intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu đánh giá hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT do Đảng, Nhà nước, các ngành ban hành từ thời kỳ đổi mới đất nước đến nay; trên cơ sở đó, đưa ra những phản biện khoa học về quá trình thực thi chính sách và đề xuất các định hướng trong hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO CHO MỌI NGƯỜI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO Chuyên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2022
  2. 1 Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học Thể dục thể thao Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS Lâm Quang Thành Hướng dẫn 2: GS.TS. Lê Văn Lẫm Phản biện 1: PGS.TS Đặng Văn Dũng, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Phản biện 2: TS Đàm Quốc Chính, Tổng cục Thể dục thể thao Phản biện 3: PGS.TS Phạm Xuân Thành, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Thể dục thể thao vào hồi..... giờ..... ngày..... tháng..... năm..... Có thể tìm luận án tại: 1. Thư viện quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Thể dục thể thao
  3. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Chính sách TDTT là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước về lĩnh vực TDTT. Thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu phát triển TDTT được hiện thực hóa. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về TDTT trong các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT. Bản chất của TDTT cho mọi người là hoạt động tập luyện, vui chơi giải trí, thi đấu thể thao của các đối tượng nhân dân nhằm thỏa mãn nhu cầu giữ gìn sức khỏe, tăng cường thể chất, tinh thần của bản thân và tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội của cộng đồng. Hiện nay ở nước ta, phong trào TDTT cho mọi người phát triển rộng rãi và có nhiều chuyển biến rõ rệt, theo hướng đẩy mạnh phát triển TDTT trong từng đối tượng. Đánh giá, phân tích tác động của chính sách đã ban hành trong thực thi chính sách là công việc thường xuyên của nhà quản lý. Tuy nhiên, phân tích chính sách không chỉ là nhu cầu của nhà quản lý, mà còn là nhu cầu của các tổ chức kinh doanh, nhu cầu của nhân dân; vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc đánh giá, phân tích tác động của chính sách là một phần của công tác phản biện xã hội về các chính sách đã ban hành. Đại hội X của Đảng đề cập đến một thuật ngữ mới là “phản biện xã hội”. Khái niệm phản biện xã hội chưa được đề cập trong từ điển Tiếng Việt, nhưng được giải thích trong cuốn “Phản biện xã hội là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển KT-XH, khoa học-công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan” [42]. Như vậy, mọi công dân đều có quyền và trách nhiệm tham gia phản biện xã hội, do đó phản biện xã hội mang tính nhân dân cao và là một phần của đánh giá phân tích tác động của chính sách. Thực tiễn thời gian qua hoạt động thể chế hóa chính sách trong lĩnh vực quản lý TDTT đã đồng nhất quy trình hoạch định xây dựng chính sách với quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Xuất phát từ thực tiễn trên, vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý TDTT quan tâm về nghiên cứu đánh giá mức độ tác động chính sách TDTT đối với sự phát triển TDTT và hiệu quả của quá trình thực thi chính sách chưa được nghiên cứu có tính hệ thống, khoa học, đặc biệt trong hoạt động TDTT cho mọi người. Từ các nguyên nhân trên, nghiên cứu đề tài luận án “Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao” là cần thiết, làm cơ sở khoa học đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoạch định chính sách phát triển TDTT Việt Nam nói chung, phát triển TDTT cho mọi người nói riêng. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT do Đảng, Nhà nước, các ngành ban hành từ thời kỳ đổi mới đất nước đến nay; trên cơ sở đó, đưa ra những phản biện khoa học về quá trình thực thi chính sách và đề xuất các định hướng trong hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người trong thời gian tới.
  4. 2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người. Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDT. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách phát triển TDTT tới hoạt động TDTT cho mọi người và đề xuất các định hướng trong hoạch định chính sách phát triển hoạt động TDTT cho mọi người. Giả thuyết khoa học: Từ thực trạng hoạt động, ban hành và thực thi chính sách phát triển TDTT cho mọi người còn tồn tại những bất cập, nếu đánh giá được hiệu quả tác động của các chính sách TDTT mang tính khoa học, hệ thống đề đưa ra những phản biện, đề xuất các định hướng, gợi mở những ứng dụng trong hoạch định chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển TDTT Việt Nam nói chung, phát triển TDTT cho mọi người nói riêng trong thời gian tới. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã hệ thống hóa được 62 chính sách TDTT cho mọi người ban hành từ thời kỳ đổi mới đến nay làm cơ sở, nền tảng để đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT theo từng giai đoạn 1986 đến 2000, giai đoạn 2001 đế 2010 và giai đoạn 2011 đến 2019. Kết quả đánh giá dưới tác động của chính sách phát triển TDTT cho mọi người đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về phong trào TDTT phát triển sâu rộng tới mọi miền tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế tồn tại: thiếu hệ thống CSVC hạ tầng TDTT; Quỹ đất dành cho hoạt động TDTT chưa đảm bảo quy định. Ngân sách dành cho phát triển TDTT còn hạn chế. Hệ thống chính sách phát triển nguồn lực TDTT... Do vậy, cần phải có đề xuất về chính sách, về mục tiêu phát triển để làm sao giải quyết được các vấn đề còn tồn tại đã đề cập. Luận án đã lựa chọn được 49 tiêu chí với 6 nhóm tiêu chí đủ khả năng đánh giá tác động của chính sách phát triển hoạt động TDTT cho mọi người (P
  5. 3 B. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người 1.1.1. Khái quát về quá trình phát triển TDTT quần chúng 1.1.2. Khái quát về quá trình phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường 1.1.3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của TDTT thời kỳ qua 1.1.4. Bài học kinh nghiệm 1.2. Chính sách phát triển TDTT và những vấn có đề liên quan 1.2.1. Chính sách và những vấn đề có liên quan 1.2.2. Phát triển TDTT và những vấn đề liên quan 1.2.3. Chính sách phát triển TDTT 1.3. TDTT cho mọi người và những vấn đề có liên quan 1.3.1. Các khái niệm cơ bản 1.3.2. Hoạt động TDTT cho mọi người và các tiêu chí đánh giá 1.3.3. Thực tiễn hoạt động TDTT cho mọi người ở số quốc gia 1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan Nhận xét chương 1: Các vấn đề cụ thể được trình bày từ trang 6 tới trang 52 của luận án. Qua phân tích và nghiên cứu chương 1 luận án đã khái quát hóa được các vấn đề liên quan đến nghiên cứu chính sách và chính sách TDTT, gồm: Khái quát quá trình phát triển TDTT từ thời kỳ đổi mới năm 1986 đến nay đã có sự phát triển vượt bậc cả về thực tiễn hoạt động TDTT cho mọi người. Đồng thời nhiều văn bản chính sách đã được ban hành để thúc đẩy phát triển TDTT cho mọi người sâu rộng tới nhiều đối tượng, vùng miền. Hệ thống các khái niệm, phân tích các thuật ngữ được luận án tổng hợp và phân tích đầy đủ để dễ dàng nhận thấy được mối quan hệ logic của các vấn đề nghiên cứu. Xác định phân tích chính sách là bước nghiên cứu đặc biệt quan trọng và phải nhận biết được các vấn đề của chính sách, nguyên nhân của vấn đề. Chính sách TDTT có đặc điểm cơ bản là một bộ phận của chính sách xã hội và được xem là một bộ phận của chính sách phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước. TDTT cho mọi người được thể hiện trong Luật TD,TT, trong nghiên cứu của luận án đi sâu về đối tượng TDTT quần chúng và GDTC và thể thao trong nhà trường. Trong đó các hoạt động chủ yếu là hoạt động luyện tập, rèn luyện thân thể và giải trí nhằm bảo vệ sức khỏe, hoàn thiện thể chất, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Đối với GDTC là kết hợp các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mĩ nhằm phát triển con người cân đối toàn diện. Các nước trên thế giới đều quan tâm và ban hành những chính sách để phát triển TDTT cho mọi người và đều có chính sách hỗ trợ riêng biệt để thúc đẩy phát triển hoạt động TDTT cho mọi người, nổi bật là một số nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Liên bang Nga, Anh, Thái Lan, Malaysia,… Đây là những bài học kinh nghiệm để các nhà hoạch định chính sách TDTT ở Việt Nam có thể tham khảo trong xây dựng định hướng chính sách phát triển TDTT cho mọi người. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách và chính sách TDTT được luận án tổng hợp và phân tích về hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo hữu hiệu cho nghiên cứu của luận án.
  6. 4 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Khách thể là đối tượng phân tích tổng hợp: Các văn bản liên quan đến chính sách TDTT và TDTT cho mọi người đã được ban hành trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2020. Khách thể là đối tượng phỏng vấn, trưng cầu ý kiến: 1775 người, trong đó: Đối với khối chuyên gia về Luật: có 23 người (5 tiến sĩ, 8 thạc sỹ, 10 cử nhân); Đối với khối TDTT quần chúng: có 850 người, gồm: Cán bộ quản lý nhà nước về TDTT có 62 người, cụ thể: Cán bộ Ngành TDTT có 37 người (GS.TS 2 người, PGS.TS 4 người, Tiến sĩ 16 người, Thạc sĩ 15 người); Cán bộ Sở và Trung tâm TDTT các tỉnh có 25 người (Thạc sĩ 15 người và cử nhân 10 người); Đối tượng thụ hưởng chính sách TDTT (Người tập TDTT quần chúng) có 788 người (Lao động trí óc có 265 người, Nông thôn 255 người và Thành thị 268 người). Đối với với khối GDTC: có 902 người, gồm: Cán bộ quản lý về GD&ĐT có 27 người (PGS.TS 3 người, Tiến sĩ 8 người, Thạc sĩ 16 người); Giáo viên, giảng viên GDTC có 65 người (Tiến sĩ 6 người, Thạc sĩ 59 người); Đối tượng thụ hưởng chính sách TDTT (SV 540 người, HS (cấp 3) có 225 người), Phụ huynh 270 người). Lứa tuổi của các đối tượng phỏng vấn từ 17 tuổi đến hơn 80 tuổi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 7 phương pháp khoa học thường quy trong NCKH TDTT gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn và tọa đàm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp kiểm tra y học; Phương pháp phân tích SWOT, Phương pháp phân tích nội dung và Phương pháp toán học thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi nghiêm cứu: Luận án tập trung đánh giá hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới hoạt động TDTT cho mọi người (trong đó tập trung vào hai hoạt động là TDTT quần chúng và GDTC và thể thao trong nhà trường). 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Luận án được nghiên cứu tại Viện Khoa học TDTT. Địa điểm khảo sát, điều tra xã hội học tại học tại 6 địa phương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Hà Giang, Thanh Hóa. 2.3.3. Thời gian nghiên cứu: Luận án được nghiên cứu trong 5 năm, từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2023.
  7. 5 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người 3.1.1. Xác định căn cứ và nội dung hệ thống hóa chính sách phát triển TDTT cho mọi người: 3.1.1.1. Xác định căn cứ để tiến hành hệ thống hóa chính sách phát triển TDTT cho mọi người: Luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội ban hành về Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ; Nghị quyết số 48- NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020 thì các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của văn bản [6]; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày14/5/ 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật [27]; Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật [25]; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP [30] 3.1.1.2. Xác định các nội dung hệ thống hóa chính sách TDTT cho mọi người: Nội dung hệ thống hóa chính sách phát triển TDTT cho mọi người được thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 với 2 bước: Bước 1: Hệ thống hóa theo thể thức và kĩ thuật trình bày (theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày15/4/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) [27], Bước 2: Hệ thống hóa theo trình tự hệ thống hóa văn bản về hiệu lực văn bản, đồng thời xác định tính chất nội dung văn bản (theo khoản 1, khoản 2, Điều 3 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015). 3.1.2. Hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người từ thời kỳ đổi mới tới nay. 3.1.2.1. Hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT quần chúng từ thời kỳ đổi mới tới nay: Tất cả 31/31 văn bản quy phạm pháp luật của TDTT quần chúng sau khi được ban hành đều hướng đến đối tượng chịu tác động trực tiếp là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp về việc áp dụng văn bản này trong thực tiễn. Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật TDTT quần chúng đều nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định. Đồng thời, các nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật TDTT quần chúng đều nằm trong quy phạm pháp luật quy định với các đối tượng chịu tác động trực tiếp là các cơ quan, tổ chức và cá nhân. 3.1.2.2. Hệ thống hóa các chính sách phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường từ thời kỳ đổi mới tới nay:
  8. 6 Tất cả 31/31 văn bản quy phạm pháp luật của GDTC và thể thao trong nhà trường sau khi được ban hành đều hướng đến đối tượng chịu tác động trực tiếp là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp về việc áp dụng văn bản này trong thực tiễn. Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật GDTC và thể thao trong nhà trường đều nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định. Đồng thời, các nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật GDTC và thể thao trong nhà trường đều nằm trong quy phạm pháp luật quy định với các đối tượng chịu tác động trực tiếp là các cơ quan, tổ chức và cá nhân. 3.1.3. Đánh giá chất lượng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT cho mọi người: Đánh giá chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần tuân thủ 4 nhóm với 14 tiêu chí. Kết quả trình bày tại bảng 3.5. Qua bảng 3.5 cho thấy, cả 14 tiêu chí thuộc 4 nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TDTT cho mọi người đều có sự tán thành cao của các chuyên gia có điểm trung bình từ 4.13-4.75 ở mức rất đồng ý. Như vậy, luận án sẽ sử dụng 14 tiêu chí của 4 nhóm này tiêu chí này để đánh giá chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TDTT cho mọi người. Tiến hành đánh giá chất lượng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành của TDTT cho mọi người có đảm bảo chất lượng và yêu cầu quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hay không. Luận án tiến hành hệ thống hóa 62 văn bản của chính sách TDTT quần chúng (31 văn bản) và GDTC (31 văn bản) có liên quan và có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển TDTT quần chúng và GDTC trong các nhà trường từ giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay. Quá trình hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và chính sách cho 2 nhóm đối tượng mật thiết TDTT quần chúng và GDTC trong các nhà trường có sự trùng lặp, bởi một văn bản có nhiều quy định cho TDTT quần chúng và GDTC trong nhà trường. Sau khi sàng lọc văn bản trùng lặp còn 47 văn bản chính sách về TDTT cho mọi người. Do vậy, luận án tiến hành tổng hợp 47 văn bản này để tham vấn ý kiến chuyên gia đánh giá, phân tích chất lượng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT cho mọi người theo 14 tiêu chí đã lựa chọn ở trên. Luận án tiến hành phỏng vấn 16 chuyên gia có kinh nghiệm về xây dựng các văn bản quy phạm pháp Luật (11 người) và chuyên gia xây dựng chính sách TDTT (5 người) để đánh giá chất lượng nội dung 47 văn bản quy phạm pháp luật về TDTT cho mọi người theo 3 mức: tốt; bình thường và không tốt. Kết quả trình bày tại bảng 3.6. Qua bảng 3.6 cho thấy, tất cả 47 văn bản quy phạm pháp luật về TDTT cho mọi người (đạt 100%) đều đảm bảo theo tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống văn bản về tính chính trị, tính hợp hiến, hợp pháp, tính hợp lý và tính thống nhất. Đồng thời, tất cả 16 chuyên gia (đạt 100%) đều đánh giá 47 văn bản quy phạm pháp luật và chính sách TDTT cho mọi người ở mức tốt với các tiêu chí đánh giá chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật quy định.
  9. Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tình trạng hiệu lực văn bản và tính chất nội dung văn bản chính sách TDTT quần chúng Đánh giá về quy phạm pháp luật các văn bản chính sách Đánh giá về đối tượng chịu Tình TDTT quần chúng (khoản1 Điều 3 Luật Ban hành văn tác động trực tiếp (khoản 2 Năm trạng bản 2015) Điều 3 Luật BHVB 2015) TT Tên chính sách ban Văn Văn bản Quy tắc Nhà nước Các cơ hành hiệu Hiệu lực Áp dụng lặp lực bản dưới xử sự bắt buộc đi lặp lại bảo đảm quan, tổ Cá nhân Luật Luật chung chung nhiều lần… thực hiện chức Giai đoạn 1986-2000 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI 1986 Hết x x x x x x x 2. Chỉ thị 112-CT ngày 9/5/1989 về công tác TDTT trong những năm trước mắt do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 1989 Hết x x x x x x x ban hành (nay là Chính phủ) 3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII 1991 Hết x x x x x x x 4. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1992) 1992 Hết x x x x x x x 5. Chỉ thị 36-CT/TW, ngày 24-3-1994 về công tác TDTT 1994 Hết x x x x x x x trong giai đoạn mới 6. Chỉ thị số133-TTg ngày 07 /3/1995 về xây dựng và quy 1995 Hết x x x x x x x hoạch phát triển ngành nghề thể thao 7. Chỉ thị số 274/TTg ngày 27/4/1994 về việc quy hoạch và sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT 1996 Hết x x x x x x x 8. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII 1996 Hết x x x x x x x 9. Pháp lệnh số 28/2000 Pháp lệnh TD,TT 2000 Hết x x x x x x x Giai đoạn 2001-2010 10. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX 2001 Hết x x x x x x x 11. Quyết định 57/2002/QĐ-TTg ngày 26 /4 /2002 về phê 2002 Hết x x x x x x x duyệt Quy hoạch phát triển ngành TDTT đến năm 2010 12. Chỉ thị số17/CT-TW ngày 23/10/2002 về phát triển 2002 Hết x x x x x x x TDTT đến năm 2010 13. Quyết định số100/2005/QĐ-TTg ngày10/5/2005 về về phê duyệt Chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, 2005 Hết x x x x x x x thị trấn đến năm 2010 14. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X 2006 Hết x x x x x x x 15. Một Luật TD,TT 2007 phần x x x x x x x 16. Nghị định112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2007 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số 2007 Còn x x x x x x x Luật TD,TT
  10. 17. Quyết định 2198/QĐ-TTg ngày 03 /12 / 2010 về phê 2010 Còn x x x x x x x duyệt "Chiến lược phát triển TDTT VN đến năm 2020" Giai đoạn 2011-2019 18. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI 2011 Còn x x x x x x x 19. Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28 /4 /2011 về phê duyệt "đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt 2011 Còn x x x x x x x Nam giai đoạn 2011-2030" 20. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 /12 /2011 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh 2011 Còn x x x x x x x mẽ về TD,TT đến năm 2020" 21. Thông tư số 08/2012/TT-BVHTTDL ngày10 /9 / 2012 2012 Hết x x x x x x x "Quy định nội dung đánh giá phát triển TDTT" 22. Nghị quyết số16/NQ-CP ngày14/01/2013 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng12 năm 2011 của 2013 Còn x x x x x x x Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TD,TT đến năm 2020. 23. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (sửa đổi) 2013 Còn x x x x x x x 24. Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày11 /11 /2013 / về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, 2013 Còn x x x x x x x định hướng đến năm 2030” 25. Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 /09 /2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch hệ thống CSVC kỹ thuật TD,TT quốc gia 2013 Còn x x x x x x x đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 26. Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày11 /11 /2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn 2013 Còn x x x x x x x hóa, TT cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến 2030”. 27. Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu 2014 Còn x x x x x x x cầu phát triển bền vững đất nước”, 28. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII 2016 Còn x x x x x x x 29. Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về “Công 2017 Còn x x x x x x x tác dân số trong tình hình mới”, 30. Thông tư số 01/2019/TT-BVHTTDL ngày17 /1 /2019 2019 Còn x x x x x x x "Quy định về đánh giá phong trào TD,TT quần chúng" 31. Luật TD,TT (sửa đổi) 2018 Còn x x x x x x x Nguồn: tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
  11. Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tình trạng hiệu lực văn bản và tính chất nội dung văn bản chính sách GDTC và thể thao trong nhà trường từ thời kỳ đổi mới tới nay Đánh giá về quy phạm pháp luật các văn bản Đánh giá về đối tượng chịu Tình chính sách GDTC và thể thao trong nhà trường tác động trực tiếp (khoản 2 Năm Điều 3 Luật BHVB 2015) trạng (khoản1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản 2015) TT Tên chính sách ban Văn Quy Hiệu Áp dụng hiệu Văn Nhà nước hành bản tắc xử lực bắt lặp đi lặp Các cơ quan, lực bản bảo đảm Cá nhân dưới sự buộc lại nhiều tổ chức Luật thực hiện Luật chung chung lần… Giai đoạn 1986-2000 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI 1986 Hết x x x x x x x 2. Chỉ thị112-CT ngày 9/5/1989 về công tác TDTT trong những năm trước x 1989 Hết x x x x x x mắt do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành (nay là Chính phủ) 3. Quyết định số 203/QĐ-TDTT, ngày 23 /01/1989 về ban hành chương x 1989 Hết x x x x x x trình GDTC trong các trường học 4. Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng 1993 Hết x x x x x x x Cộng sản Việt Nam khóa VII - đổi mới công tác giáo dục và đào tạo 5. Quyết định số 931/RLTC ngày 29-4-1993 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc 1993 Hết x x x x x x x ban hành Qui chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp 6. Hướng dẫn số 904/ĐH, ngày17/02/1994 về việc thực hiện chương trình 1994 Hết x x x x x x x GDTC trong các trường ĐH và Cao đẳng theo quy định đào tạo mới 7. Chỉ thị số133-TTg ngày 07 /3/1995 về xây dựng và quy hoạch phát 1995 Hết x x x x x x x triển ngành nghề thể thao 8. Chỉ thị số 274/TTg ngày 27/4/1994 về việc quy hoạch và sử dụng đất 1996 Hết x x x x x x x đai phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT 9. Luật Giáo dục 1999 Hết x x x x x x x Giai đoạn 2001-2010 10. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (sửa đổi) 2001 Hết x x x x x x x 11. Quyết định số14/2001/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 5 năm 2001 của x Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Qui chế về công tác GDTC 2001 Hết x x x x x x và y tế trường học 12. Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26 /4 /2002 về Phê duyệt Quy x 2002 Hết x x x x x x hoạch phát triển ngành TDTT đến năm 2010 13. Luật Giáo dục (sửa đổi) 2005 Hết x x x x x x x 14. Luật TD,TT 2007 Một phần x x x x x x x 15. Nghị định số112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy 2007 Còn x x x x x x x định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TD,TT 16. Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày18 /9 /2008 về "Ban hành quy 2008 Còn x x x x x x x định về việc đánh giá xếp loại thể lực HS,SV"
  12. 17. Quyết định 72/2008/QD-BGDĐT ngày 23 /12 /2008 về "Ban hành 2008 Còn x x x x x x x quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS,SV" 18. Quyết định 2198/QĐ-TTg ngày 03 /12 / 2010 về phê duyệt "Chiến 2010 Còn x x x x x x x lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020" Giai đoạn 2011-2020 19. Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28 /4 /2011 về phê duyệt "đề án tổng 2011 Còn x x x x x x x thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030" 20. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 /12 /2011 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TD,TT đến năm 2011 Còn x x x x x x x 2020" 21. Chương trình phối hợp số 998/CTr-BGDĐT-BVHTTDL ngày 31/9/2011 giữa Bộ GD&ĐT với Bộ VH,TT&DL về chỉ đạo công tác 2011 Còn x x x x x x x TDTT trường học giai đoạn 2011 – 2015 22. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (sửa đổi) 2013 Còn x x x x x x x 23. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 /11/ 2013 về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện 2013 Còn x x x x x x x đại hóa trong điều kiện kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" 24. Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày11 /11 /2013 / về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2013 Còn x x x x x x x 2030” 25. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 /01 /2015 về"Quy định về 2015 Còn x x x x x x x GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường" 26. Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày14 tháng10 năm 2015 về Quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo 2015 Còn x x x x x x x trình độ đại học 27. Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày17/6/2016 về việc phê duyệt "Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường giai đoạn 2016 Còn xc x x x x x x 2016-2020 và định hướng đến năm 2025" 28. Luật TD,TT (sửa đổi) 2018 Còn x x x x x x x 29. Luật Giáo dục 2019 Còn x x x x x x x 30. Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về hoạt động 2020 Còn 0 x x x x x thể thao trong nhà trường 31. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới (trong đó có chương trình môn học GDTC từ lớp 1 đến 2018 Còn x 0 x x x x x lớn 12) Nguồn: tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
  13. Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT cho mọi người (n=16) Kết quả phỏng vấn Quy TT Nội dung tiêu chí đánh giá Mean ước mã Total (%) Std.D (µ) 1 Tiêu chí về chính trị CT1 Có nội dung phù hợp với chủ trương, đường 74 92.5 4.63 0.781 lối, chính sách của Đảng CT2 Nội dung văn bản pháp luật phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của đối tượng 68 85 4.25 0.968 chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật 2 Tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp 2.1 Nội dung văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp: HHHP1 Thứ nhất, nội dung văn bản pháp luật phù hợp 67 83.75 4.19 0.882 với các quy định cụ thể của Hiến pháp HHHP2 Thứ hai, văn bản pháp luật phù hợp với 73 91.25 4.56 0.788 nguyên tắc cơ bản và tinh thần của Hiến pháp. Văn bản pháp luật phải hợp pháp (Tính hợp 2.2 pháp được hiểu là đúng với pháp luật, không trái với pháp luật): HHHP3 Thứ nhất, văn bản pháp luật được ban hành 69 86.25 4.31 0.916 đúng thẩm quyền HHHP4 Thứ hai, văn bản pháp luật được ban hành 74 92.5 4.63 0.599 đúng căn cứ pháp lý HHHP5 Thứ ba, văn bản pháp luật có nội dung hợp pháp 71 88.75 4.44 0.788 HHHP6 Thứ tư, văn bản pháp luật tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục xây dựng, ban 70 87.5 4.38 0.696 hành cũng như quản lý văn bản HHHP7 Thứ năm, văn bản pháp luật ban hành tuân thủ đúng những quy định của pháp luật về thể 73 91.25 4.56 0.788 thức, kĩ thuật trình bày 3 Tiêu chí về tính hợp lý: 3.1 Văn bản pháp luật có nội dung phù hợp với thực tiễn: HL1 Thứ nhất, nội dung văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế thể hiện mối quan hệ biện 70 87.5 4.38 0.781 chứng giữa pháp luật với kinh tế. HL2 Thứ hai, văn bản pháp luật có nội dung phù 66 82.5 4.13 0.696 hợp với các quy phạm xã hội khác 3.2 Văn bản pháp luật bảo đảm về kĩ thuật trình bày: HL3 Sử dụng đúng quy tắc ngôn ngữ (tiếng Việt) 69 86.25 4.31 0.682 HL4 Phân chia, sắp xếp nội dung văn bản logic, chặt chẽ 68 85.0 4.25 0.661 TTN1 Yêu cầu về tính thống nhất của hệ thống 4 pháp luật với: các đạo luật, pháp lệnh, tính 76 95 4.75 0.433 hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất...
  14. 7 Tiểu kết mục tiêu 1: Từ các kết quả nghiên cứu mục tiêu 1, luận án có một số nhận xét sau: Đã hệ thống hóa được 62 văn bản quy phạm pháp luật và dưới luật từ giai đoạn đổi mới (năm 1986) đến nay về chính sách phát triển TDTT quần chúng (31 văn bản), chính sách phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường (31 văn bản). Các văn bản đều được ban hành đúng thẩm quyền, đúng quy định do các cơ quan có thẩm quyền ban hành từ Quốc hội, Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ, và các Bộ, Ban, ngành… Chất lượng của hệ thống các văn bản chính sách về TDTT cho mọi người đều được đánh giá 100% phù hợp với các quy định yêu cầu của văn bản quy phạm pháp luật dựa trên các tiêu chí: 1/ Tiêu chí về chính trị; 2/ Tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp (Nội dung văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp; Văn bản pháp luật phải hợp pháp); 3/ Tiêu chí về tính hợp lý (Văn bản pháp luật có nội dung phù hợp với thực tiễn; Văn bản pháp luật bảo đảm về kĩ thuật trình bày); Yêu cầu về tính thống nhất của hệ thống pháp luật. 3.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT 3.2.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT 3.2.1.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT Luận án dựa trên tập hợp các văn bản chính sách đã hệ thống hóa (ở mục 3.1) đã lựa chọn được 19 tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT, cụ thể: hoạt động TDTT quần chúng 9 tiêu chí; hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường 11 tiêu chí. Để đảm bảo tính khách quan của các tiêu chí đánh giá hoạt động TDTT cho mọi người, luận án phỏng vấn ý kiến 16 chuyên gia, nhà khoa học đánh giá theo thang đo Liker 5 bậc. Kết quả trình bày tại bảng 3.7. Qua bảng 3.7 cho thấy, cả 19 tiêu chí đánh giá hoạt động TDTT quần chúng và hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường đều có sự tán thành cao của các chuyên gia với điểm trung bình từ 3.81-4.69 ở mức đồng ý đến rất đồng ý. Như vậy, luận án sẽ sử dụng 19 tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động TDTT dưới tác động của chính sách, cụ thể: 9 tiêu chí hoạt động TDTT quần chúng và 11 tiêu chí hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường. 3.2.1.2. Xây dựng kế hoạch đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT. Để có thể đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT, luận án tiến hành theo 3 bước: Bước 1: Đánh giá khái quát sự phát triển TDTT quần chúng và GDTC trong nhà trường bằng tổng hợp những kết quả chính mà hoạt động TDTT cho mọi người đạt được qua mỗi giai đoạn: 1986-2000, 2001-2010 và 2011-2020. Từ đó đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người theo 19 tiêu chí luận án đã xác định. Bước 2: Luận án tiến hành phân tích ma trận SWOT về thực trạng phát triển TDTT cho mọi người. Từ đó đưa ra các nhận định về những lợi thế, những khó khăn tồn tại, những thời cơ và thách thức của các hoạt động TDTT, làm cơ sở đưa ra các định hướng hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người. Bước 3: Trên cơ sở nhận diện các nội dung thực trạng TDTT cho mọi người luận án tiến hành dự báo và định hướng phát triển TDTT cho mọi người thông qua ma trận SWOT.
  15. Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn tiêu chí đánh giá hoạt động thực trạng TDTT quần chúng dưới tác động của chính sách TDTT từ thời kỳ đổi mới năm 1986 đến nay (n=16) Kết quả phỏng vấn TT Quy ước Nội dung thực trạng Các căn cứ lựa chọn Mean Total (%) Std.D (µ) I Tiêu chí đánh giá hoạt động thực trạng TDTT quần chúng 1 HĐQC1 Số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên Quyết định 2198/QĐ-TTg; 75 93.75 4.69 0.464 2 HĐQC2 Số gia đình thể thao Quyết định số 2160/QĐ-TTg; 71 88.75 4.44 0.704 3 HĐQC3 Các phong trào tập luyện TDTT được phát động và được sự hưởng ứng rộng Quyết định số 1752/QĐ-TTg; 72 90 4.50 0.791 khắp trong cả nước Quyết định số 2164/QĐ-TTg; 4 HĐQC4 Số giải thể thao Thông tư số 01/2019/TT-BVHTTDL... 74 92.5 4.63 0.781 5 HĐQC5 Hệ thống CSVC, hạ tầng TDTT cho mọi người 73 91.25 4.56 0.788 6 HĐQC6 Quỹ đất dành cho hoạt động TDTT cho mọi người đảm bảo 3m2/ người 69 86.25 4.31 0.682 dân. 7 HĐQC7 Kinh doanh dịch vụ TDTT; Xã hội hóa TDTT 72 90 4.50 0.612 8 HĐQC8 Nguồn ngân sách dành cho phát triển TDTT mọi người 66 82.5 4.13 0.857 II Tiêu chí đánh giá hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường 9 HĐgdtc1 Thực hiện chương trình môn học thể dục 2 tiết/tuần. Quyết định 2198/QĐ-TTg; Quyết định số 2160/QĐ-TTg; 72 90 4.50 0.791 Nghị định số 11/2015/NĐ-CP; Quyết định số 1076/QĐ-TTg..... 10 HĐgdtc2 Cải tiến, chương trình giảng dạy môn GDTC Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT; 65 81.25 4.06 0.899 Quyết định số 1076/QĐ-TTg. 11 HĐgdtc3 Đội ngũ giáo viên môn thể dục các cấp học Quyết định số 1076/QĐ-TTg 67 83.75 4.19 0.882 12 HĐgdtc4 CSVC, trang thiết bị tập luyện phục vụ công tác GDTC và thể thao trong Quyết định số 1076/QĐ-TTg 67 83.75 4.19 0.634 nhà trường. 13 HĐgdtc5 Đảm bảo thực hiện dành quỹ đất hoạt động TDTT cho HS,SV theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg 72 90 4.50 0.935 quy định 3m2/HS,SV. 14 HĐgdtc6 Thực hiện các Chương trình phát triển GDTC: "Chương trình phổ cập Bơi Quyết định số 1076/QĐ-TTg; và phòng chống tai nạn sông nước cho trẻ em"; "Chương trình hành động (Hiện nay là Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT) 61 76.25 3.81 0.726 năm quốc tế về thể thao và GDTC" 15 HĐgdtc7 Đánh giá thể lực cho HS,SV Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT 72 90 4.50 0.791 16 HĐgdtc8 Các hoạt động thể thao ngoại khoá cho HS,SV Quyết định 72/2008 của Bộ GD&ĐT; Nghị định số 11/2015/NĐ-CP; 73 91.25 4.56 0.704 (Hiện nay là Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT) 17 HĐgdtc9 Tổ chức các kỳ HKPĐ theo định kỳ 4 năm/ lần. Quyết định số 1076/QĐ-TTg 70 87.5 4.38 0.696 18 HĐgdtc10 Tổ chức triển khai đưa môn võ cổ truyền chương trình học phổ thông Quyết định số 1076/QĐ-TTg; 66 82.5 4.13 0.696 (Hiện nay là Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT) 19 HĐgdtc11 Xã hội hóa giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường Quyết định số 1076/QĐ-TTg; 67 83.75 4.19 0.950 (Hiện nay là Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT)
  16. 8 3.2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT từ thời kỳ đổi mới tới nay 3.2.2.1. Đánh giá khái quát thực trạng hoạt động TDTT quần chúng dưới tác động của chính sách phát triển TDTT từ thời kỳ đổi mới tới nay Giai đoạn 1986-2000: Ở giai đoạn này TDTT cho mọi người đang từng bước phát triển. Nhiều phong trào TDTT được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả, nâng cao được nhận thức vai trò tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân. Giai đoạn 2001-2010: Đây là giai đoạn TDTT phát triển mạnh mẽ cả lượng và chất trong cả nước. Công tác tổ chức và quản lý ngành TDTT được tăng cường một bước quan trọng. CSVC TDTT bước đầu được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới. Số môn TDTT quần chúng và TD,TT giải trí phát triển phong phú hơn rất nhiều, đặc biệt hình thành nhiều môn thể thao giải trí trên biển, vũ đạo thể thao giải trí, thể thao mạo hiểm… Nhiều loại hình hoạt động dịch vụ và loại hình hoạt động phúc lợi truyền thống… xuất hiện ở giai đoạn 2001-2010. Giai đoạn 2011-2020: Công tác phát triển TDTT quần chúng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Số lượng người tập TDTT thường xuyên, số câu lạc bộ TDTT gia tăng mạnh theo hàng năm. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai rộng khắp cả nước. Hoạt động thi đấu thể thao quần chúng diễn ra khá đa dạng. Để thể hiện rõ hơn kết quả đánh giá thực trạng hoạt động TDTT quần chúng từ thời kỳ đổi mới năm 1986 đến năm 2020, luận án tiến hành tổng hợp kết quả đạt được theo các tiêu chí đánh giá TDTT quần chúng là: Tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên, và tỷ lệ gia đình thể thao cuối các giai đoạn là năm 2001, năm 2010 và năm 2020 (Bởi, trước năm 2000 các tiêu chí thống kê về đánh giá hoạt động TDTT trong lĩnh vực TDTT chưa có sự thống nhất, do vậy các số liệu và tiêu chí đánh giá có sự chênh lệch). Kết quả được trình bày tại bảng 3.8. Bảng 3.8. Kết quả thực trạng hoạt động TDTT quần chúng dưới tác động của chính sách TDTT. Đến Đến Đến Đánh giá (n=16) TT Nội dung năm năm năm Tích cực Hạn chế 2001 2010 2020 n % n % 1 Tỷ lệ người tập luyện TDTT 12% 23.6% 34.4% 16 100.0 0 0.0 thường xuyên 2 Tỷ lệ gia đình thể thao - 15% 25.6% 16 100.0 0 0.0 100 80 60 40 34.4 20 23.6 25.6 12 15 0 0 Đến năm 2001 Đến năm 2010 Đến năm 2020 Tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên Tỷ lệ gia đình thể thao Biểu đồ 3.1. Thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT
  17. 9 Qua bảng 3.8 và biểu đồ 3.1 cho thấy, theo 2 tiêu chí cơ bản hay được sử dụng để đánh giá hoạt động TDTT là tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên và tỷ lệ gia đình thể thao đều có sự tăng trưởng phát triển theo từng năm, từng giai đoạn. Và đều được 100% các chuyên gia đánh giá phát triển có tính tích cực. Như vậy, có thể nhận định, dưới tác động của chính sách TDTT các hoạt động TDTT quần chúng đã có sự phát triển tích cực (hay có thể gọi là phát triển dương tính) sau mỗi giai đoạn. Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT quần chúng dưới tác động của chính sách TDTT: Để đảm bảo tính khách quan và khoa học cũng như có sự phản ánh từ thực tiễn về kết quả thực trạng đánh giá TDTT quần chúng từ thời kỳ đổi mới năm1986 đến nay. Luận án tiến hành phỏng vấn 105 người là các nhà làm quản lý về TDTT (33 người), quản lý về GDTC (10 người), các nhà sư phạm về GDTC (62 người), đều có thâm niên công tác từ 15 năm đến hơn 30 năm. Theo 8 tiêu chí đánh giá hoạt động TDTT quần chúng. Cách thức đánh giá theo thang độ Liker 5 bậc. Kết quả phỏng vấn trình bày tại bảng 3.9. Qua bảng 3.9 cho thấy: Số người tham gia tâp luyện TDTT thường xuyên và gia đình thể thao phát triển mạnh và tăng đều hàng năm. Có điểm trung bình là 3.97 điểm, ở mức tốt (P
  18. Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn đánh giá thực trạng hoạt động TDTT quần chúng dưới tác động của chính sách TDTT từ thời kỳ đổi mới đến nay (n=105) Kết quả đánh giá Đánh giá mức TT Tiêu chí Tổng Điểm Đánh So sánh phát triển % điểm TB giá 2 1 Số người tham gia tập luyện Tăng 417 79.43 3.97 Tốt 168 TDTT thường xuyên 2 Số gia đình thể thao Tăng 417 79.43 3.97 Tốt 168 3 Các phong trào tập luyện TDTT được phát động và sự hưởng Tăng 432 82.29 4.11 Tốt 201 ứng rộng khắp trong cả nước 4 Số giải thể thao Tăng 457 87.05 4.35 Tốt 270 5 Hệ thống CSVC, hạ tầng Dần được đầu tư. Không 199 37.90 1.90 33 TDTT cho mọi người Chưa đạt yêu cầu tốt 6 Quỹ đất dành cho hoạt động Rất Chưa đạt yêu TDTT cho mọi người 159 30.29 1.51 Không 87 cầu đảm bảo 3m2/ người dân. tốt 7 Kinh doanh dịch vụ Tăng, đa dạng hóa 395 75.24 3. 76 Tốt 122 TDTT; Xã hội hóa TDTT nhiều loại hình 8 Nguồn ngân sách dành Chưa đáp ứng Không 202 38.48 1.92 31 phát triển TDTT mọi người yêu cầu tốt Bảng 3.10. Kết quả thực trạng GDTC và thể thao trong nhà trường dưới tác động của chính sách TDTT. Đến Đến Đến Đánh giá (n=16) TT Nội dung năm năm năm Tích cực Hạn chế 2001 2010 2020 n % n % 1 Tỷ lệ số trường học đảm bảo 62% 100% 100% 16 100.0 0 0.0 chương trình GDTC chính khóa 2 Tỷ lệ HS,SV tham gia tập 24% 28% 79% 16 100.0 0 0.0 luyện TDTT ngoại khóa 120 100 100 100 80 79 60 62 40 24 28 20 0 Đến năm 2005 Đến năm 2010 Đến năm 2020 Tỷ lệ số trường học đảm bảo chương trình GDTC chính khóa Tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa Biểu đồ 3.2. Thực trạng GDTC và thể thao trong nhà trường dưới tác động của chính sách TDTT
  19. Bảng 3.12. Kết quả phỏng vấn đánh giá thực trạng hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường dưới tác động của chính sách TDTT từ thời kỳ đổi mới đến nay (n=105) Kết quả đánh giá Đánh giá mức Mức So TT Tiêu chí Tổng Điểm phát triển % đánh sánh điểm TB giá 2 1 Thực hiện chương trình môn học thể dục 2 Thực hiện tốt 443 84.38 4. 22 Rất tốt 246 tiết/tuần. 2 Cải tiến, chương trình Để phù hợp hơn giảng dạy môn GDTC trong thực tiễn và 407 77.52 3. 88 Tốt 157 nhu cầu học tập 3 Đội ngũ giáo viên môn Tăng trình độ 442 84.19 4. 21 Tốt 243 thể dục các cấp học và số lượng 4 CSVC, trang thiết bị tập Dần được đầu luyện phục vụ công tác Không tư. Chưa đáp 234 44.57 2.23 6.4 GDTC và thể thao trong tốt ứng yêu cầu nhà trường. 5 Đảm bảo thực hiện dành Quỹ đất còn quỹ đất hoạt động TDTT Không hạn hẹp. Chưa 206 39.24 1.96 24.7 cho HS,SV theo quy định tốt 2 đáp ứng yêu cầu 3m /HS,SV. 6 Thực hiện các Chương trình phát triển GDTC: "Chương trình phổ cập Bơi và phòng chống tai Chưa đạt yêu 438 83.43 4.17 Tốt 232 nạn sông nước cho trẻ cầu em"; "Chương trình hành động năm quốc tế về thể thao và GDTC" 7 Đánh giá thể lực cho Tăng, phát triển 525 100.0 5.00 Rất tốt 525 HS,SV tốt 8 Các hoạt động thể thao Chưa đáp ứng 436 83.05 4.15 Tốt 227 ngoại khoá cho HS,SV yêu cầu 9 Tổ chức các kỳ HKPĐ Tốt 460 87.62 4. 38 Rất tốt 245 theo định kỳ 4 năm/ lần. 10 Tổ chức triển khai đưa Chưa triển khai Bình môn võ cổ truyền chương đồng bộ 290 55.24 2.76 5.54 thường trình học phổ thông 11 Xã hội hóa GDTC và Chưa đáp ứng Không hoạt động thể thao trong 258 49.14 2.46 72.57 yêu cầu tốt nhà trường
  20. 10 3.2.2.2. Đánh giá khái quát thực trạng hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường dưới tác động của chính sách TDTT từ thời kỳ đổi mới tới nay. Giai đoạn 1986-2000: Ở giai đoạn này hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường chưa thực sự được quan tâm và phát triển. Tỷ lệ trường đảm bảo thực hiện GDTC theo quy định còn thấp, số môn thể thao học tập tập luyện còn ít. Hội khỏe Phù Đổng bắt đầu được tổ chức, thu hút nhiều HS, SV tham gia thi đấu. Giai đoạn 2001-2010: Công tác GDTC và thể thao trong nhà trường được quan tâm và có bước phát triển hơn. Tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho đối tượng HS,SV được ban hành. Số lượng HS,SV tham gia tập luyện TDTT tăng lên. Số lượng công trình phục vụ GDTC đã tăng đáng kể so với giai đoạn trước. Giai đoạn 2011-2020: Ở giai đoạn này công tác GDTC và thể thao trong nhà trường được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong các trường học. Các phương pháp và nội dung chương trình GDTC các cấp đã được xây dựng đổi mới theo hướng lấy HS,SV là trung tâm. Số trường học đảm bảo chương trình GDTC đạt tỷ lệ cao từ 90-100%, đồng thời số trường tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cũng tăng đáng kể đạt gần 80% số trường học. Để thể hiện rõ hơn thực trạng GDTC và thể thao trong nhà trường từ thời kỳ đổi mới năm 1986 đến năm 2020, kết quả được trình bày tại bảng 3.10, 3.11 và biểu đồ 3.2, 3.3. Qua bảng 3.10, 3.11 và biểu đồ 3.2, 3.3 có thể khẳng định các chính sách TDTT đã có sự tác động tích cực đến phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường. Đánh giá về thực trạng hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường dưới tác động của chính sách TDTT: Để đảm bảo tính khách quan, khoa học cũng như có sự phản ánh đánh giá từ thực tiễn về kết quả thực trạng GDTC và thể thao trong nhà trường từ thời kỳ đổi mới đến nay. Luận án tiến hành phỏng vấn theo 10 nội dung thực trạng GDTC và thể thao trong nhà trường đã tiến hành thực hiện trong thực tiễn. Cách thức đánh giá vẫn theo thang độ Liker 5 bậc. Kết quả trình bày tại bảng 3.12. Qua bảng 3.12 cho thấy: kết quả phỏng vấn đánh giá thực trạng hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường dưới tác động của chính sách TDTT từ thời kỳ đổi mới đến nay được các chuyên gia, nhà quản lý, nhà sư phạm sự đánh giá cao: có 3 tiêu chí mức Rất tốt, 4 tiêu chí ở mức Tốt, 1 tiêu chí mức bình thường và 3 mức tiêu chí mức Không tốt (đó là CSVC, trang thiết bị tập luyện TDTT, Đảm bảo thực hiện dành quỹ đất hoạt động TDTT và Xã hội hóa GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, đây được xem là điểm yếu và hạn chế từ trước cho đến nay. Tóm lại: Từ thời kỳ đổi mới năm 1986 đến năm 2020 GDTC và thể thao trong nhà trường đã có bước phát triển đáng kể. Nhiều Chương trình, hoạt động TDTT được tổ chức trong nhà trường. Thời điểm trước năm 2000, GDTC và thể thao trong nhà trường chỉ làm sao để đảm bảo thực hiện được 2 tiết/ tuần, thì sau năm 2000 nhiều môn thể thao đã dần được đưa vào học tập và tập luyện ngoại khóa ở trường học các cấp. Chương trình học GDTC đã được cải tiến theo hướng giảm tải môn học và khẳng định GDTC là một trong các yếu tố phát triển con người toàn diện và dần gạt bỏ tư duy "GDTC là môn học phụ". Nhiều trường học đang dần được đầu tư trang bị hệ thống CSVC, hạ tầng hiện đại phục vụ cho hoạt động tập luyện TDTT trong nhà trường. Đặc biệt, Chương trình Phổ cập bơi đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh, HS và nhà trường các cấp. Môn Võ cổ truyền đã được đưa vào môn học của Chương trình GDTC, tuy nhiên chưa đồng bộ trong tất các trường. Bên cạnh đó, công tác GDTC vẫn còn một số hạn chế như: hệ thống CSVC và hạ tầng phục vụ học tập GDTC còn thiếu và chưa có đồng bộ giữa các địa phương. Môn học GDTC còn chưa được coi trọng trong chương trình học của HS. Nhiều giáo viên phải kiêm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1