Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ" nhằm xác định các hướng tiếp cận tác phẩm văn chương hiện đại để tìm ra những ưu và nhược điểm của từng hướng tiếp cận, từ đó vận dụng vào việc tiếp cận tác phẩm của Lỗ Tấn: “Cố hương” và “Thuốc” ở hai cấp học khác nhau, từ đó rèn cho học sinh năng lực tự học, tâm lý tự tin, tự đọc, tự tìm hiểu, chủ động, tự giác, tích cực, tự lực nâng cao được hiệu quả trong học tập văn chương nước ngoài nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG THỊ NGỌC LAN DẠY HỌC TÁC PHẨM CỦA LỖ TẤN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VIẾT CHỮ Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Vân Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thu Hương \ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Chanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trung tâm Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi …..giờ … ngày … tháng..... năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Sử dụng Graph cho phần củng cố bài trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông - Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt tháng 04 năm 2012 trang 126, 127). 2. Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lố Tấn cho học sinh THPT theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh - Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm Hà Nội (Số 56 trang 77-81). 3. Dạy học tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn, khơi dậy ý thức công dân đối với quê hương - Tạp chí Giáo dục (Số 267 trang 36, 36). 4. Thiết kế bài “Thuốc” của Lỗ Tấn (Ngữ văn 12) theo phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh - Tạp chí Thiết bị giáo dục (Số 143 trang 18, 19, 20). 5. Thiết kế bài “Cố hương” của Lỗ Tấn (Ngữ văn 9) theo phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh - Tạp chí Giáo dục & xã hội (Số đặc biệt tháng 5 năm 2007, trang 200).
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Trung Quốc trong quan hệ đồng đại và lịch đại với văn học Việt Nam có sự thường xuyên tương tác và ảnh hưởng đến mức không dễ dàng nhận ra. Năm 1981, nền văn học Trung Quốc hân hoan đón chào sự kiện lớn: tác giả Lỗ Tấn - nhà văn hiện đại Trung Quốc - được tổ chức UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới", tên tuổi và văn nghiệp của ông đã được đi vào lịch sử văn hóa của nhân loại. 1.2. Việc dạy học các tác phẩm văn chương Trung Quốc, đặc biệt là của tác giả Lỗ Tấn đã có mặt ở nhiều nhà trường trên thế giới, nhưng Lỗ Tấn lại "vào Việt Nam hơi muộn", vì vậy cách tiếp cận các tác phẩm của ông có không ít những vấn đề khách quan đặt ra. 1.3. Cách tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường Việt Nam còn đơn điệu, cũng có những hướng đi sâu sắc nhưng lại thiếu một cách nhìn toàn diện đa chiều. Chính vì vậy mà công việc dạy học tác phẩm văn chương vẫn chưa đi đúng được bản chất của nó, thậm chí chưa quán triệt được nguyên tắc mới nhất, khó nhất của dạy học văn hiện đại là phát huy chủ thể học sinh và xa rời đặc trưng bộ môn nghệ thuật ngôn từ này. 1.4. Chúng tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ” với mục đích tìm ra một số giải pháp hiệu quả, kết hợp các hướng tiếp cận, các phương pháp, biện pháp để dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn, văn chương nước ngoài nói riêng và các bộ phận văn học khác tương ứng như: văn học trung đại trong nhà trường hiện đại, văn học dân tộc thiểu số trong nhà trường phổ thông và văn học phổ thông trong nhà trường các dân tộc. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Xác định các hướng tiếp cận tác phẩm văn chương hiện đại để tìm ra những ưu và nhược điểm của từng hướng tiếp cận, từ đó vận dụng vào việc tiếp cận tác phẩm của Lỗ Tấn: “Cố hương” và “Thuốc” ở hai cấp học khác nhau, từ đó rèn cho HS năng lực tự học, tâm lý tự tin, tự đọc, tự tìm hiểu, chủ động, tự giác, tích cực, tự lực nâng cao được hiệu quả trong học tập văn chương nước ngoài nói chung.
