Hà Nội. Các đối tượng tham gia được giải thích rõ ràng về mục đích, nội dung và đồng ý, tự nguyện tham gia. Các thông tin sau thu thập được mã hóa, đảm bảo tính bí mật cho đối tượng cung cấp thông tin. 2.2.7. Các biện pháp hạn chế sai sót trong thu thập dữ liệu Nghiên cứu kết hợp đồng thời nhiều biện pháp để hạn chế thấp nhất sai sót trong thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. 10
  13. Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HÀNH NGHỀ DƢỢC CỦA CÁC NHÀ THUỐC 3.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà thuốc Trong cơ sở vật chất: 100,0% nhà thuốc đáp ứng về xây dựng, thiết kế. 52,5% nhà thuốc có khu vực tư vấn đảm bảo yêu cầu. 65,0% và 37,5% nhà thuốc có bố trí khu vực/ biện pháp rửa tay thay thế và khu vực chờ cho khách hàng. Trong thiết bị bảo quản thuốc: 100,0% nhà thuốc có điều hòa và quạt thông gió. Nhưng tại thời điểm quan sát, chỉ 1 nhà thuốc có sử dụng điều hòa. Bên cạnh, 17,5% nhà thuốc không còn trang bị ẩm nhiệt kế bên trong. 3.1.2. Nhân sự ngƣời bán thuốc Trong trình độ chuyên môn: 100,0% NBT có trình độ chuyên môn về dược, với đa phần là dược sĩ trung cấp (69,4%). Số NBT có trình độ đại học và cao đẳng là 9,7% và 20,9%. Trong chấp hành quy định nhân sự: 71,0% NBT có hồ sơ/ đăng ký cơ quan quản lý. Tỷ lệ DSPT vắng mặt 90,0%. 56,5% NBT có mặc áo blouse và 1,6% NBT có đeo thẻ biển hiệu. 3.1.3. Hiểu biết, thực hiện quy chế chuyên môn Trong hiểu biết: 100,0% NBT có hiểu biết với quy định về bán thuốc theo đơn. Nhưng trên xử lý tình huống giả định, chỉ 37,5% NBT đưa ra từ chối với yêu cầu của khách hàng. Trong thực hiện: Thực tế qua phỏng vấn NMT, có 225 lượt khách hàng mua thuốc kê đơn, nhưng chỉ 7,6% trường hợp thuốc kê đơn được bán theo đơn thuốc. 100,0% lượt tiếp xúc ở 11
  14. tình huống mua kháng sinh, NBT đều đồng ý với yêu cầu của KHĐV. Ngoài ra, chỉ 23/40 nhà thuốc có trang bị sổ theo dõi bảo quản và 8/23 trường hợp, sổ theo dõi được ghi chép đầy đủ. 3.1.4. Hiểu biết chuyên môn và thực hành nghề nghiệp của ngƣời bán thuốc Trong hiểu biết chuyên môn Kỹ năng hỏi: Hơn 80,0% NBT có hiểu biết về cần chủ động đặt câu hỏi ở tình huống mua paracetamol. Trong đó, 55,0% NBT có câu hỏi về nguyên nhân, triệu chứng bệnh; 10,0% NBT có câu hỏi về làm rõ mức độ, tình trạng cơn đau. Kỹ năng điều trị: 27,5% NBT có hiểu biết về cần tư vấn khách hàng dùng kháng sinh đủ liều. 22,5% NBT ở tình huống tiêu chảy, có hiểu biết về cần bán oresol. Kỹ năng tư vấn: Gần 90,0% NBT có hiểu biết về cần chủ động thực hiện. Các tỷ lệ NBT cho biết sẽ đề cập về liều dùng, cách thức dùng và lưu ý là 75,0%, 85,0% và 65,0%. Điểm bình quân chất lượng tư vấn của NBT đạt 2,28 điểm, tương đương tỷ lệ 57,0% so với thang điểm tối đa. Trong thực hành nghề nghiệp Số câu hỏi, số lời tư vấn: Mỗi lượt tiếp xúc, bình quân NBT đưa ra 1,39 – 2,16 câu hỏi, với lần lượt 1,42, 0,51 và 2,14 câu hỏi thiết. Số lời tư vấn bình quân là 2,02 – 2,74/ lượt. Kỹ năng hỏi: Có 44,5% số lượt NBT đặt câu hỏi cho khách hàng mua paracetamol. Nhưng chỉ 10,0% số lượt có câu hỏi về nguyên nhân, triệu chứng bệnh. Không có lượt khảo sát NBT quan tâm về làm rõ mức độ, tình trạng cơn đau. 12
  15. Kỹ năng điều trị: Có 19,5% số lượt KHĐV mua cephalexin được NBT tư vấn về dùng thuốc đủ liều. Không có lượt tiếp xúc, KHĐV mua thuốc tiêu chảy được NBT cung cấp oresol. Kỹ năng tư vấn: Có 10,0% số lượt KHĐV mua paracetamol được NBT chủ động tư vấn. Các tỷ lệ NBT đề cập với từng nội dung liều dùng, cách thức dùng và lưu ý là 56,0%, 76,5% và 19,5%. Điểm bình quân chất lượng thông tin tư vấn của NBT ở thực tế tình huống là 1,52 điểm, tương đương tỷ lệ 38,0%. Hiểu biết về dùng thuốc của khách hàng: Liều dùng là thông tin được NMT có hiểu biết nhiều nhất (93,5%). 43,0% NMT có hiểu biết về cách thức dùng. Dưới 15,0% NMT có hiểu biết về lưu ý và số ngày dùng thuốc điều trị. Điểm bình quân hiểu biết dùng thuốc ghi nhận là 1,65 điểm, tương đương tỷ lệ 41,3% so với thang điểm tối đa. Khách hàng phần nhiều đều chỉ có hiểu biết từ 1 đến 2 nội dung về dùng thuốc (46,3% và 35,3%). 3.1.5. Khác biệt giữa hiểu biết và thực hiện của ngƣời bán thuốc Theo Bảng 24, có 8/11 chỉ tiêu được minh chứng về khác biệt ở mức có ý nghĩa thống kê giữa hiểu biết và thực hiện của NBT. 3 chỉ tiêu không có sự khác biệt bao gồm: tư vấn về dùng kháng sinh đủ liều, tư vấn về cách thức/ thời điểm dùng thuốc và số ngày dùng thuốc sau khi mua. Bên cạnh, theo kết quả kiểm định tại Bảng 25, điểm số chất lượng thông tin tư vấn của NBT trên xử lý tình huống paracetamol là có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hiểu biết và thực hiện. 13
  16. 3.1.6. Khác biệt trong hiểu biết về dùng thuốc của khách hàng Theo hình thức mua Khách hàng mua thuốc theo đơn có hiểu biết tốt hơn về dùng thuốc, với các tỷ lệ có hiểu biết về liều dùng, cách thức, số ngày cần dùng đều > 70,0%. Điểm bình quân hiểu biết dùng thuốc của khách hàng thuộc phân nhóm là 2,68 điểm. Trong khi ở phân nhóm còn lại chỉ 1,61 điểm. Theo tư vấn từ NBT Tỷ lệ NMT có hiểu biết về từng chỉ tiêu ở trường hợp nhận được tư vấn là cao hơn. Nhưng đa phần các mức chênh lệch đều nhỏ và không mang ý nghĩa. Duy nhất ở chỉ tiêu về lưu ý khi dùng thuốc có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (16,9% và 7,4%). Ngoài ra, điểm số trung bình hiểu biết dùng thuốc của khách hàng cũng được xác định có sự khác biệt giữa hai trường hợp có và không có được NBT tư vấn (1,70 và 1,48 điểm). 3.2. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI MUA THUỐC 3.2.1. Mô tả đặc điểm nhóm khách hàng phỏng vấn Trong đối tượng khảo sát, nữ giới là nhóm khách hàng đa số, chiếm tỷ lệ 64,3%. Độ tuổi khách hàng tương đối đồng đều giữa ba phân nhóm 18 – 30 tuổi (30,8%), 31 – 45 tuổi (31,5%), 46 – 60 tuổi (25,5%). Khách hàng đa số là lao động/ kinh doanh tự do (49,3%), chưa tốt nghiệp THPT (48,7%), mua thuốc không theo đơn (96,3%) và tự mua thuốc cho bản thân (68,0%). Đồng thời, đa số khách hàng đều chỉ có hiểu biết về sử dụng ở mức 1 và 2 với các tỷ lệ 46,4% và 35,0%. 14
  17. 3.2.2. Kiểm định thang đo đánh giá mức độ hài lòng Sau các bước phân tích tiến hành theo quy trình (kiểm định độ tin cậy CA, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy đơn biến/ đa biến), có 21 yếu tố tiểu mục được xác định mang ảnh hưởng ở mức có ý nghĩa thống kê đến nhận định hài lòng của khách hàng về CLDV và phân chia theo 4 phân nhóm thành tố, bao gồm: (i) Trang phục, kỹ năng giao tiếp của NBT, (ii) Cơ sở vật chất nhà thuốc, (iii) Năng lực chuyên môn của NBT và (iv) Tiến trình hỏi bệnh – tư vấn. Bên cạnh, dựa theo hệ số Beta chuẩn hóa tương ứng trong mô hình hồi quy đa biến, 2 nhóm thành tố (iii) và (iv) được xác định có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả đánh giá hài lòng chung của khách hàng về CLDV. 3.2.3. Kết quả đánh giá hài lòng của khách hàng mua thuốc 3.2.3.1. Trên tổng thể và theo đặc điểm đối tượng phỏng vấn Điểm trung bình MĐHL chung của khách hàng trong tất cả phân nhóm đều > 4,0 và đạt bình quân 4,29 điểm trên tổng thể. Giá trị trung vị trên tổng thể và từng phân nhóm gần như đồng nhất, bằng 4,0. Theo từng đặc tính phân loại, các kết quả đánh giá hài lòng chung thấp nhất lần lượt thuộc về NMT trong độ tuổi thanh niên từ 18 – 30 tuổi (4,17), có trình độ đại học, cao đẳng (4,17), là sinh viên/ học sinh (4,13) và nắm bắt kém về dùng thuốc (4,09). Trong khi ngược lại là các nhóm khách hàng trong độ tuổi trung niên muộn từ 46 – 60 tuổi (4,37), làm lao động/ kinh doanh tự do (4,36), chưa tốt nghiệp THPT (4,39) và nắm bắt tốt về dùng thuốc sau khi mua (4,41 và 4,39 điểm). 15
  18. Bên cạnh, từ kết quả kiểm định Kruskal – Wallis, ba yếu tố nhóm tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp được xác định có ảnh hưởng ở mức có ý nghĩa thống kê đến kết quả nhận định hài lòng của khách hàng về CLDV nhà thuốc. 3.2.3.2. Theo các yếu tố liên quan CLDV nhà thuốc Bảng 42. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ Điểm Điểm Độ lệch Stt Tiểu mục đánh giá trung bình trung vị chuẩn 1 Trang phục – kỹ năng giao tiếp NBT 4,40 4,40 0,44 1.1. Trang phục 4,25 4,00 0,60 1.2. Tính thân thiện 4,41 4,00 0,57 1.3. Tính tin cậy 4,38 4,00 0,59 1.4. Tính cẩn thận 4,41 4,00 0,58 1.5. Khả năng truyền đạt 4,55 5,00 0,57 2 Cơ sở vật chất của nhà thuốc 4,32 4,38 0,46 2.1. Tiếp cận 4,47 5,00 0,63 2.2. Thời gian hoạt động 4,46 4,00 0,57 2.3. Thiết kế 4,28 4,00 0,65 2.4. Vệ sinh 4,21 4,00 0,69 2.5. Thông thoáng 4,31 4,00 0,65 2.6. Ngăn nắp 4,41 4,00 0,60 2.7. Khu vực chờ 4,25 4,00 0,66 2.8. Khu vực để xe 4,20 4,00 0,69 3 Năng lực chuyên môn NBT 4,29 4,00 0,53 3.1. Kiến thức/ NBT 4,30 4,00 0,54 3.2. Kinh nghiệm/ NBT 4,29 4,00 0,57 16
  19. Điểm Điểm Độ lệch Stt Tiểu mục đánh giá trung bình trung vị chuẩn 4 Tiến trình hỏi bệnh – tƣ vấn 3,26 3,33 0,89 4.1. Hỏi về triệu chứng bệnh 3,67 4,00 1,12 4.2. Hỏi về thuốc sử dụng 2,94 2,00 1,20 4.3. Hỏi về dị ứng thuốc 2,87 2,00 1,18 4.4. Tư vấn về chăm sóc sức khỏe 3,21 4,00 1,20 4.5. Tư vấn về cách dùng thuốc 3,66 4,00 1,13 4.6. Tư vấn về lưu ý khi dùng 2,79 2,00 0,86 5 Tiến trình bán thuốc 2,95 2,00 1,16 5.1. Tư vấn về hiệu quả 2,42 2,00 0,91 5.2. Tư vấn về thay thế thuốc 3,00 2,00 1,17 5.3. Tư vấn về chất lượng thuốc 4,40 4,00 0,44 Ba tiểu mục có điểm số hài lòng cao nhất là khả năng truyền đạt của NBT (4,55), tính dễ dàng trong tiếp cận (4,47) và thời gian hoạt động của cơ sở (4,46). Ngược lại là các tiểu mục thuộc hai nhóm thành tố tiến trình hỏi – tư vấn và bán thuốc. 3.2.3.3. Khác biệt trong mức độ hài lòng chung của khách hàng theo thực hành nghề nghiệp của người bán thuốc Qua bảng 43, các giá trị trung bình điểm số MĐHL chung cao hơn từ khách hàng về CLDV nhà thuốc đều thuộc về các trường hợp NBT có thực hiện yếu tố tiểu mục tương ứng. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp NBT không thực hiện, điểm số hài lòng chung của khách hàng vẫn dao động ở mức cao, trong khoảng từ 4,17 đến 4,26 điểm. 17
  20. Chƣơng 4. BÀN LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG HÀNH NGHỀ DƢỢC CỦA CÁC NHÀ THUỐC Thực trạng hành nghề dược của các nhà thuốc tư trên địa bàn TPCT đang là không tốt với nhiều hạn chế tồn tại. Các nhà thuốc trong quá trình hoạt động đã không duy trì, tuân thủ đầy đủ các quy định và đáp ứng tốt yêu cầu chuyên môn. Tương ứng những điều này sẽ là nguy cơ về sự bất an toàn, hợp lý, hiệu quả trong sử dụng thuốc điều trị của cộng đồng và đi ngược lại các nguyên tắc cốt lõi đề ra của GPP. 4.1.1. Cơ sở vật chất Về cơ sở vật chất, các nhà thuốc tư trên địa bàn TPCT đang có sự duy trì khá tốt các quy định. Trong đó, 100,0% nhà thuốc đều có sự đáp ứng với các chỉ tiêu mang tính bắt buộc như địa điểm cố định, riêng biệt, đảm bảo về diện tích, khu vực để NBT tiếp xúc, trao đổi khách hàng. Trên ba chỉ tiêu còn lại, việc duy trì đáp ứng của các cơ sở chưa đạt mức tuyệt đối, nhưng căn cứ vào các kết quả tỷ lệ thì đã có sự cải thiện đáng kể trong quan tâm duy trì từ các nhà thuốc. Với minh chứng tiêu biểu là việc quan tâm, duy trì bố trí khu vực tư vấn theo yêu cầu. 4.1.2. Duy trì điều kiện bảo quản Việc cần duy trì tốt điều kiện bảo quản, không để ảnh hưởng chất lượng thuốc cung ứng là một trong các yêu cầu tiên quyết của hoạt động hành nghề dược tại nhà thuốc. Từ kết quả nghiên cứu, các nhà thuốc tư trên địa bàn có sự đáp ứng tốt về trang thiết bị phục vụ bảo quản. Nhưng trong thực tế quá trình hoạt 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2