HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN TRẦN ĐIỆN<br />
<br />
THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ<br />
B¶O VÖ M¤I TR¦êNG LµNG NGHÒ ë C¸C TØNH<br />
§åNG B»NG S¤NG HåNG VIÖT NAM<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT<br />
<br />
Mã số : 62 38 01 01<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Lợi<br />
<br />
Phản biện 1:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 2:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 3:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br />
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Làng nghề là một trong những nét đặc thù của nông thôn Việt Nam, nhất là<br />
ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, bởi đây là vùng đất có lịch sử tồn tại từ hàng<br />
trăm năm nay, tập trung nhiều nhất các làng nghề ở Việt Nam và hoạt động hầu<br />
hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Những năm gần đây, hoạt động làng nghề ở<br />
đồng bằng sông Hồng đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động chưa từng thấy, góp<br />
phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh, giảm<br />
tỷ lệ đói nghèo trong vùng, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng<br />
cuộc sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên, số hộ sản xuất và cơ sở ngành<br />
nghề nông thôn đang ngày một tăng lên trong khi trang thiết bị, công nghệ cũ kỹ,<br />
lạc hậu đã gây ra ô nhiễm môi trường làng nghề trầm trọng.<br />
Nhận thấy được tình trạng trên Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường<br />
lối về những vấn đề liên quan đến quản lý việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi<br />
trường nói chung, thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng,<br />
đáng chú ý là Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về<br />
“Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất<br />
nước” Đây là cơ sở để các cơ quan nhà nước cụ thể hóa bằng việc ban hành các<br />
văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường<br />
làng nghề, đồng thời cũng là cơ sở để Đảng bộ ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng<br />
có sự chỉ đạo cụ thể, sát và đúng với điều kiện địa phương mình.Tuy nhiên, việc<br />
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề trên phạm vi cả nước nói<br />
chung, ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất<br />
cập trên nhiều phương diện: pháp luật - chính sách, cán bộ, thể chế và bộ máy,<br />
đầu tư,... do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tuân thủ các văn bản quy phạm<br />
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất làng nghề chỉ dừng lại ở<br />
mức độ rất khiêm tốn. Điều đó dẫn đến việc hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề<br />
đều xem nhẹ công tác thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Thực<br />
trạng trên đây đã và đang gây ra những khó khăn cho việc tiếp tục triển khai thực<br />
hiện có hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng<br />
sông Hồng và đang tác động tiêu cực tới sức khỏe của cộng đồng, tới tiến trình<br />
phát triển bền vững làng nghề mà Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng.<br />
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng<br />
nghề ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sỹ luật<br />
học. Đây là đề tài có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý<br />
luận về thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề; phân tích đánh giá<br />
thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng<br />
<br />
2<br />
bằng sông Hồng và đưa ra dự báo, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm bảo<br />
đảm việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng<br />
bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Một là , xây dựng các khái niệm về làng nghề, pháp luật bảo vệ môi trường<br />
làng nghề, thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề; xác định các chủ<br />
thể, nội dung và hình thức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề;<br />
vai trò, điều kiện bảo đảm việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề<br />
ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng; nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về bảo vệ<br />
môi trường làng nghề ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể<br />
vận dụng cho việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở Việt<br />
Nam, trong đó có đồng bằng sông Hồng.<br />
Hai là , phân tı́ch tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng<br />
bằng sông Hồng, những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong việc thực hiện<br />
pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng,<br />
nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế này.<br />
Ba là , dự báo, xây dựng cá c quan điể m và đề xuất các giải pháp cụ thể có<br />
tính khả thi để đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường là ng nghề ở các<br />
tỉnh đồng bằng sông Hồng.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật<br />
về bảo vệ môi trường làng nghề ở Việt Nam trong đó có các tỉnh đồng bằng sông<br />
Hồng (gồm 11 tỉnh) và quá trình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng<br />
nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, luận án nghiên cứu, đánh giá<br />
thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các cấp: tỉnh,<br />
thành phố, quận, huyện, xã, phường, thôn trên địa bàn 11 tỉnh vùng đồng bằng<br />
sông Hồng bao gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải<br />
Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Về thời<br />
gian, luận án nghiên cứu pháp luật và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật<br />
về bảo vệ môi trường làng nghề từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời<br />
đến nay.<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br />
4.1. Cơ sở lý luận: là quan điềm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước<br />
và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng ta về Nhà<br />
nước và pháp luật nói chung và quan điểm bảo vệ môi trường làng nghề nói<br />
riêng, lý thuyết về phát triển bền vững và lý thuyết về quyền con người. Bên cạnh<br />
đó, luận án cũng kế thừa và tiếp thu quan điểm, kết quả nghiên cứu lý luận và<br />
thực tiễn về bảo vệ môi trường và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói<br />
<br />
3<br />
chung, bảo vệ môi trường làng nghề và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường<br />
làng nghề nói riêng của các nhà nghiên cứu đi trước.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện dựa trên các<br />
phương pháp nghiên cứu: phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, logic, thống kê - so<br />
sánh. Các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng cụ thể trong các chương<br />
của luận án như sau: Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so<br />
sánh, phân tích tài liệu thứ cấp nhằm tham khảo, đánh giá và chọn lọc kế thừa các<br />
công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến lĩnh vực đề cập; đồng thời xác định<br />
được những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu của luận án. Trong Chương 2, tác<br />
giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, phương<br />
pháp logic và so sánh để nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của luận án;<br />
nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề và kinh<br />
nghiệm một số nước trên thế giới, từ đó chỉ ra những giá trị tham khảo cho các tỉnh<br />
đồng bằng sông Hồng. Trong Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp so sánh thống kê, phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể để phân tích hiện trạng ô nhiễm môi<br />
trường làng nghề; đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của<br />
thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng<br />
bằng sông Hồng. Trong Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng<br />
hợp, lịch sử - cụ thể, logic, để phân tích và làm sáng tỏ các quan điểm và giải pháp<br />
nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng<br />
bằng sông Hồng.<br />
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án<br />
Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khái niệm pháp luật bảo vệ môi<br />
trường làng nghề và khái niệm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề;<br />
xây dựng được quan niệm về chủ thể, nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về<br />
bảo vệ môi trường làng nghề.<br />
Thứ hai, luận án đã chỉ rõ tình trạng ô nhiễm làng nghề ở các tỉnh đồng<br />
bằng sông Hồng, nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực trạng<br />
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông<br />
Hồng, nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế bất cập, nguyên nhân của<br />
những kết quả đạt được cũng như của những hạn chế, bất cập đó.<br />
Thứ ba, luận án nêu lên được các quan điểm và đề xuất giải pháp có tính<br />
khả thi về bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh<br />
đồng bằng sông Hồng, nhằm bảo vệ môi trường trong các làng nghề ở các tỉnh<br />
đồng bằng sông Hồng Việt Nam hiện nay.<br />
6. Y nghı̃a lý luận và thực tiễn của luận án<br />
́<br />
- Về mặt lý luận, kết quả và đóng góp mới của luận án góp phần làm<br />
sáng tỏ và phong phú thêm những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật bảo<br />
vệ môi trường làng nghề trên cả nước nói chung và vùng đồng bằng sông<br />
Hồng nói riêng.<br />
<br />