- 2 2.2. Trên cơ sở mục tiêu là tìm ra các biện pháp thích hợp để tối ưu hóa các hoạt động dạy học tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn, đưa ra được các biện pháp kích thích phát triển được năng lực học tập của HS trong hướng tiếp cận đồng bộ, góp phần khắc phục được tình trạng nhàm chán đơn điệu trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay. 2.3. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng mục đích chính là nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp cụ thể có tính khả thi đối với GV và HS trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, để môn Ngữ văn phát huy hết vai trò vừa là một môn học công cụ, vừa là một môn học nghệ thuật, hỗ trợ cho sự phát triển nhân cách, năng lực thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn cho HS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tác giả nước ngoài nghiên cứu về Lỗ Tấn, nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông trong nhà trường Việt Nam, các hướng tiếp cận đồng bộ đa chiều, các biện pháp thích hợp để dạy học với hiệu quả cao nhất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu hướng tiếp cận đồng bộ đến các tác phẩm văn chương; các phương pháp, biện pháp trong quá trình dạy học; các tác phẩm của Lỗ Tấn đã đưa vào chương trình SGK qua các thời kỳ và hiện nay là hai tác phẩm “Cố hương” ở lớp 9 và “Thuốc” ở lớp 12. Về phần văn bản, chúng tôi sử dụng ngữ liệu từ SGK lớp 9 và SGK lớp 12 của NXB Giáo dục, các bài báo nghiên cứu về tác phẩm Lỗ Tấn trong, ngoài nhà trường để tọa độ hóa chính xác những tư tưởng thiết thực cho HS . 4. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc vận dụng lí thuyết tiếp cận đồng bộ để dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài, cụ thể là tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn, đã có nhiều hướng tiếp cận, nhưng hướng tiếp cận đồng bộ khắc phục được những hạn chế và tìm ra được những biện pháp kích thích hoạt động tiếp nhận của GV và HS, phát triển năng lực tự học, chủ động tích cực với việc dạy học văn.
- 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở khoa học (bao gồm nội dung lý luận và thực tiễn có sự khảo sát sư phạm) của việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài trong nhà trường Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ. 5.2. Xác định rõ hướng tiếp cận đồng bộ với từng tác phẩm ở từng lớp, từng cấp học, tìm ra được những biện pháp thích hợp, giúp cho việc dạy học có hiệu quả cao đúng với chức năng giải trí thẩm mỹ của nghệ thuật. 5.3. Từ hướng tiếp cận đồng bộ với hai truyện ngắn của Lỗ Tấn ở hai lớp và hai cấp học, người viết tiến hành thiết kế giáo án thực nghiệm, tổ chức dạy học thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm, lấy ý kiến rút kinh nghiệm cho giáo án và giờ dạy thực nghiệm, từ dó điều chỉnh các nội dung đã đề xuất cho phù hợp, tăng tính khả thi và đưa ra kiến nghị hợp lý. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: được dùng trong việc thu thập tư liệu, nghiên cứu các vấn đề lý luận làm cơ sở khoa học cho nội dung nghiên cứu. Đó là các phương pháp: tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống hóa các luận điểm khoa học của các chuyên ngành liên quan như: tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, văn hóa học, lý luận văn học,... để có hệ thống cơ sở lý luận khoa học cho các đề xuất có ý nghĩa thực tiễn. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm các phương pháp quan sát, điều tra, thực nghiệm, thống kê, tổng hợp ý kiến trên các phương tiện truyền thông, các hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp phỏng vấn, điều tra ý kiến,... Phương pháp nghiên cứu thực tiễn còn được sử dụng trong quá trình thực nghiệm, ở giai đoạn đánh giá kết quả thực nghiệm để đo lường hiệu quả và giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng hình hóa, phương pháp thống kê, phân loại,... để thực hiện các nội dung nghiên cứu phù hợp. 7. Đóng góp của luận án Về mặt lí luận: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tiếp cận trong dạy học tác phẩm văn chương, luận án đề xuất một số biện pháp thích hợp trong hướng tiếp cận đồng bộ để phát triển năng lực tiếp
- 4 nhận văn chương của HS phổ thông. Từ hướng tiếp cận đồng bộ, các biện pháp dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại hai truyện ngắn của Lỗ Tấn ở hai cấp học, luận án cũng thể hiện được những hoạt động sư phạm thực hiện được mục tiêu và những hiệu ứng sư phạm tối ưu. Về thực tiễn: Luận án vận dụng hướng tiếp cận đồng bộ, sử dụng các biện pháp, cách thức dạy học tác phẩm văn chương trong giảng đường khác tiếng (văn học nước ngoài trong nhà trường Việt Nam, văn học các dân tộc thiểu số trong nhà trường phổ thông, văn học phổ thông trong nhà trường các dân tộc) Luận án thiết kế một số giáo án thực nghiệm theo tinh thần đổi mới tiếp cận đồng bộ. Thông qua thực nghiệm sư phạm bước đầu cho thấy tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp mà luận án đề xuất. 8. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học tác phẩm Lỗ Tấn theo hướng tiếp cận đồng bộ trong nhà trường Việt Nam. Chương 3: Những biện pháp đặc thù trong dạy học tác phẩm Lỗ Tấn trong nhà trường Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ. Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.
- 5 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết hướng tiếp cận đồng bộ. Đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX, với những thành tựu của lí thuyết tiếp cận, của tâm lí học sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, khuynh hướng phân tích văn chương theo lí thuyết đáp ứng (responses centred approach) được đặc biệt đề cao. Sự vận dụng hài hoà các phương pháp: lịch sử phát sinh - cấu trúc văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương, được xây dựng từ nhận thức đúng đắn về nguồn gốc của văn học, về bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác phẩm văn chương và đó cũng là sự vận động nhuần nhuyễn những quan điểm khách quan và khoa học về sáng tác và tiếp nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể. Một vài công trình nghiên cứu gần đây của một số tác giả trẻ về phương pháp tiếp cận đồng bộ: Nguyễn Quang Bình (2014), Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Luận văn Thạc sĩ ĐH Giáo dục. Trần Hoàng Dương (2013), Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, Luận văn Thạc sĩ ĐH Giáo dục. Phạm Thị Hồng Quyên (2013), Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Luận văn Thạc sĩ ĐH Giáo dục. Nguyễn Thị Thanh (2014), Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học thơ Đường trong trường THCS, Luận văn Thạc sĩ ĐH Giáo dục. 1.2. Lịch sử nghiên cứu về nhà văn Lỗ Tấn. 1.2.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Đối với thế giới, Lỗ Tấn là “Danh nhân văn hoá nhân loại”. Đối với Trung Quốc, ông là “Dân tộc hồn” - linh hồn dân tộc. Các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới về Lỗ Tấn: Robe Diyanni (Mỹ), Pha-đê-ep (Nga), Rômanh Rôlăng (Pháp), Panachi (Ấn Độ), Ananta
- 6 Tu (Inđônêxia),... Công trình nghiên cứu của các ông chủ yếu về tư tưởng của Lỗ Tấn qua các thời kỳ lịch sử, qua cách nhìn nhận của các trường phái văn học khác nhau trên thế giới. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dày công nghiên cứu về Lỗ Tấn: Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân, Mao Thuẫn, Hạ Kính Chi, Lý Hà Lâm, Đinh Linh, Trần Thấu Du, Ba Kim,... Đây là các nghiên cứu về thi pháp Lỗ Tấn, tư tưởng Lỗ Tấn, ảnh hưởng của Lỗ Tấn đối với văn học Trung Quốc và thời đại. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam Ở Việt Nam, Lỗ Tấn được yêu mến như là “Gooc-ki của Trung Quốc”, vì sự gặp gỡ giữa Lỗ Tấn và Việt Nam xuất phát từ sự tương thông giữa bối cảnh chính trị, sự gần gũi của tư tưởng, sự giao lưu văn hoá đang rộng mở, các thế hệ nhà văn Trung Quốc và các thế hệ nhà văn Việt Nam càng có điều kiện hợp tác để cùng nghiên cứu sâu hơn về Lỗ Tấn. “Lỗ Tấn đến Việt Nam tương đối muộn”, đó là lời của tác giả Đặng Thai Mai, người có công “khai sơn phá thạch” trong việc nghiên cứu, giới thiệu Lỗ Tấn và văn học hiện đại Trung Quốc ở Việt Nam. Lỗ Tấn là nhà văn được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trân trọng về nhân cách và tài năng. Bác là người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn và Người đã rất tâm đắc. Đã có khá nhiều tác giả viết về Lỗ Tấn: Hồ Chí Minh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Trần Áng, Vương Phú Nhân, Lương Duy Thứ, Trần Lê Hoa Tranh, Phương Lựu,... Người Việt Nam đầu tiên đọc tác phẩm của Lỗ Tấn chính là Nguyễn Ái Quốc khi Người đang hoạt động cách mạng ở Liên Xô. Người Việt Nam đầu tiên dịch và giới thiệu tác phẩm Lỗ Tấn là giáo sư Đặng Thai Mai (năm 1944). Sau đó, trong đội ngũ đông đảo kế tục sự nghiệp của Đặng Thai Mai nghiên cứu về Lỗ Tấn, phải kể đến giáo sư Trương Chính. Ở miền Nam trước 1975, tác phẩm của Lỗ Tấn được hai nhà học giả nổi tiếng là Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi giới thiệu. Gần đây, trong các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về Lỗ Tấn, chủ yếu là về thi pháp và tư tưởng của ông,
- 7 tiêu biểu nhất là luận án tiến sĩ văn học của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Mai Chanh với đề tài “Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng” do Giáo sư Trần Đình Sử và Tiến sĩ Trịnh Bá Đĩnh hướng dẫn năm 2009. Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy Lỗ Tấn trong nhà trường Việt Nam, có thể kể đến một số luận văn do giáo sư Trần Xuân Đề hướng dẫn như: Đỗ Mạnh Hùng, Những điểm dị biệt và tương đồng giữa hai nhân vật: AQ trong tác phẩm “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn và Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, luận văn, 1996; Phạm Hoàng Kim Vy, Từ việc tìm hiểu con đường cứu nước và cương lĩnh sáng tác cải tạo quốc dân tính của Lỗ Tấn, góp phần làm sáng tỏ việc giảng dạy, học tập truyện “Thuốc” và “AQ chính truyện” trong chương trình PTTH, luận văn, 1999. “Cố hương” và “Thuốc” của Lỗ Tấn là những truyện ngắn độc đáo, hay nhưng khó trong chương trình văn học nước ngoài ở phổ thông.
- 8 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM LỖ TẤN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ TRONG NHÀ TRƯỜNG VIỆT NAM 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Tiếp nhận và những vấn đề cơ bản của lý thuyết tiếp nhận hiện đại Tiếp nhận văn học là một quá trình tiếp thu lĩnh hội một đối tượng nghệ thuật là tác phẩm văn học. Tiếp nhận văn học đồng nghĩa với việc đọc hiểu những gì đã đọc thông qua ngôn từ và những gì có ý nghĩa nhân sinh thẩm mỹ trong tác phẩm văn chương. Nguyên lý chú giải theo Gađamelà “phải cố gắng hiểu tất cả những gì có thể hiểu được”. Khi đọc tác phẩm văn chương, người tiếp nhận không thể với tới hiện thực tiếp nhận ở dạng nguyên thủy được mà chỉ có thể hiểu được qua thế giới nghệ thuật được sắp đặt, tổ chức bằng ngôn ngữ và trong ngôn ngữ. Từ qui trình tác động của tác phẩm văn học đối với bạn đọc, chúng ta nhận thấy qui trình tiếp nhận tác phẩm là quá trình tiếp thu, lĩnh hội những giá trị mà văn bản tác phẩm văn học mang đến cho người đọc. Nó đòi hỏi người đọc phải có những năng lực cụ thể. Quá trình đó diễn ra theo một chiều duy nhất đó đọc văn và tri giác ngôn ngữ. “Tiếp nhận văn học là một quá trình, vì nó chỉ thực sự diễn ra theo một hoạt động duy nhất là đọc văn” Tuy nhiên, tiếp nhận văn học lại là hoạt động mang tính lịch sử xã hội và khách quan. Có rất nhiều quan niệm về tiếp nhận văn học như vấn đề tri âm, người tri âm là người thấu hiểu nỗi lòng của người sáng tạo. Quan niệm đọc văn lấy lòng mình mà đọc không quan tâm đến dụng tâm của tác giả giải phóng sức sáng tạo, liên tưởng của người đọc. Văn học phản ánh đời sống xã hội nên vốn mang tính khách quan. Nội dung tinh thần của tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân và các phương tiện tạo hình, biểu hiện nên hoàn toàn có thể truyền đạt những yếu tố, nội dung tương đồng từ tác giả đến người đọc. Đó là những cơ sở định hướng tiếp nhận của người đọc. Bằng chứng Lỗ Tấn sau khi xuất bản “AQ chính truyện” đã bị rất nhiều độc giả gửi thư mắng: tại sao ông lại đưa họ vào tác phẩm của ông. Thành công của Lỗ Tấn là đã xây dựng một hình tượng nhân vật phổ chúng, mọi tầng lớp người đều như thấy dáng dấp của mình trong tác phẩm.
- 9 2.1.2. Vai trò của lý thuyết tiếp cận đồng bộ trong việc dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông. Ở Việt Nam, từ năm 1993 đã bắt đầu thử nghiệm phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm và được phổ biến với các công trình: Phương pháp giáo dục tích cực (Nguyễn Kỳ, NXB Giáo dục, 1994); Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm (Nguyễn Kỳ, NXB Giáo dục, 1995); Mô hình dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm (Nguyễn Kỳ, Trường cán bộ quản lý giáo dục, 1996),… Dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm đề cao vai trò chủ động của người học, người học tích cực tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người thầy, người thầy không phải đứng bên lề hoạt động học tập của HS mà vị thế của người thầy được nâng lên một tầng bậc cao hơn. Và phương pháp dạy học này cũng đòi hỏi hoạt động dạy học của người thầy phải khoa học hơn và nghệ thuật hơn. Phan Trọng Luận đã khẳng định điều này: "Không thể tạo được một hiệu quả đào tạo tốt đẹp ngoài sự vận động tâm lý của bản thân. Học sinh càng tích cực tham gia và tham gia một cách tự giác, có ý thức vào quá trình dạy học bao nhiêu thì kết quả của việc giảng dạy văn học càng vững chắc và sâu sắc bấy nhiêu". Khi Bộ GD tiến hành biên soạn lại chương trình SGK theo hướng tích hợp liên môn thì yêu cầu đổi mới phương pháp cũng được đặt ra. Theo chương trình phân ban và theo chủ trương của Bộ GD về đổi mới giáo dục phổ thông, mọi GV đều phải tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy. Và khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây, phong trào dạy học theo hướng tích cực lấy HS làm trung tâm trở thành vấn đề trung tâm của giáo dục. 2.2. Cơ sở thực tiễn. 2.2.1. Thực trạng về việc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương Những khuynh hướng tiếp cận tác phẩm văn chương luôn biến đổi dưới ảnh hưởng của các phương pháp lịch sử, xã hội, văn bản học, phê bình mới hoặc thuyết giao dịch đáp ứng,… Có những hướng tiếp cận chú trọng hoàn cảnh phát sinh hay tuyệt đối hóa yếu tố tác phẩm; khám phá cấu trúc văn bản một cách khoa học hay biệt lập văn bản khỏi hoàn cảnh phát sinh; hướng vào bạn đọc không khép kín trong văn bản hay cường điệu hóa sở thích cảm thụ chủ quan của người học đi đến thoát li văn
- 10 bản,… Người ta đã phê phán từ lâu khuynh hướng tiếp cận “ Phi văn bản”, “ngoài văn bản”, “trên văn bản” hoặc khuynh hướng phân tích không địa chỉ. Một sự cường điệu hay máy móc trong phương pháp luận tiếp cận các tác phẩm văn chương nhất định sẽ đưa đến hậu quả thiếu khách quan và phản khoa học. Hướng tiếp cận khoa học nhất, theo Phan Trọng Luận: “Một kết luận khoa học quan trọng và cơ bản đối với người nghiên cứu và giảng dạy văn học là là phải luôn luôn nắm vững quan điểm tiếp cận đồng bộ, một sự vận dụng hài hòa các phương pháp lịch sử phát sinh, cấu trúc văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương. Một phương pháp tiếp cận như vậy được xây dựng từ nhận thức đúng đắn về nguồn gốc của văn học, về bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác phẩm văn chương, đó cũng là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm khách quan và khoa học về sáng tác và tiếp nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể”. 2.2.2. Các hướng tiếp cận trong tiếp cận đồng bộ 2.2.2.1. Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh Tiếp cận theo khuynh hướng phát sinh là cách tiếp cận hình thành sớm hơn cả và chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các phương hướng tiếp cận. Đó là cách vận dụng những hiểu biết ngoài tác phẩm để hiểu tác phẩm. Phương hướng này đi sâu vào tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, thời đại, xuất xứ của tác phẩm và cuộc đời và con người của tác giả. Trước đây không ít người đã lấy những hiểu biết về lịch sử phát sinh (những yếu tố ngoài văn bản) để giải thích và tìm hiểu tác phẩm mà không cần tìm hiểu chính bản thân tác phẩm. Đó là một sai lầm bởi nếu lạm dụng hướng tiếp cận này dễ đi đến chỗ thoát li tác phẩm, bàn luận, giải thích một cách áp đặt, suy diễn theo hướng chủ quan. Vẫn biết tác phẩm văn học là sản phẩm của một con người cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể, một thời đại cụ thể nhưng chúng ta cũng chỉ nên coi đây là một kênh thông tin quan trọng giúp ta có thể hiểu đúng, hiểu sâu hơn về văn bản tác phẩm trên căn cứ cảm nhận, phân tích văn bản. 2.2.2.2. Quan điểm tiếp cận cấu trúc bản thể tác phẩm (tiếp cận văn bản) Hiểu biết ngoài văn bản cực kì quan trọng nhưng vẫn không thay thế cho việc khám phá bản thân văn bản. Văn bản là thông điệp, là đề án nhà văn gửi tới bạn đọc. Đặc trưng cơ bản của văn bản nghệ thuật là thông tin
- 11 thẩm mĩ. Nhà văn gửi đến bạn đọc niềm xúc động mãnh liệt nhất, những rung động tha thiết nhất về cuộc sống con người. Đây là điểm mấu chốt nhất phân biệt phương pháp tiếp cận văn học đích thực với lối phân tích xã hội học tầm thường. Quan điểm tiếp cận văn bản giúp cho người đọc, người nghiên cứu, giảng dạy không thoát ly văn bản vốn là đề án tiếp nhận mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc. Hướng tiếp cận này quan tâm đến thế giới bên trong tác phẩm để xác nhận vị trí riêng và giá trị độc lập của tác phẩm. Đây là hướng tiếp cận quan trọng nhất mà không một hướng tiếp cận nào có thể thay thế. Hướng tiếp cận văn bản cũng đòi hỏi sự nếm trải hay trải nghiệm cần thiết của người đọc mới có hi vọng giải mã được những thông tin thẩm mĩ trong tác phẩm. Đặc biệt người đọc phải có một khả năng ngôn ngữ tối thiểu để tri giác văn bản, để thấu hiểu ngôn từ và đời sống của nó trong văn bản. Thiếu vốn văn hoá cần thiết thì việc cảm thụ văn chương cũng dễ bị sai lệch hoặc thiếu sâu sắc. 2.2.2.3. Quan điểm tiếp cận hướng lịch sử chức năng Trước đây, khi phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường thường chỉ chú trọng đến hai khuynh hướng tiếp cận chính và quen thuộc đó là tiếp cận theo hướng lịch sử phát sinh và tiếp cận cấu trúc. Lí luận văn học những thập kỉ gần đây đã nhấn mạnh thêm hướng lịch sử chức năng trong tiếp cận tác phẩm văn chương. Lí luận về tác động chức năng của văn học làm sinh động, phong phú hơn cách hiểu, cách cắt nghĩa tác phẩm văn chương đồng thời cũng làm cho việc phân tích giảng dạy văn trong nhà trường hiệu quả hơn. Khi tiếp cận một tác phẩm văn học cần chú ý đến mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc, xem xét ảnh hưởng, tác động của tác phẩm vào tình cảm, tư tưởng, nhận thức thẩm mĩ của bạn đọc. Tuy nhiên khi nhấn mạnh quan điểm đến quan điểm người đọc, người học, đến phản ứng và đáp ứng của học sinh trong giờ văn, chúng ta vẫn không tuyệt đối hóa hay cường điệu hóa sở thích của học sinh. Trong nhà trường luôn luôn kết hợp hài hòa giữa cảm thụ cá nhân học sinh với định hướng sư phạm của người thầy. Một quan điểm tiếp cận đồng bộ văn bản, ngoài văn bản và đáp ứng của người học là sự kết hợp cân mực, hài hòa, đồng bộ, bảo đảm hiệu quả vững chắc cho việc nghiên cứu và dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.
- 12 2.3. Hướng tiếp cận đồng bộ trong dạy học văn chương nước ngoài. 2.3.1. Thực trạng của việc dạy học văn học nước ngoài Trên thực tế, chương trình văn học nước ngoài trong trường phổ thông đã bao quát hầu hết văn học của các châu lục trên thế giới: Châu Á (với các đại diện như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản), Châu Âu (với các đại diện như Anh, Pháp, Đức, Nga,Hy lạp, Áo), Châu Mỹ (với đại diện là Mỹ), Châu Phi (với đại diện là Nam Phi). Trong cấu trúc của chương trình có nhiều tác phẩm của các tác giả nổi tiếng tiêu biểu cho các nền văn học qua các thời kỳ văn học khác nhau. Với mục tiêu đem đến cho học sinh một cái nhìn tổng thể về tinh hoa của văn học thế giới cũng như xây dựng con người Việt Nam hiện đại, văn học nước ngoài trong sách giáo khoa (SGK) phổ thông đã có một vị trí tương đối thích hợp trong toàn bộ khung chương trình.Văn học Việt Nam chiếm 17,5% khung chương trình của phân môn đọc văn (28/160 tiết của phân môn đọc văn ở cả 3 khối lớp). Đặt vấn đề tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương, tức là phải xem xét tác phẩm trên tất cả các mặt một cách đồng thời và hợp lý, đúng mức vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm, không quá nghiêng lệch về một hướng tiếp cận nào. Mối quan hệ giữa chúng được tác giả Nguyễn Thanh Hùng khái quát trong cuốn“Đọc và tiếp nhận văn chương” - Nhà xuất bản giáo dục 2002 cũng khẳng định: “Hoạt động tiếp cận tác phẩm văn chương là thao tác đầu tiên của cơ chế tiếp nhận. Hoạt động này cần tiến hành một cách đồng bộ không thể quá nặng, quá nhẹ với bất cứ một khuynh hướng nào. Khuynh hướng tiếp cận phát sinh quan tâm đến tính chất xã hội của tác phẩm, đến nguồn gốc nhận thức của văn học với đời sống.Hướng tiếp cận bản thể tác phẩm đào sâu vào cơ cấu hình thức được sáng tạo của tác phẩm. Đây là hướng tiếp cận mang tính thẩm mỹ văn học. Khuynh hướng tiếp cận chức năng - Tác động tuy không bao hàm nhiều thao tác trí tuệ phức tạp nhưng lại phải vận dụng sự sáng suốt của trái tim để sự cộng thông giữa những vấn đề của con người trong quá trình tiếp nhận diễn ra tốt đẹp”. 2.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học văn học nước ngoài. Qua một loạt các công trình nghiên cứu về dạy học văn học nước ngoài trong nhà trường Việt Nam, tác giả Nguyễn Viết Chữ đã đưa ra
- 13 những yêu cầu có tính nguyên tắc khi giảng dạy tác phẩm văn chương nước ngoài từ những năm 2001 trong cuốn sách “Dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể” của mình. Tuy nhiên, thời điểm đó, dạy học văn học nước ngoài chỉ là một chương chuyên khảo của cuốn sách. Đến năm 2014, tác giả đã tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời một cuốn sách nghiên cứu sâu về những nguyên tác khi dạy văn học nước ngoài. Đồng thời, tác giả cũng đã vận dụng những nguyên tắc đó vào định hướng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài cụ thể trong chương trình ngữ văn phổ thông. Chúng tôi coi đó là kim chỉ nam khi giải quyết vấn đề khó khăn đặt ra trong quá trình dạy tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường. Nguyên tắc thứ 1: Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng tư tưởng của tác phẩm văn chương, khả năng của nó trong việc đọc hiện đại. Nguyên tắc thứ 2: Cần hệ thống vấn đề nội dung của tác phẩm văn chương và sự cấp thiết của nó với việc giáo dục và hình thành nhân cách người công dân mới của nước nhà. Nguyên tắc thứ 3: Yêu cầu đặt tác phẩm văn chương trong mối tương quan văn hoá của hai dân tộc. Nguyên tắc thứ 4: Phải đặt tác phẩm trong trào lưu văn hoá thế giới để toạ độ hoá được những dấu hiệu thi pháp thời đại, mà những dấu hiệu đã chi phối nội dung tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn. Nguyên tắc thứ 5: Quan tâm, lựa chọn những bản dịch thích hợp Trong năm nguyên tắc trên có thể nói nguyên tắc “bản dịch thích hợp”, nguyên tắc “đặt tác phẩm vào mối tương quan văn hoá của hai dân tộc” và “đặt tác phẩm đã vào trào lưu văn học thế giới” như những nguyên tắc đặc thù. Chỉ có văn học nước ngoài mới sử dụng những nguyên tắc này. Nguyên tắc “phù hợp với việc đọc hiện đại”, “vì người công dân mới” thì không chỉ với giảng đường khác tiếng. Năm nguyên tắc tác giả đặt ra cũng chính là định hướng cho tiếp cận đồng độ các tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường. 2.4. Thực trạng việc giảng dạy các tác phẩm của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông Việt Nam 2.4.1. Hiện trạng Khi dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp, chúng tôi còn nhận thấy rằng, rất nhiều giáo viên đã không nắm được quan niệm sáng tác của nhà
- 14 văn, không gắn tác phẩm với hoàn cảnh lịch sử, xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ, tất cả những điều đó khiến cho giáo viên chỉ định hướng được cho học sinh những vẫn đề chưa kỹ, chưa sâu, khiến cho giờ học tác phẩm Lỗ Tấn biến thành giờ học khô khan, đôi khi là sự thuyết giáo về kiến thức lịch sử. Ngoài ra, một vấn đề nữa mà cả GV và HS đều nhận định đó là tác phẩm cả Thuốc và Cố hương rất khó khai thác bởi đó là tác phẩm thể hiện những tư tưởng lớn lao. Quả thực, để giúp HS hiểu sâu sắc các vấn đề trong tác phẩm này không đơn giản bởi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm và hiện thực đời sống của học sinh có một độ chênh lệch rất lớn. Như vậy, các hướng dạy học tác giả Lỗ Tấn và các tác phẩm của ông chưa đạt tới sự hợp lý hoàn toàn. Mỗi cách dạy mang một ưu, nhược điểm riêng. Có tình trạng như vậy bởi còn đang thiếu một cách tiếp cận đồng bộ, một cách dạy linh hoạt các hướng tiếp cận nhằm mục tiêu xây dựng một phương pháp hiệu quả nhất khi dạy về một tác giả nước ngoài với các tác phẩm của ông. 2.4.2. Khảo sát việc giảng dạy Lỗ Tấn và tác phẩm của ông trong nhà trường phổ thông Mục đích khảo sát Khảo sát tình hình học và dạy Lỗ Tấn và tác phẩm của ông trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay sẽ giúp chúng ta đánh giá được những việc đã làm được cũng như những tồn tại của nó để tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp tối ưu nhất cho việc dạy và học tác giả Lỗ Tấn và các tác phẩm của ông. Đối tượng khảo sát Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát tại các trường: THCS Việt Hòa - thành phố Hải Dương. THPT Trần Phú - Chí Linh - Hải Dương. Trường THCS Thanh Sơn - Kiến Thụy - Hải Phòng. Trường THPT Sơn Động số 2 - Sơn Động - Bắc Giang. Trường phổ thông Nội Trú Đồ Sơn - Đồ Sơn - Hải Phòng. Quá trình khảo sát - Thời gian khảo sát: + Học kỳ 1 năm học 2015 - 2016 đối với học sinh lớp 9. + Học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 đối với học sinh lớp 12.
- 15 2.4.3. Kết luận về thực trạng Nhận thức của GV về dạy học tác phẩm “Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận đồng bộ Nhận thức của GV về dạy học tác phẩm “Cố Hương”, “Thuốc” Số ý Tỷ lệ STT của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận đồng kiến ( %) bộ chọn Dạy học theo đúng bố cục tác phẩm “Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ 1 13 11,4% Tấn Dạy học tác phẩm “Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ Tấn theo hướng 2 18 15,8% tiếp cận đồng bộ Vận dụng các PPDH hiện đại vào DH tác phẩm “Cố Hương”, 3 32 28,1% “Thuốc” của Lỗ Tấn Vận dụng một cách linh hoạt các PPDH hiện đại vào DH tác phẩm 4 46 40,4% “Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ Tấn theo hướng tiếp cận đồng bộ 5 Ý kiến khác 5 4,4% Mức độ quan tâm của GV đối với HS trước giờ học tác phẩm “Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ Tấn Mức độ Số ý kiến chọn Tỷ lệ ( %) STT Vấn đề quan tâm Có Không Có Không Tìm hiểu mức độ hứng thú của HS đối với tác 62.3 1 71 43 37.7% phẩm “Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ Tấn % 21.1 2 Huy động kiến thức, kỹ năng nền của HS 24 90 78.9% % 24.6 3 Tìm hiểu những vấn đề HS quan tâm 28 86 75.4% % Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của HS 34.2 4 trong việc học tác phẩm “Cố Hương”, 39 75 65.8% % “Thuốc” của Lỗ Tấn Mức độ sử dụng các phương pháp của GV khi dạy tác phẩm của Lỗ Tấn Tỷ lệ ( %) Mức độ STT Thường Thỉnh Hiếm Chưa Phương pháp xuyên thoảng khi bao giờ 1 Thuyết trình 52.0% 21.4% 18.6% 8.0% 2 Vấn đáp 51.2% 24.4% 20.0% 4.4% 3 Làm việc nhóm 27.6% 51.0% 12.7% 8.7% 4 Dạy học dự án 6.4% 54.2% 13.6% 25.8% 5 Cắt nghĩa - chú giải sâu 18.7% 12.6% 56.8% 11.9% 6 Các biện pháp khác 27.1% 54.3% 13.2% 5.4%
- 16 Chương 3: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẶC THÙ TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM CỦA LỖ TẤN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ 3.1. Những định hướng khi dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn theo hướng tiếp cận đồng bộ. 3.1.1. Tôn trọng năm nguyên tắc dạy văn chương nước ngoài Lỗ Tấn được xem là “Gorki của Trung Quốc”, là bậc thầy của dòng văn học hiện thực chủ nghĩa thế kỷ XX ở Trung Quốc. Sự nghiệp sáng tác văn học của ông gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân Trung Quốc. Chủ tịch Mao Trạch Đông đánh giá: “Lỗ Tấn là vị chủ tướng của phong trào cách mạng văn hoá Trung Quốc, ông không chỉ là nhà văn vĩ đại, mà còn là nhà tư tưởng, nhà cách mạng vĩ đại”. Tác giả Lương Duy Thứ nhận định: “Thế kỷ văn học này gắn bó chặt chẽ với tư tưởng và tác phẩm của văn hào vĩ đại Lỗ Tấn”. Lỗ Tấn là nhà văn của thời đại Ngũ Tứ, thời đại trăn trở “tìm đường của dân tộc Trung Quốc” dưới ánh sáng của lí luận mác xít. Tác phẩm của ông đã phản ánh sâu sắc và phong phú về con người và thời đại Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử đầy máu và nước mắt. Theo nhà văn Hữu Thỉnh, “tại một số bảo tàng văn học trên thế giới, cứ sau một thời gian, người ta lại tiến hành thay đổi vị trí trưng bày, quy mô sắp xếp hiện vật của các nhà văn tuỳ theo kết quả nghiên cứu, đánh giá thăm dò dư luận. Ở bảo tàng văn học đương đại Trung Quốc thì sự thay đổi đánh giá diễn ra càng nhanh hơn. Nhưng cho dù Mao Thuẫn, Lão Xá, Quách Mạt Nhược, Đinh Linh, Tào Ngu… có xê dịch như thế nào thì vị trí của Lỗ Tấn vẫn không thay đổi. Trước sau ông vẫn ung dung một mình một gian trang trọng nhất ở trung tâm của bảo tàng” (Tạp chí Thơ, số 10/2010, tr.23-24). Quan niệm sáng tác: “văn chương cải tạo tinh thần quốc dân” là kim chỉ nam chi phối hầu hết các sáng tác của Lỗ Tấn. Tư tưởng ấy vừa mang màu sắc cách mạng, vừa chứa đựng một sứ mệnh nhân đạo cao cả. Ông đặt lên hàng đầu việc chữa bệnh cho những người bất hạnh trong xã hội cũ “mỗi khi chọn đề tài,tôi thường chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục đích lôi hết bệnh tật cuả họ ra để mọi người tìm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn