intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc" được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên khối sư phạm của Trường Đại học Tây Bắc, kỹ năng tổ chức trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho học sinh phổ thông, cũng như bảo tồn và phát triển được các trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc mang đậm nét đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO DƯƠNG XUÂN LƯỢNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG DÂN GIAN VÀ THỂ THAO DÂN TỘC CHO SINH VIÊN KHỐI SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Thể dục thể thao Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Anh Thơ 2. PGS.TS Vũ Đức Thu Phản biện 1: GS.TS Lê Văn Lẫm, Trường Đại học TDTT Tp. HCM Phản biện 2: PGS.TS Bùi Quang Hải, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Trần Tuấn Hiếu, Viện Khoa học Thể dục thể thao Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện hồi….. giờ……phút, ngày…...tháng……năm 2022 tại Viện Khoa học Thể dục thể thao. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam. CAM ĐOAN LỜI Thư viện Viện Khoa học Thể dụcđoan, đây là công trình nghiên cứu của Tôi xin cam thể thao. riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong
  3. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, khẳng định quan điểm của Ðảng ta luôn xác định việc đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa X, xác định mục tiêu của đổi mới giáo dục lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân; Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Theo xu hướng chung của ngành Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tây Bắc đã tiến hành đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học giáo dục thể chất (GDTC) nói riêng, qua đó đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiệu quả đối với môn học GDTC vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy muốn nâng cao được hiệu quả công tác rèn luyện thể chất nói chung và hiệu quả học tập môn học GDTC nói riêng, đáp ứng mục tiêu đào tạo hiện nay của nhà trường, đòi hỏi sinh viên, trước hết là sinh viên khối sư phạm phải có hiểu biết và được rèn luyện thường xuyên bằng thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, thể lực và kỹ năng sư phạm, trong đó ưu tiên phát triển các trò chơi vận động dân gian (TCVĐDG) và các môn thể thao dân tộc (TTDT). Từ cơ sở tiếp cận, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên khối sư
  4. 2 phạm của Trường Đại học Tây Bắc, kỹ năng tổ chức TCVĐDG và TTDT cho học sinh phổ thông, cũng như bảo tồn và phát triển được các TCVĐDG và TTDT mang đậm nét đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC cho sinh viên khối sư phạm của trường Đại học Tây Bắc Mục tiêu 2: Lựa chọn các trò chơi vận động dân gian và các môn thể thao dân tộc đặc trưng của vùng Tây Bắc làm phương tiện GDTC cho sinh viên khối sư phạm của trường Đại học Tây Bắc. Khảo sát sưu tập các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc Khảo sát sưu tập các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc đối với sinh viên khối sư phạm của trường Đại học Tây Bắc. 1.4. Giả thuyết khoa học của đề tài: Quan điểm phát triển GDTC ở nước ta là: Lấy việc nâng cao sức khoẻ, thể lực học sinh, sinh viên là mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt quá trình học tập; Đảm bảo tính khoa học, sư phạm, kết hợp truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học GDTC hiện đại. Tuy nhiên, trong thực tế việc chuyển tải các trò chơi dân gian, trong đó TCVĐDG nói riêng cho HSSV còn gặp nhiều bất cập do những khó khăn, nhất là học sinh ở các vùng miền nói chung chưa có điều kiện tiếp cận với các trò chơi dân gian và bản thân nhiều giáo viên cũng còn bỡ ngỡ trước các trò chơi dân gian. Nếu lựa chọn những TCVĐDG và môn thể thao dân tộc phù hợp với đặc điểm sinh viên; làm phương tiện và phương pháp tập luyện, sẽ phát triển thể lực và kỹ năng sư phạm tổ chức nội dung này ở trường phổ thông, đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc.
  5. 3 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Trường học Đại học tây Bắc đã đạt được một số kết quả quan trọng: Chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá về GDTC đã từng bước được đổi mới nhằm phù hợp với giai đoạn hiện nay, hoạt động thể thao ngoại khóa đã thu hút được nhiều sinh viên tham gia; đội ngũ giảng viên đã được đảm bảo về số lượng và chất lượng chuyên môn; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện và thi đấu được tăng cường; Tỷ lệ diện tích đất dành cho thể thao so với số lượng sinh viên cơ bản đáp ứng được yêu Đề tài đã khảo sát sưu tập và lựa chọn được 30/40 trò chơi vận động dân gian, trong đó có 08 trò chơi được biến thể thành môn thể thao dân tộc đặc trưng của vùng Tây Bắc, làm phương tiện, phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên của nhà trường, đồng thời đã xây dựng được chương trình bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết và thực hành các trò chơi vận động dân gian và môn thể thao dân tộc nói trên để ứng dụng triển khai thực nghiệm đối với sinh viên Khối sư phạm trong thời gian nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm ứng dụng nội dung bồi dưỡng kiến thức, thực hành 30 trò chơi vận động dân gian và 10 (08 môn thể thao đề xuất biến thể và 02 môn thể thao dân tộc phổ biến là Đẩy gậy và Bắn nỏ) cho sinh viên Khối sư phạm, với quỹ thời gian ngoại khóa tương đương 03 học trình cơ bản, cho thấy thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. Nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng bình quân 2,5 lần. Sự phát triển thể lực của SV khối sư phạm theo chuẩn thể lực quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với giá trị trung bình thành tích các chỉ số đánh giá thể lực giữa SV nhóm thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng (p
  6. 4 Chương 2, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (12 trang); Chương 3, Kết quả nghiên cứu và bàn luận (79 trang); Kết luận và kiến nghị 2 trang. Với tổng số 38 bảng; 8 biểu đồ; 98 tài liệu tham khảo, trong đó 7 tài liệu tiếng Anh, 13 website và 11 phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tổng quan các vấn đề nghiên cứu tiếp cận cơ sở lí luận sau: 1.1. Một số khái niệm có liên quan;1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC trong thời kỳ đổi mới;1.3. Sự lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục thể chất và thể thao trường học;1.4. Vị trí, nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể chất trường đại học;1.5. Đặc điểm của giáo dục thể chất và thể thao trường học;1.6. Ý nghĩa của trò chơi; 1.7. Trò chơi dân gian và thể thao dân tộc là một phương tiện giáo dục thể chất; 1.8. Đặc điểm sinh lý, tâm lí độ tuổi sinh viên;1.9. Khái quát về Trường Đại học Tây Bắc; 1.10. Những công trình nghiên cứu liên quan Kết luận chương 1: GDTC được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và được xác định là một bộ phận không thể thiếu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, trong đó TCVĐDG cần được bảo tồn và phát triển rộng khắp trong vùng Tây Bắc và toàn quốc. CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc.
  7. 5 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là sinh viên khối sư phạm (K57) năm thứ 2, độ tuổi 19, chủ yếu là dân tộc thiểu số đang theo học tại Trường Đại học Tây Bắc, gồm 338 sinh viên các dân tộc Tây Bắc: Trong đó, theo dõi thực nghiệm sư phạm là 338 sinh viên (272 nữ); Phỏng vấn ngẫu nhiên 279 sinh viên (80.48%); Chuyên gia tư vấn: 73 người; Trong đó: Giảng viên TDTT gồm 25 người (03 giảng viên kiêm nhiệm), 05/25 giảng viên là Tiến sĩ (20.0%), 20 GV là Thạc sĩ (80.0%); Thâm niên giảng dạy bình quân 10.5 năm. Cán bộ TDTT gồm 20 người của các Trung tâm TDTT huyện, thị xã và tỉnh Sơn La; Trình độ chuyên môn cử nhân TDTT; Thâm niên công tác bình quân 15.5 năm. Giáo viên tiểu học và mầm non gồm 30 người; Thâm niên dạy học bình quân 10.5 năm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiêm sư phạm và phương pháp toán học thống kê 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu: Sưu tập, biến thể các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc và thử nghiệm ứng dụng trong hoạt động TDTT ngoại khoá cho sinh viên Khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc. 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài triển khai nghiên cứu từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2018: 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Tây Bắc, Viện Khoa học TDTT và một số địa phương trong Vùng Tây Bắc.
  8. 6 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC cho sinh viên khối sư phạm của Trường Đại học Tây Bắc 3.1.1. Xác định các yếu tố đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao của Trường Đại học Tây Bắc Bước 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá GDTC và thể thao trường học từ các công trình nghiên cứu liên quan. Cho phép rút ra 12 tiêu chí đánh giá thực trạng GDTC và thể thao của Trường Đại học Tây Bắc gồm: 1/Sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền, 2/Chương trình GDTC cơ bản; 3/Chương trình dành cho sinh viên sức khoẻ yếu; 4/Chương trình GDTC nâng cao; 5/Tỷ lệ sinh viên tập ngoại khoá TDTT thường xuyên; 6/Hình thức và nội dung tổ chức TDTT trường học; 7/Thái độ của sinh viên với TDTT; 8/Động cơ và nhu cầu; 9/Kết quả môn học GDTC; 10/Sự phát triển thể lực của sinh viên; 11/ Đội ngũ giảng viên TDTT; 12/Các điều kiện về cơ sở vật chất. Bước 2: Trưng cầu ý kiến của 23 chuyên gia để lựa chọn các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác GDTC và thể thao của Trường Đại học Tây Bắc. Qua xử lý theo thang đo Likert kết quả đã lựa chọn được 10/12 tiêu chí đạt điểm ở mức cần thiết trở lên (3,41 điểm). Tiêu chí 3 và 4 do có điểm ít hơn nên bị loại. Bước 3: Kiểm định độ tin cậy các tiêu chí bằng thang đo Cronbach’ Alpha; khẳng định các yếu tố đánh giá thực trạng công tác GDTC và thể thao của Trường Đại học Tây Bắc đủ độ tin cậy cần thiết (từ 0.7-0.8). Bao gồm: 1/Sự quan tâm của lãnh đạo Trường và hệ thống chính trị; 2/Chương trình GDTC cơ bản; 3/Tỷ lệ sinh viên tập luyện TDTT ngoại khóa; 4/Hình thức và nội dung tổ chức thể thao Trường học; 5/Thái độ của sinh viên đối với TDTT; 6/ Động cơ và nhu cầu; 7/Kết quả môn học GDTC; 8/Sự phát triển thể lực của sinh viên; 9/Đội ngũ giảng viên và cộng tác viên TDTT;10/Các điều kiện về cơ sở vật chất.
  9. 7 3.1.2. Thực trạng sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường đối với công tác GDTC và thể thao của Trường Đại học Tây Bắc Để đánh giá thực trạng sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường đối với công tác GDTC và thể thao, đã phỏng vấn 23 chuyên gia GDTC (GV,CB), cho thấy: Tất cả 8 tiêu chí đều ở mức quan tâm và rất quan tâm (3.40 – 4.20) theo thang đo Likert. 3.1.3.Thực trạng Chương trình GDTC nội khoá và kế hoạch thể thao ngoại khóa của Trường Đại học Tây Bắc Thực trạng Chương trình GDTC nội khoá và kế hoạch thể thao ngoại khóa của Trường Đại học Tây Bắc, trình bày ở bảng 3.4-3.5. Bảng 3.4. Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất của Trường Đại học Tây Bắc TT Học phần Mã học phần Số tín chỉ Số tiết 1 Học phần GDTC 1 (Học phần bắt buộc) Lý thuyết chung GDT 0001 01 30 2 Học phần GDTC 2* (Học phần tự chọn) 2.1 Chạy 100m GDT 0003 02 60 2.2 Nhảy xa GDT 0004 02 60 2.3 Đẩy tạ GDT 0005 02 60 2.4 Bóng ném GDT 0006 02 60 2.5 Bóng chuyền GDT 0007 02 60 2.6 Bóng bàn GDT 0008 02 60 2.7 Aerobic GDT 0009 02 60 2.8 Thể dục nhịp điệu GDT 00010 02 60 * SV được chọn một trong các học phần GDTC 2. Thông qua kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: Chương trình môn học GDTC cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, gồm 03 tín chỉ. Trong đó 1 tín chỉ bắt buộc là Lý thuyết chung 30 tiết; tự chọn 2 tín chỉ 60 tiết.
  10. 8 Thực trạng kế hoạch thể thao ngoại khóa của Trường Đại học Tây Bắc, cho thấy: Lãnh đạo Nhà trường đã phê duyệt Kế hoạch hoạt động thể thao hàng năm về: Tỷ lệ sinh viên tập thể thao ngoại khóa, Tỷ lệ sinh viên đạt chuẩn thể lực; Số câu lạc bộ thể thao; Số đội thể thao; Số giải thể thao nội bộ; Số cộng tác viên TDTT, Thi đấu giao lưu; Tham gia giải địa phương. 3.1.4. Thực trạng kết quả học tập môn học GDTC và thực trạng thể lực của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc Khối sư phạm Mầm non: 31/101SV (30.79%) đạt khá giỏi; 59/101SV (58.42%) đạt trung bình; 11/101SV (10.94%) đạt yếu. Số sinh viên đạt trung tuy có cao hơn nhưng chỉ là ngẫu nhiên mà thôi (P>0.05); Khối sư phạm Tiểu học: 35/158SV (22.16%) đạt khá giỏi; 104/158SV (65.83%) đạt trung bình; 19/158 SV (12.03%) đạt yếu. Ở khối này, số sinh viên có kết quả học tập trung bình hoàn toàn chiếm ưu thế (P
  11. Bảng 3.7. Thực trạng thể lực sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc so với Chuẩn thể lực QĐ 53/2008/BGDĐT (n=338 ) Chuẩn thể lực Thông số (mức đạt TT Test 19 tuổi) X δ Nam (n=66) Nằm ngửa gập bụng (số 1 22.31 3.64 ≥22 lần/30 giây) 2 Bật xa tại chỗ (cm) 225.5 26.18 ≥225 3 Chạy con thoi 4x10m (giây) 11.06 1.30 ≤11.75 4 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 957.0 138.68 ≥950 Nữ (n=272) Nằm ngửa gập bụng (số 1 16.57 4.61 ≥16 lần/30 giây) 2 Bật xa tại chỗ (cm) 161.3 19.0 ≥153 3 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.62 1.62 ≤13.0 4 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 871.9 159.5 ≥870 Bảng 3.8. Thực trạng phân loại thể lực sinh viên Khối sư phạm Trường ĐHTB theo Chuẩn thể lực QĐ 53/2008/BGDĐT (n=338 ) Toàn diện Nằm Chạy Chạy ngửa gập con Giới Xếp Bật xa tại tùy sức Số Tỷ lệ bụng thoi tính loại chỗ (cm) 5 phút lượng % (lần/30 4x10m (m) giây) (giây) Tốt 09 11 08 09 10 15.16 Nam Đạt 48 43 42 41 42 63.64 (n = 66) Chưa 09 12 16 16 14 21.20 đạt Tốt 45 61 59 46 43 12.50 Nữ Đạt 181 165 171 177 178 65.45 (n =272 ) Chưa 46 46 42 49 51 22.05 đạt Tốt 53 15,68 Chung Đạt 220 65,09 Chưa 65 19,23 đạt
  12. 9 Qua kết quả ở bảng 3.7 và 3.8, cho thấy: Thực trạng các thông số thể lực sinh viên khối sư phạm (độ tuổi 19), với mức đạt như sau: Đối với sinh viên nam: Test nằm ngửa gập bụng (số lần /30 giây), trung bình 22.31±3.64 lần, tương đương chuẩn ≥22 lần; Test bật xa tại chỗ (cm) trung bình 225±26.18cm, kém hơn chuẩn là 225cm; Test chạy con thoi 4x10m (giây) trung bình 11.06±1.30giây tương đương chuẩn ≤11.75giây; Test chạy tùy sức 5 phút trung bình 955.0±138.6m, kém hơn chuẩn ≥950m. Đối với sinh viên nữ: Test nằm ngửa gập bụng (số lần /30 giây), trung bình 16.57±4.61lần, kém hơn chuẩn ≥16 lần; Test bật xa tại chỗ (cm) trung bình 161.3±19.0cm, hơn chuẩn là ≥ 153cm; Test chạy con thoi 4x10m (giây) trung bình 12.62±1.62giây tương đương chuẩn ≤13.0giây; Test chạy tùy sức 5 phút trung bình 871.9±159m, kém hơn chuẩn ≥870m. Nhìn chung thực trạng sự phát triển các tố chất thể lực của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc ở cả nam và nữ cơ bản đạt chuẩn. 3.1.5. Thực trạng kết quả hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc Phân tích về hoạt động thể thao ngoại khóa qua kết quả phỏng vấn 279 sinh viên cho thấy: Đối với tập luyện thể thao theo hình thức CLB có 167SV (59.86%), so với số còn lại tập theo đội tuyển, tự tập, thì số sinh viên tập ở CLB hoàn toàn chiếm ưu thế (P
  13. 10 Đối với số buổi tập trong 1 tuần: 219 SV (78.50%) tập 2 buổi/tuần; số còn lại tập 1 buổi, hoặc từ 3 buổi/tuần; Đối với thời điểm tập: 180SV (64.525) tập vào buổi chiều sau các giờ học. Số còn lại tập luyện không cố định vào thời điểm tập trong ngày. Dẫu sao SV khối sư phạm tiến hành tập thể thao vào buổi chiều sau giờ học là cơ bản (P
  14. 11 3.1.7. Kết quả khảo sát hứng thú và nhận thức rèn luyện thể chất của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc Kết quả khảo sát hứng thú và nhận thức rèn luyện thể chất của sinh viên: Hứng thú chủ động tích cực tham gia rèn luyện thể chất của sinh các khối sư phạm là trên 70%; Nhận thức về rèn luyện thể chất thường xuyên từ 72.0%-81.01% ở cả 3 khối; Các kênh tiếp cận TDTT 72.0% -81.01% qua các phương tiện thông tin đại chúng. 3.1.8. Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT Trường Đại học Tây Bắc Kết quả khảo sát thực trạng nguồn nhân lực cho GDTC và thể thao trường học của Trường Đại học Tây Bắc: Tổng số giảng viên GDTC của Trường Đại học Tây Bắc 22 giảng viên, và 03 giảng viên kiêm nhiệm; Tỷ lệ giảng viên/SV 0.065; cơ bản đáp ứng cho dạy học môn học GDTC và hoạt động thể thao. 3.1.9. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ Giáo dục thể chất và thể thao Trường Đại học Tây Bắc Có 5/13 đơn vị (38.4%) đáp ứng nhu cầu hoạt động; 8/13 đơn vị (61.53%) chưa đáp ứng...Như vậy, với hơn nửa số thiết bị có chất lượng kém là một khó khăn đặt ra đối với việc đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho GDTC và thể thao của nhà Trường. 3.2. Lựa chọn các trò chơi vận động dân gian và các môn thể thao dân tộc đặc trưng của vùng Tây Bắc làm phương tiện GDTC cho sinh khối sư phạm của Trường Đại học Tây Bắc. 3.2.1. Khảo sát sưu tập các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc Thông qua khảo sát thực tế, tiếp cận từ phương tiện truyền thông, tài liệu liên quan, đặc biệt là các thông tin của cán bộ TDTT địa phương, của giảng viên TDTT và của chính sinh viên các dân tộc Trường Đại học Tây Bắc.
  15. 12 Đã khảo sát sưu tập được 40 trò chơi dân gian (TCDG) của 08 dân tộc vùng Tây Bắc: Thái (16), Mường (02), Nùng (01), Mông (04), Dao, Dao đỏ (07), Hà Nhì đen (01) và (09) trò chơi có nhiều dân tộc chơi (Thái, Tày, Nùng, Mông, Mường, Dáy). Trong số đó 3/8 (37.5%) dân tộc là Mông, Dao đỏ và Hà Nhì Đen thuộc dân tộc ít người, thường sinh sống trên đồi núi cao lâu đời. Trong đó 30 TCDG của một dân tộc (75.0%); số còn lại có TCDG được 2 đến 3 dân tộc cùng sử dụng, tuy có phiên bản khác nhau, ví dụ: đẩy gậy, tung còn, bắn nỏ, đánh yến, đánh đu… Những TCDG vùng Tây Bắc không chỉ mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, mà còn kích thích trí thông minh của người chơi. Có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao. Thông qua các trò chơi dân gian, mọi người cũng có thể hiểu hơn về cuộc sống sinh hoạt đặc sắc, tiêu biểu nhất của chính địa phương mình sinh sống cũng như trong từng dân tộc. Bên cạnh những trò chơi dành cho người lớn và thường được tổ chức vào dịp tết, lễ hội; như một bức tranh sinh động của cuộc sống các dân tộc. Rất khó nói rõ ràng về một trò chơi dân gian cụ thể, nguồn gốc từ đâu, ai sáng tạo ra chúng... 3.2.2. Lựa chọn trò chơi dân gian làm trò chơi vận động phát triển thể chất Trên cơ sở những tài liệu đã tổng hợp được, TCDG được phân thành 5 loại: Trò chơi mang ý nghĩa tín ngưỡng 02; Trò chơi giải trí 02; Trò chơi thi tài thi khéo 05; Trò chơi vận động 28 và Trò chơi mạo hiểm 03. Như vậy để có thể sử dụng TCVĐGD như một bài tập thể chất, cần được lựa chọn trong số các TCDG, theo 2 bước: Xác định tiêu chí lựa chọn trò chơi dân gian và lựa chọn TCVĐGD trong số các trò chơi dân gian đã khảo sát, sưu tầm. Trình bày ở bảng 3.17-3.18.
  16. Bảng 3.17. Tiêu chí lựa chọn các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc làm trò chơi vận động phát triển thể chất Ý kiến cán bộ TDTT Ý kiến giảng viên TDTT (n=20) (n=23) TT Tiêu chí Không Không  2 tính  2 bảng P Phân Tán Phân Tán thành tán tán vân thành vân thành thành Điều kiện hội tụ Xây dựng bầu không khí 14 5 1 14 4 5 1 Rèn luyện kỹ năng 15 5 0 20 1 2 16.05 18.31 >0.05 Giáo dục chiều sâu 15 5 0 20 1 2 Đặc tính của trò chơi vận động Biểu hiện một cách toàn diện các kĩ xảo, các phẩm chất thể lực, 11 7 2 18 2 3 trí tuệ, sáng tạo vận động 2 Mỗi thành viên phải có tính độc lập, sáng tạo giải quyết mọi 15 5 0 20 1 2 13.79 18.31 >0.05 tình huống khi chơi Thể hiện rõ các đặc điểm phẩm chất đạo đức, tính cách của cá 14 5 1 16 3 4 nhân Tính chất của trò chơi Sự năng động của trò chơi 10 5 5 10 8 5 3 Không gian của trò chơi 14 5 6 9 4 5 17.02 18.31 >0.05 Mức độ của trò chơi 12 3 5 16 4 3 Mục đích của trò chơi Trò chơi rèn luyện thể lực 14 2 4 13 7 3 Trò chơi luyện giác quan 12 6 2 12 7 4 4 Trò chơi rèn luyện trí nhớ 10 4 6 16 3 4 19.99 29.99 >0.05 Trò chơi tập nhanh nhẹn 14 2 4 20 2 1 Trò chơi luyện tinh thần đồng đội 12 5 3 16 3 4 Quy tắc của trò chơi Tính tư tưởng của trò chơi 12 6 2 15 6 2 5 Tính mô phỏng của trò chơi 14 4 2 14 5 4 18.81 22.56 >0.05 Tính định mức lượng vận động 18 2 0 12 7 4
  17. Bảng 3.18. Kết quả lựa chọn các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc làm làm trò chơi vận động phát triển thể chất Ý kiến cán bộ TDTT (n=20) Ý kiến giảng viên TDTT (n=23) Trò chơi tính TT Không Không Tán thành Phân vân Tán thành Phân vân tán thành tán thành 1 Khí choong cha (Đu dây) 11 7 2 18 2 3 0.11 2 Bịt mắt đánh trống 15 5 0 20 1 2 2.65 3 Pay tin pheo (Đi cà kheo) 14 5 1 16 3 4 2.71 4 Tó kén lanh (Chơi gẩy hạt) 10 5 5 15 8 0 1.27 5 Khí ma (Cưỡi ngựa) 14 5 1 14 4 5 1.01 6 Tó ma le (Đánh đáo) 15 4 1 20 1 2 5.16 7 Kéo tay 15 5 0 20 1 2 3.18 8 Húa pa (Bắt cá) 8 5 7 1 8 14 6.31 9 Khắp bươn hai (Hát dưới trăng) 10 5 5 15 8 0 6.19 10 Câu đố vui về hoa, quả và chim 10 5 5 12 5 6 6.91 11 Tó chắm (Quay cắm) 12 3 5 16 4 3 3.68 12 Num num tảu tảu (Vào vào ra ra) 10 5 5 12 5 6 0.10 13 Tham ngu (Hỏi rắn). 14 5 1 14 4 5 6.50 14 Húa phết (săn vịt) 18 2 0 12 4 7 6.16 15 Vây lưới bắt cá 14 5 1 16 3 4 3.50 16 Tó Cối (Đấu gối) 5 7 8 3 13 7 3.15 17 Trò chơi vượt suối 15 5 0 20 1 2 5.20 18 Đấu vật tay 10 4 6 19 3 1 3.21
  18. 19 Lảy pao (Ném pao) 14 2 4 15 5 3 1.26 20 Tu Lu (Đánh quay) 12 6 2 18 2 3 6.33 21 Chơi lò cò 4 5 11 6 10 7 2.76 22 Kéo dây 14 2 4 20 1 2 1.86 23 Xoay gậy 12 5 3 16 3 4 5.01 24 Lò cò 3 người 18 2 0 12 4 7 0.42 25 Nhảy lửa 12 6 2 15 6 2 8.70 26 Vật chày (Ấn đầu chày) 11 5 4 11 6 4 6.53 27 Chỉ ngón tay 18 2 0 12 4 7 0.10 28 Đánh mảng 1 4 15 5 13 5 3.68 29 Đua thuyền 8 7 5 12 2 9 6.53 30 Chơi đu quay 15 5 0 20 1 2 2.65 31 Nhảy que 15 4 1 12 5 6 1.08 32 Bịt mắt bắt dê 15 4 1 12 5 8 1.27 33 Chơi đáo hạt đỏ 6 8 6 5 7 11 1.01 34 Trò chơi ống thốt 15 4 1 12 5 8 6.06 35 Vượt cầu độc mộc 11 5 4 11 6 4 0.05 36 Tó én (Đánh yến) 1 5 14 11 1 13 1.01 37 Tu Nếnh (Bắn nỏ) 13 5 2 6 5 14 2.09 38 Tung còn (Tót con) 10 5 5 6 6 13 3.51 39 Đẩy gậy 12 3 5 16 4 5 1.01 40 Lày cỏ (Oẳn tù tì) 3 5 12 9 8 8 0.49 bảng 5.991
  19. 13 Kết quả ở bảng 3.18, thông qua ý kiến của 2 nhóm tư vấn độc lập (cùng một phiếu phỏng vấn, có nội dung như nhau), với tổng số 43 người. Trong đó 20 cán bộ quản lý TDTT của Ngành TDTT tỉnh Sơn La và 23 giáo viên TDTT Trường Đại học Tây Bắc; Cho thấy, Tiêu chí lựa chọn các TCVĐDG vùng Tây Bắc biến thể thành các môn TTDT có sự tán đồng nhất trí cao của 2 nhóm tư vấn (p>0.05), cụ thể: Là loại hình hoạt động thể chất, rèn luyện sức khỏe; không gây hại, trau dồi các kỹ năng xã hội, đem lại niềm vui cho người chơi; Có yếu tố cạnh tranh: Sự cạnh tranh là điều kiện tiên quyết, được chia thành các nhóm tương xứng; Được quy định bởi luật chơi: Đảm bảo công bằng, cho phép đánh giá kết qủa chính xác. Cũng thông qua ý kiến 2 nhóm tư vấn độc lập, trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn TCVĐDG đã được xác định, đã lựa chọn được 30/40 TCVĐGD (75%). Đó là những trò chơi có sự đồng nhất cao của 2 nhóm chuyên gia (p>0.05), cụ thể: 1. Khí choong cha (chơi đu dây) 16. Kéo tay 2. Trò chơi vượt suối 17. Kéo dây 3. Bịt mắt bắt dê 18. Tung còn (Tót con) 4. Tó kén lanh (Chơi gẩy hạt) 19. Ném pao (Lảy pao) 5. Chơi lò cò 20. Xoay gậy 6. Lò cò 3 người 21. Đấu vật tay 7. Bịt mắt đánh trống 22. Đẩy gậy 8. Pay tin pheo (Đi cà kheo) 23. Nhảy que 9. Chơi đáo hạt đỏ 24. Đánh mảng 10. Khí ma (Cưỡi ngựa) 25. Lày cỏ (Oẳn tù tì) 11. Chơi đu quay 26. Chỉ ngón tay
  20. 14 12. Tó ma le (Đánh đáo) 27. Phăn liêng (Chơi trận giả) 13. Tó Cối (Đấu gối) 28. Vây lưới bắt cá 14. Tó én (Đánh yến) 29. Tả cáy (Chọi gà) 15. Tu Nếnh (Bắn nỏ) 30. Vượt cầu độc mộc 3.2.3. Lựa chọn trò chơi vận động dân gian biến thể thành môn thể thao dân tộc. Việc lựa chọn các TCVĐDG vùng Tây Bắc biến thể thành các môn TTDT cũng được tiến hành thông qua ý kiến tư vấn độc lập về tiêu chí và xác định môn cụ thể. Từ cơ sở các tiêu chí lựa chọn TCVĐDG biến thể thành các môn TTDT, đã lựa chọn 10/30 TCVĐDG biến thể thành các môn TTDT (Trong đó 02 môn đẩy gậy và kéo co đã được Ủy ban TDTT biến thể): (1) Lò cò 3 người; (2) Đi cà kheo, (3) Đấu gối; (4) Kéo tay; (5) Kéo dây); (6) Xoay gậy; (7) Đấu vật tay; (8) Tung còn; (9) Đẩy gậy; (10) Bắn nỏ 3.2.4. Xây dựng nội dung bồi dưỡng kiến thức trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc Để triển khai ứng dụng TCVĐDG và TTDT cho sinh viên, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp tổ chức. Đó là kỹ năng mềm để sinh viên tự tổ chức chơi và hướng dẫn cho học sinh phổ thông sau này. 3.2.5. Xây dựng nội dung thực nghiệm trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc Phân phối nội dung thực nghiệm TCVĐGD và TTDT được cấu trúc thành 2 giai đoạn tương đương 02 học trình thực hành (30 tiết), cụ thể: Giai đoạn 1 (GĐ1): Trải nghiệm 30 TCVĐGD, với mỗi trò chơi 1 tiết/buổi), với tổng số 30 tiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2