Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.), họ nho (Vitaceae)
lượt xem 4
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.), họ nho (Vitaceae)" được thực hiện để tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng cũng như góp phần phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ loài này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.), họ nho (Vitaceae)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƯỢC LIỆU PHÙNG THANH LONG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA CÂY NHO RỪNG (Vitis heyneana Roem. & Schult.), HỌ NHO (VITACEAE) Chuyên ngành: Dược liệu - Dược học cổ truyền Mã số: 972.02.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Hà Nội, năm 2023 Hà Nội, năm 2022
- Công trình được hoàn thành tại: - Viện Dược liệu. - Viện Hóa học và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Đại học Lund, Thụy Điển. - Trường Đại học Dược Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đỗ Thị Hà 2. TS. Hà Vân Oanh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tổ chức tại Viện Dược liệu. Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm Có thể tìm đọc Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội. - Thư viện Viện Dược liệu.
- A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của luận án Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, loài Nho rừng hay còn gọi Nho lông hay Nho năm góc, có tên khoa học là Vitis heyneana Roem. & Schult. từ lâu đã được người dân sử dụng như một vị thuốc cổ truyền. Toàn cây được sử dụng để chữa phong thấp, an thai, giải nhiệt. Mặc dù đã được sử dụng từ lâu trong y học dân gian, nhưng cho đến nay ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về loài này. Trên thế giới, cũng có rất ít nghiên cứu về loài Vitis heyneana. Từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây Nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.), họ Nho (Vitaceae)” được thực hiện để tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng cũng như góp phần phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ loài này. 2. Mục tiêu và nội dung của Luận án 2.1. Mục tiêu của Luận án - Mục tiêu 1. Mô tả đặc điểm thực vật của cây Nho rừng. - Mục tiêu 2. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Nho rừng. - Mục tiêu 3. Đánh giá được tác dụng chống viêm của cao chiết và các hợp chất stilbenoid và oligostilbenoid phân lập từ cây Nho rừng. 2.2. Nội dung của Luận án ➢ Về thực vật: - Mô tả đặc điểm hình thái và khẳng định tên khoa học của mẫu nghiên cứu. - Xác định đặc điểm giải phẫu và đặc điểm vi học của thân và lá của cây Nho rừng. ➢ Về hóa học: - Định tính một số nhóm chất chính trong cây Nho rừng. - Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất được phân lập từ cây Nho rừng. ➢ Về tác dụng sinh học: 1
- - Đánh giá tác dụng chống viêm in vitro của cao chiết cồn, cao phân đoạn và một số hợp chất stilbenoid và oligostilbenoid được phân lập từ cây Nho rừng. - Đánh giá tác dụng chống viêm và giảm đau in vivo của phân đoạn tiềm năng sau khi sàng lọc. 3. Những đóng góp mới của Luận án 3.1. Về thực vật học Luận án là tài liệu đầu tiên mô tả đặc điểm giải phẫu thân, lá và xác định được đặc điểm bột dược liệu thân, lá Nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.), họ Nho (Vitaceae). 3.2. Về hóa học Luận án là tài liệu đầu tiên công bố về thành phần phần hóa học của cây nho rừng V. heyneana ở Việt Nam. Luận án đã phân lập và xác định cấu trúc của 16 hợp chất tinh khiết, trong đó: - 09 hợp chất, gồm 2-r-viniferin, betulifol A, vitisinol C, α- viniferin, amurensin B, vitisinol B, cis-vitisin B, acid protocatechuic, daucosterol, lần đầu tiên được phân lập từ loài Nho rừng - 02 hợp chất là shoreaketon và dehydrocostus lacton lần đầu tiên được phân lập từ chi Nho Vitis L.. 3.3. Về tác dụng sinh học Luận án là công bố đầu tiên về tác dụng chống viêm và giảm đau của loài Vitis heyneana Roem. & Schult. Luận án là công bố đầu tiên về : - Tác dụng ức chế sự biểu hiện COX-2 gây ra bởi LPS trong đại thực bào RAW264.7 của cao ethyl acetat phần trên mặt đất Nho rừng (VHE) và hợp chất (-)-trans-ε-viniferin (VH6). - Tác dụng ức chế mức độ biểu hiện của COX-2, iNOS, mức độ biểu hiện của COX-2 mRNA, sự sản sinh PGE2, NO và làm giảm hoạt tính NF-kB của hợp chất VH6 - Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột và tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic của cao VHE. 2
- 4. Ý nghĩa của luận án Đây là lần đầu tiên loài nho rừng mọc tự nhiên ở Việt Nam được nghiên cứu đầy đủ về thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học. - Tên khoa học của mẫu nghiên cứu đã được xác định giúp cho các kết quả nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học được khẳng định rõ nguồn gốc. - Đặc điểm vi học góp phần nhận biết và tiêu chuẩn hóa dược liệu. - Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học: đã phân lập và xác định cấu trúc của 16 hợp chất tinh khiết, trong đó có 09 hợp chất, lần đầu tiên được phân lập từ loài nho rừng và 02 hợp chất là shoreaketon và dehydrocostus lacton lần đầu tiên được phân lập từ chi Nho Vitis L. Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học đã giúp bổ sung tư liệu cho hóa học về chi Vitis L. và loài V. heyneana. - Kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học cho thấy cao chiết ethyl acetat của phần trên mặt đất và hợp chất VH6 có tác dụng chống viêm và giảm đau trên các mô hình in vitro và in vivo. Kết quả này cũng góp phần tạo cơ sở cho việc sử dụng Nho rừng trong dân gian để trị đòn ngã tổn thương, gân cốt tê đau. Từ đó gợi ý loài Nho rừng là ứng viên tiềm năng trong việc phát triển các sản phẩm điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm đau xương khớp trong tương lai. 5. Bố cục của luận án Luận án có 118 trang, gồm 4 chương, 31 bảng, 39 hình, 282 tài liệu tham khảo và 18 phụ lục. Các phần chính trong luận án: Đặt vấn đề (2 trang), Tổng quan (41 trang), Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu (12 trang), Kết quả nghiên cứu (44 trang), Bàn luận (18 trang), Kết luận và kiến nghị (1 trang). 3
- B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Đã tổng hợp và trình bày một cách hệ thống các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của chi Vitis L. và loài nho rừng V. heyneana trên thế giới và ở Việt Nam. CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Phần trên mặt đất loài Nho rừng mọc tự nhiên tại xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, được thu hái vào tháng 9/2016. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thực vât: Xác định tên khoa học loài nghiên cứu trên cơ sở phân tích đặc điểm hình thái thực vật, so sánh với các tài liệu đã công bố của loài và các khóa phân loại thực vật; Xác định đặc điểm vi phẫu phần trên mặt đất và đặc điểm bột dược liệu bằng phương pháp hiển vi. - Hóa học: Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên các thông số vật lý và các dữ liệu phổ bao gồm: Điểm chảy, góc quay cực riêng, phổ hồng ngoại (IR), phổ tử ngoại (UV), phổ khối lượng, phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều, đồng thời so sánh với dữ liệu phổ của hợp chất đã biết. - Tác dụng sinh học: Đánh giá khả năng ức chế mức độ biểu hiện COX-2 mRNA bằng kỹ thuật RT – PCR; Đánh giá khả năng ức chế mức độ biểu hiện COX-2 và iNOS bằng phân tích Western blot; Đánh giá khả năng ức chế sản sinh PGE2 bằng phương pháp miễn dịch gắn kết enzym liên kết (ELISA); Đánh giá khả năng ức chế hoạt tính phiên mã NF-kB bằng thí nghiệm phân tích hoạt động luciferase; Đánh giá khả năng ức chế sản sinh NO bằng phương pháp đo quang; Đánh giá tác dụng chống viêm cấp bằng mô hình gây viêm cấp bằng carrageenin; Đánh giá tác dụng chống viêm mạn bằng mô hình gây u hạt ở chuột cống trắng; Đánh giá tác dụng giảm đau theo mô hình gây đau quặn bằng acid acetic. 4
- CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật 3.1.1. Đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học Dây leo, thân và nhánh non có lông tơ như tơ nhện màu vàng - trắng, sau đó nhẵn; cuống, mặt dưới lá và cụm quả có lông tơ màu nâu vàng; tua cuốn đối diện với lá, xẻ đôi ở đỉnh, phủ lông tơ dày đặc lúc non, sau nhẵn. Lá đơn, mọc so le; lá kèm rụng sớm, có vết lá kèm ở gốc cuống lá; cuống lá phủ lông tơ dày đặc; phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng, nguyên hoặc có 3 thùy nông; gốc lá hình tim hoặc cụt, mép lá có răng cưa nhọn, đỉnh nhọn hoặc có mũi nhọn; gân lá hình chân vịt, gân từ gốc lá 5, gân giữa có 5-7 cặp, gân cấp 3 song song; mặt dưới lá phủ lông tơ màu nâu xám, mặt trên có lông tơ dạng mạng nhện lúc non, sau nhẵn. Cụm hoa dạng chùy, đối diện với lá; nụ hoa hình trứng ngược, đỉnh tròn, không có lông. Hoa mẫu 5-6 hoặc 7; đài hình chén, không chia thùy hoặc thùy rất ngắn; cánh hoa hình trứng ngược hoặc giáo, nhẵn, màu xanh, dính nhau ở đỉnh thành mũ, rụng ngay khi hoa nở; số nhị bằng số cánh hoa, mọc đối diện với cánh hoa, chỉ nhị mảnh, nhẵn, bao phấn hai ô, đính gốc, màu vàng nhạt; bầu hình trứng, màu xanh, nhẵn, vòi nhụy ngắn, núm nhụy màu trắng, tròn hoặc chia thùy nông, mép tua. Cụm quả chùm kép, đối diện lá, cuống cụm quả chia nhiều nhánh, các nhánh phía dưới dài hơn các nhánh phía trên. Quả mọng hình cầu, kích thước không đều trong cùng một cụm, khi chín màu tím đen, nhẵn, vị rất chua. Hạt 3-4 trong một quả, hình trứng ngược, đỉnh tròn, gốc thuôn nhọn, hơi xẻ 2; vỏ hạt nhẵn, mặt lưng có một đốm màu nâu ở giữa với đường sọc màu vàng nâu kéo dài qua đỉnh sang hết mặt bụng đến gốc hạt, mặt bụng có hai rãnh dọc xuất phát từ đỉnh hạt đến gần đỉnh, khía sâu vào hạt. Đối chiếu với tài liệu phân loại thực vật, loài Nho rừng được sơ bộ xác định thuộc chi Vitis L., họ Nho (Vitaceae) và được TS. Nguyễn Thế Cường – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam giám định tên khoa học là Vitis heyneana Roem. & Schult., họ Nho (Vitaceae). 5
- 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu - Đặc điểm vi phẫu thân: Vi phẫu có thiết diện tròn. Từ ngoài vào trong gồm: Biểu bì, mô dày góc, mô mềm vỏ, sợi, mô dẫn gồm libe và gỗ tạo nên bó chồng, giữa các bó mô dẫn là tia ruột, mô mềm ruột. - Đặc điểm vi phẫu lá: Gân lá: Mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi. Từ dưới lên trên gồm: Biểu bì dưới có lông che chở đơn bào. Mô dày dưới. Mô mềm. Mô dẫn tạo thành bó, gồm libe ở trên, gỗ ở dưới. Mô cứng. Mô dày dưới. Biểu bì trên. Phiến lá: Cấu tạo bởi biểu bì trên và biểu bì dưới. Mô giậu. Mô khuyết, rải rác có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai. 3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu - Đặc điểm bột thân: Bột màu xám, không mùi, không vị. Các đặc điểm: Tinh thể calci oxalat hình kim, hình cầu gai và hình khối. Hạt tinh bột hình chuông. Sợi. Mảnh mạch xoắn và mảnh mạch điểm. Mảnh mô mềm. Lông che chở đơn bào. - Đặc điểm bột lá: Bột màu xám, không mùi, không vị. Các đặc điểm sau: Tinh thể calci oxalat hinh kim và hình cầu gai. Mảnh mạch xoắn và mạch điểm. Hạt tinh bột đơn, hình tròn. Lông che chở đơn bào. 3.2. Kết quả nghiên cứu về hóa học 3.2.1. Kết quả định tính Kết quả có các nhóm chất: flavonoid, tanin, acid amin, đường khử, polysaccharid, chất béo và sterol 3.2.2. Kết quả chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất Phần trên mặt đất loài Nho rừng được phơi khô, cắt nhỏ (1,5 kg) và chiết hồi lưu với ethanol 96% (3 h × 3 lần × 36l). Lọc, gộp dịch chiết và cất thu hồi dung môi thu được cắn ethanol (VH, 68,11 g). Phân tán cắn trong nước nóng (tỉ lệ 1:1), chiết lỏng-lỏng lần lượt với các dung môi là n-hexan và ethyl acetat. Các phân lớp được cất thu hồi dung môi thu được các cắn tương ứng là n-hexan (VHH, 7,83 g), ethyl acetat (VHE, 39,16 g) và cắn nước (13,43 g). 6
- Cắn VHE (34,0 g) được tiến hành phân lập bằng sắc kí cột pha thường, rửa giải với hệ dung môi DCM-MeOH (100:1-1:100, v/v), thu được 7 phân đoạn (VHE1-VHE7). Phân đoạn VHE4 (1,5 g) được phân lập trên cột sắc ký pha thường, hệ dung môi rửa giải DCM-MeOH (20:1, v/v) thu được hợp chất VH4 (13,0 mg) và 4 phân đoạn (VHE4.1-VHE4.4). Phân đoạn VHE4.2 (200,0 mg) được rửa bằng hệ DCM-MeOH (1:1, v/v) thu được hợp chất VH1 (50,0 mg). Phân đoạn VHE4.3 (150 mg) được rửa giải trên cột Sephadex với hệ dung môi MeOH-H2O (2:1, v/v) thu được 2 hợp chất VH5 (13,0 mg) và VH6 (40,0 mg). Phân đoạn VHE5 (1,2 g) được phân lập trên cột sắc ký pha thường, hệ dung môi rửa giải DCM-MeOH (15:1, v/v) thu được 10 phân đoạn (VHE5.1- VHE5.10). Phân đoạn VHE5.3 (100 mg) rửa giải trên cột Sephadex với hệ dung môi MeOH-H2O (5:1, v/v) thu được hợp chất VH7 (25,0 mg). Phân lập phân đoạn VHE5.4 (500 mg) trên cột sắc ký pha đảo với hệ dung môi rửa giải MeOH-H2O (1:2, 1:1, 2:1, v/v) thu được 3 hợp chất VH8 (25,0 mg), VH10 (13,0 mg) và VH9 (22,0 mg), cùng 5 phân đoạn (VHE5.4.1-VHE5.4.5). Phân đoạn VHE5.4.3 (120 mg) rửa giải trên cột MCI với hệ dung môi MeOH-H2O (3:2, v/v) thu được hợp chất VH11 (14,0 mg). Phân đoạn VHE6 (300 mg) được phân lập trên cột Sephadex với hệ dung môi MeOH-H2O (1:1, v/v) thu được 2 hợp chất VH2 (12,0 mg) và VH3 (25,0 mg). Phân đoạn VHE7 (500 mg) được phân lập bằng sắc kí cột pha đảo, rửa giải với hệ dung môi aceton-nước (8:2, v/v) thu được hợp chất VH12 (15,0 mg). Phân tách VHH (6,0 g) bằng sắc kí cột pha thường, rửa giải với hệ dung môi DCM-MeOH (50:1-30:1, v/v), thu được 12 phân đoạn (VHH1-VHH12). Phân đoạn VHH2 (135 mg) được phân lập bằng sắc kí cột pha đảo, rửa giải với hệ dung môi aceton-nước (6:1, v/v) thu được hợp chất VH13 (30,0 mg). Phân đoạn VHH3 (2,33 g) được phân tách bằng sắc kí cột pha thường, rửa giải với hệ dung môi n-hexan-aceton (7:1, v/v) thu được 8 phân đoạn (VHH3.1-VHH3.8). Phân đoạn VHH3.3 kết tinh trong aceton thu được hợp chất VH14 (105,0 mg). Phân đoạn VHH9, VHH10 kết 7
- tinh trong aceton, lần lượt thu được hợp chất VH15 (100 mg) và VH16 (61,0 mg). Dựa vào các hằng số vật lý, phổ khối lượng (ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều, hai chiều (NMR) và đối chiếu với các tài liệu tham khảo, đã xác định được cấu trúc của 16 hợp chất. a. VH1 (Resveratrol): Bột kết tinh màu kem; tonc: 261-263ºC; ESI- MS m/z: 227 [M-H]-; Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) δH: 6,47 (2H, d, J = 2, H-2, H-6), 6,18 (1H, t, J = 2,0, H-4), 7,36 (2H, d, J = 8,5, H-2', H-6'), 6,79 (1H, d, J = 8,5, H-3'), 6,78 (1H, d, J = 8,5, H-5'), 6,83 (1H, d, J = 16,3, H-a), 6,96 (1H, d, J = 16,3, H-b); Phổ 13C-NMR (125 MHz, CD3OD) δC: 141,3 (C-1), 105,8 (C-2, C-6), 159,6 (C-3, C- 5), 102,7 (C-4), 130,4 (C-1'), 128,8 (C-2', C-6'), 116,5 ( C-3', C-5'), 158,3 (C-4'), 127,0 (C-a), 129,4 (C-b). b. VH2 (Piceid): Tinh thể hình kim màu trắng; tonc: 223-226ºC; ESI-MS m/z: 413 [M+Na]+; Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 7,39 (2H, d, J=8,5, H-2', 6'), 7,04 (1H, d, J = 16,5, H-b), 6,87 (1H, d, J = 16,0, H-a), 6,81 (1H, s, H-2), 6,79 (1H, d, J=8,5, H-3', 5'), 6,64 (1H, s, H-6), 6,48 (1H, t, J=2,0, H-4), 4,92 (1H, d, J= 7,5, H- 1''), 3,95 (1H, dd, J= 2,0, 12,0, H-6a''), 3,74 (1H, dd, J= 6,0; 12,5, H- 6b''), 3,52-3,39 (4H, m, H-2'', 3'',4'', 5''). Phổ 13C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 160,5 (C-5), 159,6 (C-3), 158,4 (C-4'), 141,4 (C-1), 130,3 (C-1'), 130,0 (C-b), 128,9 (C-2', 6'), 126,7 (C-a), 116,5 (C-3', 5'), 108,4 (C-6), 107,1 (C-2), 104,1 (C-4), 102,4 (C-1''), 78,2 (C-5''), 78,1 (C-3''), 75,0 (C-2''), 71,5 (C-4''), 62,6 (C-6''). c. VH3 (2-r-viniferin): Chất rắn màu nâu xám; tonc: 301-302ºC; [α]25D = +132,9 (MeOH); ESI-MS m/z 929,3 [M+Na] +; Phổ 1H- NMR (500 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 7,18 (2H, d, J=8,5, H- 2,6), 7,14 (2H, d, J= 8,5, 2'",6'"), 7,03 (2H, d, J= 8,5, H-2",6"), 6,87 (1H, dd, J= 8,5, 2,0, H-6'), 6,83 (2H, d, J=8,5, H-3,5), 6,77 (2H, d, J = 8,5, 3'",5'"), 6,72 (1H, d, J = 8,5, H-5'), 6,66 (2H, d, J = 2,0, 3",5"), 6,51 (1H, brs, H-14 ʹ), 6,39 (2H, s, H-7’, 8’), 6,26 (1H, d, J = 1,5, H-14'"), 6,25 (1H, s, H-12’), 6,21 (1H, t, J = 2,0, H-12), 6,16 (2H, d, J = 2,0, H-10, H-14), 6,09 (1H, brs, H-2'), 6,08 (1H, d, J = 2,0, H-12"), 6,06 (1H, d, J = 2,5, H-14"), 5,88 8
- (1H, d, J = 11,5, H-7'"), 5,48 (1H, s, H-8"), 5,36 (1H, s, H-7"), 5,35 (1H, d, H-7), 4,39 (1H, d, J=5,5, H-8), 4,24 (1H, d, J = 11,5, H-8'"). Phổ 13C-NMR (125 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 162,4 (C- 11'), 160,2 (C-11'"), 159,8 (C-11, 13), 159,5 (C-4'"), 158,8 (C- 13"), 158,6 (C-11"), 158,3 (C-13'), 158,0 (C-4), 156,9 (C-13'"), 156,0 (C-4"), 155,2 (C-4'), 147,1 (C-9), 142,2 (C-9'"), 141,2 (C- 9"), 136,5 (C-9'), 135,3 (C-1"), 133,7 (C-1), 132,8 (C-3'), 132,4 (C-2'), 131,0 (C-1'"), 130,9 (C-8'), 130,0 (C-2'",6'"), 128,7 (C-1'), 127,8 (C-2, 6), 128,7 (C-2",6"), 123,6 (C-6'), 122,6 (C-7'), 120,1 (C-10"), 120,0 (C-10'"), 118,9 (C-10'), 115,5 (C-5'), 116,1 (C-3, 5), 116,0 (C-3'",5'"), 115,4 (C-3",5"), 106,8 (C-10, 14), 104,8 (C- 14'"), 104,5, C-14'), 102,1 (C-12), 110,1 (C-14"), 100,9 (C-12'"), 96,5 (C-12'), 96,0 (C-12"), 93,8 (C-7), 88,4 (C-7'"), 57,1 (C-8), 49,4 (C-8'"), 41,2 (C-8"), 40,6 (C-7"). d. VH4 (betulifol A): Chất rắn màu trắng, [α]25D = +28,9 (MeOH); ESI-MS m/z: 453,1 [M+H]+, 475,2 [M+Na]+ ; Phổ 1H-NMR (Aceton- d6, 500MHz): 7,57 (4H, d, J = 8,5, H-2, 6, 2', 6'), 6,94 (4H, d, J = 8,5, H-3, 3', 5, 5'), 6,18 (2H, d, J = 1,0, H-12, 12'), 6,16 (2H, d, J = 2,0, H- 14, 14'), 5,47 (2H, d, J = 10,5, H-7, 7'), 4,53 (2H, d, J = 11,0, H-8, 8'); Phổ 13C-NMR (Aceton-d6, 125MHz): 160,1 (C-11, 11'), 159,7 (C-13, 13'), 159,3 (C-4, 4'), 137,3 (C-9, 9'), 131,4 (C-1, 1'), 130,3 (C-2, 2', 6, 6'), 122,5 (C-10, 10'), 116,6 (C-3, 3', 5, 5'), 104,3 (C-14, 14'), 96,9 (C- 12, 12'), 93,7 (C-7, 7'), 48,6 (C-8, 8'). e. VH5 (vitisinol C): Bột màu vàng; [α]25D = +87,5 (MeOH); ESI- MS m/z: 429,1 [M+H]+; Phổ 1H NMR (Aceton-d6, 500 MHz) 7,32 (2H, d, J =8,5, H-2', 6'), 6,89 (2H, d, J=8,5, H-2, 6), 6,86 (1H, d, J=15,5, H-8'), 6,75 (2H, d, J=9,0, H-3', 5'), 6,71 (1H, d, J=16,0,H-7'), 6,62 (2H, d, J=8,5, H-3, 5), 6,24 (1H, s, H-10'), 6,08 (2H, d, J=2,5, H- 10, 14), 6,07 (1H, d, J=2,0,H-12), 3,29 (1H, m, H-7), 3,23 (1H, m, H- 8), 3,11 (2H, m, H-13'), 3,01 (2H, m, H-12'); Phổ 13C-NMR (Aceton- d6,125 MHz): 204,2 (C-11'), 158,5 (C-4'), 157,9 (C-11, 13), 157,1 (C- 4), 155,4 (C-9'), 147,3 (C-9), 136,2 (C-1), 135,6 (C-7'), 129,5 (C-10'), 128,7 (C-2', 6'), 128,2 (C-2, 6), 127,9 (C-1'), 127,7 (C-8'), 115,3 (C-3', 5'), 114,6 (C-3, 5), 106,0 (C-10, 14), 51,7 (C-8), 49,2 (C-12'), 45,6 (C- 9
- 7), 33,6 (C-13'). f. VH6 (-)-trans-ε-viniferin: Chất rắn màu nâu xám; tºnc: 150- 152ºC; [α]25D = - 47,0 (MeOH); ESI-MS m/z: 477 [M+Na]+; Phổ 1H- NMR (500 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 7,20 (2H, d, J=8,5, H-2,6), 7,17 (2H, d, J=8,5, H-2',6'), 6,90 (1H, d J= 16,5, H-7'), 6,83 (2H, d, J=8,5, H-3,5), 6,73 (2H, d, J=9,0, H-3',5'), 6,72 (1H, H-14 ʹ), 6,71 (1H, d, J=16,5, H-8'), 6,33 (1H, d, J=2,0, H-12'), 6,24 (3H, s, H-10, 12, 14), 5,42 (1H, d, J=5,5, H-7), 4,47 (1H, d, J=5,5, H-8). Phổ 13C-NMR (125 MHz, Aceton-d6), δ (ppm):162,5 (C-11'), 159,9 (C-11, 13), 159,6 (C-13'), 158,2 (C-4, 4'), 147,4 (C-9), 136,4 (C-9'), 133,9 (C-1), 130,1 (C-7'), 129,9 (C-1'), 128,7 (C-2', 6'), 127,9 (C-2, 6), 123,5 (C-8'), 119,8 (C-10'), 116,3 (C-3',5'), 116,2 (C-3, 5), 107,0 (C-10, 14)), 104,2 (C- 14'), 102,1 (C-12), 96,8 (C-12'), 93,9 (C-7), 57,1 (C-8). g. VH7 (α-viniferin) Chất rắn màu nâu; tºnc: 231-233oC; [α]25D = +50,7 (EtOH); ESI-MS m/z: 701,0 [M+Na]+; Phổ 1H-NMR (500 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 7,19 (d, J=7,5, H-2’,6’), 7,04 (d, J=8,5, H-2’’, 6’’), 7,01 (d, J=8,5, H-2,6), 6,78 (d, J=8,5, H-3’’, 5’’), 6,77 (d, J=8,5, H-3’,5’), 6,72 (d, J=8,5, H-3,5), 6,72 (H-14), 6,60 (d, J=2,0, H-14’), 6,25 (d, J=1,5, H-12), 6,24 (d, J=2,0, H- 12’), 6,22 (d, J=2,0, H-12’’), 6,06 (s, H-7), 6,00 (d, J=2,0, H- 14’’), 5,94 (d, J=10,0, H-7’), 4,91 (d, J=6,0, H-7’’), 4,68 (d, J=10,0, H-8’), 4,60 (d, J=6,0, H-8’’), 3,96 (s, H-8). Phổ 13C- NMR (125 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 161,7 (C-11’), 161,4 (C- 11’’), 161,0 (C-13’), 160,6 (C-13’’), 159,4 (C-11), 159,4 (C-13), 158,4 (C-4’’), 158,3 (C-4’), 158,0 (C-4), 141,2 (C-9’’), 139,6 (C- 9), 138,6 (C-9’), 132,4 (C-1’), 132,1 (C-1’’), 131,8 (C-1), 128,5 (C-2’’, 6’’), 128,1 (C-2, 6, 2’, 6’), 120,7 (C-10), 119,5 (C-10’), 118,7 (C-10’’), 116,1 (C-3’, 5’), 116,1 (C-3’’, 5’’), 115,7 (C-3, 5), 108,5 (C-14’’), 106,2 (C-14), 105,7(C-14’), 98,0 (C-12’’), 96,9 (C-12’), 96,5 (C-12), 95,5 (C-7’’), 89,9 (C-7’), 86,3 (C-7), 55,6 (C-8’’), 52,9 (C-8’), 46,1 (C-8). h. VH8 (shoreaketon): Chất rắn màu nâu; tºnc: 256-258ºC; [α]25D = -225 (MeOH); ESI-MS: m/z 929,0 [M+Na]+ Phổ 1H- NMR (500 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): A: 7,47 (2H, dd, J=8,5, 10
- 2,0, H-2, 6), 6,87 (2H, d, J=9,0, H-3, 5), 6,73 (1H, d, J=1,5, H- 14"), 6,71 (2H, s, H-2'",6'"), 6,67 (2H, d, J=9,5, H-3'",5'" ), 6,48 (1H, d, J=1,5, H-14), 6,45 (1H, d, J=2,5, H-6'), 6,21 (1H, d, J=1,5, H-12"), 6,16 (1H, d, J=2,0, H-12), 6,12 (1H, d, J=2,0, H- 12'), 6,05 (1H, t, J=2,3, H-12'"), 6,00 (1H, d, J=2,5, H-14'), 5,94 (2H, d, J=2,0, H-10'", 14'"), 5,85 (1H, d, J=10,5, H-7), 5,45 (1H, d, J=10,0, H-5'), 5,09 (1H, d, J=10,5, H-8), 4,96 (1H, d, J=5,0, H-7'"), 4,74 (1H, d, J=2,0, H-2'), 3,8 (1H,*,H-7'), 3,6 (1H, *, H- 8'), 3,6 (1H,*,H-8"), 3,33 (1H, d, J=4,5, H-8'"), 3,25 (1H, d, J=9,0, H-7"), 3,00 (1H, dd, J=17,5, 2,0, H-3'), 2,72 (1H, dd, J=17,5, 3,5, H-3'). B: 7,44 (2H, d, J=8,5, H-2, 6), 7,15 (2H, dd, J=8,5, 2,0, H-2'",6'"), 6,85 (2H, dd, J=8,0, H-3, 5), 6,66 (2H, d, J=9,0, H-3'",5'" ), 6,44 (1H, t, J=2,0, H-12'"), 6,40 (1H, brs, H- 14), 6,39 (1H, d, J=2,5, H-14'"), 6,37 (1H, d, J=2,0, H-6'), 6,33 (1H, d, J=2,5, H-12"), 6,16 (1H, d, J=2,0, H-12'), 6,08 (1H, d, J=2,0, H-12), 5,97 (1H, d, J=2,0, H-14'), 5,94 (1H, d, J=2,0, H- 10'"), 5,86 (1H, d, J=10,5, H-7), 5,75 (1H, d, J=2,0, H-14"), 5,31 (1H, d, J=10,0, H-5'), 5,18 (1H, d, J=2,5, H-7'"), 5,13 (1H, d, J=10,5, H-8), 4,54 (1H, d, J=2,5, H-8'"), 3,8 (1H,*,H-2'), 3,7 (1H,*,H-7'), 3,6 (1H,*,H-8'), 3,5 (1H,*, H-8"), 3,19 (1H, d, J=11,0, H-7"), 2,40 (1H, dd, J=17,5, 3,5, H-3'), 2,28 (1H, dd, J=17,5, 2,0, H-3').(*: tín hiệu bị che lấp) Phổ 13C-NMR (125 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): A: 196,7 (C-4'), 162,0 (C-11"), 160,1 (C- 11'), 159,8 (C-13"),158,9 (C-11'", 13'"), 158,5 (C-4), 157,8 (C- 13), 157,5 (C-4'"), 157,1 (C-13', 4"), 154,8 (C-6'), 154,7 (C-11), 146,5 (C-9'"), 143,5 (C-9), 142,1 (C-9"), 138,3 (C-9'), 132,9 (C- 1'"), 131,7 (C-1), 131,4 (C-1"), 129,7 (C-2, 6), 128,8 (C-5'), 128,2 (C-2'",6'"), 120,6 (C-10"), 117,6 (C-10'), 116,1 (C-3, 5), 116,0 (C-3'",5'"), 113,7 (C-10), 109,8 (C-14'), 107,2 (C-10'", 14'"), 105,8 (C-14), 105,7 (C-14"), 102,1 (C-12'"), 101,6 (C-12), 97,1 (C-12'), 96,1 (C-12"), 94,1 (C-7'"), 87,3 (C-7), 76,0 (C-2'), 63,4 (C-7"), 57,0 (C-8"), 54,9 (C-8'"), 50,7 (C-8, -7'), 49,7 (C-8'), 47,9 (C-7'), 46,3 (C-1'), 39,6 (C-3'); B: 196,8 (C-4'), 164,1 (C-11"), 160,5 (C-11'"), 159,8 (C-11'), 158,5 (C-4, 13', 13"), 157,7 (C-4'"), 11
- 157,2 (C-13), 156,7 (C-4"), 155,3 (C-6'), 154,7 (C-11), 148,7 (C- 9'"), 142,4 (C-9), 140, (C-9"), 139,2 (C-9'), 134,0 (C-1'"), 131,6 (C-1), 131,2(C-1"), 129,5 (C-2, 6), 128,6 (C-5'), 127,5 (C- 2'",6'"), 117,3 (C-10'), 116,4 (C-10"), 116,4 (C-3'",5'"), 116,1 (C- 3, 5), 113,6 (C-10), 113,4 (C-14"), 109,6 (C-14'), 107,2 (C- 14'")106,3 (C-10'"), 105,8 (C-14), 102,5 (C-12'"), 101,7 (C-12), 96,5 (C-12'), 96,3 (C-12"), 94,1 (C-7'"), 87,4 (C-7), 75,6 (C-2'), 62,6 (C-8"), 57,4 (C-8'"), 57,1 (C-7"), 50,6 (C-8), 48,2 (C-7'), 47,4 (C-8'), 45,8 (C-1'), 39,6 (C-3'). i. VH9 (amurensin B): Chất rắn màu vàng nâu; [α]25D = +164 (MeOH); ESI-MS m/z: 703,0 [M+Na]+; Phổ 1H-NMR (500 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 7,24 (2H, d, J=8,5, H-2'',6''), 7,05 (2H, d, J=8,5, H-2, 6), 6,97 (2H, d, J=8,5, H-2', 6'), 6,86 (2H, d, J=8,5, H-3'',5''), 6,75 (1H, d, J=16,5, H-7'), 6,64 (2H, d, J=8,5, H-3, 5), 6,63 (1H, d, J=17,0, H-8'), 6,63 (2H, d, J=8,5, H-3', 5'), 6,50 (1H, s, 12'), 6,26 (2H, d, J=2,5, H-10'',14''), 6,17 (1H, t, J=2,5, H-12''), 5,96 (1H, t, J=2,5, H-12), 5,91 (1H, d, J=7,5, H-7), 5,87 (2H, d, J=2,0, H-10, 14), 5,45 (1H, d, J=5,0, H-7''), 4,71 (1H, d, J=8,0, H-8), 4,56 (1H, d, J=5,0, H-8''), Phổ 13C-NMR (125 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 162,4 (C-11'), 162,1 (C-13'), 159,8 (C- 11'',13''), 158,8 (C-11, 13), 158,2 (C-4', 4''), 157,4 (C-4), 147,3 (C-9''), 143,0 (C-9), 133,9 (C-7'), 133,8 (C-1''), 133,2 (C-9'), 130,1 (C-1'), 129,1 (C-1), 129,0 (C-2, 6), 128,5 (C-2', 6'), 127,8 (C-2'',6''), 122,4 (C-8'), 121,9 (C-10'), 120,4 (C-14'), 116,2 (C-3, 5, 3'',5''), 115,1 (C-3', 5'), 108,7 (C-10, 14), 106,9 (C-10'',14''), 102,1 (C-12''), 101,8 (C-12), 94,0 (C-7''), 91,7 (C-12'), 90,8 (C-7), 57,9 (C-8''), 53,9 (C-8). k. VH10 (vitisinol B): Chất rắn màu vàng nâu; [α]25D = +194,3 (MeOH); Phổ 1H-NMR (500 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 9,38 (1H, s, CHO), 7,47 (1H, dd, J=2,0, 8,5, H-4''), 7,14 (2H, d, J=8,5, H-2, 6), 7,05 (2H, d, J=8,0, H-2', 6'), 6,99 (1H, d, J=8,0, H-3''), 6,78 (2H, d, J=8,5, H-3, 5), 6,68 (2H, d, J=9,0, H-3', 5'), 6,70 (1H, brs, H-6''), 6,24 (1H, brs, H-14a), 6,13 (2H, d, J=2,0, H-12b, 14b), 6,03 (1H, d, J-2,0, H-12), 5,87 (1H, d, J=11,5, H-7), 5,56 (1H, d, J=3,5, H-8'), 5,43 (1H, 12
- d, J=3,5, H-7'), 4,27 (1H, d, J=11,5, H-8); Phổ 1H-NMR (500 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 190,8 (CHO), 160,9 (C-2''), 160,5 (C-11'), 159,0 (C-13'), 158,6 (C-4), 157,9 (C-11), 157,2 (C-13), 156,1 (C-4'), 142,3 (C-9), 140,4 (C-9'), 135,0 (C-6''), 134,9 (C-1'), 133,6 (C-1''), 130,9 (C- 1), 130,1 (C-2, 6), 129,8 (C-4''), 128,8 (C-2', 6', 5''), 120,5 (C-10'), 119,7 (C-10), 116,0 (C-3, 5), 115,6 (C-3''), 115,6 (C-3', 5'), 110,0 (C- 14'), 105,1 (C-14), 100,8 (C-12), 96,4 (C-12'), 88,5 (C-7), 49,5 (C-8), 41,6 (C-8'), 40,6 (C-7'). l. VH11 (cis-vitisin B): Tinh thể hình kim màu vàng; [α]25D = -41,9 (MeOH); Phổ 1H-NMR (500 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 7,20 (2H, d, J=8,5, H-2''', 6'''), 7,11 (2H, d, J=8,5, H-2, 6), 7,00 (1H, dd, J=8,3, 1,7, H-6''), 6,83 (2H, d, J=8,5, H-3''', 5'''), 6,81 (2H, d, J=8,0, H-3, 5), 6,69 (1H, brs, H-2''), 6,65 (2H, d, J=8,5, H-2', 6'), 6,63 (2H, d, J=8,5, H-3', 5'), 6,60 (1H, d, J=8,0, H-5''), 6,31 (1H, d, J=2,0, H-12'), 6,29 (1H, d, J=2,0, H-12''), 6,26 (1H, d, J=2,0, H-14''), 6,23 (1H, t, J=2,2, H-12'''), 6,21 (1H, d, J=2,0, H-14'), 6,20 (1H, t, J=2,0, H-12), 6,11 (2H, d, J=2,5, H-10''', 14'''), 6,07 (1H, d, J=12,5, H-8''), 6,04 (2H, d, J=2,0, H-10, 14), 5,96 (1H, d, J=12,5, H-7''), 5,55 (1H, d, J=5,0, H- 7'), 5,37 (1H, d, J=5,0, H-7'''), 5,31 (1H, d, J=5,0, H-7), 4,46 (1H, d, J=4,5, H-8'''), 4,30 (1H, d, J=5,0, H-8'), 4,04 (1H, d, J=5,5, H-8); Phổ 13C-NMR (125 MHz, Aceton-d6), δ (ppm): 162,5 (C-11'), 162,3 (C-11''), 160,0 (C-11''', 13'''), 159,6 (C-11, 13), 159,2 (C-4''), 158,2 (C- 4, 4'''), 157,7 (C-4'), 147,3 (C-9'''), 146,9 (C-9), 142,2 (C-9'), 137,0 (C- 9''), 133,8 (C-1, 1'''), 132,2 (C-1'), 131,0 (C-1''), 130,9 (C-3''), 130,9 (C-7''), 129,4 (C-6''), 128,0 (C-2, 6), 127,9 (C-2''', 6'''), 127,4 (C-2', 6'), 127,2 (C-2''), 126,1 (C-8''), 120,0 (C-10''), 119,8 (C-10'), 116,2 (C-3''', 5'''), 116,1 (C-3, 5), 116,0 (C-3', 5'), 109,8 (C-5''), 108,3 (C-14''), 107,0 (C-10''', 14'''), 106,9 (C-10, 14), 106,9 (C-14'), 102,4 (C-12'''), 102,0 (C-12), 96,8 (C-12''), 96,5 (C-12'), 94,2 (C-7'''), 94,1 (C-7), 91,2 (C-7'), 57,1 (C-8), 56,9 (C-8'''), 52,4 (C-8'). m. VH12 (acid protocatechuic): Dạng bột màu nâu nhạt, tonc: 198- 203°C, ESI-MS m/z: 153,1 [M+H]-; Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 7,45 (1H, m, H-6), 7,43 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-2), 6,81 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5); Phổ 13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 13
- 115,8 (C-2), 117,8 (C-5), 123,3 (C-1), 123,9 (C-6), 146,1 (C-3), 151,5 (C-4), 170,3 (C-7). n. VH13 (dehydrocostus lacton): Chất bột màu trắng; tonc: 58- 60°C; Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δH 1,42 (1H, m, H-8a), 1,87 (1H, m, H-2a), 1,95 (1H, m, H-2b), 2,16 (2H, m, H-9), 2,24 (1H, m, H-8b), 2,52 (3H, m, H-1, H-3), 2,87 (1H, m, H-5), 2,90 (2H, m, H-7), 3,96 (1H, t, J = 9,0, H-6), 4,82 (1H, s, H-15a), 4,90 (1H, s, H-15b), 5,07 (1H, br d, J = 2,0, H-14a), 5,27 (1H, br d, J = 2,0, H-14b), 5,49 (1H, d, J = 3,0, H-12a), 6,22 (1H, d, J = 3,5, H-12b); Phổ 13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δC 30,3 (C-2), 30,9 (C-8), 32,6 (C-3), 36,2 (C-9), 45,2 (C-7), 47,7 (C-1), 52,1 (C-5), 85,2 (C-6), 109,7 (C-14), 112,7 (C- 15), 120,2 (C-12), 139,8 (C-11), 149,3 (C-10), 151,2 (C-4), 170,3 (C- 13). o. VH14 (β-sitosterol): Dạng tinh thể hình kim không màu, tonc: 133-135°C. Chấm sắc kí đối chứng có thể khẳng định VH14 là stigmast-5-en-3-ol hay còn gọi là β-sitosterol p. VH15 (daucosterol): Dạng tinh thể hình kim màu trắng, tonc: 285°C; Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD & CDCl3): δH 0,69 (3H, s, H-18), 0,82 (1H, d, J = 7,0 Hz, H-26), 0,84 (1H, d, J = 7,0 Hz, H-27), 0,85 (1H, t, J = 7,0 Hz, H-29), 0,93 (1H, d, J = 6,5 Hz, H-21), 1,01 (3H, s, H-19), 3,18 (1H, m, H-3), 3,25 (1H, m, H-2ʹ), 3,30 (1H, m, H- 5ʹ), 3,42-3,45 (2H, m, H-3ʹ, H-4ʹ), 3,76 (1H, dd, J = 12,0; 4,0 Hz, H- 6ʹ), 3,85 (1H, dd, J = 12,0; 3,0 Hz, H-6ʹ), 4,41 (1H, d, J = 7,5 Hz, H- 1ʹ), 5,37 (1H, t, J = 2,5 Hz, H-6); Phổ 13C-NMR (125 MHz, CD3OD & CDCl3): δC 11,7 (C-18), 11,8 (C-29), 18,6 (C-21), 18,9 (C-26), 19,2 (C-19), 19,6 (C-27), 21,0 (C-11), 23,0 (C-28), 24,2 (C-15), 26,0 (C- 23), 28,1 (C-16), 29,1 (C-25), 29,5 (C-2), 31,8 (C-7, C-8), 33,9 (C-22), 36,0 (C-20), 36,6 (C-10), 37,2 (C-1), 38,6 (C-4), 39,7 (C-12), 42,2 (C- 13), 45,8 (C-24), 50,1 (C-9), 56,0 (C-17), 56,7 (C-14), 61,8 (C-6ʹ), 70,1 (C-4ʹ), 73,4 (C-2ʹ), 75,6 (C-5ʹ), 76,3 (C-3ʹ), 79,1 (C-3), 101,0 (C- 1ʹ), 122,1 (C-6), 140,2 (C-5). q. VH16 (acid betulinic): Tinh thể hình kim màu trắng; tonc: 316- 318°C; Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 4,74 (1H, s, H-29α), 4,61 (1H, s, H-29β), 3,18 (1H, dd, J = 11,0, 5,0 Hz, H-3), 3,00 (1H, m, 14
- H-19), 1,69 (3H, s, H-30), 0,98 (3H, s, H-27), 0,97 (3H, s, H-23), 0,94 (3H, s, H-26), 0,83 (3H, s, H-25), 0,76 (3H, s, H-24); Phổ 13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 14,7 (C-27), 15,4 (C-24), 16,0 (C-26), 16,1 (C-25), 18,3 (C-6), 19,4 (C-30), 20,9 (C-11), 25,5 (C-12), 27,4 (C-2), 28,0 (C-23), 29,7 (C-21), 30,6 (C-15), 32,2 (C-16), 34,4 (C-7), 37,0 (C-22), 37,2 (C-10), 38,4 (C-13), 38,7 (C-1), 38,9 (C-4), 40,7 (C-8), 42,5 (C-14), 46,9 (C-19), 49,3 (C-18), 50,6 (C-9), 55,4 (C-5), 56,3 (C- 17), 79,0 (C-3), 109,7 (C-29), 150,4 (C-20), 179,5 (C-28). 15
- Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ VH 16
- 3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng sinh học 3.3.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm 3.3.1.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm in vitro a. Tác dụng chống viêm in vitro của cao chiết phần trên mặt đất loài Nho rừng Tác dụng chống viêm in vitro của cao chiết EtOH 96% (VH) và các cao phân đoạn n-hexan (VHH), ethyl acetat (VHE) và phân đoạn nước (VHW) của Nho rừng được thể hiện qua hình 3.22. Kết quả cho thấy cao chiết VHE có tác dụng mạnh nhất. Hình 3.1. Ảnh hưởng của cao chiết ethanol 96% và 3 phân đoạn từ phần trên mặt đất Nho rừng lên mức độ biểu hiện COX-2 mRNA. ***: p < 0,001 khi so sánh với lô chứng DMSO, #: p < 0,05 khi so sánh với lô đối chứng dương LPS. b. Tác dụng chống viêm in vitro của các hợp chất tinh khiết phân lập từ Nho rừng ❖ Đánh giá ảnh hưởng của các hợp chất tinh khiết phân lập từ Nho rừng lên mức độ biểu hiện gen COX-2 và sự sản sinh PGE2 Các hợp chất tinh khiết thuộc nhóm stilben được phân lập từ Nho rừng (VH2-VH11, 10 μM) đã được đánh giá ảnh hưởng lên mức độ biểu hiện COX-2 mRNA và sự sản sinh PGE2 trên đại thực bào RAW264.7 gây kích thích viêm bằng LPS. Kết quả trong 17
- hình 3.23 cho thấy, (-)-trans-ε-viniferin (VH6) có tác dụng mạnh nhất. Hình 3.2. Ảnh hưởng của các hợp chất tinh khiết phân lập từ Nho rừng lên mức độ biểu hiện COX-2 và sự sản sinh PGE2 trên đại thực bào RAW264.7 ***p < 0,001 mức ý nghĩa thống kê so sánh với lô chứng DMSO; # p < 0,05, ## p < 0,01, ### p < 0,001, các mẫu thử so sánh với lô chỉ dùng chất kích thích viêm LPS ❖ Nghiên cứu cơ chế chống viêm in vitro của hợp chất tiềm năng VH6 ((-)-trans-ε-viniferin) phân lập từ Nho rừng 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn