Tóm tắt luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nâng cao thể chất cho học sinh trung học cơ sở các tỉnh Trung du Bắc bộ bằng ngoại khoá môn Võ cổ truyền Việt Nam
lượt xem 3
download
Luận án trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất, thực trạng thể chất của học sinh THCS các tỉnh trung du Bắc Bộ và các yếu tố, điều kiện đảm bảo cho phổ cập môn võ cổ truyền. Ứng dụng và xác định hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh trung du Bắc Bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nâng cao thể chất cho học sinh trung học cơ sở các tỉnh Trung du Bắc bộ bằng ngoại khoá môn Võ cổ truyền Việt Nam
- 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. MỞ ĐẦU Võ cổ truyền Việt Nam, trƣớc hết nó là một môn thể thao, bởi vì cũng nhƣ các môn thể thao khác, toàn bộ kỹ thuật và quyền pháp của võ đều xây dựng trên nền tảng các nguyên lý về tâm sinh lý và vật lý; nó giúp phát triển toàn diện con ngƣời, giúp con ngƣời có đƣợc “một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện” [29], [30], [52]. Tập luyện võ thuật cổ truyền không chỉ là hoạt động của chân tay mà còn là hoạt động của toàn cơ thể, khiến cho cơ bắp ngày càng cứng cáp và dẻo dai hơn, các hệ tim mạch, hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh cũng nhờ đó mà hoạt động tốt hơn. Đƣa Võ cổ truyền vào trƣờng học là việc làm thiết thực, thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 7, khóa IX về công tác dân tộc. Chiến lƣợc phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã chỉ rõ: “... bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam; lựa chọn một số trò chơi vận động dân gian để đề xuất đưa vào thi đấu trong hệ thống thi giải thao quốc gia; chú trọng bảo tồn và phát triển các môn VCT dân tộc”[16]. Ngày 11/8/2015, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 6311/VPCP- KGVX [88]; Thực hiện công văn trên Bộ GD&ĐT ban hành công văn số 4775/BGD&ĐT-CTHSSV ngày 16/9/2015 về việc triển khai thống nhất nội dung tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và bài VCT Việt Nam trong các trƣờng phổ thông [11]. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhằm mục đích góp phần bảo tồn và phát triển môn võ thuật cổ truyền Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt hƣớng tới mục tiêu gần là phát triển môn võ thuật cổ truyền trong chƣơng trình ngoại khoá tại các trƣờng phổ thông, trong đó có các trƣờng THCS, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao thể chất cho học sinh trung học cơ sở các tỉnh Trung du Bắc bộ bằng ngoại khoá môn Võ Cổ truyền Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác GDTC, thực trạng thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB và các yếu tố, điều kiện đảm bảo cho phổ cập môn VCT, luận án tiến hành ứng dụng thí điểm chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam tại một số trƣờng THCS các tỉnh TDBB, đồng thời xác định mức độ phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam trong việc nâng cao và đáp ứng các yêu cầu cơ bản về năng lực thể chất cho học sinh trung học cơ sở vùng TDBB. Mục tiêu nghiên cứu. Để đạt đƣợc mục đích đề ra, đề tài giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC, một số yếu tố, điều kiện đảm bảo và năng lực thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB Mục tiêu 2: Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh TDBB. Mục tiêu 3: Ứng dụng và xác định hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh TDBB.
- 2 Giả thuyết khoa học: Giả thuyết rằng, nếu áp dụng chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn võ Cổ truyền Việt Nam cho học sinh trung học cơ sở các tỉnh Trung du Bắc bộ phù hợp với các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, sân bãi, đội ngũ giảng dạy) thì thể chất của học sinh sẽ đƣợc nâng cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học ở các trƣờng trung học cơ sở. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN. - Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sơ các tỉnh Trung du Bắc Bộ: Lực lƣợng giáo viên dạy thể dục và HLV, HDV dạy môn VCT đảm bảo về số lƣợng và trình độ chuyên môn; Còn nhiều tỷ lệ học sinh chƣa đạt tiêu chuẩn thể lực theo quy định (32.5%); Tỷ lệ học sinh có tham gia tập luyện ngoại khóa còn thấp (20.8%). Môn Võ thuật là môn thể thao đƣợc các em lựa chọn tham gia tập luyện ngoại khóa nhiều nhất là 645 học sinh (17.22%), trong đó có 145 học sinh đã tập môn VCT. Đánh giá mong muốn tập môn võ thuật nào trong tập luyện ngoại khóa, môn VCT đƣợc các em mong muốn cao nhất với 31.49%. Đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và đội ngũ HLV, hƣớng dẫn viên nói chung đều đảm bảo, đáp ứng tổ chức chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn VCT. Đánh giá thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB khi so sánh với thể chất ngƣời Việt Nam cùng lứa tuổi nói chung có khá hơn. - Luận án đã xây dựng đƣợc chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh theo 4 cấp đai bao gồm: Xác định mục tiêu, yêu cầu; nội dung giảng dạy, thời gian và phân phối chƣơng trình, điều kiện tiên quyết, tổ chức thi và kiểm tra. - Ứng dụng chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB đã mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn. Luận án đã lựa chọn 4 tiêu chuẩn với 13 tiêu chí để đánh giá hiệu quả chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB, 03 test để kiểm tra đánh giá chuyên môn môn VCT, 04 test để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT nhà trƣờng. Về phát triển thể chất: sau 1 năm thực nghiệm chƣơng trình ngoại khóa VCT thể chất của học sinh nhóm TN đều tốt hơn khi so sánh với thể chất ngƣời Việt Nam cùng lứa tuổi và đều đạt yêu cầu về thể lực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hơn hẳn 2 nhóm đối chứng không tập ngoại khóa, hoặc tập với các nội dung khác (p < 0,05 – 0,01). 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN. Luận án đƣợc trình bày trong 149 trang A4 bao gồm: Đặt vấn đề (6 trang); Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (50 trang); Chƣơng 2: Đối tƣợng, phƣơng pháp và tổ chức nghiên cứu (12 trang); Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (80 trang); phần kết luận và kiến nghị (2 trang). Trong luận án có 45 bảng, 13 biểu đồ và 01 sơ đồ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 100 tài liệu tham khảo, trong đó có 93 tài liệu bằng tiếng Việt, 03 tài liệu bằng tiếng Anh, 04 Website trên Internet của các Liên đoàn, Hiệp hội và phần phụ lục.
- 3 B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 uan điểm của Đảng v Nh nƣớc về giáo dục và thể dục thể thao trƣ ng học 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục Quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển giáo dục Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 xác định một trong ba mũi đột phá chiến lƣợc để phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc đến năm 2020 là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao và tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, trong đó phát triển đội ngũ giáo viên đƣợc coi là một yếu tố quan trọng, là khâu then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục [99]. Định hướng ĐMGD và các giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 Mục tiêu đến năm 2020 nền giáo dục nƣớc ta đƣợc đổi mới căn bản và toàn diện theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao một cách toàn diện. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao trường học Các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc đã thể hiện tƣ tƣởng nhất quán: Coi trọng và đề cao vai trò của TDTT trong xã hội, trong đó có TDTT trong trƣờng học các cấp; đồng thời, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách tại nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. GDTC vừa là một môn học thuộc chƣơng trình giáo dục quốc dân,vừa là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc nhằm đào tạo cho đất nƣớc một thế hệ phát triển cao về trí tuệ, cƣờng tránh về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Chính vì vậy, đổi mới công tác GDTC và TDTT trong trƣờng học các cấp cũng là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Khái quát về hoạt động TDTT ngoại khóa 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động TDTT ngoại khóa Khái niệm: Hoạt động TDTT ngoại khoá còn gọi là Thể thao ngoại khóa là hoạt động thể thao trong nhà trƣờng, là hoạt động tự nguyện của ngƣời học đƣợc tổ chức ngoài giờ học chính khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi, sức khoẻ và điều kiện của cơ sở đào tạo nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao [36], [41]. Đặc điểm hoạt động TDTT ngoại khóa Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn [80], các buổi tập ngoại khóa (không chính khóa) thƣờng có cấu trúc đơn giản và nội dung hẹp hơn so với buổi tập nội khóa (chính khóa). Hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thức kỷ luật, tinh thần độc lập và sáng tạo cao. Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập ngoại khóa chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân.
- 4 TDTT ngoại khóa vừa bổ sung kiến thức thực hành cho giờ nội khóa nhƣng nó cũng có những đặc thù riêng mà GDTC nội khóa không có đƣợc. TDTT ngoại khóa cùng với GDTC nội khóa hình thành nên một thể thống nhất của TDTT trƣờng học; 1.2.2. Vai trò của hoạt động TDTT ngoại khóa Hoạt động TDTT ngoại khóa có vị trí quan trọng trong GDTC và thể thao trong trƣờng học. Các hoạt động ngoại khóa kết hợp cùng với các hoạt động dạy học cấu thành một cấu trúc giáo dục trƣờng học hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. TDTT ngoại khóa cùng với GDTC nội khóa là một thể thống nhất của TDTT trƣờng học và song song tồn tại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau không thể thiếu mặt nào. 1.2.3. Mục đích của tổ chức TDTT ngoại khóa Tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh nhằm đạt đƣợc những mục đích sau: Thỏa mãn nhu cầu vận động của học sinh, sinh viên; Hình thành chế độ học tập - nghỉ ngơi hợp lý; Tạo môi trƣờng vận động, vui chơi, giải trí lành mạnh, hƣớng học sinh, sinh viên vào các hoạt động tích cực, tránh xa các tệ nạn xã hội; Phát triển toàn diện thể chất và nhân cách học sinh, sinh viên; Rèn luyện kỹ năng sống qua các hoạt động giao lƣu, giao tiếp [37], [43], [52], [77], [82]. 1.2.4. Nội dung tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường Cũng tƣơng tự nhƣ giờ học nội khóa, nhƣng cấu trúc các buổi tập Ngoại khóa thƣờng đơn giản, tinh gọn hơn. Nội dung TDTT ngoại khóa thì đi sâu về chuyên môn hẹp nhƣng phong phú và đa dạng, vƣợt ra ngoài những qui định của chƣơng trình GDTC, không bị chƣơng trình hạn chế so với buổi tập nội khóa. Nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm: các bài tập phát triển chung, hoạt động tập luyện và các hoạt động thi đấu các môn thể thao riêng lẻ hoặc phối hợp đa dạng nhiều môn… 1.2.5. Hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa Hình thức TDTT ngoại khóa: Có thể khái quát hình thức các hoạt động TDTT ngoại khóa là các phƣơng thức rèn luyện ngoài giờ của cá nhân, nhóm hay tập thể nhằm mục đích duy trì và phát triển sức khỏe tâm thể. Hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trƣờng rất đa dạng, phƣơng pháp linh hoạt, có thể tiến hành nhiều cấp độ, qui mô toàn trƣờng, toàn khóa, ngành, lớp hoặc theo đội, nhóm và cá nhân nên thỏa mãn yêu cầu khác nhau của học sinh, sinh viên. Phân loại chương trình TDTT ngoại khóa: Các buổi tập theo nhóm tự nguyện: Các buổi tập theo nhóm tự nguyện gồm: trò chơi, lữ hành, du lịch, thi đấu. Thƣờng thì mỗi đội nhóm thƣờng cử ra ngƣời đội trƣởng, nhóm trƣởng có khả năng quản trò, phân công, sắp xếp, điều hành các buổi tập loại này. Các buổi tập theo nhóm có người tổ chức, hướng dẫn: Các buổi tập dạng này đƣợc tiến hành dƣới sự điều khiển của những ngƣời làm công tác chuyên môn nhƣ các giáo viên, huấn luyện viên, hƣớng dẫn viên TDTT. Tập luyện theo nhóm có tổ chức thƣờng là các buổi tập luyện theo phong trào các khóa ngắn hạn tại các tụ điểm, nhà văn hóa, trung tâm, câu lạc bộ thể dục thể thao (CLB TDTT), các cuộc thi đấu, các buổi tập nâng cao sức khỏe trong các cơ quan, xí nghiệp, các ngày hội TDTT…
- 5 1.2.6. Các điều kiện đảm bảo cho công tác tổ chức TDTT ngoại khóa Một trong những điều kiện cơ bản để thu hút đƣợc đông đảo học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa là hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi, phòng tập TDTT trong các nhà trƣờng cần phải đƣợc trang bị đầy đủ và hiện đại, đáp ứng đƣợc nhu cầu tập luyện TDTT của học sinh. Điều kiện không thể thiếu, đó là đội ngũ giáo viên, giảng viên, HLV, hƣớng dẫn viên phải nhiệt tình, tâm huyết và năng lực chuyên môn tốt, vững vàng. Song song với các điều kiện trên là quá trình nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của TDTT đối với tinh thần, thể chất của bản thân mỗi học sinh. Để hoạt động TDTT ngoại khóa thực sự đi vào thực tiễn cần có sự hỗ trợ và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức xã hội, các hiệp hội, liên đoàn thể thao từ cơ sở đến trung ƣơng… 1.3. Đặc điểm GDTC v hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh TDBB Đa số các học sinh đều là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế thiếu thốn. Ngoài việc học, các em còn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp việc với gia đình. Cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ giảng dạy môn GDTC ở các trƣờng vùng trung du còn thiếu thốn, thô sơ, cũ kỹ, thiếu sân chơi hoặc diện tích đất dành cho TDTT quá hẹp cũng là nguyên nhân khiến chất lƣợng môn học GDTC chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Ở nhiều trƣờng giờ học GDTC đƣợc xếp vào tiết cuối cùng của giờ học (giữa trƣa), đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức, thầy và trò phải đứng phơi nắng để học thể dục. Điều này khiến thầy và trò chƣa học đã cảm thấy mệt mỏi. 1.4. Khái quát về VCT Việt Nam 1.4.1. Nguồn gốc ra đời của môn VCT Việt Nam Võ cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc từ thực tế cuộc sống của nhân dân Việt Nam, phục vụ cho chính cuộc sống của dân tộc ta và từng là một phƣơng tiện giữ nƣớc hữu hiệu. Trong mọi thời gian và không gian, bên cạnh mục tiêu rèn luyện kỹ năng tự vệ chiến đấu, võ cổ truyền Việt Nam còn là phƣơng pháp rèn luyện thể lực, trí lực và đã trƣờng tồn, phát triển từ ngày dựng nƣớc đến ngày nay. 1.4.2. Quá trình phát triển của môn VCT Việt Nam Lịch sử dựng nƣớc, giữ nƣớc và mở mang bở cõi của dân tộc Việt Nam, suốt một thời gian dài, khi súng đạn chƣa trở thành vũ khí trọng yếu trong chiến tranh, gần nhƣ song hành với lịch sử hình thành, hoàn thiện và phát triển của Võ cổ truyền Việt Nam. 1.4.3. Vai trò của tập luyện VCT Việt Nam Tập luyện VCT có nhiều tác dụng hữu ích cho ngƣời tập không chỉ nâng cao sức khỏe, thể chất, các kỹ năng ứng phó trong cuộc sống, mà còn rèn cho ngƣời tập ý chí, nghị lực, tu dƣỡng đạo đức, lối sống lành mạnh cũng nhƣ phát huy, bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc. 1.4.4. Đặc điểm VCT Việt Nam 1.4.4.1. Những đặc điểm nổi bật của VCT Việt Nam Mang tính chiến đấu võ trận, sử dụng trong trận mạc chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên hoang dã.
- 6 VCT Việt Nam thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cƣơng và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân). Thích hợp với nhiều loại địa hình, khả năng cận chiến trong phạm vi hẹp rất cao. Thực dụng, linh hoạt, dĩ công vi thủ, dĩ nhu chế cƣơng, dĩ đoản chế trƣờng. Có Thập bát ban võ nghệ với nhiều loại hình binh khí ngắn, dài khác nhau, có binh khí đặc dị sử dụng riêng của từng môn phái. Các bài quyền đều có tên thế, có lời thiệu bằng thơ hay bằng phú. 1.4.4.2. Một vài đặc điểm kỹ thuật của VCT Việt Nam Những kỹ thuật đòn tay, đòn chân đƣợc tập hợp trong những thế (hay còn gọi là miếng, tức bài tập tổng hợp các đòn tay, đòn chân để tấn công hoặc phòng thủ) và những bài thảo (hay còn gọi là quyền, tức một bài tập tổng hợp những thế). Mỗi bài thảo trong Võ cổ truyền Việt Nam đều có một bài thơ ghi lại tất cả các thế gọi là bài thiệu. Binh khí trong Võ cổ truyền Việt Nam cũng có thảo và thế miếng; ngƣời tập học thảo trƣớc và học thế (miếng) sau; bài thảo triển khai liên hoàn, không đứt đoạn để phát lực hay tạo hình, chủ yếu di chuyển trên 1 trục dọc theo 2 hƣớng: tiến và lùi; mỗi bài thảo có một bài thiệu… 1.4.4.3. Các bài VCT quy định Sau nhiều năm nghiên cứu, Ban chuyên môn Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã phát hành bộ sách có tên VCT Việt Nam [52], góp phần trang bị kiến thức võ học, các bài quyền Võ thuật cổ truyền Việt Nam đƣợc tuyển chọn đã biên soạn đƣợc 18 bài võ quy định 1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh THCS Học sinh THCS đƣợc xác định là lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi, các em đƣợc vào học ở trƣờng THCS từ lớp 6 - 9. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trƣởng thành và đƣợc phản ánh bằng những tên gọi khác nhau nhƣ: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng “, “giai đoạn nhạy cảm” [72]. Sự biến đổi về mặt giải phẫu, sinh lý: Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhƣng không cân đối. Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thƣợng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục [33], [34], [35]. Sự thay đổi của điều kiện sống: Đến tuổi này, các em đã có những vai trò nhất định, đƣợc gia đình thừa nhận nhƣ là một thành viên tích cực của gia đình, đƣợc cha mẹ, anh chị giao cho những trọng trách khá năng nề nhƣ: chăm sóc các em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăn nuôi gia súc. Sự thay đổi về nội dung dạy học: Vào học trƣờng trung học cơ sở, các em đƣợc tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, có nội dung trừu tƣợng, sâu sắc và phong phú hơn, do đó đòi hỏi các em phải có sự thay đổi về cách học. 1.6. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
- 7 1.6.1. Một số công trình nghiên cứu về phát triển thể chất Một số tác giả có công trình nghiên cứu về phát triển thể chất cho học sinh đáng chú ý nhƣ sau: Tác giả Phan Hồng Minh và cộng sự (1980) [45], Tác giả Vũ Đức Thu, Phùng Thị Hòa, Vũ Bích Huệ, Nguyễn Trọng Hải (1998) [74], Tác giả Huỳnh Trọng Khải (2001) [38], Tác giả Âu Xuân Đôn (2001) [26], Tác giả Bùi Quang Hải (2008). 1.6.2. Một số công trình nghiên cứu về hoạt động TDTT ngoại khóa Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động TDTT ngoại khóa nhƣ: Tác giả Trần Thùy Linh (2002) [44], Tác giả Nguyễn Ngọc Việt (2011) [93], Tác giả Nguyễn Đức Thành (2012) [67], Tác giả Vũ Đức Văn (2008) [87], Tác giả Mai Thị Bích Ngọc (2017) [50],Tác giả Phùng Xuân Dũng (2017) [20]... Tuy nhiên chƣa có tác giả nào nghiên cứu về ngoại khóa VCT cho học sinh THCS các tình TDBB. 1.6.3. Một số công trình nghiên cứu về môn VCT Tác giả Tô Nhƣ Khuê (1990) [39], Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2011) [66], Tác giả Cao Kim Quy (2013) [61]... Ngoài các tác giả trên, còn một số tác giả khác có nghiên cứu về VCT nhƣ: Tác giả Hoa Ngọc Thắng (2007), Tác giả Phạm Tuấn Kiệt (2012), Tác giả Phan Thanh Thuận (2014), Tác giả Bành Huỳnh Quốc Hòa (2015), Tác giả Mai Hồng Phát (2015), Tác giả Nguyễn Phi Phụng (2015), Tác giả Đặng Danh Nam (2016)... Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là nâng cao thể chất cho học sinh trung học cơ sở các tỉnh TDBB bằng ngoại khoá môn VCT Việt Nam. Đối tƣợng quan trắc: là 03 trƣờng đƣợc chọn theo phƣơng pháp chủ định, đại diện cho vùng TDBB là: khu vực trung du, miền núi, khu vực huyện lỵ, thị trấn; khu vực nông thôn đồng bằng. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Số lƣợng học sinh điều tra thực trạng hoạt động và nhu cầu tập luyện môn VCT ngoại khóa là 1864 học sinh. Số lƣợng học sinh điều tra thực trạng thể chất là 1150 học sinh. Đối tƣợng thực nghiệm: thời điểm ban đầu là 1630 học sinh; thời điểm kết thúc là 1381 học sinh. Địa bàn khảo sát: 03 trƣờng THCS tại các tỉnh TDBB: Trƣờng Tiểu học và THCS Thành Lập - Hòa Bình; Trƣờng THCS Lê Quý Đôn - Tuyên Quang và Trƣờng THCS Chùa Hang - Thái Nguyên. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận án, gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp phỏng vấn - toạ đàm, Phương pháp quan sát sư phạm, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp kiểm tra Y học, Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp toán thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu thực trạng:
- 8 Hoạt động TDTT ngoại khóa nói chung và ngoại khóa môn VCT của học sinh THCS các tỉnh TDBB; Mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trƣờng học và nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn VCT của học sinh THCS các tỉnh TDBB; Tổ chức thực nghiệm chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn VCT mới và đánh giá hiệu quả. Phạm vi khảo sát và thực nghiệm: 03 trƣờng THCS các tỉnh TDBB, trong đó 03 trƣờng đƣợc chọn theo phƣơng pháp chủ định, đại diện cho 3 vùng TDBB là: khu vực trung du, miền núi; khu vực huyện lỵ, thị trấn; khu vực nông thôn đồng bằng. 2.3.2. Thời gian nghiên cứu Luận án tiến hành nghiên cứu trong 4 năm từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 12 năm 2017. 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Viện Khoa học TDTT, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TDTT Hà Nội và 03 trƣờng THCS tại các tỉnh TDBB. 2.3.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu Là 03 trƣờng THCS các tỉnh TDBB: Trƣờng Tiểu học và THCS Thành Lập - Hòa Bình; Trƣờng THCS Lê Quý Đôn - Tuyên Quang và Trƣờng THCS Chùa Hang - Thái Nguyên. 03 CLB ngoại khóa môn VCT tại 03 trƣờng THCS tại các tỉnh TDBB. CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC v thể chất v thể thao trƣ ng học của học sinh THCS các tỉnh TDBB 3.1.1. Đánh giá về dạy học nội khóa và hoạt động thể thao ngoại khóa 3.1.1.1 Đánh giá thực trạng về dạy học nội khóa Để đánh giá công tác GDTC tại các trƣờng THCS đề tài tiến hành điều tra khảo sát thực tế bằng phiếu hỏi tới các giáo viên, cán bộ, lãnh đạo 03 trƣờng THCS đại diện cho các vùng TDBB với 45 phiếu phát ra thu về 45 phiếu. Kết quả phỏng vấn đƣợc trình bày tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn công tác tổ chức dạy học tại các trƣ ng THCS thuộc các tỉnh TDBB Đánh giá (n=45) TT Nội dung Có Thỉnh thoảng Không mi % mi % mi % 1 Trƣờng dạy đúng, dạy đủ chƣơng trình GDTC chính khóa 45 100 0 0 0 0 theo quy định 2 Trƣờng thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra thể lực cho học sinh 0 0 30 66.67 15 33.33 theo định kỳ 3 Trƣờng thƣờng xuyên tổ chức 15 33.33 15 33.33 15 33.33 hoạt động TDTT ngoại khóa χ2 52.50 30.00 15.00
- 9 Kết quả phỏng vấn cho thấy, các trƣờng đều dạy đúng, dạy đủ theo chƣơng trình GDTC chính khóa đạt tỷ lệ là 100%; các trƣờng thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra thể lực cho học sinh theo định kỳ chỉ đạt 66.67% mức thỉnh thoảng và mức không là 33.33%; Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa giữa các trƣờng có sự không đồng nhất ở 03 mức đánh giá có - thỉnh thoảng - không đạt 33.33% cho từng mức. Bảng 3.2. Đánh giá thực trạng rèn luyện TDTT của học sinh THCS các tỉnh Trung du Bắc Bộ Số lƣợng Trong đó TT Nội dung (học sinh) Nam Nữ χ2 P n % n % n % Tổng số học sinh cả 3 1 1864 100.0 1041 55.8 823 44.2 trƣờng Tỷ lệ học sinh luyện tập 24.83
- Bảng 3.4. Thực trạng các môn thể thao học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa của trƣ ng THCS các tỉnh TDBB (n=1864) Mức độ tập Hình thức tập Lý do lựa chọn tập Có nhƣng Đăng ký tập ở Do ƣa Do bắt TT Nội dung Thƣ ng xuyên không thƣ ng Không tập Tự tập CLB, Trung thích, tự Lý do khác buộc xuyên tâm TDTT nguyện n % n % n % n % n % n % n % n % 1. Võ1 thuật 321 17.22 324 17.38 1219 65.4 236 12.66 409 21.94 2. Bóng đá 231 12.39 354 18.99 1279 68.62 542 29.08 43 2.31 3. Bóng chuyền 45 2.414 120 6.438 1699 91.15 165 8.85 0 0.00 4. Cầu lông 214 11.48 231 12.39 1419 76.13 436 23.39 9 0.48 5. Điền kinh 56 3.004 120 6.438 1688 90.56 176 9.44 0 0.00 6. Đá cầu 214 11.48 235 12.61 1415 75.91 434 23.28 0 0.00 7. Cờ vua 68 3.648 141 7.564 1655 88.79 201 10.78 8 0.43 65.9 27.3 1230 124 6.65 510 8. Bóng rổ 82 4.399 89 4.775 1693 90.83 154 8.26 17 0.91 9 6 9. Bóng ném 23 1.234 56 3.004 1785 95.76 76 4.08 3 0.16 10. Khiêu vũ 15 0.805 25 1.341 1824 97.85 0 0.00 40 2.15 11. Aerobic 10 0.536 36 1.931 1818 97.53 4 0.21 42 2.25 12. Các trò chơi dân gian 154 8.262 145 7.78 1565 83.96 299 16.04 0 0.00 Các môn thể thao 13. 627 33.64 58 3.112 1179 63.25 356 19.10 78 4.18 khác χ2 2789.61 2017.79 2372.06 P < 0.001 < 0.001 < 0.001
- 10 Kết quả thu đƣợc ở bảng 3.4 cho thấy, các môn thể thao đƣợc học sinh lựa chọn tập luyện có tỷ lệ không đồng đều ở từng môn. Tỷ lệ học sinh lựa chọn các môn thể thao đối kháng, dễ tập, không phụ thuộc nhiều vào sân bãi, trang thiết bị dụng cụ tập luyện nhƣ các môn thể thao: võ thuật, bóng đá, đá cầu... cao hơn các môn thể thao còn lại là bóng ném, aerobic, khiêu vũ..., cụ thể: 3.1.1.4. Đánh giá trình độ đẳng cấp (mầu đai) môn VCT của học sinh THCS các tỉnh TDBB. Đánh giá trình độ đẳng cấp môn VCT đƣợc lấy từ số học sinh THCS các tỉnh TDBB đã lựa chọn tập môn VCT (bảng 3.6). Đánh giá trình độ đẳng cấp cho học sinh dựa vào quy định của Liên đoàn VCT [15] về màu đai cho các cấp bậc học. Luận án lựa chọn 8 cấp (tƣơng đƣơng với 8 mầu đai) dành cho học viên tham gia tập môn VCT của Liên đoàn VCT quy định để đƣa vào phỏng vấn. Kết quả trình bày tại bảng 3.5. Kết quả trình bày tại bảng 3.5 cho thấy, thực trạng trình độ đẳng cấp môn VCT của học sinh THCS các tỉnh TDBB chỉ đạt đƣợc 3/8 màu đai từ cấp 1 đến cấp 3 (đai đen, đai đen 1 vạch và đai đen 2 vạch). Trong đó: Số HS chƣa có đai vẫn chiếm số đông (59,31%) so với số có đai là có sự khác biệt đáng kể (p viên / ngành g đại học đẳng năm năm năm học sinh học 10 1 VCT; THCS Lê Quý Điền Đôn – Tuyên 3 1/300 - 2 1 1 1 1 kinh; Quang bóng đá 2 THCS Thành Lập 1 1/280 Võ - 1 - - 1 - – Hòa Bình 3 THCS Chùa Hang Võ; 2 1/340 - 2 - - 1 1 – Thái Nguyên Thể dục Tổng cộng 6 5 1 1 3 2 Kết quả khảo sát thực trạng giáo viên dạy thể dục tại các trƣờng là địa điểm nghiên cứu có những thuận lợi và hạn chế nhƣ sau:
- 11 Thuận lợi: Các giáo viên đều có trình độ từ cao đẳng đến đại học TDTT, trong đó 5 giáo viên trình độ đại học, 01 giáo viên trình độ cao đẳng. Nhƣ vậy, thuận lợi lớn cho các em học sinh là các thầy cô đều có trình độ đào tạo tốt và có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, truyền thụ các kiến thức, kỹ năng cho các em học sinh. Hạn chế: Tỷ lệ giáo viên/học sinh còn nhiều chênh lệch, chƣa đảm bảo theo quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 xác định đến năm 2015 trung bình 1 giáo viên/300 học sinh, năm 2020 là 1 giáo viên/250 học sinh), hoặc tính theo điều lệ THCS quy định giờ dạy cho giáo viên dạy trƣờng THCS là 19 tiết/tuần thì số giờ phải dạy của các giáo viên đều nhiều hơn số giờ dạy quy định. 3.1.2.2. Thực trạng đội ngũ HLV, hướng dẫn viên dạy môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB Thực trạng HLV, hƣớng dẫn viên, giáo viên giảng dạy môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB đƣợc thể hiện tại bảng 3.7. Bảng 3.7. Thực trạng đội ngũ HLV, hƣớng dẫn viên dạy môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB Trình độ học vấn Trình độ đẳng cấp Thâm Đai Đai niên Sơ Đai Số vàng vàng huấn TT Phân loại cấp, Cao Đại Sau Đai Đai trắng lƣợng (1-2 (3-4 luyện Trung đẳng học ĐH đỏ trắng có vạch vạch (Trung cấp tua trắng) trắng) bình) 1 HLV trƣởng 3 2 1 2 1 8-10 2 HLV 6 3 3 6 5 Hƣớng dẫn 3 9 3 6 6 3 3 viên Cán bộ quản 4 3 2 1 3 2 lý Tổng cộng 21 3 11 6 1 9 11 1 Nhƣ vậy, đội ngũ HLV, hƣớng dẫn viên hƣớng dẫn tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB là đủ về số lƣợng và chất lƣợng, đảm bảo tổ chức giảng dạy, huấn luyện ngoại khóa môn VCT. 3.1.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB. Ngoài những trang thiết bị đáp ứng đƣợc cơ bản yêu cầu môn học về số lƣợng, chất lƣợng, thì sân tập, sàn tập (trong nhà tập) chƣa thực sự đảm bảo yêu cầu, bởi mặt sân chỉ là xi măng. Với nỗ lực lớn từ phía Ban chủ nhiệm CLB đã trang bị đƣợc thảm tập bằng vải với diện tích khoảng 40 – 60m2. 3.1.3. Đánh giá thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB 3.1.3.1. Lựa chọn test đánh giá thể chất Kết quả trình bày tại bảng 3.9.
- 12 Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể chất cho học sinh THCS các tỉnh TDBB ( ) Kết quả phỏng vấn (n=35) 2 Không Rất đồng ý Đồng ý TT Nội dung đồng ý Tổng điểm (3 điểm) (2 điểm) (1 điểm) mi % mi % mi % đ % 1. Chiều cao (cm) 25 75.0 10 20.0 0 0.0 95 90.48 35 2. Cân nặng (kg) 19 57.0 16 32.0 0 0.0 89 84.76 35 3. Chỉ số BMI: kg/(cm)2 20 60.0 15 30.0 0 0.0 90 85.71 35 4. Chỉ số công năng tim (HW) 22 66.0 13 26.0 0 0.0 92 87.62 35 5. Lực bóp tay thuận (kG) 18 54.0 14 28.0 3 3.0 85 80.95 24,03 6. Bật xa tại chỗ (cm) 17 51.0 18 36.0 0 0.0 87 82.86 35 7. Dẻo gập thân (cm) 7 21.0 10 20.0 18 18.0 59 56.19 0,03 8. Nằm ngửa gập bụng (lần) 19 57.0 14 28.0 2 2.0 87 82.86 27 9. Chạy 30 m XPC (giây) 22 66.0 13 26.0 0 0.0 92 87.62 35 10. Chạy con thoi 4x10 m (giây) 21 63.0 14 28.0 0 0.0 91 86.67 35 11. Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 22 66.0 13 26.0 0 0.0 92 87.62 35 Kết quả phỏng vấn cho thấy, có 10/11 test phỏng vấn có sự tán thành cao trên 70%. Test Dẻo gập thân có tỷ lệ tán thành thấp hơn mức quy định (56.19%). Nhƣ vậy, luận án sẽ loại bỏ test Dẻo gập thân, lấy 10 test còn lại để đánh giá thực trạng thể chất của học sinh trƣờng THCS các tỉnh TDBB 3.1.3.2. Đánh giá thực trạng thể chất học sinh THCS các tỉnh TDBB Về công tác tổ chức kiểm tra đánh giá: Để đánh giá thực trạng thể chất học sinh THCS các tỉnh TDBB đề tài tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu, test đã lựa chọn. Kết quả sau khi xử lý theo các tham số x ,δ, cv, t và p đƣợc trình bày ở bảng 3.11 đến 3.16.
- Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra thực trạng thể chất của nam học sinh THCS các tỉnh TDBB Khối 6(n=84) Khối 7 (n=140) Khối 8 (n=147) Khối 9 (n=148) K6 với K7 K7 với K8 K8 với K9 (1) (2) (3) (4) TT Test t1-2 p t2-3 p t3-4 p x Cv% x Cv% x Cv% x Cv% Chiều cao (cm) 140.5 143.1
- Bảng 3.12. So sánh thể chất của nam học sinh THCS các tỉnh TDBB với thể chất ngƣ i Việt Nam cùng lứa tuổi Khối 6 (Lứa tuổi 11) Khối 7 (Lứa tuổi 12) Thể chất HS Thể chất ngƣ i Chênh Thể chất HS Thể chất ngƣ i Chênh TT Test THCS - TDBB VN lệch THCS - TDBB VN lệch t p t p 1. Chiều 1 cao (cm) 138.50 8.36 137.59 7.38 0.91 0.34 0.05 2. Cân 2 nặng (kg) 31.25 7.21 30.03 6.63 1.22 4.06 0.05 5. Lực 5 bóp tay thuận (kG) 18.80 2.42 19.37 3.80 -0.57 3.22
- Bảng 3.13. So sánh thể lực theo từng chỉ tiêu của nam học sinh THCS với phân loại thể lực của BGD-ĐT quy định Nam Tuổi Phân loại Lực bóp tay Nằm ngửa gập Bật xa tại chỗ Chạy 30m XPC Chạy con thoi 4 Chạy tùy sức 5 Trung bình thuận (kg) bụng (lần/30 giây) (cm) (giây) x 10m (giây) phút (m) mi 25 28 32 24 23 25 Tốt % 29.76 33.33 38.10 28.57 27.38 29.76 31.15 11 mi 45 39 41 41 37 33 (lớp 6: Đạt % 53.57 46.43 48.81 48.81 44.0 39.3 46.82 n=84) mi 14 17 11 19 24 26 Không đạt % 16.7 20.2 13.1 22.6 28.57 30.95 22.02 mi 33 41 39 34 35 32 Tốt % 23.57 29.29 27.86 24.29 25.00 22.86 25.48 12 mi 76 85 86 73 78 72 (lớp 7: n Đạt % 54.29 60.71 61.43 52.14 55.71 51.43 55.95 =140) mi 31 14 15 33 27 36 Không đạt % 22.14 10.00 10.71 23.57 19.29 25.71 18.57 mi 41 42 43 41 41 40 Tốt % 27.89 28.57 29.25 27.89 27.89 27.21 28.12 13 mi 87 91 90 81 83 84 (lớp 8: Đạt % 59.18 61.90 61.22 55.10 56.46 57.14 58.50 n=147) mi 19 14 14 25 23 23 Không đạt % 12.93 9.52 9.52 17.01 15.65 15.65 13.38 mi 40 43 41 39 39 38 Tốt % 27.03 29.05 27.70 26.35 26.35 25.68 27.03 14 mi 44 44 46 43 42 41 (lớp 9: = Đạt % 29.73 29.73 31.08 29.05 28.38 27.70 29.28 n 148) mi 64 61 61 66 67 69 Không đạt % 43.24 41.22 41.22 44.59 45.27 46.62 43.69
- Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra thực trạng thể chất của nữ học sinh THCS các tỉnh TDBB Khối 6(n=166) Khối 7 (n=137) Khối 8 (n=156) Khối 9 (n=172) TT Test (1) (2) (3) (4) t1,2 p t2,3 p t2,4 p x Cv% x Cv% x Cv% x Cv% Chiều cao (cm) 1. 1 138.9 23.51 16.93 141.2 24.54 17.38 145.2 26.32 18.13 150.2 36.51 24.31 4.06
- 13 Thể chất của học sinh THCS của 3 trƣờng đƣợc khảo sát ở các tỉnh TDBB khi so sánh với thể chất ngƣời Việt Nam cùng lứa tuổi theo từng chỉ tiêu, học sinh THCS các tỉnh TDBB có phần tốt hơn. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn phân loại thể lực theo Quyết định 53/QĐ-BGDĐT ở khối lớp 6 các chỉ tiêu đƣợc phân loại tốt đạt từ 27,33% (chạy con thoi) đến 38,10% (Bật xa tại chỗ) trung bình đạt tốt là 31,15%; mức đạt từ 29,3% (chạy tùy sức 5 phút) đến 53,57% (Lực bóp tay thuận) và không đạt từ 13,1% (Bật xa tại chỗ) đến 30,95% (chạy tùy sức 5 phút). 3.1.4. Bàn luận về thực trạng công tác GDTC, một số yếu tố, điều kiện đảm bảo và năng lực thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB 3.1.4.1. Bàn luận về công tác GDTC cho học sinh THCS các tỉnh TDBB trong giờ nội khóa và hoạt động ngoại khóa Công tác GDTC trong các cấp trƣờng rất phong phú và đa dạng. Nội dung giảng dạy GDTC nội khóa, ngoại khóa của các trƣờng THCS các tỉnh TDBB luôn đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của luận án có sự khác biệt so với một số tác giả trƣớc đó cùng quan tâm nghiên cứu về tập luyện ngoại khóa. So với mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch TDTT Việt Nam đến năm 2015 về TDTT trƣờng học là 75% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Trong đó, GDTC của học sinh THCS các tỉnh TDBB là 45% thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch [14]. 3.1.4.2. Bàn luận về thực trạng tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh THCS các tỉnh TDBB. Hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa tại các trƣờng học rất đa dạng và phong phú. Học sinh đƣợc lựa chọn tham gia tập luyện nhiều môn thể thao khác nhau, tuy nhiên mức độ tập luyện ở mỗi môn thể thao thƣờng không đồng đều, có sự khác biệt rõ rệt nhƣ: Tác giả Mai Thị Bích Ngọc (2017) [50], thống kê tỷ lệ học sinh có tham gia tập luyện các môn TDTT ngoại khóa: Bóng đá là 14.27%, Bóng chuyền là 12.56%, Bóng bàn là 7.19%, Bóng rổ là 8.04%, Cầu lông là 12.91%... 3.1.4.3. Bàn luận về những yếu tố, điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC học sinh THCS các tỉnh TDBB Bàn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện: Các tác giả cùng nghiên cứu về cơ sở vật chất trang thiết bị TDTT đều cho rằng đây là nnhững khó khăn chung của toàn ngành về, trong đó các trƣờng THCS tại vùng TDBB cũng không ngoại lệ. Bàn về đội ngũ giáo viên, HLV, hướng dẫn viên giảng dạy TDTT ngoại khóa môn VCT: Kết quả nghiên cứu của luận án có phần khác biệt với đánh giá của các tác giả cùng hƣớng nghiên cứu. Bởi đánh giá thực trạng lực lƣợng giáo viên, HLV, hƣớng dẫn viên tại 03 trƣờng luận án nghiên cứu tại các tỉnh vùng TDBB đều đảm bảo về số lƣợng, trình độ và đƣợc đào tạo có bài bản. Bàn về nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền cho học sinh THCS các tỉnh TDBB:
- 14 Về nhu cầu tập luyện ngoại khóa các môn thể thao nói chung và nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa môn VCT nói riêng, kết quả nghiên cứu của luận án trùng hợp với nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả có cùng nội dung nghiên cứu là nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa. 3.1.4.4. Bàn luận về thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB Bàn về lựa chọn các test đánh giá năng lực thể chất học sinh: Các test đƣợc lựa chọn để đánh giá năng lực thể chất trên đối tƣợng nghiên cứu có sự đồng nhất giữa các tác giả. Nhƣ vậy, các test do luận án lựa chọn để đánh giá thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB là phù hợp với lý luận, khoa học và thực tiễn [27], [28], [41], [49], [50], [67], [86], [92]. Bàn về đánh giá thể chất học sinh THCS các tỉnh TDBB: So với các tác giả cùng hƣớng nghiên cứu, thể lực của học sinh THCS các tỉnh TDBB đạt tiêu chuẩn theo quy định ở các lứa tuổi không đồng đều nhƣng có phần tốt hơn (thể hiện tỷ lệ mức phân loại tốt và đạt). 3.2. Xây dựng chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh TDBB 3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh TDBB 3.2.1.1. Cơ sở lý luận Căn cứ vào các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc về TDTT nói chung và công tác GDTC, trong đó có hoạt động TDTT ngoại khóa trong trrƣờng học các cấp [5]; Căn cứ vào đặc điểm môn võ vổ truyền; Căn cứ vào đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THCS; Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. 3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn * Đánh giá nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn VCT của học sinh THCS các tỉnh TDBB Bảng 3.17. Kết quả phỏng vấn thực trạng và mong muốn tập môn VCT của học sinh THCS các tỉnh TDBB TT Nội dung mi % χ2 P Thực trạng (n=645) VCT 145 22.48 Vovinam 110 17.05 Các em đã tập luyện Pencak Silat 115 17.83 1 môn võ thuật nào sau Taekwondo 120 18.60 3344.2
- 15 thuật nào sau đây? Pencak Silat 256 13.73 Taekwondo 258 13.84 Judo 249 13.36 Karate-do 239 12.82 Các môn võ khác 39 2.09 1 buổi 245 13.14 Số buổi tập luyện 2-3 buổi 1436 77.04 3 -545
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn