intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá vai trò trung gian của thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) cho sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HÀ NHƢ THẢO NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đà Nẵng, năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Liên Phản biện 2: TS. Huỳnh Lợi Phản biện 3: PGS. TS. Lê Đức Toàn Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường tại Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 10 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm thông tin - Học liệu và truyền thông, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việt Nam là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nên các doanh nghiệp ở Việt Nam cần quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH). Ngoài ra, để đánh giá thành quả hoạt động, các nhà quản lý ngày càng chú trọng đến hệ thống đo lường thành quả với những thông tin kết hợp tài chính và phi tài chính. Nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động (TQHĐ) của doanh nghiệp đang thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán. Trên thế giới, theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Preston và Obannon (1997); Moneva và cộng sự (2007); Byus và cộng sự, (2010); Moneva và Ortas (2011); Li và cộng sự (2013), Mercedes và cộng sự (2021) đã tìm ra mối liên hệ tích cực giữa TNXH và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, ủng hộ quan điểm rằng việc thực hiện TNXH giúp doanh nghiệp gia tăng danh tiếng, thu hút khách hàng vì thế nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trái lại, một số luận điểm của các bên ủng hộ thuyết thiếu hụt tài nguyên lại tranh cãi rằng việc thực hiện TNXH sẽ gây ra nhiều chi phí hao tổn, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng nguồn lực giới hạn của mình cho việc đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (Hillman và Kein, 2001; Oliztky và cộng sự, 2003; Brammer và Pavelin, 2006). Trong khi đó, Nelling và Webb (2009), Wuttichindanon (2017) không tìm thấy quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động doanh nghiệp. Ở Việt Nam, kết quả thực nghiệm của đa số các nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động tại Việt Nam cho thấy TNXH có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá thành quả TNXH theo chỉ số mức độ CBTT TNXH thu thập trên báo cáo thường niên (Hồ Ngọc Thảo Trang và Yekini, 2014; Nguyễn Thị Ngọc Bích và cộng sự, 2015; Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017; Nguyễn Thị Thu Nguyệt, 2021). Tuy nhiên, các chỉ số đo lường mức độ CBTT TNXH ở các nghiên cứu này còn khá đơn giản, chỉ tập trung đánh giá số lượng thông tin công bố, do đó chưa phản ánh thực chất việc thực hiện các hoạt động thể hiện TNXH của doanh nghiệp. Xem xét nội dung của TNXH chưa được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như GRI và ISO2600. Nghiên cứu về mối
  4. 2 quan hệ giữa thành quả tài chính và TNXH của các nghiên cứu cho ra nhiều kết quả, có nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ thuận chiều nhưng cũng có nghiên cứu không thấy được mối liên hệ hay quan hệ ngược chiều. Hơn nữa, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính, chưa chú trọng đến thành quả phi tài chính. Vì vậy, mở rộng nghiên cứu về sự tác động TNXH đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên hệ thống đo lường tài chính và phi tài chính ở Việt Nam là thực sự cần thiết. Từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án được thực hiện với mục tiêu sau đây: (1) Đo lường việc thực hiện TNXH và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam; (2) Đánh giá sự tác động trực tiếp của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam; (3) Đánh giá vai trò trung gian của thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) cho sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu  Việc thực hiện TNXH và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam đo lường như thế nào?  TNXH tác động như thế nào đến thành quả ở khía cạnh tài chính và thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của các doanh nghiệp Việt Nam?  Thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) có đóng vai trò trung gian cho sự tác động của TNXH đến thành quả ở khía cạnh tài chính của các doanh nghiệp ở Việt Nam?
  5. 3 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự tác động của TNXH đến TQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam. TNXH được đánh giá dựa trên đánh giá của doanh nghiệp về việc thực hiện các hoạt động thể hiện trách nhiệm theo những nội dung của GRI, TQHĐ được xem xét ở khía cạnh tài chính và phi tài chính. Tác động của TNXH được xem xét thông qua việc đánh giá sự tác động trực tiếp của TXNH đến thành quả ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính, và sự tác động gián tiếp của TNXH đến thành quả ở khía cạnh tài chính thông qua các yếu tố trung gian là thành quả ở khía cạnh khách hàng, thành quả ở khía cạnh quy trình nội bộ, thành quả ở khía cạnh học hỏi và phát triển. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án phân tích sự tác động của TNXH đến TQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, TNXH được xem xét dựa trên các nội dung của tiêu chuẩn theo Báo cáo sáng kiến toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI) bao gồm ba khía cạnh là kinh tế, môi trường, xã hội. TQHĐ được đánh giá dựa trên thẻ điểm cân bằng (Kaplan, 1992) bao gồm thành quả tài chính và thành quả phi tài chính ở khía cạnh khách hàng, khía cạnh quy trình nội bộ, khía cạnh học hỏi và phát triển. - Phạm vi thời gian: TNXH và TQHĐ của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá trong giai đoạn 2017 – 2019. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc các ngành nghề khác nhau, với phạm vi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thu thập dữ liệu: o Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bản câu hỏi thông qua điều tra nhằm có được thông tin thực nghiệm về TNXH và TQHĐ của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Dữ liệu sơ cấp được khảo sát trên mẫu nghiên cứu của 336 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phỏng vấn chuyên sâu bán cấu trúc cũng được thực hiện để làm rõ nguyên nhân của một số kết quả nghiên cứu. o Thu thập dữ liệu thứ cấp bằng nghiên cứu tài liệu các trường hợp điển hình của 10 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán để khai thác các nội dung về TNXH và TQHĐ của doanh nghiệp. - Xử lý dữ liệu bằng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu riêng phần PLS-SEM (Partial Least Square - Structural
  6. 4 Equation Modeling): Phương pháp thống kê bình phương một phần này được sử dụng để phân tích sự tác động của TNXH đến TQHĐ (tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển). Bên cạnh đó, các thống kê mô tả cũng được đưa vào phân tích trong luận án này. 7. Các đóng góp mới của luận án 7.1. Về phương diện lý thuyết Nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến TNXH và TQHĐ, qua đó cung cấp khuôn khổ lý thuyết làm nền tảng cho các nghiên cứu trong nước. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng về thực trạng TNXH, TQHĐ và sự tác động của TNXH đến TQHĐ của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu của vấn đề này trên thế giới. Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng TNXH đến TQHĐ phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới trước đây. Một số kết quả nghiên cứu lại không cho kết quả như trước đây. Điều này có thể do một số đặc điểm riêng biệt của nền kinh tế mới nổi Việt Nam. 7.2. Về phương diện thực tiễn Luận án này là một trong những công trình nghiên cứu khá toàn diện về TNXH và TQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó nội dung TNXH được đánh giá theo GRI, TQHĐ dựa trên thẻ điểm cân bằng bao gồm cả khía cạnh tài chính và phi tài chính. Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp có sự kết hợp nhiều phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu để phân tích sự ảnh hưởng của TNXH đến TQHĐ của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Dựa trên mô hình SEM, các vấn đề nội sinh thường thấy trong các nghiên cứu trước đây đã được xử lý. Từ những kết quả nghiên cứu này là giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có những cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp để vừa nâng cao trách nhiệm xã hội mà vẫn đảm bảo đạt được thành quả hoạt động tốt hơn. Đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước xem xét đưa ra cơ chế giám sát chặt chẽ hơn việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu của luận án được xác định như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu về trách nhiệm xã hội và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu
  7. 5 Chương 4: Bàn luận và hàm ý chính sách CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm: TNXH được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp về những ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TNXH được thực hiện trên cơ sở phải tôn trọng pháp luật và cam kết với các bên có lợi ích liên quan, có khả năng gắn kết hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bên có liên quan và toàn xã hội, xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. 1.1.2. Nội dung của TNXH: Dựa theo các nội dung GRI: khía cạnh kinh tế (trách nhiệm phát triển kinh tế bền vững), môi trường (sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguyên nhiên liệu, bảo vệ gìn giữ tài nguyên thiên nhiên), xã hội (đóng góp cho cộng đồng). 1.1.3. Đo lường TNXH: Có ba phương pháp đo lường phổ biến là đánh giá hoạt động thể hiện TNXH (phỏng vấn, điều tra), dựa trên chỉ số danh tiếng (KLD, DJSI, …), chỉ số đánh giá mức độ công bố thông tin TNXH (nghiên cứu tài liệu, phân tích nội dung các báo cáo phát triển bền vững). 1.2. Thành quả hoạt động doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm: là tập hợp thông tin tài chính và phi tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh và so sánh với mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời xem xét khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, khả năng đổi mới, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu khách hàng... Thành quả hoạt động cung cấp thông tin hữu hiệu cho nhà quản lý trong việc phân tích và dự báo tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.2. Sự phát triển của hệ thống đo lường thành quả - Giai đoạn bắt đầu vào cuối những năm 1880 và trải qua những năm 1980: chỉ tiêu tài chính truyền thống. - Giai đoạn vào cuối những năm 1980 đến nay: phát triển những chỉ tiêu phi tài chính.
  8. 6 1.2.3. Đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp - Đo lường thành quả tài chính: được đánh giá bằng các phép đo dưới dạng thông tin được thể hiện thông qua các đơn vị tiền tệ, chỉ số - kết quả từ các phương pháp tính toán. - Đo lường thành quả phi tài chính: đánh giá thông tin dựa trên các đơn vị và chỉ số phi tiền tệ. Sử dụng các phép đo phi tài chính từ yêu cầu những đo lường dựa trên hoạt động xuất phát từ nguồn gốc của các hệ thống kế toán quản trị. - Đo lường kết hợp tài chính và phi tài chính: Một số khung đo lường thành quả (ví dụ: kim tự tháp SMART và thẻ điểm cân bằng). Trong đó phương pháp thẻ điểm cân bằng được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu. Theo đó, thành quả hoạt động được xem xét trên bốn khía cạnh: tài chính, học hỏi và phát triển, quy trình nội bộ, khách hàng. 1.3. Tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động doanh nghiệp 1.3.1. Các lý thuyết liên quan đến TNXH và TQHĐ của doanh nghiệp: Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory); Lý thuyết dựa trên nguồn tài nguyên (Resource based theory); Lý thuyết đại diện (Agency Theory); Lý thuyết về tính chính đáng (Legitimacy Theory). 1.3.2. Tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp nghiên cứu ở các nước a. TNXH tác động đến thành quả ở khía cạnh tài chính - TNXH có tác động tích cực đến thành quả ở khía cạnh tài chính (Murray và cộng sự, 2006; Moneva và cộng sự, 2007; Moneva và Ortas 2010; Wang, 2015; Blasi và cộng sự, 2018; Na và Jian, 2013; Saleh và cộng sự, 2011; Maqbool và Zameer 2018; Platonova và cộng sự, 2016). - TNXH không có tác động đến thành quả ở khía cạnh tài chính: (Velde và cộng sự, 2005; Fiori và cộng sự, 2007; Seifert và cộng sự, 2004; Wuttichindanon, 2017). - TNXH có tác động tiêu cực đến thành quả ở khía cạnh tài chính (Barnett và Salomon, 2006; Perrini và cộng sự, 2011). b. TNXH tác động đến thành quả phi tài chính - TNXH tác động đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh học hỏi và phát triển (Turban và Greening, 2000; Backhaus và cộng sự, 2002; Smith, 2004; Brammer và cộng sự, 2007).
  9. 7 - TNXH tác động đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh quy trình nội bộ (Costa, 2015; Cegarra-Navarro và cộng sự, 2016; Marin và cộng sự, 2017; Ruggiero và Cupertino, 2018; Wei Wang và cộng sự, 2019). - TNXH tác động đến thành quả phi tài chính ở khía cạnh khách hàng (Dawkins và Lewis, 2003; Baron, 2008; Birth, 2008; Sweeney, 2009; Kaur, 2013; Andrea, 2014; Mathew và cộng sự, 2020). c. TNXH tác động đến thành quả hoạt động doanh nghiệp (kết hợp tài chính và phi tài chính) - TNXH có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp (Hull và Rothenberg, 2008; Mishra và Suar, 2010; Wagner, 2010; Gallardo-Vázquez và Sanchez-Hernandez, 2014; Martinez-Conesa và cộng sự, 2017; Maqbool và Zameer, 2018; Zia và cộng sự, 2020; Mercedes và cộng sự, 2021) - TNXH có tác động ngược chiều đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp (Hillman và Keim, 2001; Gallego và cộng sự, 2011) 1.3.3. Tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp nghiên cứu ở Việt Nam Kết quả thực nghiệm của đa số các nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động tại Việt Nam cho thấy TNXH có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá thành quả TNXH theo chỉ số mức độ CBTT TNXH thu thập trên báo cáo thường niên (Hồ Ngọc Thảo Trang và Yekini, 2014; Nguyễn Thị Ngọc Bích và cộng sự, 2015; Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017). Thành quả hoạt động được đánh giá ở góc độ tài chính, chỉ có một số ít nghiên cứu có quan tâm đến các chỉ số phi tài chính nhưng trong phạm vi nhỏ (Châu Thị Lệ Duyên và cộng sự, 2014; Phan Thi Thu Hiền, 2019). 1.3.4. Đánh giá khoảng trống nghiên cứu - Các nội dung phân tích TNXH trong nghiên cứu ở các nước phát triển nhiều và đa dạng hơn so với các nước đang phát triển. Do đó, cần có nghiên cứu về việc thực hiện TNXH doanh nghiệp với các nội dung đa chiều và mở rộng hơn trong ngữ cảnh các doanh nghiệp ở Việt Nam. - Phương pháp đo lường ở Việt Nam thường sử dụng chỉ số đánh giá mức độ công bố thông tin TNXH. Vì vậy cần có nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp nhiều phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu để có cái nhìn toàn diện hơn về TNXH.
  10. 8 - Nội dung đánh giá TQHĐ, trong mối quan hệ với TNXH, cần thiết phải xem xét ở khía cạnh tài chính và phi tài chính. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu về tác động của TNXH đến TQHĐ được phân tích dựa theo thẻ điểm cân bằng. - Sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính qua các trung gian là thành quả ở các khía cạnh phi tài chính như lòng trung thành khách hàng, sự hài lòng của nhân viên sẽ gia tăng đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước đây. Do đó, cần có những nghiên cứu với trường hợp của Việt Nam. - Mối quan hệ nhân quả của các khía cạnh đánh giá TQHĐ, đã được chứng minh theo nền tảng thẻ điểm cân bằng phát triển bởi Norton và Kaplan (1992). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về các mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh khác nhau trong thẻ điểm cân bằng, đặc biệt trong trường hợp của Việt Nam chưa có nghiên cứu tiền nhiệm về mối quan hệ nhân quả này. CHƢƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Giả thuyết nguyên cứu H1: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH thì thành quả ở khía cạnh tài chính càng cao. H2: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH thì thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi phát triển càng cao. H3: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH thì thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ càng cao. H4: Doanh nghiệp càng thực hiện tốt TNXH thì thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng càng cao. H5: Thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi và phát triển tác động tích cực đến thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ. H6: Thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ tác động tích cực đến thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng. H7: Thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng tác động tích cực đến thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính. H8: TNXH tác động tích cực và gián tiếp đến thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính thông qua trung gian là thành quả phi tài chính.
  11. 9 2.2. Mô hình nghiên cứu Học hỏi và phát triển Kinh tế H2 H5 H4 Quy trình Tài chính Môi trường TNXH nội bộ H6 H7 Xã hội H3 Khách hàng H1 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tự xây dựng 2.3. Đo lƣờng các biến nghiên cứu Các biến nghiên cứu được đo lường thông qua điều tra và khảo sát việc thực hiện TNXH và đánh giá TQHD của doanh nghiệp. 2.3.1. Đo lường TNXH Bảng 2.1. Kết quả tổng hợp các nội dung đo lường TNXH S Các nghiên cứu để tham T Nội dung: Xã hội chiếu T 1. An sinh cho người lao động (Ví dụ: giảm tỷ lệ thôi Clarkson (1995), Davenport việc, đảm bảo phúc lợi công bằng cho nhân viên toàn (2000), Gallardo (2014), GRI thời gian và bán thời gian, đảm bảo chế độ thai sản…) 2. An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp cho Clarkson (1995), Davenport người lao động (2000), Gallardo (2014), GRI 3. Chương trình đào tạo nhân viên, đánh giá hiệu quả Gallardo (2014), Martinez công việc và phát triển nghề nghiệp cho người lao (2017), GRI động 4. Sự đa dạng trong cấp quản lý và bình đẳng giữa Mishra (2010), Gallardo nam và nữ (lương thưởng và cơ hội) (2014), GRI 5. Không phân biệt đối xử đối với người lao động, Mishra (2010), GRI khách hàng, nhà cung cấp… 6. Người lao động được tự do lập hội/tham gia công GRI đoàn tại DN
  12. 10 7. Không sử dụng lao động trẻ em hoặc có hành động GRI cưỡng bức người lao động 8. Đào tạo nhân viên an ninh về các quy trình hoặc GRI chính sách về quyền con người để phòng tránh bạo lực tại DN 9. Các hoạt động cộng đồng địa phương nhằm thúc Moore (2001), Ruff và cộng đẩy phát triển và giảm thiểu những tác động tiêu sự (2001), Martinez (2017), cực đến kinh tế địa phương GRI 10. Đánh giá sơ bộ các nhà cung cấp mới bằng cách sử Mishra (2010), GRI dụng các tiêu chí về hội 11. Đóng góp cho hệ thống chính trị (tham gia vào góp Mishra (2010), GRI ý, xây dựng hoặc nghiêm chỉnh thực hiện văn bản pháp luật) 12. Tuân thủ các quy định về đảm bảo sức khỏe và an Davenport (2000), Mishra toàn cho khách hàng (2010), Gallardo (2014), GRI 13. Tuân thủ các quy định về truyền thông tiếp thị; đảm Davenport (2000), Mishra bảo các yêu cầu đối với thông tin nhãn hiệu của sản (2010), Gallardo (2014), GRI phẩm dịch vụ 14. Davenport (2000), Gallardo Quyền bảo mật thông tin khách hàng (2014), GRI 15. Tuân thủ luật pháp và các quy định về xã hội Gallardo (2014), GRI Nội dung: Môi trƣờng 16. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên (Ví Turner (2002), Spiller (2000), dụ: tiết kiệm nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vật liệu Mishra (2010), Gallardo đã được tái chế trong sản xuất hay đóng gói sản (2014), GRI phẩm...) 17. Turner (2002), Spiller (2000), Theo dõi, kiểm soát, có giải pháp tiết kiệm tiêu thụ Mishra (2010), Gallardo năng lượng (bao gồm cả nguồn nước) (2014), GRI 18. Ruff và cộng sự (2001), Thực hiện theo quy định vấn đề về phát thải (khí Mishra (2010), Gallardo nhà kính), nước thải và chất thải (2014), GRI 19. Đánh giá các nhà cung cấp mới bằng cách sử dụng Mishra (2010), GRI các tiêu ch về m i trường trong chuỗi cung ứng 20. Tuân thủ pháp luật và quy định về môi trường GRI Nội dung: Kinh tế 21. Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về các khoản Mishra (2010), GRI phải nộp cho nhà nƣớc 22. Clarkson (1995), Hopkins Đảm bảo mức lương khởi điểm cao hơn mức lương (2003), Mishra (2010), tối thiểu của vùng, đảm bảo công bằng cho mức Gallardo (2014), Ashridge lương của lao động nam và nữ (2005), GRI
  13. 11 23. Đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ Gallardo (2014), GRI hỗ trợ cho cộng đồng 24. Đóng góp phát triển kinh tế tại địa phương hoặc Gallardo (2014), GRI quốc gia 25. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp ở địa phương hoặc Mishra (2010), Gallardo nhà cung cấp là nữ (2014), GRI 26. Thực hiện phòng chống và xử lý hành vi gian lận, GRI tham nhũng trong nội bộ tổ chức 27. Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh hoặc có các biện Mishra (2010), GRI pháp chống độc quyền Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 2.3.2. Đo lường TQHĐ Bảng 2.2. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu đo lường TQHĐ Các nghiên cứu trƣớc đây STT Khía cạnh tài chính 1. Douglas (1998); Moore (2001) Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 2. Douglas (1998); Moore (2001) Tốc độ tăng trưởng doanh thu 3. Douglas (1998); Moore (2001) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 4. Waddock và Graves (1997), Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) Moneva và Ortas (2010) 5. Waddock và Graves (1997), Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Moneva và Ortas (2010) Khía cạnh khách hàng 6. Otley (1999); Drury và cộng sự, (1993); Drury (1996); Chenhall và Langfield-Smith Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản (1998a); Lipe (2000), Hoque phẩm/dịch vụ (2001); Itner (2003), Banker (2004), Iselin và Lockman (2008) 7. Otley (1999); Drury và cộng sự, (1993); Drury (1996); Chenhall và Langfield-Smith Sự hài lòng của khách hàng về giá cả sản (1998a); Lipe (2000), Hoque phẩm/dịch vụ (2001); Itner (2003), Banker (2004), Iselin và Lockman (2008) 8. Otley (1999); Drury và cộng sự, (1993); Drury (1996); Sự hài lòng của khách hàng về chính sách hậu Chenhall và Langfield-Smith mãi (1998a); Lipe (2000), Hoque (2001); Itner (2003), Banker
  14. 12 (2004), Iselin và Lockman (2008) 9. Otley (1999); Drury và cộng sự, (1993); Drury (1996); Chenhall và Langfield-Smith Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ chăm sóc (1998a); Lipe (2000), Hoque khách hàng (2001); Itner (2003), Banker (2004), Iselin và Lockman (2008) 10. Sự trung thành của khách hàng (có quan điểm Mori (2003), Sweeney (2009), tích cực về công ty, giới thiệu các sản phẩm của Trần Văn Tùng (2018) công ty cho những khách hàng khác) 11. Kaplan (1996), Iselin (2010) Thị phần (Số lượng khách hàng) 12. Gildea (2001), Sweeney Khả năng thu hút khách hàng mới (2009), Trần Văn Tùng (2018) 13. Trần Văn Tùng (2018) Thương hiệu của DN được nhận dạng Khía cạnh quy trình nội bộ Khả năng nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị Mishra (2010); Wang (2013) 14. trường 15. Khả năng cải tiến sản phẩm/dịch vụ hiện tại (về Mishra (2010); Gallardo chất lượng, hình thức mẫu mã) (2014), Martinez (2017) 16. Khả năng thành công của sản phẩm/dịch vụ mới Mishra (2010); Gallardo (2014), Martinez (2017) 17. Khả năng tìm kiếm, lựa chọn nhà cung ứng sẵn Bổ sung mới sàng đáp ứng nhu cầu 18. Bổ sung mới Khả năng kiểm soát chất lượng cung ứng 19. Khả năng hoàn thành dự án, sản phẩm/dịch vụ Drury (1996) đúng tiến độ 20. Tỉ lệ sản phẩm hỏng hoặc phải làm lại Iselin và Lockman (2008) 21. Drury (1996) Khả năng tối ưu hoá chi ph sản xuất Khía cạnh khả năng học hỏi và phát triển 22. Trình độ và kiến thức chuyên môn của người lao Lipe (2000), Itner (2003), động Banker (2004) 23. Kỹ năng “mềm” của người lao động Lipe (2000), Itner (2003), Banker (2004) 24. Năng suất của người lao động Kaplan và Norton (1992, 1996, 2001) 25. Sự hài lòng của người lao động Kaplan và Norton (1992, 1996, 2001)
  15. 13 26. Khả năng thu hút, tuyển dụng nhân viên mới Sweeney (2009) 27. Khả năng giữ chân nhân viên cũ Sweeney (2009) 28. Khả năng cải thiện điều kiện và m i trường làm Martinez (2017) việc 29. Sự hiểu biết của nhân viên về định hướng chiến Bổ sung mới lược 30. Sự gắn kết giữa mục tiêu cá nhân và tổ chức Trần Văn Tùng (2018) 31. Mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên Iselin (2010) 32. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ Lipe (2000); Iselin (2010); Rae thống thông tin quản lý (2011) 33. Cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu công Lipe (2000); Iselin (2010); Rae việc, quản lý (Ví dụ: Phần cứng, phần mềm hoặc (2011) mạng truyền thông) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 2.3.3. Xây dựng phiếu khảo sát Phiếu khảo sát theo bố cục ba phần như sau: Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp Phần 2: Nhận định của doanh nghiệp về thực hiện TNXH tại đơn vị. Phần 3: Đánh giá của doanh nghiệp về thành quả hoạt động của đơn vị Người trả lời lựa chọn vào mức độ phù hợp theo thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5. Cụ thể: 1: Hoàn toàn không đồng ý Các khía cạnh TNXH: hoàn toàn không biết đến và không thực hiện hoạt động thể hiện TNXH trong giai đoạn 2017 – 2019 Các khía cạnh TQHĐ: thành quả hoạt động giảm mạnh liên tục trong giai đoạn 2017 – 2019 2: Không đồng ý Các khía cạnh TNXH: có biết đến nhưng không thực hiện những hoạt động thể hiện TNXH trong giai đoạn 2017 – 2019 Các khía cạnh TQHĐ: thành quả hoạt động có biến động nhưng nhìn chung là giảm trong giai đoạn 2017 – 2019 3: Ý kiến trung lập Các khía cạnh TNXH: có biết đến và thực hiện nhưng không thường xuyên những hoạt động thể hiện TNXH trong giai đoạn 2017 – 2019
  16. 14 Các khía cạnh TQHĐ: thành quả hoạt động không biến động trong giai đoạn 2017 – 2019 4: Đồng ý Các khía cạnh TNXH: có biết đến và thực hiện thường xuyên trách nhiệm trong giai đoạn 2017 – 2019 Các khía cạnh TQHĐ: thành quả hoạt động có biến động nhưng nhìn chung là tăng trong giai đoạn 2017 – 2019 5: Hoàn toàn đồng ý Các khía cạnh TNXH: thực hiện thường xuyên và tăng liên tục các hoạt động thể hiện TNXH trong giai đoạn 2017 – 2019 Các khía cạnh TQHĐ: thành quả hoạt động tăng mạnh liên tục trong giai đoạn 2017 – 2019 2.4. Thu thập dữ liệu 2.4.1. Dữ liệu sơ cấp bằng bản câu hỏi Việc thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bản câu hỏi được thực hiện qua hai giai đoạn: * Nghiên cứu sơ bộ: - Mẫu nghiên cứu: 50 doanh nghiệp ở các thành phố Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh. - Phương pháp chọn mẫu: phi xác suất, cụ thể là lấy mẫu theo mầm (snow-ball) và lấy mẫu thuận tiện để thuận lợi cho việc lấy mẫu nhanh, có kết quả phân tích để kiểm định được thang đo phù hợp. - Đối tượng phỏng vấn: Nhà quản lý doanh nghiệp. * Nghiên cứu chính thức: - Mẫu nghiên cứu: 2.258 doanh nghiệp, thông tin tại www.trangvangdoanhnghiep.vn; - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. - Đối tượng phỏng vấn, khảo sát: Nhà quản lý doanh nghiệp. 2.4.2. Dữ liệu sơ cấp bằng phỏng vấn chuyên sâu bán cấu trúc Nhằm làm rõ một số kết quả nghiên cứu sau khi phân tích mô hình bằng PLS-SEM, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu bán cấu trúc. Hình thức phỏng vấn: Trước khi tiến hành phỏng vấn, tác giả thực hiện trao đổi mục tiêu và nội dung phỏng vấn với một số doanh nghiệp và nhận được sự đồng ý của 15 đại diện (04 doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp, 11 doanh nghiệp phỏng vấn qua điện thoại). 2.4.3. Thu thập dữ liệu thứ cấp bằng nghiên cứu tài liệu của các trường hợp điển hình Để tìm hiểu thêm về việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp
  17. 15 ở Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp bằng cách phân tích tài liệu về TNXH của doanh nghiệp. Thông qua nghiên cứu các báo cáo thường niên của 10 công ty cổ phần niêm yết, một số thông tin về thực trạng TNXH đã được phân tích ở chương 3. 2.5. Xử lý dữ liệu 2.5.1. Xử lý dữ liệu sơ cấp để phân tích PLS-SEM Mẫu nghiên cứu cuối cùng là 336 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 20 năm chiếm tỉ lệ 61%. Quy mô lao động của doanh nghiệp có số lượng từ 100 – 500 chiếm tỉ lệ đa số trong mẫu nghiên cứu (53%). Doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu (52%), tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (42%) và thấp nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (6%). 2.5.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp trong phương pháp phỏng vấn chuyên sâu Tác giả dùng phương pháp thống kê các câu trả lời và có trích dẫn một số câu trả lời theo bảng câu hỏi bán cấu trúc nhằm đưa ra các nhận xét, đánh giá các nguyên nhân một số kết quả nghiên cứu về TNXH và TQHĐ của doanh nghiệp. 2.5.3. Xử lý dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu trường hợp điển hình Dựa theo các chỉ mục cần quan tâm trong phiếu khảo sát dùng trong phân tích PLS-SEM, nhóm nghiên cứu gồm 3 người đã viết ra tất cả các nội dung có liên quan đến từng khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội thu thập từ 10 báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp được đưa vào nghiên cứu trường hợp điển hình này. Những nội dung trùng lắp giữa cả 3 người được lựa chọn và tổng hợp lại thành một báo cáo chung. CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam - TNXH ở khía cạnh xã hội: Giá trị trung bình đều lớn hơn 3,8 xấp xỉ 4; Trách nhiệm đối với người lao động ở những nhu cầu cơ bản như lương, thưởng, phúc lợi được quan tâm rất tốt; trong khi đó, những vấn đề liên quan đến quyền con người, đánh giá nhà cung cấp bằng tiêu chí xã hội, đóng góp cho hệ thống chính trị chưa được quan tâm. - TNXH ở khía cạnh môi trường: Giá trị trung bình của biến Tuân thủ pháp luật môi trường (MT5) là cao nhất; các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng; tuy nhiên, đánh
  18. 16 giá nhà cung cấp ở khía cạnh môi trường (MT4), khí phát thải (MT3) chưa được chú trọng thực hiện. - TNXH ở khía cạnh kinh tế: Việc đảm bảo các khoản phải nộp cho nhà nước, mức lương khởi điểm cao hơn mức lương vùng, tạo ra nhiều việc làm cho địa phương, và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các hoạt động cộng đồng được các doanh nghiệp quan tâm đáng kể; Ngoài ra, nghĩa vụ khác liên quan đến nhà cung cấp hay môi trường kinh doanh chưa được quan tâm. 3.2. Thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam - TQHĐ ở khía cạnh tài chính: Giá trị trung bình của các chỉ số phản ánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu đều trên mức 4; Giá trị trung bình của TC1 – “Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận” (4.318) cao hơn TC2 – “Tốc độ tăng trưởng doanh thu” (4.238); Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu TC5 – “Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)” đạt giá trị trung bình thấp nhất (3.562), có giá trị thấp nhất là 1; TC4 – “Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)”và TC3 – “Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu” có giá trị trung bình khoảng 3.7 và giá trị thấp nhất đều bằng 2. - TQHĐ ở khía cạnh khách hàng: Giá trị trung bình của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 4 và giá trị trung vị đều bằng 4; Thành quả ở khía cạnh khách hàng đối với các nội dung về sự hài lòng của khách hàng (KH1, KH2, KH3, KH4) cao hơn các nội dung khác cho thấy các doanh nghiệp quan tâm đến việc thoả mãn khách hàng là nhiều nhất; Lòng trung thành, mở rộng thị trường và nhận diện thương hiệu chưa được chú trọng (KH5, KH6, KH7, KH8). - TQHĐ ở khía cạnh quy trình nội bộ: Giá trị trung bình và trung vị đều nằm trong dao động giá trị 4; Giá trị trung bình cao nhất là biến quan sát NB2 cho thấy các doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao cải tiến sản phẩm dịch vụ; Hiệu quả sản xuất như tối ưu hoá chi phí, nâng cao chất lượng bằng cách giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng chưa được đánh giá cao ở các doanh nghiệp (NB7 và NB8). - TQHĐ ở khía cạnh học hỏi và phát triển: Giá trị trung bình của các biến quan sát đều lớn hơn 4; Phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cho người lao động nhằm tăng năng suất lao động (PT1, PT2, PT3); Văn hoá tổ chức, sự gắn kết giữa cá nhân và tổ chức chưa được chú trọng (PT4, PT5, PT6, PT7); Cơ sở hạ tầng thông tin chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển (PT11, PT12).
  19. 17 3.3. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ của doanh nghiệp 3.3.1. Kết quả nghiên cứu bằng phân t ch PLS_SEM về sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp - Đánh giá mô hình đo lường: + Độ tin cậy tổng hợp: Kết quả cho thấy mức độ đo lường của các biến nghiên cứu KH, NB, PT, TC, XH, MT, KT thể hiện qua hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6. Bên cạnh đó, giá trị CR đều lớn hơn 0.7, AVE lớn hơn 0,5. Vì vậy, có thể nhận xét mẫu đo lường không bị sai số và kết quả phỏng vấn là phù hợp với số liệu thực tế. + Độ giá trị hội tụ của thang đo: Những biến quan sát có hệ số tải ngoài lớn hơn hoặc bằng 0.7 đảm bảo yêu cầu về giá trị hội tụ của đo lường. Tuy nhiên, các biến quan sát có hệ số tải ngoài nằm trong khoảng từ 0.4 đến 0.7 bao gồm KH1, KH8, KT3, KT5, KT7, MT1, MT5, NB6, NB8, PT10, PT11, PT12, PT3, PT5, TC2, XH10, XH11, XH5, XH8 được đưa vào xem xét để đánh giá sự ảnh hưởng đến độ tin cậy tổng hợp của việc xoá bớt các biến này. Qua phân tích việc xoá bớt các biến quan sát ở trên không làm tăng giá trị hệ số độ tin cậy tổng hợp đồng thời cân nhắc về mặt nội dung. Tác giả giữ lại tất cả các biến quan sát ở trên để tiếp tục thực hiện các đánh giá tiếp theo. + Độ giá trị phân biệt: Căn bậc hai AVE của mỗi nhân tố đo lường đều lớn hơn hệ số liên hệ giữa nhân tố đó với các nhân tố khác cho thấy độ phân biệt và tính tin cậy của các nhân tố. Điều này có nghĩa là: các nhân tố đo lường rõ ràng có sự khác biệt, các thang đo của các nhân tố không có sự chồng chéo, ảnh hưởng lẫn nhau. - Đánh giá mô hình cấu trúc: + Đánh giá các vấn đề về cộng tuyến: Hệ số VIF của tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn 5. Vì vậy, hiện tượng đa cộng tuyến không tìm thấy trong mô hình này. + Đánh giá sự phù hợp của mô hình cấu trúc: Giá trị SRMR của mô hình ước tính là 0.092 < 0.1 do đó mô hình được đánh giá là phù hợp. + Đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc Kết quả trong cho thấy rằng tất cả các hệ số đường dẫn đều có giá trị dương (+) chứng tỏ sự tác động của các biến trong mô hình đều là cùng chiều. (1) Tác động trực tiếp của TNXH đến thành quả hoạt động
  20. 18 Bảng 3.19. Kết quả ước lượng “Boostrap” của mô hình cấu trúc Hệ số đƣờng Hệ số Độ lệch Giá trị t dẫn Giả Mối quan đƣờng chuẩn Giá trị Trung Kết quả thuyết hệ dẫn Mẫu (STDE (Bootstra p bình p) gốc (O) V) mẫu (M) Tác động của TNXH đến thành quả hoạt động (Giả thuyết H1, H2, H3, H4) H1a XH -> TC 0.139 0.141 0.045 3.069 0.002 Chấp nhận H1b MT -> TC 0.133 0.133 0.068 1.985 0.047 Chấp nhận H1c KT -> TC 0.362 0.361 0.059 6.180 0.000 Chấp nhận H2a XH -> PT 0.212 0.212 0.064 3.293 0.001 Chấp nhận H2b MT -> PT 0.253 0.257 0.064 3.986 0.000 Chấp nhận H2c KT -> PT 0.204 0.205 0.071 2.885 0.004 Chấp nhận H3a XH -> NB 0.141 0.140 0.050 2.838 0.005 Chấp nhận H3b MT -> NB 0.304 0.303 0.059 5.174 0.000 Chấp nhận H3c KT -> NB 0.241 0.238 0.058 4.150 0.000 Chấp nhận H4a XH -> KH 0.176 0.177 0.057 3.066 0.002 Chấp nhận H4b MT -> KH 0.053 0.058 0.058 0.901 0.368 Bác bỏ H4c KT -> KH 0.159 0.159 0.057 2.761 0.006 Chấp nhận Quan hệ nhân quả của thành quả hoạt động ở các khía cạnh (Giả thuyết H5, H6, H7) H5 PT -> NB 0.264 0.269 0.064 4.150 0.000 Chấp nhận H6 NB -> KH 0.428 0.426 0.062 6.936 0.000 Chấp nhận H7 KH -> TC 0.227 0.227 0.055 4.130 0.000 Chấp nhận Nguồn: Phân tích của tác giả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2