HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN TIẾN THÀNH<br />
<br />
hoµn thiÖn c¬ chÕ ph¸p lý thùc hiÖn<br />
d©n chñ c¬ së ë viÖt nam hiÖn nay<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT<br />
<br />
Mã số: 62 38 01 01<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương<br />
<br />
Phản biện 1: ......................................................<br />
......................................................<br />
<br />
Phản biện 2: ......................................................<br />
......................................................<br />
<br />
Phản biện 3: ......................................................<br />
......................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br />
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trên phương diện nhận thức luận, quyền lực nhân dân trong mọi xã hội hiện<br />
đại đều có thể và cần thiết thể hiện theo hai phương thức: dân chủ đại diện, dân chủ<br />
trực tiếp và thực hiện trên các phạm vi không gian của đất nước. Điều đó bao hàm<br />
cách hiểu, nhân dân - với vị thế chủ thể quyền lực, có thể trao quyền cho cá nhân<br />
hay tổ chức đại diện cho mình để thực hiện quyền lực nhân dân đồng thời nhân dân<br />
cũng có thể tự mình bày tỏ ý chí của mình để trực tiếp thực hiện quyền lực nhân<br />
dân. Nói cách khác, mặc dù làm chủ thông qua con đường nhà nước là phương thức<br />
làm chủ thông dụng và hữu hiệu nhưng nhân dân không thể trao hết quyền lực cho<br />
nhà nước. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhà nước luôn vấp phải những lỗi hệ<br />
thống và nhân dân luôn gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động của các cơ<br />
quan Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo quyền lực nhân dân. Vì vậy, nhân dân<br />
không thể đặt cược toàn bộ vào nhà nước. Nhân dân phải tự mình - thông qua<br />
những hình thức khác nhau, trực tiếp thực hiện quyền của chủ nhân quyền lực. Điều<br />
này thể hiện rõ nét nhất tại địa bàn cơ sở. Cách đặt vấn đề đó đã chỉ ra nhu cầu phải<br />
tìm kiếm căn cứ lý thuyết để tạo khung tư duy cho việc xác lập các cơ chế bảo đảm<br />
quyền lực thuộc về nhân dân, trong đó - như một tất yếu - có cơ chế pháp lý thực<br />
hiện dân chủ cơ sở.<br />
Trên phương diện thực tiễn, Đảng ta luôn coi trọng nhân dân, luôn xác định<br />
vị thế chủ thể quyền lực của nhân dân và phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Trong<br />
quá trình đổi mới, tính pháp quyền của Nhà nước, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa<br />
(XHCN) đã từng bước được xây dựng, củng cố. Bước tiến đó đã có khả năng thâm<br />
nhập sâu rộng vào mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, vào đời sống xã hội trên<br />
nhiều vùng của đất nước, đang tạo ra những mô hình, những điển hình có sức lan<br />
tỏa lớn. Tuy nhiên, trong thực tế, cơ chế bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân vẫn<br />
đang tồn tại những bất cập. Một mặt, tuy Hiến pháp 2013 đã có những thay đổi<br />
quan trọng trong ghi nhận chủ quyền nhân dân và các cơ chế thực thi dân chủ<br />
nhưng trên thực tế, quá trình triển khai thi hành Hiến pháp mới được khởi động, mặt<br />
khác, dân chủ cơ sở ở nước ta chưa được phát huy đúng mức - xét cả ở góc độ nhận<br />
thức cũng như ở hiện thực của các hình thức và cơ chế đảm bảo quyền tham gia và<br />
quyết định trực tiếp của nhân dân đối với các vấn đề của địa phương và đất nước.<br />
Trong suốt những năm đổi mới vừa qua, để đảm bảo tính an toàn và ổn định xã hội,<br />
quá trình phát huy dân chủ ở nước ta vẫn dựa căn bản trên cơ sở chiêm nghiệm thực<br />
tế, vừa làm vừa đúc rút lý luận và kinh nghiệm, do vậy tính tổng thể, tính đồng bộ,<br />
tính phù hợp và hiệu quả còn bị hạn chế. Đặc biệt, tại địa bàn cơ sở, tình trạng vi<br />
phạm dân chủ vẫn là hiện tượng tương đối phổ biến. Đi kèm với nó là trạng thái suy<br />
giảm lòng tin của dân chúng và hiệu ứng ngược đối với năng lực thực hành dân chủ<br />
<br />
2<br />
<br />
của nhân dân. Những nỗ lực phát huy dân chủ ở cơ sở trong những năm gần đây<br />
vẫn chưa phát huy hết được tác động thực tế. Các cơ chế, hình thức thực thi dân chủ<br />
của người dân và các cơ chế bảo vệ, bảo đảm quyền dân chủ của người dân ở cơ sở<br />
vẫn có không ít khoảng trống về mặt lý luận và thiết kế pháp lý. Nhìn một cách tổng<br />
thể, phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" tại cơ sở vẫn chưa có<br />
được những căn cứ chính trị và pháp lý vững chắc cho việc thực hiện nhất quán để<br />
một mặt bảo đảm vai trò và sứ mệnh lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của Đảng,<br />
quyền làm chủ của nhân dân, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, mặt khác,<br />
bảo đảm để có sự cầm quyền và thực thi quyền lực chính đáng, hợp hiến vì nhân<br />
dân, ngăn chặn có hiệu quả mọi biểu hiện của sự lạm dụng quyền lực và nguy cơ<br />
phát triển chệch hướng, vượt ra ngoài quỹ đạo phục vụ nhân dân.<br />
Nhu cầu khắc phục tình trạng nói trên đã được Đảng và Nhà nước ta nhận<br />
thức rất rõ. Nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn để hình<br />
thành một chủ thuyết đầy đủ về chủ quyền nhân dân, trên cơ sở đó xác lập cơ chế<br />
hữu hiệu đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, tăng cường các cơ chế, hình thức<br />
đảm bảo phát huy dân chủ cơ sở, giải quyết các mối quan hệ giữa quyền làm chủ<br />
trực tiếp của người dân với các thiết chế thuộc hệ thống chính trị cơ sở… đã được<br />
xác định là một yêu cầu cấp bách và trở thành một định hướng quan trọng trong<br />
nghiên cứu khoa học và được đặt trong bối cảnh đổi mới chính trị hiện nay nhằm<br />
khơi thông một cách tiếp cận và quảng bá xã hội về quyền của người dân, về khả<br />
năng nhân dân được làm gì và làm như thế nào để bảo vệ và thực thi quyền lực<br />
nhân dân trong một trật tự nhà nước pháp quyền. Đặc biệt, thực hiện tốt và đẩy<br />
mạnh dân chủ cơ sở không chỉ đơn thuần là một phản ứng chính trị của Đảng và<br />
Nhà nước trước tình hình phức tạp của những điểm nóng ở cơ sở mà còn thể hiện<br />
cái nhìn hướng tới cơ sở, coi trọng cái gốc ở cơ sở, do vậy mang tính chiến lược,<br />
căn bản, lâu dài. Theo hướng đó, trên từng bình diện cụ thể, nhiều đề tài nghiên cứu<br />
đã được triển khai. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đến nay vẫn chưa phúc đáp được<br />
yêu cầu.<br />
Trong bối cảnh đó, rất cần thiết phải tiến hành nghiên cứu theo hướng làm<br />
sâu sắc thêm về mặt lý luận, tổng kết thực tiễn và định hình một cách cơ bản, đồng<br />
bộ, có hệ thống về các giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân<br />
chủ cơ sở gắn với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, thúc đẩy và bảo<br />
vệ các quyền cơ bản của con người ở Việt Nam. Bối cảnh triển khai Hiến pháp năm<br />
2013 hiện nay càng khiến cho chủ đề này trở nên cấp bách.<br />
Như vậy, có thể khẳng định, trong tình hình hiện nay việc lựa chọn nghiên<br />
cứu chủ đề “Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam<br />
hiện nay” trong quy mô của một luận án tiến sĩ và dưới góc độ tiếp cận của khoa<br />
học pháp lý là rất cần thiết, xét cả từ góc độ lý luận và góc độ thực tiễn.<br />
<br />
3<br />
<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích tổng quát của luận án là xây dựng luận cứ khoa học cho các giải<br />
pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, góp phần phát<br />
huy dân chủ, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân trong quá trình đổi mới đất<br />
nước hiện nay.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu làm sáng tỏ nhận thức về dân chủ cơ sở; xác định khái niệm,<br />
đặc điểm, các yếu tố cấu thành và vai trò của cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở<br />
ở Việt Nam hiện nay.<br />
- Nhận diện các tiêu chí hoàn thiện và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn<br />
thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam.<br />
- Đánh giá thực trạng cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam.<br />
Xác định và phân tích các nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế của cơ chế pháp lý<br />
thực hiện dân chủ cơ sở hiện nay.<br />
- Xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế<br />
pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam trong giai đoạn tới.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Các khía cạnh lý luận về hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở.<br />
- Hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền dân chủ, các hình thức,<br />
phương pháp, trình tự, thủ tục thực hiện dân chủ tại cơ sở.<br />
- Hệ thống pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động<br />
của các thiết chế thực thi dân chủ tại cơ sở.<br />
- Các điều kiện, yếu tố tác động đến quá trình hoàn thiện cơ chế pháp lý thực<br />
hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi không gian: Luận án triển khai nghiên cứu lý luận và đánh giá thực<br />
trạng thể chế, thiết chế và các điều kiện đảm bảo thực hiện dân chủ cơ sở trên không<br />
gian cả nước nhưng chỉ giới hạn ở đơn vị hành chính - lãnh thổ cấp cơ sở.<br />
- Phạm vi thời gian: Luận án triển khai nghiên cứu quá trình xây dựng và<br />
hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam từ sau khi Bộ Chính<br />
trị (khóa VIII) có Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 18/2/1998 về xây<br />
dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trực tiếp là từ khi Chính phủ có Nghị<br />
định số 29/1998 /NĐ-CP ngày 28/5/1998 về việc ban hành quy chế thực hiện quy<br />
chế dân chủ cơ sở đến 2015.<br />
<br />