Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoá học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Râu mèo Việt Nam
lượt xem 4
download
Kết cấu Luận án gồm có phần mở đầu, nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Trong phần nội dung co 3 chương: Chương 1 - Tổng quan; Chương 2 - Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm; Chương 3 - Kết quả và thảo luận. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoá học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Râu mèo Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HOÀNG ĐỨC THUẬN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY RÂU MÈO (ORTHOSIPHON STAMINEUS BENTH.) VIỆT NAM Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 9.44.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NỘI - 2020
- Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VŨ QUỐC TRUNG 2. TS. NGUYỄN PHI HÙNG Phản biện 1: GS.TSKH. Trần Văn Sung Viện Hóa học Phản biện 2: GS.TS. Trần Đình Thắng Trường Đại học Vinh Phản biện 3: PGS.TS Phạm Hữu Điển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng, họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Phòng Tư liệu khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- 1 I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước có vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình nhiều đồi núi chia cắt nên điều kiện khí hậu cũng rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu khá đặc trưng.Những yếu tố trên đã tạo nên những hệ sinh thái, thảm thực vật nhiệt đới phong phú và phát triển với nhiều loài thực vật quí hiếm mà trên thế giới không có. Cây Râu mèo (Cat’s whiskers), còn gọi là Râu mèo xoắn, cây Bông bạc, có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth., thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae). Ở Việt Nam, Râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Lào Cai (Sa Pa), Cao Bằng, Thanh Hóa (Vĩnh Lộc), Hà Nội (Văn Điển, Ba Vì), Sơn La, Bắc Giang, Lâm Đồng (Đà Lạt), Phú Yên (Tuy Hòa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)... Theo Đông y, Râu mèo có vị ngọt nhạt, tính mát, không độc; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùng trị viêm thận cấp tính và mạn tính; viêm bàng quang; sỏi tiết niệu. Thành phần hóa học bao gồm các flavonoids,cácdẫn xuất của caffeic acid và đặc biệt là một số các hợp chất diterpenes đã được nhận dạng là thành phần hóa học chính có mặt trong các loài Râu mèo. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài Râu mèo, trong đó phải kể đến là các hoạt tính nổi trội như chống ôxihóa, kháng viêm, hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của khối u, đặc biệt là tác dụng lợi tiểu sử dụng điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Râu mèo còn rất ít, chưa chuyên sâu, và các nghiên cứu về tác dụng sinh học cũng chưa được công bố nhiều.Cho tới nay chưa có công trình nào trong nước đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống về thành phần hóa học và tác dụng sinh học theo hướng chống tiểu đường, béo phì và chống ung thư của loài Râu mèo được thực hiện. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Râu mèo (Orthosiphon stamineus Benth) Việt Nam”để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thành phần hóa học của phần trên mặt đất cây Râu mèo (Orthosiphon stamineus Benth.) và đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được theo hướng chống tiểu đường và ung thư. 3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu quy trình tách chiết để phân lập các hợp chất từ cây Râu mèo. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng phép phân tích kết hợp các phương pháp phổ. Đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được theo hướng tác dụng liên quan bệnh tiểu đường (ức chế enzyme PTP1B và tăng cường hấp thụ đường 2-NBDG) và ung thư (ức chế một số dòng tế bào ung thư vú). 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây chúng tôi chọn là toàn bộ phần trên mặt đất của cây Râu mèo (Orthosiphon stamineus) được thu hái tại Trung tâm nghiên cứu và chế biến cây thuốc Hà Nội – Viện Dược liệu (địa chỉ:km-13, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội). 5. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu chi tiết về thành phần hóa học của cây Râu mèo (O. stamineus).Từ cao chiết tổng của loài này đã phân lập được 40 hợp chất bao gồm: 08 hợp chất khung phenylpropanoids là các dẫn xuất của lithospermic acid và rosmarinic acid (B1–B8), 07 hợp chất là dẫn xuất của benzoic acid (B10– B17),17 hợp chất khung flavonoids (B9, E18–E33), và 07 hợp chất diterpen khung pimarine (C34–C40). Trong số các hợp chất này phát hiện được 01 hợp chất mới đặt tên là orthospilarate (B2). Tất cả 40 hợp chất phân lập đều được đánh giá tác dụng ức chế enzyme protein tyrosine phosphatase 1B (PTP1B). 17 hợp chất phenylpropanoids (B1–B17 )và 07 hợp chất diterpen (C34–C40) được đánh giá tác dụng tăng cường hấp thụ đường 2-NBDG in vitro trên dòng tế bào mô mỡ 3T3-L1. Kết quả hầu hết các hợp chất thể hiện tác dụng và theo hướng phụ thuộc vào nồng độ. 16 hợp chất flavonoid (E18–E33) phân lập được từ phân đoạn EtOAc được đánh giá tác dụng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của 03 dòng tế bào ung thư vú người gồm MCF-7, MCF7/TAMR, và MDA-MB-231. Kết quả có 04 hợp chất (E30–E33) thể hiện tác dụng mạnh trên cả 03 dòng tế bào ung thu thử nghiệm, một số hợp chất khác thể hiện tác dụng chọn lọc trên một số dòng và có tác dụng trung bình yếu, các hợp chất còn lại không thể hiện tác dụng. 6. Bố cục luận án Luận án bao gồm 137 trang với 14 bảng số liệu, 64 hình, 5 sơ đồ. Kết cấu của luận án gồm: mở đầu (6 trang), tổng quan (23 trang), phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm (16 trang), kết quả và thảo luận (78 trang), kết luận (3 trang), danh mục các công trình công bố (1 trang), tài liệu tham khảo (10 trang).
- 2 II. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Chúng tôi trình bày những nội dung sau: 1.1. Giới thiệu về Chi Orthosiphon và cây Râu mèo (Orthosiphon stamineus) 1.1.1.Sơ lược về chi Orthosiphon 1.1.2. Sơ lược về cây Râu mèo (Orthosiphon stamineus Benth.) 1.2. Tình hình nghiên cứu về cây Râu mèo 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.2.1.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học cây Râu mèo 1.2.1.2. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Râu mèo 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về cây Râu mèo CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG,PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp thu thập mẫu và bảo quản Phương pháp thu thập mẫu thực vật tuân thủ theo tiêu chuẩn và yêu cầu về thực vật học để tiện cho lưu trữ, phân loại và giám định thực vật. Mẫu thu có các thông tin về địa điểm, tên mẫu, bộ phận thu, ảnh mẫu... Tạo tiêu bản mẫu: Các tiêu bản được lưu trữ trong kho bảo quản để đảm bảo mẫu không bị hỏng và mất tiêu bản, tiện cho việc tra cứu và tìm thông tin sau này. 2.1.2. Phương pháp chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc các chất phân lập được Để phân tích và phân tách cũng như phân lập các hợp chất, sẽ sử dụng các phương pháp sắc ký như: Sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký cột thường (CC), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)của hãng Agilent và các phương pháp hóa lý. 2.1.3. Phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất Cấu trúc các hợp chất được khảo sát nhờ sự kết hợp các phương pháp phổ: Phổ tử ngoại (UV), phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (EI-MS, ESI-MS, HR-ESI-MS). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều (1H- và13C- NMR) và2 chiều (COSY, HMBC, HSQC, NOESY). Phổ lưỡng sắc tròn (CD) và đo độ quay cực [α]D. 2.1.4. Phương pháp thử hoạt tính sinh học Phương pháp thử hoạt tính sinh học được thực hiện tại phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Ngoài ra, một số kết quả được thực hiện thêm ở phía đối tác nước ngoài. 2.2. Hóa chất và thiết bị 2.2.1. Hóa chất: Các dung môi sử dụng trong chiết xuất, chạy sắc ký thường: methanol, ethanol,n- hexane, chloroform, ethylacetate, acetone, buthanol, nước cất. Các dung môi dùng trong phân tích SKLM, và HPLC sử dụng loại tinh khiết của Merck, Pháp và Hàn Quốc, khi dùng cho các loại sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột nhanh sử dụng loại dung môi phân tích. 2.2.2 Thiết bị 2.2.3. Dụng cụ 2.3. Thực nghiệm 2.3.1. Nghiên cứu phân lập các hợp chất từ cây Râu mèo xoắn 2.3.1.1. Chiết xuất và tách phân đoạn từ nguyên liệu cây Râu mèo Nguyên liệu Râu mèo (2.1 kg) Chiết với MeOH (5L x 4 lần) Sử dụng siêu âm ở 40 oC, 5h/mẻ Lọc, cô quay loại dung môi thu hồi cao chiết Cao MeOH tổng (195 g) Hòa tan trong 1L nước cất, Chiết phân đoạn với CHCl3, EtOAc, và BuOH 1L x 5 lần. Cô quay đuổi dung môi thu hồi cao chiết Phân đoạn CHCl3 Phân đoạn EtOAc Phân đoạn BuOH Phân đoạn nƣớc (> 25 g) (> 11 g) (45 g) Sơ đồ 2.1. Quy trình chiết cao tổng và cao phân đoạn từ cây Râu mèo
- 3 2.3.1.2. Phân lập các hợp chất từ cặn chiết BuOH Sơ đồ 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn BuOH 2.3.1.3. Phân lập các hợp chất từ cặn chiết EtOAc
- 4 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn EtOAc 2.3.1.4. Phân lập các hợp chất từ cặn chiết CHCl3 Sơ đồ 2.4.Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn CHCl3 2.3.2. Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được - Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme PTP1B của các hợp chất -Đánh giá hoạt tính tăng cường sự hấp thụ đường 2-NBDG của các hợp chất trên dòng tế bào mô mỡ 3T3-L1. - Đánh giá hoạt tính ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tế bào ung thư vú người của các hợp chất
- 5 CHƢƠNG 3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thu thập và xác định tên khoa học mẫu thực vật Tiến hành thu thập mẫu Râu mèo nghiên cứu tại các địa điểm:Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Mẫu dược liệu được tạo tiêu bản mẫu và so sánh xác định tên khoa học bởi TS. Nguyễn Quốc Bình, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 3.2. Kết quả phân lập và tinh chế các hợp chất Từ ba cao phân đoạn CHCl3, EtOAc và BuOH bằng các kỹ thuật sắc ký khác nhau (SKBM, SKC, SKC nhanh, HPLC) đã phân lập và tinh chế thu được 40 hợp chất sạch. 3.3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ phân đoạn BuOH Hình 3.1.Cấu trúc hóa học của các hợp chất (B1‒B17) phân lập từ phân đoạn BuOH của cây Râu mèo 3.3.1. Hợp chất B1 (OSB-7.4.2): Lithospermic acid Dữ liệu phổ của hợp chất B1: [α]D +56.5 (c 0.5, MeOH); UV (MeOH): λmax: 252, 286, 304, và 332 nm. 1 H-NMR (400 MHz, methanol-d4) H (ppm): 7.82 (1H, d, J = 16.0 Hz, H-7), 7.21 (1H, d, J = 8.5 Hz, H-6), 6.81 (1H, d, J = 8.5 Hz, H-5), 6.79 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2''), 6.76 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2'), 6.75 (1H, d, J = 8.0 Hz, H-5''), 6.73 (1H, d, J = 2.0, 8.0 Hz, H-6''), 6.68 (1H, d, J = 8.0 Hz, H-5'), 6.61 (1H, dd, J = 2.0, 8.0 Hz, H6'), 6.33 (1H, d, J = 16.0 Hz, H-8), 5.91 (1H, d, J = 5.0 Hz, H-7''), 5.16 (1H, dd, J = 4.0, 8.0 Hz, H-8'), 4.37 (1H, d, J = 5.0 Hz, H-8''), 3.07 (1H, dd, J = 4.0, 14.0 Hz, H-7'a), 2.99 (1H, dd, J = 8.0, 14.0 Hz, H-7'b); 13 C-NMR (100 MHz, methanol-d4) C (ppm): 175.3 (C-9''), 173.7 (C-9'), 168.2 (C-9), 148.9 (C-3), 146.8 (C-3'), 146.7 (C-3''), 146.2 (C-4), 145.3 (C-4'), 145.3 (C-4''), 144.2 (C-7), 133.9 (C-1''), 129.4 (C- 1'), 127.8 (C-2), 124.7 (C-1), 122.0 (C-6), 121.8 (C-6''), 118.4 (C-5), 118.3 (C-6'), 117.7 (C-2'), 116.5 (C- 8, C-2''), 116.4 (C-5'), 113.5 (C-5''), 88.9 (C-7''), 74.9 (C-8'), 57.7 (C-8''), 38.0 (C-7'). Dựa trên các kết quả phân tích chi tiết dữ liệu phổ của hợp chất B1, kết hợp so sánh với các dữ liệu công bố trong tài liệu tham khảo, cho phép xác định cấu trúc hóa học của hợp chất B1 là lithospermic acid.
- 6 Hình 3.2.Cấu trúc hóa học và các tín hiệu tương tác HMBC chính của hợp chất B1 (lithospermic acid) 3.3.2. Hợp chất B2(OSB-7.4.4): Hợp chất mới Hợp chất B2 cũng thu được dưới dạng màu nâu nhạt, vô định hình. 22 Giá trị độ quay cực là [] D + 66.5 (c 0.5, MeOH) đo trong dung môi methanol; Phổ UV của hợp chất B2 biểu thị các dải hấp thụ cực đại tại các bước sóng max (MeOH): 252, 288, 304, và 332 nm; IR (KBr): 3338, 2966, 1722, 1612, 1518, 1250, 1190, 1091 cm-1; CD (c 0.4, MeOH): ∆ε254 (nm) + 33.54, ∆ε283 (nm) + 0.36, ∆ε330 (nm) + 10.03; HR-ESI-MS: m/z 535.1247 [M H] (calcd. for C28H23O11 535.1241); Công thức phân tử của hợp chất B2 được xác định là C28H24O11 dựa trên peak ion giả phân tử tại m/z 535.1247 [M‒H]‒ (tính toán cho công thức phân tử C28H24O11, KLPT: 535.1241) thu được trên phổ khối lượng ion hóa phun mù điện tử phân giải cao (HR-ESI-MS). So sánh các phổ NMR 1 chiều của B2 với hai hợp chất B1 và B3 cho thấy có sự tương đồng. Trên Phổ 1H NMR của B2 cũng thể hiện có 2 nhóm proton aliphatic tại các vị trí H 6.29 (d, J = 15.6 Hz, H-8), 7.71 (d, J = 15.6 Hz, H-7) tiếp hợp với nhóm carboxyl. Hình 3.3.Cấu trúc hóa học của hợp chất B2 (hợp chất mới) Tất cả các liên kết và sự sắp xếp các nhóm liên kết, các nhóm chức trong cấu trúc của hợp chất B2 được chứng minh dựa trên sự phân tích kỹ các phổ NMR 1 chiều kết hợp với các phổ 2 chiều (bao gồm COSY, HSQC, HMBC) NMR (Hình 3.3). Hình 3.4.Các tín hiệu HMBC, COSY and NOESY của hợp chất B2 Bảng 3.2.Dữ liệu phổ 1H-NMR (500 MHz, methanol-d4) và 13C-NMR (125 MHz, methanol-d4) của hợp chất B2 và hợp chất tham khảo (Orthosiphoic acid A): Hợp chất B2 Orthosiphoic acid A TT δC δH(mult., J Hz) δC δH (mult., J Hz) 1 127.0 127.9 2 124.7 124.9 3 146.9 149.0 4 145.3 144.1 5 118.5 6.81 (1H, d, 8.5) 118.4 6.81 (1H, d, 8.4) 6 122.0 7.18 (1H, d, 8.5) 122.0 7.20 (1H, d, 8.4) 7 143.8 7.71 (1H, d, 15.6) 144.2 7.82 (1H, d, 15.6) 8 116.9 6.29 (1H, d, 15.6) 116.5 6.32 (1H, d, 15.6) 9 168.3 168.4 1 129.0 129.1 2 131.6 7.12 (1H, d, 8.5) 131.7 7.12 (1H, d, 8.4) 3 116.3 6.70 (1H, d, 8.5) 116.4 6.71 (1H, d, 8.4) 4 157.4 157.4 5 116.3 6.70 (1H, d, 8.5) 116.4 6.71 (1H, d, 8.4)
- 7 6 131.6 7.12 (1H, d, 8.5) 131.7 7.12 (1H, d, 8.4) 3.14 (1H, dd, 4.0, 14.5) 38.0 3.12 (1H, dd, 4.2, 14.4) 7 38.0 3.04 (1H, dd, 8.5, 14.5) 3.05 (1H, dd, 8.4, 14.45) 8 75.4 5.18 (1H, dd, 4.0, 8.5) 75.5 5.17 (1H, dd, 4.2, 8.4) 9 173.7 174.9 1 133.6 133.9 2 116.5 6.77 (1H, d, 2.0) 113.6 6.79 (1H, d, 2.4) 3 146.7 146.9 4 149.0 146.8 5 113.6 6.75 (1H, d, 8.0) 116.6 6.75 (1H, d, 8.4) 6 118.4 6.70 (1H, dd, 2.0, 8.0) 118.4 6.72 (1H, dd, 2.4, 8.4) 7 88.7 5.88 (1H, d, 5.0) 89.1 5.91 (1H, d, 4.8) 8 57.4 4.43 (1H, d, 5.0) 57.9 4.35 (1H, d, 4.8) 9 174.4 175.3 9-OCH3 53.3 3.71 (3H, s) Cấu trúc tương đối của vị trí C-7′′ và C-8′′ của vòng benzofuran được nhận dạng là trans dựa vào việc tính toán hằng số liên kết của 2 proton H-7′′ và H-8′′ tương ứng là J = 5.0 Hz. Trên phổ CD của hợp chất B2 xuất hiện dải sóng hấp thụ cực đại dương (hiệu ứng Cotton) tại bước sóng 254 nm với giá trị ∆ε254 (nm) + 33.54 chứng minh cấu trúc tuyệt đối tại vị trí C-7′′ có dạng S. Hợp chất B2 thể hiện giá trị độ quay cực dương + 66.5 (c 0.5, MeOH) chứng tỏ cấu trúc tuyệt đối tại vị trí C-8′ có dạng R. Từ các kết quả phân tích phổ nêu trên, hợp chất B2 được nhận dạng là 9-Methyl orthosiphoate A. Đây là một hợp chất mới và được đặt tên là orthospilarate. 3.3.3. Hợp chất B.3 (OSB-7.5.4):9-Methyl lithospermate Hợp chất B3 cũng thu được dưới dạng màu nâu nhạt, vô định hình. Phổ UV của B3 cũng thể hiện các píc hấp thụ tại λmax: 253, 286, 305, và 333 nm. 1 H-NMR (500 MHz, methanol-d4) H (ppm): 7.71 (1H, d, J = 16.0 Hz, H-7), 7.18 (1H, d, J = 8.5 Hz, H-6), 6.80 (1H, d, J = 8.5 Hz, H-5), 6.77 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2''), 6.76 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2'), 6.75 (1H, d, J = 8.0 Hz, H-5''), 6.71 (1H, d, J = 2.0, 8.0 Hz, H-6''), 6.67 (1H, d, J = 8.0 Hz, H-5'), 6.61 (1H, dd, J = 2.0, 8.0 Hz, H6'), 6.29 (1H, d, J = 16.0 Hz, H-8), 5.88 (1H, d, J = 5.0 Hz, H-7''), 5.19 (1H, dd, J = 4.0, 8.5 Hz, H-8'), 4.43 (1H, d, J = 5.0 Hz, H-8''), 3.69 (3H, s, 9''-OCH3), 3.15 (1H, dd, J = 4.0, 14.0 Hz, H-7'a), 3.04 (1H, dd, J = 8.5, 14.0 Hz, H-7'b); 13 C-NMR (125 MHz, methanol-d4) C (ppm): 174.4 (C-9''), 173.8 (C-9'), 168.3 (C-9), 149.0 (C-3), 146.9 (C-3'), 146.8 (C-3''), 146.2 (C-4), 145.3 (C-4'), 145.2 (C-4''), 143.8 (C-7), 133.5 (C-1''), 129.8 (C-1'), 127.0 (C-2), 124.7 (C-1), 122.0 (C-6), 121.8 (C-6''), 118.4 (C-5, C-6'), 117.6 (C-2'), 117.0 (C-8), 116.5 (C- 2''), 116.4 (C-5'), 113.6 (C-5''), 88.7 (C-7''), 75.4 (C-8'), 57.5 (C-8''), 53.4 (9''-OCH3), 38.0 (C-7'). Phổ 1H và 13C NMR của hợp chất B3 cho thấy giống với hợp chất B1 ngoại trừ sự xuất hiện của nhóm methoxy tại vị trí H3.69 (3H, s, 9′′-OCH3) và C 53.4. Dựa trên các kết quả phân tích chi tiết dữ liệu phổ của hợp chất B3 kết hợp so sánh với các dữ liệu công bố trong tài liệu tham khảo, cho phép xác định cấu trúc hóa học của hợp chất B3 là 9-Methyl lithospermate. Hình 3.5. Cấu trúc hóa học và các tín hiệu tương tác HMBC chính của hợp chấtB3 3.3.4. Hợp chất B4 (OSB-3.3.1): (S)-()-rosmarinic acid 22 Dữ liệu phổ của hợp chất B4: [] D 110° (c 0.5, MeOH); 1 H-NMR (400 MHz, methanol-d4) H (ppm): 7.56 (1H, d, J = 15.6 Hz, H-7), 7.06 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2), 6.94 (1H, dd, J = 2.0, 8.4 Hz, H-6), 6.78 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5), 6.71 (1H, s, H-2'), 6.70 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5'), 6.57 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-6'), 6.28 (1H, d, J = 15.6 Hz, H-8), 5.17 (1H, dd, J = 4.4, 8.4 Hz, H-8'), 3.09 (1H, dd, J = 14.0, 4.4 Hz, H-7'a), 3.00 (1H, dd, J = 14.0, 8.4 Hz, H-7'b);
- 8 C-NMR (100 MHz, methanol-d4) C (ppm): 173.7 (C-9'), 168.5 (C-9), 149.5 (C-4), 148.0 (C-7), 13 146.8 (C-4'), 146.6 (C-3), 146.5 (C-3'), 129.6 (C-1), 127.8 (C-1'), 123.4 (C-6), 121.9 (C-6'), 117.7 (C-2'), 116.4 (C-8), 115.4 (C-2), 114.7 (C-5'), 114.3 (C-5), 74.6 (C-8'), 37.8 (C-7'). Dựa vào các dữ liệu phân tích phổ nêu trên kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo cho phép xác định cấu trúc hóa học của hợp chất B4 là (S)-()-rosmarinic acid. Hình 3.6. Cấu trúc hóa học của hợp chất B4. 3.3.5. Hợp chất B5 (OSB-3.3.2): (R)-()-rosmarinic acid 22 Dữ liệu phổ của hợp chất OSB-3.3.2: [] D +108° (c 0.5, MeOH); 1 H-NMR (400 MHz, methanol-d4) H (ppm): 7.56 (1H, d, J = 15.6 Hz, H-7), 7.06 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2), 6.94 (1H, dd, J = 2.0, 8.4 Hz, H-6), 6.78 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5), 6.71 (1H, s, H-2'), 6.70 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5'), 6.57 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-6), 6.28 (1H, d, J = 15.6 Hz, H-8), 5.22 (1H, dd, J = 5.2, 7.2 Hz, H-8'), 3.11 (1H, dd, J = 14.0, 5.2 Hz, H-7'a), 3.01 (1H, dd, J = 14.0, 7.2 Hz, H-7'b); 13 C-NMR (100 MHz, methanol-d4) C (ppm): 173.7 (C-9'), 168.5 (C-9), 149.5 (C-4), 148.0 (C-7), 146.6 (C-4'), 146.5 (C-3), 144.8 (C-3'), 129.3 (C-1), 127.6 (C-1'), 123.4 (C-6), 121.9 (C-6'), 117.7 (C-2'), 116.4 (C-8), 115.4 (C-2), 114.7 (C-5'), 114.3 (C-5), 74.6 (C-8'), 37.8 (C-7'). Tất cả các dữ liệu phổ của hợp chất B5 cho thấy giống tương tự như với hợp chất B4 ngoại trừ giá trị độ quay cực của hợp chất B5 đo được tại 22 độ C là +108°, điều này chứng minh cấu hình dạng R tại vị trí C-8'. Do đó, cấu trúc hóa học của hợp chất B5 được xác định là (R)-()-rosmarinic acid. Hình 3.7. Cấu trúc hóa học của hợp chấtB5. 3.3.6. Hợp chất B6 (OSB-3.3.3): methyl rosmarinate 1 H-NMR (400 MHz, methanol-d4) H (ppm): 7.55 (1H, d, J = 16.0 Hz, H-7), 7.05 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2), 6.96 (1H, dd, J = 2.0, 8.4 Hz, H-6), 6.78 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5), 6.71 (1H, s, H-2'), 6.70 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5'), 6.57 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-6'), 6.27 (1H, d, J = 16.0 Hz, H-8), 5.19 (1H, dd, J = 5.6, 7.2 Hz, H- 8'), 3.68 (3H, s, OCH3), 3.10 (1H, dd, J = 14.0, 5.6 Hz, H-7'a), 3.02 (1H, dd, J = 14.0, 7.2 Hz, H-7'b); 13 C-NMR (100 MHz, methanol-d4) C (ppm): 172.3 (C-9'), 168.5 (C-9), 149.9 (C-4), 148.1 (C-7), 146.9 (C-4'), 146.3 (C-3), 145.5 (C-3'), 128.9 (C-1), 127.7 (C-1'), 123.4 (C-6), 121.9 (C-6'), 117.7 (C-2'), 116.4 (C-8), 115.4 (C-2), 114.7 (C-5'), 114.3 (C-5), 74.8 (C-8'), 38.0 (C-7'), 52.9 (OCH3). Phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất B6 giống với hợp chất số B4 và B5, ngoại trừ sự xuất hiện của nhóm methyl liên kết với nguyên tử oxy của nhóm carboxy trong hợp chất B6 [H3.68 (3H, s, OCH3), C52.9 (OCH3)]. Do đó, cấu trúc hóa học của hợp chất B6 được nhận dạng là methyl rosmarinate. Hình 3.8. Cấu trúc hóa học của hợp chất B6. 3.3.7. Hợp chất B7 (OSB-7.1.2):clinopodic acid A Dữ liệu phổ của hợp chất B7: 1 H-NMR (400 MHz, methanol-d4) H (ppm): 7.52 (1H, d, J = 15.6 Hz, H-7), 7.03 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2), 6.93 (1H, dd, J = 2.0, 8.4 Hz, H-6), 6.77 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5), 7.12 (2H, d, J = 8.4 Hz, H- 2', H-6'), 6.70 (2H, d, J = 8.4 Hz, H-3', H-5'), 6.26 (1H, d, J = 15.6 Hz, H-8), 5.17 (1H, dd, J = 2.8, 5.6 Hz, H-8'), 3.14 (1H, dd, J = 2.8, 9.6 Hz, H-7'a), 3.05 (1H, dd, J = 5.6, 9.6 Hz, H-7'b);
- 9 13 C-NMR (100 MHz, methanol-d4) C (ppm): 173.7 (C-9'), 168.7 (C-9), 157.3 (C-4'), 149.7 (C-4), 147.4 (C-7), 146.9 (C-3), 131.5 (C-2',C-6'), 131.4 (C-1), 127.9 (C-1'), 123.1 (C-6), 116.6 (C-3',C-5'), 116.2 (C-8), 115.2 (C-2), 115.1 (C-5), 76.1 (C-8'), 38.2 (C-7'). Khi so sánh các phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất B7 cho thấy sự giống nhau với hợp chất B4, tuy nhiên ở vòng thơm của nhóm đơn vị trans-caffeoyl đã bị thay thế nhóm OH bởi hydro (mất đi một nhóm OH) để tạo thành vòng phenyl thế ở vị trí 1,4-ortho, do đó hợp chất B7 được nhận dạng là clinopodic acid A. Hình 3.9. Cấu trúc hóa học của hợp chất B7 3.3.8. Hợp chất B8 (OSB-7.4.2.1): clinopodic acid B Dữ liệu phổ của hợp chất B8: 1 H-NMR (400 MHz, methanol-d4) H (ppm): 7.611 (1H, d, J = 15.6 Hz, H-7), 7.19 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2), 7.08 (1H, dd, J = 2.0, 8.0 Hz, H-6), 6.81 (1H, d, J = 8.0 Hz, H-5), 6.77 (1H, d, J = 8.0 Hz, H- 5'), 6.75 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2'), 6.62 (1H, dd, J = 2.0, 8.0 Hz, H-6), 6.36 (1H, d, J = 15.6 Hz, H-8), 5.19 (1H, dd, J = 3.2, 6.8 Hz, H-8'), 3.90 (3H, s, 3'-OCH3), 3.10 (1H, dd, J = 3.2, 11.6 Hz, H-7'a), 3.00 (1H, dd, J = 6.8, 11.6 Hz, H-7'b); 13 C-NMR (100 MHz, methanol-d4) C (ppm): 174.5 (C-9'), 168.7 (C-9), 150.8 (C-3'), 149.7 (C-4), 147.4 (C-7), 146.3 (C-4'), 145.4 (C-3), 129.5 (C-1), 127.8 (C-1'), 124.4 (C-6), 121.9 (C-6'), 117.7 (C-2'), 116.4 (C-8), 115.9 (C-2), 114.9 (C-5'), 111.9 (C-5), 74.9 (C-8'), 38.1 (C-7'), 56.5 (3'-OCH3). Phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất B8 cho thấy giống với hợp chất B5, ngoại trừ nhóm OH ở vị trí C-3′ trong hợp chất B5 đã được thế bởi nhóm methoxy[H3.90 (3H, s, OCH3), C56.5 (OCH3)] trong hợp chất B8. Do đó, cấu trúc hóa học của hợp chất B8 được nhận dạng là clinopodic acid B. Hình 3.10. Cấu trúc hóa học của hợp chất B8 3.3.9. Hợp chất B9 (OSB-7.1.1): astragalin Dữ liệu phổ của hợp chất OSB-7.1.1: hợp chất OSB-7.1.1 thu được dạng bột màu vàng. UV (c 0.02, MeOH) λmax nm: 256, 270, 350; EI-MS m/z 449 [M+H]+ (C21H20O11, M = 448). 1 H-NMR (500 MHz, acetone-d6) H ppm: 6.40 (1H, brs, H-6), 6.21 (1H, brs, H-8), 8.05 (2H, br d, J = 9.0 Hz, H-2′/H-6′), 6.87 (2H, br d, J = 8.7 Hz, H-3′/H-5′),5.25 (1H, d, J = 7.5 Hz, H-1′′), 3.34 (1H, m, H-2′′), 3.43 (1H, m, H-3′′), 3.22 (1H, m, H-4′′), 3.53 (1H, m, H-5′′), 3.86 (1H, m, H-6′′a), 3.70 (1H, dd, J = 2.1, 15.3 Hz, H-6′′b); 13 C-NMR (125 MHz, acetone-d6) Cppm: 158.6 (C-2), 135.6 (C-3), 179.7 (C-4), 166.1 (C-5), 100.0 (C-6), 161.7(C-7), 94.9 (C-8), 159.2 (C-9), 105.9 (C-10), 122.9 (C-1′), 132.4 (C-2′/C-6′), 116.2 (C-3′/C- 5′), 163.2 (C-4′), 104.2 (C-1′′), 75.9 (C-2′′), 78.6 (C-3′′), 71.5 (C-4′′), 78.2 (C-5′′), 62.8 (C-6′′). Hợp chất thu được dưới dạng bột màu vàng vô định hình, công thức phân tử của B9 là C21H20O11, tính toán được dựa vào píc ion phân tử tại m/z 449 [M + H]+(tính toán cho KLPT: M = 448) trên phổ ESI- MS. Phổ UV của B9 cho bước sóng hấp phụ cực đại tại 270 và 350 nm, gợi ý về cấu trúc của một hợp chất khung flavonol. Với các dữ liệu phổ, kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo, cho phép nhận dạng cấu trúc hóa học của hợp chất B9 là kaempferol-3-O-β-D-glucopyranoside, với tên khoa học là astragalin. Hình 3.11. Cấu trúc hóa học của hợp chất B9
- 10 3.3.10. Hợp chất B10 (OSB-1.1.1): 3-(3,4-dihydroxyphenyl)lactic acid Dữ liệu phổ của hợp chất B10: 1 H-NMR (400 MHz, methanol-d4) H ppm: 6.70 (1H, d, J = 1.8 Hz, H-2), 6.68 (1H, d, J = 8.1 Hz, H-5), 6.57 (1H, dd, J = 1.8, 8.1 Hz, H-6), 2.93 (1H, dd, J = 5.1, 7.2 Hz, H-7a), 2.76 (1H, dd, J = 7.2, 13.1 Hz, H-7b), 4.25 (1H, dd, J = 5.1, 7.5 Hz, H-8); 13 C-NMR (100 MHz, methanol-d4) C ppm: 130.5 (C-1), 117.8 (C-2), 146.1 (C-3), 145.1 (C-4), 116.3 (C-5), 122.0 (C-6), 41.3 (C-7), 73.3 (C-8), 177.5 (C-9). Từ các dữ liệu phổ thu được kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định cấu trúc hóa học của hợp chất B10 là 3-(3,4-dihydroxyphenyl)lactic acid. Hình 3.12. Cấu trúc hóa học và các dữ kiện ghép phổ của hợp chất B10 3.3.11. Hợp chất B11 (OSB-1.2.0): protocatechuic acid So sánh kết quả phổ thu được với tài liệu công bố, cho phép kết luận công thức hóa học của hợp chất B11 là protocatechuic acid. Hình 3.13. Cấu trúc hóa học của hợp chất B11 3.3.12. Hợp chất B12 (OSB-1.2.1): dihydrocaffeic acid Từ các dữ liệu phổ thu được kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định cấu trúc hóa học của hợp chất B12 là dihydrocaffeic acid. Hình 3.14. Cấu trúc hóa học và các dữ kiện ghép phổ của hợp chất B12 3.3.13. Hợp chất B13 (OSB-1.2.2): p-hydroxybenzoic acid Phân tích phổ thu được cho phép kết luận hợp chất B13 là p-hydroxybenzoic acid. Hình 3.15. Cấu trúc hóa học của hợp chất B13 3.3.14. Hợp chất B14 (OSB-2.1.1):oresbiusin A Từ các dữ liệu phổ thu được kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định cấu trúc hóa học của hợp chất B14 là oresbiusin A. Hình 3.16. Cấu trúc hóa học và các dữ kiện ghép phổ của hợp chất B14
- 11 3.3.15. Hợp chất B15 (OSB-2.1.2):Caffeic acid Từ các kết quả phân tích phổ thu được cho phép kết luận hợp chất B15 là caffeic acid. Hình 3.17.Cấu trúc hóa học và các dữ kiện ghép phổ của hợp chất B15 3.3.16. Hợp chất B16 (OSB-2.3.1): Methyl 3,4-dihydroxycinnamate So sánh các dữ liệu phổ thu được với tài liệu tham khảo cho phép kết luận hợp chất B16 là methyl 3,4-dihydroxycinnamate. Hình 3.18. Cấu trúc hóa học và các dữ kiện ghép phổ của hợp chất B16 3.3.17. Hợp chất B17 (OSB-2.3.2):Vanillic acid Qua phân tích các dữ liệu phổ NMR kết hợp các tài liệu tham khảo, kết luận hợp chất B17 là vanilic acid. Hình 3.19. Cấu trúc hóa học của hợp chất B17 3.4. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập đƣợc từ phân đoạn EtOAc Hình 3.20.Cấu trúc hóa học của các hợp chất (E18‒E33) phân lập từ phân đoạn EtOAc của cây Râu mèo 3.4.1. Hợp chất E18 (OSEA-12.1.1): 3,7,3′,4'-tetramethylquercetin Dữ liệu phổ của hợp chất E18: CTPT: C19H18O7; KLPT: m/z = 358.10; IR νmax (MeOH): 3497, 3320, 2959, 1685, 1635, 1603, 1527, 1280, 1182, 1112, 853, 810 cm−1; UV (MeOH) λmax: 270 and 340 nm. 1 H NMR (400 MHz, acetone-d6) δH ppm: 6.87 (1H, br s, H-6), 6.78 (1H, br s, H-8), 7.63 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2ʹ), 7.15 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5ʹ), 7.71 (1H, dd, J = 2.0, 8.4 Hz, H-6ʹ), 3.80, 3.98, 3.93, 3.96 (3H, s, 3,7,3′,4′-OCH3);
- 12 13 C NMR (100 MHz, acetone-d6) δC ppm: 153.4 (C-2), 132.8 (C-3), 182.8 (C-4), 158.9 (C-5), 90.8 (C-6), 164.8 (C-7), 90.7 (C-8), 152.5 (C-9), 106.3 (C-10), 123.9 (C-1′), 111.3 (C-2′), 153.3 (C-3′), 149.5 (C-4′), 108.9 (C-5′), 120.3 (C-6′), 61.1, 56.3, 56.3, 56.3 (3,7,3′,4′-OCH3). Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E18 kể trên kết hợp so sánh các dữ liệu phổ thu được với các dữ liệu phổ trong tài liệu tham khảo, cho phép xác định hợp chất E18 có cấu trúc là 5-hydroxy- 3,7,3′,4'-tetramethoxyflavone hay 3,7,3′,4'-tetramethylquercetin. Hình 3.21. Cấu trúc hóa học của hợp chất E18 3.4.2. Hợp chất E19 (OSEA-11.9):3,5-dihydroxy-7,4'-dimethoxyflavone Dữ liệu phổ của hợp chất E19: CTPT: C17H14O6; KLPT: m/z = 314.079; 1 H NMR (400 MHz, acetone-d6) δH ppm: 6.87 (1H, br s, H-6), 6.70 (1H, br s, H-8), 8.03 (2H, d, J = 9.0 Hz, H-2ʹ/H-6ʹ), 7.12 (2H, d, J = 9.0 Hz, H-3ʹ/5ʹ), 3.91 (3H, s, 4ʹ-OCH3), 3.99 (3H, s, 7-OCH3), 7.58 (1H, br s, 3-OH), 12.69 (1H, s, 5-OH); 13 C NMR (100 MHz, acetone-d6) δC ppm: 151.2 (C-2), 136.5 (C-3), 183.5 (C-4), 163.7 (C-5), 104.2 (C-6), 164.8 (C-7), 91.6 (C-8), 147.3 (C-9), 106.5 (C-10), 131.3 (C-1ʹ), 129.0 (C-2ʹ/C-5′), 115.4 (C-3ʹ/C- 4′), 56.8 (7-OCH3), 56.0 (4ʹ-OCH3). Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E19 kể trên kết hợp với so sánh các dữ liệu phổ thu được với các dữ liệu trong tài liệu tham khảo, cho phép kết luận hợp chất E19 là 3,5-dihydroxy-7,4'- dimethoxyflavone. Hình 3.22. Cấu trúc hóa học của hợp chất E19 3.4.3. Hợp chất E20 (OSEA-11.6.3):5,7,4'-trimethoxyflavone hay 5,7,4'-trimethylapigenin Dữ liệu phổ của hợp chất E20:CTPT: C18H16O5; KLPT: m/z = 312.0998; 1 H NMR (400 MHz, CDCl3) δH ppm: 6.59 (1H, s, H-3), 6.54 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-6), 6.35 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-8), 7.81 (1H, br d, J = 9.0, H-2ʹ/ H-6ʹ), 6.98 (1H, br d, J = 9.0 Hz, H-5ʹ/ H-3ʹ), 3,86 (3H, s, 4′-OCH3), 3,89 (3H, s, 5-OCH3), và 3,94 (3H, s, 7-OCH3). Kết hợp với so sánh các dữ liệu phổ thu được của hợp chất E20 với các dữ liệu trong tài liệu tham khảo cho phép kết luận hợp chất E20 là 5,7,4′-trimethoxyflavone hay 5,7,4′-trimethylapigenin. Hình 3.23. Cấu trúc hóa học của hợp chất E20 3.4.4. Hợp chất E21 (OSEA-11.1.5.1):pentamethylquercetin Dữ liệu phổ của hợp chất E21: CTPT: C20H20O7; KLPT: m/z = 372.1209; IR νmax (MeOH): 3497, 3320, 2959, 1685, 1635, 1603, 1527, 1280, 1182, 1112, 853, 810 cm−1; 1 H NMR (400 MHz, acetone-d6) δH ppm: 7.11 (1H, br s, H-6), 6.58 (1H, br s, H-8), 7.57 (1H, d, J = 1.6, H-2ʹ), 7.13 (1H, d, J = 7.5 Hz, H-5ʹ), 7.64 (1H, dd, J = 1.6, 7.5 Hz, H-6ʹ), 3.82, 3.88, 4.00, 3.91, 3.95 (each 3H, s, 3, 5, 7, 3′, 4′-OCH3). Từ kết quả phân tích phổ của hợp chất E21 kể trên kết hợp với so sánh với tài liệu tham khảo cho phép kết luận hợp chất E21 là pentamethylquercetin.
- 13 Hình 3.24. Cấu trúc hóa học của hợp chất E21 3.4.5. Hợp chất E22 (OSEA-11.1.4.0):5-hydroxy-3,7,4′-trimethoxyflavone Dữ liệu phổ của hợp chất E22: CTPT: C18H16O6; KLPT: m/z = 328.0947; 1 H NMR (400 MHz, acetone-d6) δH ppm: 6.88 (1H, br s, H-6), 6.74 (1H, br s, H-8), 8.05 (1H, br d, J = 9.0, H-2ʹ/ H-6ʹ), 7.13 (1H, br d, J = 9.0 Hz, H-5ʹ/ H-3ʹ), 3.80, 3.92, và 3.99 (3H, s, -OCH3); 13 C NMR (100 MHz, acetone-d6) δC ppm: 154.2 (C-2), 135.6 (C-3), 183.6 (C-4), 163.9 (C-5), 104.4 (C-6), 165.0 (C-7), 92.1 (C-8), 154.0 (C-9), 106.6 (C-10), 1244 (C-1ʹ), 129.1 (C-2ʹ/ C-6ʹ), 115.5 (C-3ʹ/ C- 5ʹ), 160.2 (C-4ʹ), 56.1 (4ʹ-OCH3), 56.9 (3-OCH3), 60.6 (7-OCH3). Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E22 kết hợp với so sánh với các dữ liệu trong tài liệu tham khảo, cho phép nhận dạngcấu trúc hóa học của hợp chất E22 là 5-hydroxy-3,7,4'-trimethoxyflavone. Hình 3.25. Cấu trúc hóa học của hợp chất E22 3.4.6. Hợp chất E23 (OSEA-11.1.4.1):3,5,7,4'-tetramethoxyflavone Dữ liệu phổ của hợp chất E23: CTPT: C19H18O6; KLPT: m/z = 342.1103; 1 H NMR (400 MHz, acetone-d6) δH ppm: 7.10 (1H, br s, H-6), 6.53 (1H, br s, H-8), 7.95 (1H, br d, J = 9.0, H-2ʹ/ H-6ʹ), 7.08 (1H, br d, J = 9.0 Hz, H-5ʹ/ H-3ʹ), 3.81, 3.87, 3.99, 3.89, (3H, s, 3, 5, 7, 4′-OCH3); 13 C NMR (100 MHz, acetone-d6) δC ppm: 152.3 (C-2), 141.3 (C-3), 176.5 (C-4), 163.2 (C-5), 107.2 (C-6), 161.5 (C-7), 97.7 (C-8), 153.2 (C-9), 113.6 (C-10), 124.6 (C-1ʹ), 128.5 (C-2ʹ/ C-6ʹ), 115.6 (C-3ʹ/ C- 5ʹ), 158.8 (C-4ʹ), 55.9 (4ʹ-OCH3), 56.8 (3-OCH3), 61.5 (7-OCH3), 62.4 (5-OCH3). Từ kết quả phân tích phổ của hợp chất E23 kể trên kết hợp so sánh với các dữ liệu trong tài liệu tham khảo, cho phép nhận dạng cấu trúc hóa học của hợp chất E23 là 3,5,7,4′-tetramethoxyflavone. Hình 3.26. Cấu trúc hóa học của hợp chất E23 3.4.7. Hợp chất E24 (OSEA-10.6.1):5,7,2′,5′-tetramethoxyflavone Dữ liệu phổ của hợp chất E24: CTPT: C19H18O6; KLPT: m/z = 342.1103; 1 H NMR (400 MHz, CDCl3) δH ppm: 6.58 (1H, s, H-3), 6.54 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-6), 6.35 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-8), 7.45 (1H, d, J = 1.8 Hz, H-2ʹ), 7.38 (1H, dd, J = 2.0, 8.5 Hz, H-4ʹ), 6.92 (1H, d, d, J = 8.5 Hz, H-5′), 3.89 (6H, s), 3.93 và 3,95 (each 3H, s, -OCH3); 13 C NMR (100 MHz, CDCl3) δC ppm: 157.5 (C-2), 114.1 (C-3), 177.9 (C-4), 160.7 (C-5), 95.8 (C- 6), 163.8 (C-7), 92.6 (C-8), 159.8 (C-9), 109.0 (C-10), 120.9 (C-1ʹ), 114.4 (C-2ʹ), 152.1 (C-3ʹ), 116.6 (C- 4′), 112.7 (C-5′), 153.2 (C-6ʹ), 55.6 (5-OCH3), 56.3 (7-OCH3), 55.8 (3′-OCH3), 56.0 (6ʹ-OCH3). Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E24 kể trên kết hợp với so sánh với các dữ liệu trong tài liệu tham khảo, cho phép kết luận cấu trúc hóa học của hợp chất E24 là 5,7,2',5'-tetramethoxyflavone. Hình 3.27. Cấu trúc hóa học của hợp chất E24
- 14 3.4.8. Hợp chất E25 (OSEA-10.5.1):3-hydroxy-5,7,4′-trimethoxyflavone Dữ liệu phổ của hợp chất E25: CTPT: C18H16O6; KLPT: m/z = 328,0947; 1 H NMR (400 MHz, CDCl3) δH ppm: 6.80 (1H, br s, H-6), 6.57 (1H, br s, H-8), 7.79 (1H, br d, J = 8.7 Hz, H-2ʹ/ H-6ʹ), 6.97 (1H, br d, J = 8.7 Hz, H-5ʹ/ H-3ʹ), 3.86 (3H, s, 4′-OCH3), 3.99 (6H, s, 5/7-OCH3); 13 C NMR (100 MHz, CDCl3) δC ppm: 152.1 (C-2), 136.8 (C-3), 177.2 (C-4), 161.6 (C-5), 107.0 (C- 6), 162.3 (C-7), 96.4 (C-8), 152.3 (C-9), 112.4 (C-10), 124.1 (C-1ʹ), 127.8 (C-2ʹ/ C-6ʹ), 114.6 (C-3ʹ/ C-5ʹ), 144.4 (C-4ʹ), 55.7 (4ʹ-OCH3), 56.6 (3-OCH3), 62.8 (7-OCH3). Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E25 kể trên kết hợp với so với các dữ liệu trong tài liệu tham khảo, cho phép kết luận hợp chất E25 là 3-hydroxy-5,7,4′-trimethoxyflavone. Hình 3.28. Cấu trúc hóa học của hợp chất E25 3.4.9. Hợp chất E26 (OSEA-10.5.2):5,7,3′,4′-tetramethoxyflavone Dữ liệu phổ của hợp chất E26: CTPT: C19H18O6; KLPT: m/z = 342,1103; 1 H NMR (400 MHz, CDCl3) δH ppm: 6.58 (1H, s, H-3), 6.54 (1H, d, J = 2.1 Hz, H-6), 6.35 (1H, d, J = 2.1 Hz, H-8), 7.30 (1H, d, J = 1.6 Hz, H-2ʹ), 6.94 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5ʹ), 7.49 (1H, dd, J = 1.6, 8.4 Hz, H-6′), 3.90 (3H, s, 5-OCH3), và 3.95 (9H, s, 7/3′/4′-OCH3); 13 C NMR (100 MHz, CDCl3) δC ppm: 160.0 (C-2), 111.2 (C-3), 177.9 (C-4), 161.0 (C-5), 96.3 (C- 6), 164.2 (C-7), 93.0 (C-8), 160.9 (C-9), 109.4 (C-10), 124.2 (C-1ʹ), 108.7 (C-2ʹ), 149.4 (C-3ʹ), 151.9 (C- 4′), 108.1 (C-5′), 119.7 (C-6ʹ), 56.0 (5-OCH3), 56.7 (7-OCH3), 56.3 (3′-OCH3), 56.3 (4ʹ-OCH3). Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E26 kể trên kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo, cho phép kết luận hợp chất E26 là 5,7,3′,4′-tetramethoxyflavone. Hình 3.29. Cấu trúc hóa học của hợp chất E26 3.4.10. Hợp chất E27 (OSEA-10.2.1):7-hydroxy-3,5,3′,4′-tetramethoxyflavone Dữ liệu phổ của hợp chất E27: CTPT: C19H18O7; KLPT: m/z = 358.1053; UV (c 0.02, MeOH) λmax nm:272, 341; 1 H NMR (400 MHz, CDCl3) δH ppm: 6.73 (1H, br s, H-6), 6.51 (1H, br s, H-8), 7.23 (1H, d, J = 2.1 Hz, H-2ʹ), 6.89 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5ʹ), 7.42 (1H, dd, J = 2.1, 8.4 Hz, H-6′), 3.90 (3H, s, 3-OCH3), 3.89 (3H, s, 5-OCH3), 3.85 (3H, s, 3′-OCH3), và 3.93 (3H, s, 4′-OCH3); 13 C NMR (100 MHz, CDCl3) δC ppm: 152.5 (C-2), 140.3 (C-3), 177.2 (C-4), 157.7 (C-5), 107.3 (C- 6), 161.1 (C-7), 96.3 (C-8), 151.8 (C-9), 112.8 (C-10), 124.0 (C-1ʹ), 111.1 (C-2ʹ), 154.5 (C-3ʹ), 149.2 (C- 4′), 108.5 (C-5′), 119.6 (C-6ʹ), 56.1 (3-OCH3), 61.1 (5-OCH3), 62.2 (7-OCH3), 56.4 (4′-OCH3). Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E27 kể trên kết hợp với so sánh với tài liệu tham khảo, cho phép kết luận hợp chất E27 là 7-hydroxy-3,5,3′,4′-tetramethoxyflavone. Hình 3.30. Cấu trúc hóa học của hợp chất E27 3.4.11. Hợp chất E28 (OSEA-10.2.2):7,3′,4′-trimethylquercetin Dữ liệu phổ của hợp chất E28: CTPT: C19H18O7; KLPT: m/z = 358.1053; UV (c 0.02, MeOH) λmax nm: 270, 340;
- 15 1 H NMR (400 MHz, acetone-d6) δH ppm: 6.89 (1H, br s, H-6), 6.69 (1H, br s, H-8), 7.53 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-2ʹ), 7.14 (1H, d, J = 8.5 Hz, H-5ʹ), 7.59 (1H, dd, J = 2.0, 8.5 Hz, H-6′), 3.80 (3H, s, 3′-OCH3), 3.96 (3H, s, 4′-OCH3), 4.00 (3H, s, 7-OCH3), 8.09 (1H, s, 3-OH), 12.94 (1H, s, 5-OH); 13 C NMR (100 MHz, acetone-d6) δC ppm: 152.5 (C-2), 140.3 (C-3), 183.9 (C-4), 161.1 (C-5), 104.5 (C-6), 161.1 (C-7), 92.0 (C-8), 151.8 (C-9), 112.8 (C-10), 124.9 (C-1ʹ), 113.7 (C-2ʹ), 154.5 (C-3ʹ), 149.2 (C-4′), 112.5 (C-5′), 119.8 (C-6ʹ), 56.5 (3-OCH3), 60.6 (7-OCH3), 56.9 (4′-OCH3). Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E28 so sánh với tài liệu tham khảo, cho phép kết luận cấu trúc hóa học của hợp chất E28 là 3,5-dihydroxy-7,3′,4'-trimethoxyflavone hay 7,3′,4′- trimethylquercetin. Hình 3.31. Cấu trúc hóa học của hợp chất E28 3.4.12. Hợp chất E29 (OSEA-9.6.1):3,5,3′-trihydroxy-7,4′-dimethoxyflavone Dữ liệu phổ của hợp chất E29: CTPT: C17H14O6; KLPT: m/z = 314.079; 1 H NMR (400 MHz, acetone-d6) δH ppm: 6.90 (1H, br s, H-6), 6.66 (1H, br s, H-8), 7.52 (1H, d, J = 2.1 Hz, H-2ʹ), 7.14 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5ʹ), 7.58 (1H, dd, J = 2.1, 8.4 Hz, H-6ʹ), 4.00 (3H, s, 7- OCH3),3.94 (3H, s, 4ʹ-OCH3), 8.09 (1H, br s, 3-OH), 12.67 (1H, s, 5-OH); 13 C NMR (100 MHz, acetone-d6) δC ppm: 154.9 (C-2), 131.1 (C-3), 183.5 (C-4), 165.0 (C-5), 91.7 (C-6), 164.9 (C-7), 104.4 (C-8), 157.2 (C-9), 106.5 (C-10), 125.1 (C-1ʹ), 113.6 (C-2ʹ), 147.9 (C-3ʹ), 151.7 (C-4′), 112.5 (C-5′), 119.7 (C-6ʹ), 56.9 (7-OCH3), 56.5 (4′-OCH3). So sánh các dữ liệu phổ thu được với các tài liệu tham khảo, cho phép kết luận cấu trúc hóa học của hợp chất E29 là 3,5,3′-trihydroxy-7,4′-dimethoxyflavone. Hình 3.32. Cấu trúc hóa học của hợp chất E29 3.4.13. Hợp chất E30 (OSEA-9.6.2):5,7,3′,4′-tetramethylquercetin Dữ liệu phổ của hợp chất E30: CTPT: C19H18O7; KLPT: m/z = 358.10; UV (c 0.02, MeOH) λmax nm: 273, 344; 1 H NMR (400 MHz, acetone-d6) δH ppm: 7.14 (1H, br s, H-6), 6.52 (1H, br s, H-8), 7.48 (1H, d, J = 2.1 Hz, H-2ʹ), 7.12 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5ʹ), 7.52 (1H, dd, J = 2.1, 8.4 Hz, H-6′), 3.82 (3H, s, 3′-OCH3), 3.87 (3H, s, 5-OCH3),3.94 (3H, s, 4′-OCH3), 4.01 (3H, s, 7-OCH3), 8.07 (1H, br s, 3-OH); 13 C NMR (100 MHz, acetone-d6) δC ppm: 153.3 (C-2), 141.4 (C-3), 176.6 (C-4), 158.9 (C-5), 107.4 (C- 6), 161.7 (C-7), 97.8 (C-8), 155.4 (C-9), 113.6 (C-10), 125.3 (C-1ʹ), 113.4 (C-2ʹ), 147.9 (C-3ʹ), 151.3 (C-4′), 112.5 (C-5′), 119.2 (C-6ʹ), 61.5 (5-OCH3), 62.4 (7-OCH3), 56.8 (3′-OCH3), 56.5 (4′-OCH3). Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E30 kể trên so sánh với tài liệu tham khảo, cho phép kết luận hợp chất E30 là 5,7,3′,4′-tetramethylquercetin. Hình 3.33. Cấu trúc hóa học của hợp chất E30
- 16 3.4.12. Hợp chất E31 (OSEA-9.6.3):5,7,4′-trimethylquercetin Dữ liệu phổ của hợp chất E31: CTPT: C19H18O7; KLPT: m/z = 358.1053; 1 H NMR (acetone-d6, 400 MHz) δH ppm: 7.12 (1H, br s, H-6), 6.51 (1H, br s, H-8), 7.48 (1H, d, J = 2.1 Hz, H-2ʹ), 7.12 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5ʹ), 7.52 (1H, dd, J = 2.1, 8.4 Hz, H-6′), 3.87 (3H, s, 5-OCH3), 3.94 (3H, s, 4′-OCH3), 4.01 (3H, s, 7-OCH3), 8.03 (1H, br s, 3-OH); 13 C NMR (acetone-d6, 100 MHz) δC ppm: 154.9 (C-2), 131.1 (C-3), 183.5 (C-4), 165.0 (C-5), 104.4 (C-6), 164.9 (C-7), 91.7 (C-8), 157.2 (C-9), 106.5 (C-10), 125.1 (C-1ʹ), 113.6 (C-2ʹ), 147.9 (C-3ʹ), 151.7 (C-4′), 112.5 (C-5′), 119.7 (C-6ʹ), 60.5 (5-OCH3), 56.5 (7-OCH3), 56.9 (4′-OCH3). Từ kết quả phân tích phổ của hợp chất E31 kể trên cho phép kết luận hợp chất E31 có cấu trúc hóa học là 3,3′-dihydroxy-5,7,4'-trimethoxyflavone hay 5,7,4′-trimethylquercetin. Hình 3.34. Cấu trúc hóa học của hợp chất E31 3.4.12. Hợp chất E32 (OSEA-9.6.11):5,6,7,3',4'-pentamethoxyflavanone Dữ liệu phổ của hợp chất E32: CTPT: C20H22O7; KLPT: m/z = 374,1366; 1 H NMR (acetone-d6, 400 MHz) δH ppm: 5.45 (1H, dd, J = 3.0, 12.6 Hz, H-2), 3.00 (1H, dd, J = 12.6, 16.2 Hz, H-3ax), 2.70 (1H, dd, J = 3.0, 16.2 Hz, H-3eq), 6.38 (1H, s, H-8), 7.20 (1H, d, J = 1.8 Hz, H-2ʹ), 6.99 (1H, d, J = 8.4 Hz, H-5ʹ), 7.08 (1H, dd, J = 1.8, 8.4 Hz, H-6ʹ), 3.83 (3H, s, 4′-OCH3), 3.84 (3H, s, 3′-OCH3), 3.85 (3H, s, 5-OCH3), 3.70 (3H, s, 6-OCH3), 3.94 (3H, s, 7-OCH3); 13 C NMR (acetone-d6, 100 MHz) δC ppm: 79.9 (C-2), 46.4 (C-3), 188.5 (C-4), 158.8 (C-5), 133.1 (C-6), 159.7 (C-7), 91.1 (C-8), 158.9 (C-9), 112.4 (C-10), 124.1 (C-1ʹ), 127.8 (C-2ʹ), 150.5 (C-3ʹ), 150.6 (C-4ʹ), 114.6 (C-5ʹ), 128.9 (C-6ʹ), 56.2 (4ʹ-OCH3), 56.2 (3ʹ-OCH3), 56.4 (7-OCH3), 56.6 (5-OCH3), 60.9 (6-OCH3). Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E32 kể trên so sánh các với tài liệu tham khảo, cho phép kết luận hợp chất E32 là 5,6,7,3',4'-pentamethoxyflavanone. Hình 3.35. Cấu trúc hóa học của hợp chất E32 3.4.12. Hợp chất E33 (OSEA-9.6.12):5′-hydroxy-5,7,3′,4′-tetramethoxyflavanone Dữ liệu phổ của hợp chất E33: CTPT: C19H20O7; KLPT: m/z = 360.1209; 1 H NMR (acetone-d6, 400 MHz) δH ppm: 5.45 (1H, dd, J = 3.0, 12.6 Hz, H-2), 3.00 (1H, dd, J = 12.6, 16.2 Hz, H-3ax), 2.70 (1H, dd, J = 3.0, 16.2 Hz, H-3eq), 6.98 (1H, s, H-6), 6.44 (1H, s, H-8), 7.05 (1H, d, J = 1.6 Hz, H-2ʹ), 6.97 (1H, d, J = 1.6 Hz, H-6ʹ), 3.73 (3H, s, 4′-OCH3), 3.84 (3H, s, 3′-OCH3), 3.87 (3H, s, 5-OCH3), 3.92 (3H, s, 7-OCH3); Từ các kết quả phân tích phổ của hợp chất E33 kể trên so sánh với tài liệu tham khảo, cho phép xác định cấu trúc hóa học của hợp chất E33 là 5′-hydroxy-5,7,3′,4′-tetramethoxyflavanone. Hình 3.36. Cấu trúc hóa học của hợp chất E33
- 17 3.5. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ phân đoạn CHCl3 Hình 3.37.Cấu trúc hóa học của các hợp chất (C34‒C40) phân lập từ phân đoạn CHCl3 của cây Râu mèo 3.5.1. Hợp chất C.34 ((OSC-1.5): orthosiphol F Dữ liệu phổ của hợp chất C34: CTPT: C38H44O11; KLPT: m/z = 676.2884; 1 H NMR (acetone-d6, 500 MHz) δH ppm: 5.21 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-1), 5.52 (1H, dd, J = 2.0, 4.0 Hz, H-2), 4.97 (1H, d, J = 4.0 Hz, H-3), 2.83 (1H, dd, J = 2.0, 13.5 Hz, H-5), 2.11 (1H, m, H-6a), 1.81 (1H, m, H-6b), 4.39 (1H, dd, J = 3.5, 6.0 Hz, H-7), 3.20 (1H, d, J = 5.5 Hz, H-9), 5.68 (1H, m, H-11), 2.71 (1H, dd, J = 4.5, 15.5 Hz, H-12a), 2.02 (1H, dd, J = 2.0, 15.5 Hz, H-12b), 5.72 (1H, dd, J = 11.0, 17.5 Hz, H-15), 4.94 (1H, dd, J = 0.5, 17.5 Hz, H-16a), 4.66 (1H, dd, J = 0.5, 11.0 Hz, H-16b), 1.16 (3H, s, H-17), 0.96 (3H, s, H-18), 1.15 (3H, s, H-19), 1.53 (3H, s, H-20), 7.66 (2H, dd, J = 1.5, 8.0 Hz, H- 2/6), 7.33 (2H, t, J = 8.0 Hz, H-3/5), 7.56 (1H, m, H-4), 1.70 (3H, s, 2-OCOCH3), 1.47 (3H, s, 3- OCOCH3), 3.99 (1H, d, J = 4.5 Hz, 7-OH), 5.16 (1H, br s, 8-OH), 7.51 (2H, dd, J = 0.5, 8.0 Hz, H- 2/6), 7.07 (2H, t, J = 8.0 Hz, H-3/5), 7.56 (1H, m, H-4); 13 C NMR (acetone-d6, 125 MHz) δC ppm:73.1 (C-1), 67.5 (C-2), 76.9 (C-3), 38.2 (C-4), 36.2 (C-5), 24.7 (C-6), 68.4 (C-7), 78.1 (C-8), 42.4 (C-9), 49.8 (C-10), 70.1 (C-11), 40.3 (C-12), 48.3 (C-13), 211.4 (C- 14), 143.9 (C-15), 113.2 (C-16), 27.4 (C-17), 28.2 (C-18), 22.8 (C-19), 17.5 (C-20), 131.8 (C-1), 130.6 (C2/6), 128.9 (C-3/5), 133.4 (C-4), 165.4 (C-7), 170.2 (2-OCOCH3), 20.8 (2-OCOCH3), 170.7 (3- OCOCH3), 20.5 (3-OCOCH3), 130.6 (C-1), 130.3 (C-2/6), 128.5 (C-3/5), 132.9 (C-4), 166.3 (C-7). So sánh chi tiết các giá trị phổ NMR của hợp chất C34 với các dữ liệu trong tài liệu tham khảo cho phép kết luận cấu trúc hóa học của C34 là orthosiphol F.
- 18 Hình 3.38. Cấu trúc hóa học của hợp chất C34 3.5.2. Hợp chất C35 (OSC-1.4.4): siphonol D Dữ liệu phổ của hợp chất C35: CTPT: C40H46O13; KLPT: m/z = 734,2938; 1 H NMR (acetone-d6, 500 MHz) δH ppm:5.67 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-1), 5.44 (1H, dd, J = 2.0, 4.0 Hz, H-2), 4.98 (1H, d, J = 4.0 Hz, H-3), 2.97 (1H, dd, J = 3.0, 13.5 Hz, H-5), 2.83 (1H, m, H-6a), 1.83 (1H, m, H-6b), 4.43 (1H, dd, J = 4.0, 6.0 Hz, H-7), 3.35 (1H, d, J = 5.5 Hz, H-9), 6.05 (1H, m, H-11), 2.75 (1H, dd, J = 5.5, 15.0 Hz, H-12a), 2.04 (1H, dd, J = 1.0, 15.0 Hz, H-12b), 5.73 (1H, dd, J = 10.5, 17.5 Hz, H-15), 4.95 (1H, dd, J = 0.5, 17.5 Hz, H-16a), 4.58 (1H, dd, J = 0.5, 10.5 Hz, H-16b), 1.16 (3H, s, H-17), 0.99 (3H, s, H-18), 1.10 (3H, s, H-19), 5.22 (1H, d, J = 13.0 Hz, H-20a), 4.14 (1H, d, J = 13.0 Hz, H-20b), 7.76 (2H, dd, J = 1.5, 8.5 Hz, H-2/6), 7.37 (2H, t, J = 8.5Hz, H-3/5), 7.57 (1H, m, H-4), 1.74 (3H, s, 2-OCOCH3), 1.47 (3H, s, 3-OCOCH3), 4.43 (1H, br s, 7-OH), 5.10 (1H, br s, 8-OH), 7.53 (2H, dd, J = 1.0, 8.0 Hz, H- 2/6), 7.11 (2H, t, J = 8.0 Hz, H-3/5), 7.42 (1H, m, H-4), 2.20 (3H, s, 20-OCOCH3); 13 C NMR (acetone-d6, 125 MHz) δC ppm:70.9 (C-1), 68.4 (C-2), 76.6 (C-3), 37.9 (C-4), 36.3 (C-5), 24.6 (C-6), 69.9 (C-7), 78.2 (C-8), 42.4 (C-9), 48.1 (C-10), 68.2 (C-11), 40.0 (C-12), 48.4 (C-13), 211.3 (C-14), 143.8 (C-15), 113.4 (C-16), 27.7 (C-17), 28.5 (C-18), 22.6 (C-19), 63.9 (C-20), 132.0 (C-1), 130.7 (C2/6), 129.0 (C-3/5), 133.6 (C-4), 165.3 (C-7), 170.0 (2-OCOCH3), 20.7 (2-OCOCH3), 170.7 (3-OCOCH3), 20.5 (3-OCOCH3), 131.7 (C-1), 130.4 (C-2/6), 128.6 (C-3/5), 132.9 (C-4), 166.3 (C-7), 171.2 (20-OCOCH3), 21.2 (20-OCOCH3). So sánh các dữ liệu phổ với các dữ liệu phổ trong tài liệu tham khảo cho phép kết luận cấu trúc hóa học của hợp chất số C35 được xác định là siphonol D. Hình 3.39. Cấu trúc hóa học của hợp chất C35 3.5.3. Hợp chất C36 (OSC-1.4.3): siphonol B Dữ liệu phổ của hợp chất C36: CTPT: C38H44O12; KLPT: m/z = 692,2833; 1 H NMR (acetone-d6, 500 MHz) δH ppm:H: 5.60 (1H, d, J = 2.0 Hz, H-1), 5.72 (1H, dd, J = 2.0, 4.0 Hz, H-2), 4.97 (1H, d, J = 4.0 Hz, H-3), 2.92(1H, dd, J = 3.0, 13.5 Hz, H-5), 2.16 (1H, m, H-6a), 1.80 (1H, m, H-6b), 4.32 (1H, dd, J = 3.0, 6.0 Hz, H-7), 3.35 (1H, d, J = 5.5 Hz, H-9), 5.88 (1H, m, H-11), 2.77 (1H, dd, J = 4.0, 15.5 Hz, H-12a), 2.20 (1H, dd, J = 1.5, 15.5 Hz, H-12b), 5.76 (1H, dd, J = 10.5, 17.5 Hz, H-15), 4.88 (1H, dd, J = 0.5, 17.5 Hz, H-16a), 4.53 (1H, dd, J = 0.5, 10.5 Hz, H-16b), 1.23 (3H, s, H-17), 0.97 (3H, s, H-18), 1.18 (3H, s, H-19), 4.46 (1H, d, J = 13.0 Hz, H-20a), 4.14 (1H, d, J = 13.0 Hz, H-20b), 7.67 (2H, dd, J = 1.0, 8.5 Hz, H-2/6), 7.26 (2H, t, J = 8.5Hz, H-3/5), 7.49 (1H, m, H-4), 1.72 (3H, s, 2-OCOCH3), 1.50 (3H, s, 3-OCOCH3), 3.93 (1H, d, J = 3.0 Hz, 7-OH), 5.16 (1H, br s, 8- OH), 7.45 (2H, dd, J = 1.0, 8.0 Hz, H-2/6), 7.03 (2H, t, J = 8.0 Hz, H-3/5), 7.35 (1H, m, H-4); 13 C NMR (acetone-d6, 125 MHz) δC ppm:70.6 (C-1), 68.6 (C-2), 76.9 (C-3), 38.0 (C-4), 36.4 (C-5), 24.8 (C-6), 68.7 (C-7), 77.6 (C-8), 43.9 (C-9), 49.8 (C-10), 70.9 (C-11), 39.0 (C-12), 48.4 (C-13), 212.6 (C- 14), 144.1 (C-15), 112.8 (C-16), 28.7 (C-17), 28.3 (C-18), 22.0 (C-19), 62.5 (C-20), 132.0 (C-1), 130.7 (C2/6), 129.0 (C-3/5), 133.6 (C-4), 165.3 (C-7), 169.9 (2-OCOCH3), 20.7 (2-OCOCH3), 170.7 (3- OCOCH3), 20.6 (3-OCOCH3), 131.7 (C-1), 130.4 (C-2/6), 128.6 (C-3/5), 132.9 (C-4), 166.3 (C-7).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 256 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn