Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản
lượt xem 8
download
Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống từ đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng đến năng suất và chất lượng thịt của 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản; kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc định hướng chọn lọc nâng cao chất lượng 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản. Luận án nghiên cứu về các chỉ tiêu năng suất, là cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 2 giống lợn này trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở vùng núi cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lợn Lũng Pù và lợn Bản (lợn Bản Hòa Bình) là 2 giống lợn bản địa có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển bởi chúng có tầm vóc trung bình, khả năng sản xuất khá so với các giống lợn bản địa khác, số lượng tương đối nhiều, đặc điểm ngoại hình tương đối đồng nhất và đặc biệt là hai giống lợn này có thể chịu được điều kiện sống khắc nghiệt của các vùng núi đá cao, dinh dưỡng kém. Đã có một số nghiên cứu riêng lẻ trên các đối tượng lợn Lũng Pù và lợn Bản, tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và một số tính trạng sản xuất của chúng mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách có hệ thống về tiềm năng di truyền của các tính trạng sản xuất, đặc biệt là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình với kiểu gen của tính trạng chất lượng thịt của hai giống lợn này. Từ thực tế trên, việc đanh ́ gia ́ môṭ cach ́ đầy đủ, có hệ thống về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất, kết hợp với nghiên cứu đa hình gen PRKAG3 và xác định ảnh hưởng của gen này đến chất lượng thịt của 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản là cần thiết nhằm đưa ra những định hướng chọn lọc, sử dụng nguồn gen hai giống lợn này có hiệu quả góp phần tăng cường sự bền vững trong các hệ thống sản xuất chăn nuôi lợn. Vì vậy, chung tôi tiên ́ ́ ̀ ề tài “Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn hanh đ Lũng Pù và lợn Bản”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất và ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản nhằm phục vụ cho công tác giống và định hướng phát triển hai giống lợn này. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học
- 2 Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống từ đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng đến năng suất và chất lượng thịt của 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản. Đây cũng là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu xác định đa hình gen PRKAG3 và bước đầu nhận định ảnh hưởng của nó đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt (màu sắc thịt) đối với 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về nguồn gen lợn bản địa. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc định hướng chọn lọc nâng cao chất lượng 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản. Các kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu năng suất, là cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 2 giống lợn này trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở vùng núi cao. 4. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã đánh giá được tương đối đầy đủ và có hệ thống từ đặc điểm ngoại hình về màu sắc lông da, khả năng sinh sản, sinh trưởng đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt ở lợn Lũng Pù và lợn Bản. Xác định được đa hình gen PRKAG3 bao gồm 4 đa hình G52S/HphI, T30N/StyI, V199I/BsaHI, R200Q/BsrBI ở cả 2 giống lợn Lũng Pù và Bản. Bước đầu đánh giá được ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt của lợn Bản: đa hình T30N/StyI và G52S/HphI ảnh hưởng đến chỉ tiêu độ sáng và đa hình T30N/StyI ảnh hưởng đến độ vàng của thịt. CHƯƠNG I
- 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm ngoại hình của các giống lợn bản địa Các giống lợn bản địa của Việt Nam rất phong phú và được phân bố khắp các vùng của đất nước, tại mỗi vùng có những giống với các nét đặc trưng riêng. Nhiều nghiên cứu đã cho biết Việt Nam hiện có khoảng 26 giống lợn bản địa (Tạ Thị Bích Duyên và cs., 2013; Nguyễn Văn Đức, 2012). Đã có một số nghiên cứu trên lợn Lũng Pù (Nguyễn Văn Đức, 2005; Nguyễn Văn Đức và cs., 2008; Nguyễn Văn Đức và cs., 2012; Trịnh Quang Phong và cs., 2009; Trịnh Quang Phong và cs., 2011) và nghiên cứu trên lợn Bản (Quách Văn Thông, 2009; Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009). 1.2. Năng suất sinh sản của các giống lợn bản địa Phần lớn các giống lợn bản địa có tuổi động dục lần đầu sớm, năng suất sinh sản thấp (5 – 8 con/lứa) số lứa đẻ/nái/năm từ 1,1 – 1,5 lứa. Tuy nhiên, cũng có giống như Móng Cái có khả năng sinh sản cao (10 – 15 con/lứa), mỗi năm đẻ từ 1,5 – 2 lứa ( Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010; Từ Quang Hiển và cs., 2004; Nguyễn Mạnh Cường và cs., 2010; Hồ Trung Thông và cs., 2011). Một số nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Lũng Pù như: (Vũ Ngọc Sơn và cs., 2009; Nguyễn Văn Đức và cs., 2008; Trịnh Quang Phong và cs., 2011; Trinh Quang Phong và cs., 2012; Nguyễn Văn Đức và cs., 2010) và một số nghiên cứu trên lợn Bản (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009; Vũ Đình Tôn và cs., 2012; Quách Văn Thông, 2009). 1.3. Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các giống lợn bản địa Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt của các giống lợn bản địa được công bố như Nguyễn Ngọc Phục và cs., 2010; Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2009; Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, 2005; Lê Đình Cường và cs., 2004; Hồ Trung Thông và cs., 2011; ..v.v. cho biết khẳng năng sinh trưởng, cho thịt của các giống lợn bản địa là không cao.
- 4 Cũng đã có một số nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Lũng Pù (Vũ Ngọc Sơn và cs., 2009; Nguyễn Văn Đức và cs., 2008; Trịnh Quang Phong, 2011; Nguyễn Văn Đức và cs., 2008) và các nghiên cứu đối với lợn Bản (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009; Quách Văn Thông, 2009) đã được công bố, tuy nhiên các nghiên cứu cũng không đầy đủ mà về khả năng sinh trưởng, cho thịt và đặc biệt là đánh giá về chất lượng thịt hậu như chưa được nghiên cứu. Vì vậy, trong nghiên cứu này ngoài việc tiến hành đánh giá khả năng sinh sản, chúng tôi đánh giá đầy đủ và có hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của giống lợn này trên cả con đực thiến và lợn cái. 1.4. Gen liên quan đến chất lượng thịt lợn Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có một số nghiên cứu xác định các chỉ thị phân tử ADN ở vật nuôi bằng các kỹ thuật di truyền phân tử nhằm tìm ra những chỉ thị ADN có mối liên quan với các tính trạng sản xuất hữu ích (Lê Minh Sắt, 1997; Đinh Văn Chỉnh và cs., 1999; Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2005; Đỗ Võ Anh Khoa và cs., 2010). Một số ít các nghiên cứu về gen liên quan đến năng suất và chất lượng thịt của các giống lợn bản địa và tổ hợp lai nội x ngoại cũng đã được các tác giả trong nước công bố ( Nguyễn Văn Hậu và cs., 2000; Lê Thị Thúy và cs., 2004; Nguyễn Văn Cường và cs., 2003). Gen PRKAG3 được đánh giá là có vai trò ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn của nhiều giống lợn ngoại (Ciobanu và cs., 2001; Milan và cs., 2000; Anna Grandlund và cs., 2011; Meadus và cs., 2002; Škrlep và cs., 2009) và một số giống lợn bản địa Trung Quốc (LuSheng Huang và cs., 2004), nhưng gen này chưa được nghiên cứu ở bất kỳ giống lợn nào ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đa hình gen PRKAG3 trên 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản để xác định mức độ ảnh hưởng của đa hình gen này đến chất lượng thịt.
- 5 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đánh giá đặc điểm ngoại hình của 303 cá thể lợn Lũng Pù, 277 cá thể lợn Bản ở thế hệ bố mẹ và thế hệ con. Đánh giá khẳ năng sinh sản của 218 ổ đẻ lợn Lũng Pù và 213 ổ đẻ lợn Bản. Đánh giá khả năng sinh trưởng (37 lợn Lũng Pù, 38 lợn Bản), khả năng cho thịt và chất lượng thịt (30 lợn LP và 29 lợn Bản). Xác định đa hình gen PRKAG3 của 150 cá thể lợn Lũng Pù và 150 cá thể lợn Bản. Lợn Lũng Pù được nuôi tại xã Lũng Pù huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, lợn Bản được nuôi tại xã Phú Cường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Đề tài được nghiên cứu từ 01/2012 đến 06/2015. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Xác định đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn Lũng Pù và lợn Bản Đặc điểm về màu sắc lông, da của lợn Lũng Pù và lợn Bản. Năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù và lợn Bản. Khả năng sinh trưởng của lợn Lũng Pù và lợn Bản Năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản 2.1.2. Xác định đa hình gen PRKAG3 ở lợn Lũng Pù, lợn Bản và ảnh hưởng của gen này đến chất lượng thịt lợn Bản Xác định đa hình gen PRKAG3 ở lợn Lũng Pù và lợn Bản. Xác định ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Bản. 2.3. Phương pháp nghiên cứu
- 6 2.3.1. Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn Lũng Pù và lợn Bản 2.3.1.1. Đặc điểm ngoại hình của lợn Lũng Pù và lợn Bản Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình được tập trung vào đánh giá đặc điểm về màu sắc lông, da của lợn Lũng Pù và lợn Bản trên các tiêu chí: Lũng Pù: (i) toàn thân màu đen, (ii) toàn thân màu đen nhưng có 6 điểm trắng (bốn khuỷu đến móng, trán và chóp đuôi) và (iii) toàn thân màu đen nhưng có loang trắng ở bụng; Đối với lợn Bản: (i) toàn thân màu đen, (ii) toàn thân màu đen nhưng có 4 móng chân màu trắng và (iii) toàn thân màu đen nhưng có loang trắng ở bụng. 2.3.1.2. Năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù và lợn Bản Chọn mỗi giống 40 lợn cái hậu bị và 4 lợn đực hậu bị. Các cá thể lợn đực, lợn cái được chọn không có quan hệ huyết thống với nhau. Khối lượng trung bình của lợn được chọn là 20 kg/con. Mỗi giống được bố trí thí nghiệm trong 10 hộ nông dân (4 con/hộ) với điều kiện chăn nuôi tương đồng nhau. Số lợn nái 40 con/giống được ghép đôi giao phối luân phiên với 4 đực giống từ lứa 1 đến lứa 6. Áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 1547 – 2007 về tiêu chuẩn, khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm. Theo dõi đàn lợn thí nghiệm tại các nông hộ bằng phương pháp đặt sổ ghi chép hàng ngày. 2.3.1.3. Khả năng sinh trưởng của lợn Lũng Pù và lợn Bản Lợn sau khi được chọn làm thí nghiệm được bấm thẻ tai và cân khối lượng từng con để đưa vào nuôi dưỡng. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần, tỷ lệ đực thiến và cái là 1:1. Chế độ nuôi dưỡng: Sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương đê phôi trôn theo ̉ ́ ̣ Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 1547 – 2007 về tiêu chuẩn, khẩu phần ăn cho lợn bản địa. Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn lợn thịt từ 2 tháng tuổi cho đến khi lợn đạt 8 tháng tuổi bằng việc cân khối lượng và ghi chép hàng tháng.
- 7 2.3.1.4. Năng suất và chất lượng thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản a) Năng suất thịt: Chọn lợn mổ khảo sát: Lợn mổ khảo sát được chọn từ đàn lợn khảo sát sinh trưởng với tỷ lệ đực, cái là 1:1. Mổ khảo sát theo phương pháp cổ điển, sử dụng nửa trái của lợn để phân tách thịt, mỡ, xương, da và cân từng phần theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 38991984). b) Chất lượng thịt Mẫu cơ thăn được lấy ngay sau khi giết thịt ở vị trí xương sườn 13 – 14, bảo quản trong hộp đá và vận chuyển về phòng thí nghiệm. Cơ thăn được cắt thành 3 mẫu với độ dày từ 3 cm, mẫu được bảo quản ở 4oC để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng thịt. Giá trị pH45, pH24, màu sắc thịt, tỷ lệ mất nước bảo quản, chế biến được xác định theo phương pháp của Warner và cs. (1997) và độ dai (mềm) thịt theo phương pháp Channon và cs. (2003). 2.3.2. Đa hình gen PRKAG3 ở lợn Lũng Pù, lợn Bản và ảnh hưởng của đa hình gen này đến chất lượng thịt lợn Bản 2.3.2.1. Xác định đa hình gen PRKAG3 và giải trình tự Tách chiết ADN tổng số từ mẫu mô tai được thực hiện theo quy trình bộ kít tách ADN của hãng Bioneer (Hàn Quốc). Xác định đa hình các đoạn gen PRKAG3 nghiên cứu bằng phương pháp PCRRFLP: Giải trình tự gen PRKAG3 bằng phương pháp giải trình tự trực tiếp của Sanger trên máy sequencer ABI3130. Phân tích trình tự gen PRKAG3 bằng phần mềm chuyên dụng Bioedit v7.2.5 tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm Tế bào động vật – Viện Chăn nuôi. 2.3.2.2. Xác định ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Bản Sau khi xác định được đa hình kiểu gen PRKAG3, những cá thể lợn mang những kiểu gen đặc trưng được đánh dấu, nuôi theo
- 8 dõi đến 8 tháng tuôi và tiến hành mổ khảo sát để đánh giá mối liên quan của từng kiểu gen với chất lượng thịt. 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm SAS 9.0 (2002), để tính toán các tham số thống kê LSM, SE, LSMeans với so sánh cặp pdiff hiệu chỉnh bằng phương pháp Tukey với mô hình phân tích như sau: Yijkl = µ + Bi + Lj + Nk + Ɛijkl Trong đó: Yijkl : Giá trị thu được của chỉ tiêu cần tính µ : Trung bình quần thể Bi : Ảnh hưởng của bố (iLũng Pù =từ 1 đến 4; iBản = từ 1 đến 4). Lj : Ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j (j = 1 từ 1 đến 6). Nk : Ảnh hưởng của năm thứ k (k = từ 2012 đến 2015). Ɛijkl: Sai số ngẫu nhiên. CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN LŨNG PÙ VÀ LỢN BẢN 3.1.1. Đặc điểm ngoại hình của lợn Lũng Pù và lợn Bản Lợn Lũng Pù có đặc trưng nổi bật là toàn thân màu đen với 6 điểm trắng chiếm tỷ lệ cao 65,68%, ở thế hệ bố mẹ chiếm tỷ lệ 75,00%, cao hơn thế hệ con (64,09%) và sai khác không có ý nghĩa thống kê (P
- 9 mẹ (giá trị p) n % n % n % Lợn Lũng Pù Toàn thân màu đen 54 17,82 5 11,36 49 18,92 0,2260 Toàn thân màu đen nhưng có 6 điểm trắng (4 khuỷu đến 199 65,68 33 75,00 166 64,09 0,1589 móng, trán và chóp đuôi) Toàn thân màu đen nhưng có 50 16,50 6 13,64 44 16,99 0,5797 loang trắng ở bụng Tổng 303 100 44 100 259 100 Lợn Bản Toàn thân màu đen 62 22,38 8 18,18 54 23,18 0,4660 Toàn thân màu đen nhưng có 164 59,21 29 65,91 135 57,94 0,3239 4 móng chân màu trắng Toàn thân màu đen nhưng có 51 18,41 7 15,91 44 18,88 0,6405 loang trắng ở bụng Tổng 277 100 44 100 233 100 3.1.2. Năng suất sinh sản của lợn cái Lũng Pù và lợn Bản 3.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù chịu ảnh hưởng của lứa đẻ với mức từ P
- 10 1 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) ns *** ns 0,190 9 Khối lượng cai sữa/con (kg) ns ns ns 0,090 9 Số lứa đẻ/nái/năm (lứa) ns * ns 0,093 5 Ghi chú: NS: P≥0,05; *: P
- 11 201,78 ngày, khối lượng động dục lần đầu là 22,46 kg. Mặc dù có tuổi động dục lần đầu muộn hợn nhưng khối lượng động dục lần đầu của lợn Bản lại thấp hơn so với lợn Lũng Pù. Như vậy có thể thấy sự sai khác về tuổi động dục lần đầu và khối lượng động dục lần đầu giữa các giống lợn bản địa là rất lớn. Lợn Lũng Pù phối giống lần đầu ở 250,20 ngày, lợn đạt khối lượng 39,08 kg, đối với Bản là 250,38 ngày và lợn đạt khối lượng 31,37 kg. Bảng 4: Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh dục của lợn cái Lũng Pù và lợn Bản Lợn Lũng Pù Lợn Bản Chỉ tiêu n LSM SE n LSM SE Tuổi động dục lần 40 197,18 0,76 40 201,78 2,69 đầu (ngày) Tuổi phối giống 40 250,20 1,78 40 250,38 2,06 lần đầu (ngày) Khối lượng động 40 28,44 0,15 40 22,46 0,42 dục lần đầu (kg) Khối lượng phối 40 39,08 0,40 40 31,37 0,42 giống lần đầu (kg) b) Giá trị kiểu hình về năng suất sinh sản Tuổi đẻ lứa đầu của lợn Lũng Pù và lợn Bản lần lượt là 363,75 ngày và 363,70 ngày. Vũ Ngọc Sơn và cs. (2009) cho biết chỉ tiêu này ở lợn Lũng Pù là 385,30 ngày; Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009) ở 388,96 ngày và Quách Văn Thông (2009) là 394,80 ngày ở lợn Bản thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn ở cả hai giống lợn. Số con sơ sinh/ổ của lợn Lũng Pù là 7,59 con, cao hơn công bố của Vũ Ngọc Sơn và cs. (2012) ở mức 5,87 con. Đối với lợn Bản, số con sơ sinh/ổ là 7,31 con và tương đương với 7,33 con (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009). Số con sơ sinh sống/ổ của lợn Lũng Pù là 7,42 con và lợn Bản là 7,10 con. Kết quả này tương đương với công bố của Trịnh Quang Phong và Đào Đức Thà (2012) trên lợn Lũng Pù và trên lợn
- 12 Bản thì cao hơn kết quả của Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009), (2012). Bảng 5: Năng suất sinh sản của lợn nái Lũng Pù và lợn Bản Lợn Lũng Pù Lợn Bản Chỉ tiêu n LSM SE n LSM SE Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 40 363,75 1,78 40 363,70 2,05 Số con sơ sinh/ổ (con) 218 7,59 0,09 213 7,31 0,11 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 218 7,42 0,09 213 7,10 0,10 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 83 0,49 0,00 84 0,44 0,01 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 218 3,63 0,05 213 3,10 0,05 Số con để nuôi/ổ (con) 218 7,23 0,08 213 6,97 0,09 Thời gian cai sữa (ngày) 218 45,17 0,10 213 45,49 0,12 Số con cai sữa/ổ (con) 218 7,03 0,08 213 6,76 0,09 Tỷ lệ nuôi sống đến CS. (%) 218 97,05 0,41 213 97,25 0,39 Khối lượng cai sữa/con (kg) 82 4,17 0,02 81 3,80 0,05 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 218 29,03 0,36 213 25,31 0,38 TGPG có chửa sau CS. (ngày) 178 27,33 0,95 173 19,37 0,35 Thời gian mang thai (ngày) 218 114,33 0,07 213 114,38 0,08 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 178 186,72 0,99 173 179,38 0,38 Số lứa đẻ/nái/năm (lứa) 178 1,96 0,01 173 2,04 0,00 Khối lượng sơ sinh/con của lợn Lũng Pù là 0,49 kg và lợn Bản là 0,44 kg. Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn Lũng Pù (3,63 kg) cao hơn lợn Bản (3,10 kg). Số con cai sữa/ổ của lợn Lũng Pù là 7,03 con cao hơn so với công bố 6,12 con (Trịnh Quang Phong và Đào Đức Thà, 2012) nhưng lại thấp hơn so với công bố của Nguyễn Văn Đức (2013) tại Mèo Vạc (7,12 con) và Vị Xuyên (7,16 con). Số con cai sữa/ổ của lợn Bản là 6,76 con, cao hơn công bố của Quách Văn Thông (2009), Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009), Vũ Đình Tôn và cs. (2012) về số con cai sữa của lợn Bản lần lượt là 5,95 con ; 5,80 con và 5,63 con. Cai sữa lúc 45,17 ngày tuổi, lợn Lũng Pù đạt khối lượng cai sữa/con là 4,17 kg và khối lượng cai sữa/ổ là 29,03 kg. Lợn Bản cai sữa ở 45,49 ngày, khối lượng cai sữa/con là 3,80 kg/con và khối lượng cai sữa/ổ đạt 25,31 kg/ổ.
- 13 Khoảng cách lứa đẻ của lợn Lũng Pù là 186,72 ngày và lợn Bản là 179,38 ngày. Số lứa đẻ/nái/năm của lợn Lũng Pù và lợn Bản đạt khá cao và lần lượt là 1,96 và 2,04 lứa. Năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù theo lứa đẻ: Khả năng sinh sản của lợn Lũng Pù (Hình 1) từ lứa 1 đến lứa 6 cho thấy: số con sơ sinh/ổ đạt thấp nhất ở lứa 1, tăng nhanh ở lứa 2, đạt cao nhất ở lứa 4 và bắt đầu giảm ở lứa 5 và 6. Tương tự, số con sơ sinh sống/ổ ở lứa 1 đạt thấp nhất (6,61 con/ổ) và có sai khác với mức P
- 14 lứa 1, đạt cao nhất ở lứa 4 và giảm dần ở lứa 5 và lứa 6. Số con sơ sinh/ổ (6,51 con) và số con sinh sống/ổ (6,19 con) ở lứa 1 đạt thấp và sai khác có ý nghĩa thống kê (P
- 15 Khối lượng của lợn Lũng Pù lúc 2 tháng tuổi đạt 6,99 kg, khối lượng lợn đực thiến và lợn cái sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), đạt tương ứng 7,13 kg và 6,87 kg. Bảng 6: Khối lượng của lợn Lũng Pù qua các tháng tuổi Chung Lợn đực thiến Lợn cái Tháng tuổi n LSM SE n LSM SE n LSM SE 2 37 6,99 0,08 18 7,13 0,12 19 6,87 0,11 3 37 11,52 0,10 18 11,75a 0,15 19 11,29b 0,13 4 37 17,18 0,16 18 17,49a 0,24 19 16,87b 0,22 5 37 23,89 0,17 18 24,35a 0,25 19 23,43b 0,23 6 37 31,07 0,22 18 31,77a 0,33 19 30,36b 0,30 7 37 38,17 0,25 18 39,04a 0,36 19 37,31b 0,34 8 37 44,80 0,27 18 45,83a 0,39 19 43,77b 0,36 Ghi chú:Các giá trị LSM trong cùng hàng, có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P
- 16 kg. Kết quả bảng 7 cũng cho thấy rằng khối lượng của lợn Bản giữa lợn đực thiến và lợn cái ở các tháng tuổi 3, 5 và 8 sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P0,05). b) Tăng khối lượng của lợn Lũng Pù và lợn Bản qua các tháng tuổi Kết quả bảng 8 cho thấy, tăng khối lượng từng tháng và cả giai đoạn (2 8 tháng tuổi) của lợn Lũng Pù lần lượt là: 150,71; 188,50; 223,73; 239,23; 236,93; 220,80 và 209,98 g/ngày. Tăng khối lượng cả giai đoạn 28 tháng tuổi của lợn đực thiến cao hơn lợn cái P
- 17 Bảng 9: Tăng khối lượng của lợn Bản qua các tháng tuổi (g/ngày) Tháng Chung Lợn đực thiến Lợn cái tuổi n LSM SE n LSM SE n LSM SE 23 38 88,45 2,18 18 90,74 3,16 20 86,17 3,00 34 38 112,82 1,73 18 111,48 2,51 20 114,17 2,38 45 38 141,56 3,80 18 146,11 5,51 20 137,00 5,22 56 38 165,01 3,52 18 163,52 5,11 20 166,50 4,85 67 38 184,56 5,19 18 191,30 7,53 20 177,83 7,14 78 38 186,20 5,65 18 194,07 8,20 20 178,33 7,78 28 38 146,44 1,34 18 149,54a 1,95 20 143,33b 1,85 Ghi chú: Các giá trị LSM trong cùng hàng, có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P0,05). Bảng 10: Năng suất thân thịt của lợn Lũng Pù Chung Lợn đực thiến Lợn cái Chỉ tiêu n LSM SE n LSM SE n LSM SE 1 KL giết thịt (kg) 30 44,71 0,31 5 45,67a 0,44 15 43,75b 0,44 1 TL móc hàm (%) 30 74,28 0,30 5 74,88 0,42 15 73,68 0,42 1 TL thịt xẻ (%) 30 62,16 0,21 5 62,97a 0,29 15 61,35b 0,29 1 TL nạc (%) 30 38,80 0,20 5 38,52 0,28 15 39,08 0,28 1 TL mỡ (%) 30 29,55 0,30 5 29,84 0,43 15 29,26 0,43 1 TL xương (%) 30 19,22 0,37 5 19,32 0,53 15 19,13 0,53 1 TL da (%) 30 12,43 0,20 5 12,33 0,28 15 12,54 0,28 DML (mm) 30 28,74 0,57 1 29,31 0,80 15 28,17 0,80
- 18 5 Ghi chú: Các giá trị LSM trong cùng hàng, có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P
- 19 b* (màu vàng) 30 9,00 0,24 15 8,88 0,33 15 9,11 0,33 TLMNBQ (%) 30 1,96 0,10 15 1,68b 0,14 15 2,24a 0,14 TLMNCB (%) 30 30,40 0,54 15 30,95 0,76 15 29,86 0,76 Độ dai (N) 30 60,66 1,22 15 62,19 1,72 15 59,12 1,72 Ghi chú: Các giá trị LSM trong cùng hàng, có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P0,05), trung bình chung là 6,19. Sau 24 giờ bảo quản, pH24 trung bình giảm xuống 5,69 và giá trị này không có sai khác (P>0,05) giữa lợn đực thiến và lợn cái. Kết quả nghiên cứu trên giống lợn Lũng Pù (bảng 12) và lợn Bản (bảng 13) cho thấy, màu sắc thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản đều nằm trong giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu này ở mỗi giống sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa lợn đực thiến và lợn cái, trừ chỉ tiêu a* ở lợn Lũng Pù (P
- 20 Thịt lợn Lũng Pù mất nước do bảo quản là 1,96% và có sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P0,05). Đối với lợn Bản, tỷ lệ mất nước bảo quản là 2,28%, tỷ lệ mất nước chế biến trung bình là 28,94%, lợn cái có tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến đều cao hơn so với lợn đực thiến, các sai khác đều có ý nghĩa thống kê (P
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn