intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía Bắc

Chia sẻ: Trần Văn Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tìm hiểu và đánh giá hiện trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động vui chơi, xây dựng các biện pháp giáo dục hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía Bắc

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ THỦY GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9140102 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ \ THÁI NGUYÊN - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN THỊ TÍNH 2. TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ Phản biện 1: ...................................................... Phản biện 2: ...................................................... Phản biện 3: ...................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Họp tại trường ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi giờ ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên; - Thư viện Trường Đại học sư phạm - ĐHTN
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Vũ Thị Thủy (2014), Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường Mầm non trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6, tr.113-114. 2. Vũ Thị Thủy (2015), Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường Mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr.60-61 3. Vũ Thị Thủy (2016), Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khu vực miền núi phía Bắc, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 11. Tr 247-250. 4. Vũ Thị Thủy (2017), Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt kì 1 tháng 5. Tr 126-130. 5. Vũ Thị Thủy (2018), Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số tháng 12. Tr 126-130. 6. Vu Thi Thuy (2018), Development of communication skills of preschool children in role-playing games by subjects, Journal Sociosphere, No 4, page 195-200.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các trường mầm non khu vực (KV) miền núi phía Bắc Việt Nam đã quan tâm giáo dục kĩ năng giao tiếp (KNGT) cho trẻ mẫu giáo (MG) 5- 6 tuổi để đảm bảo mục tiêu giáo dục (GD) ở bậc mầm non (MN). Tuy nhiên quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp (GDKNGT) cho trẻ MG 5-6 tuổi còn một số hạn chế nhất định, đặc biệt giáo viên (GV) chưa khai thác được thế mạnh của hoạt động vui chơi nói chung và trò chơi đóng vai theo chủ đề (TCĐVTCĐ) nói riêng để GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi. Bên cạnh đó, trong hoạt động nghiên cứu, chưa có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở khu vực (KV) miễn núi phía Bắc nhằm làm rõ các vấn đề: TCĐVTCĐ có vai trò như thế nào đối với quá trình phát triển KNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi? Làm thế nào để GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở các trường mầm non KV miền núi phía Bắc đạt hiệu quả? Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá hiện trạng GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động vui chơi, xây dựng các biện pháp GD hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi ở KV miền núi phía Bắc, chúng tôi chọn đề tài “GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở KV miền núi phía Bắc” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ, luận án đề xuất quy trình và biện pháp GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ nhằm nâng cao chất lượng GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN KV miền núi phía Bắc. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở trường MN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu
  5. 2 Nghiên cứu mối quan hệ giữa tổ chức TCĐVTCĐ với GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi để xác lập quy trình và các biện pháp tổ chức TCĐVTCĐ nhằm nâng cao hiệu quả GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN. 4. Giả thuyết khoa học GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình GD ở các trường MN để giúp trẻ thích ứng với cuộc sống và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trong thực tiễn tổ chức hoạt động GDKNGT cho trẻ MG 5- 6 tuổi ở các trường MN khu vực miền núi phía Bắc còn nhiều hạn chế do điều kiện khó khăn về năng lực GV, về môi trường tổ chức hoạt động, về đặc điểm của trẻ phần lớn là con em của đồng bào dân tộc thiểu số, chưa khai thác được vai trò của quá trình tổ chức hoạt động vui chơi đặc biệt là TCĐVTCĐ để GD trẻ. Nếu xác lập được quy trình và biện pháp GDKNGT qua tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi ở KV miền núi phía Bắc hiện nay 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở trường MN. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở các trường MN KV miền núi phía Bắc Việt Nam. 5.3. Đề xuất quy trình và các biện pháp GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở các trường MN KV miền núi phía Bắc Việt Nam. 5.4. Thực nghiệm kiểm chứng quy trình và các biện pháp GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ. 6. Phương pháp luận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài - Quan điểm hệ thống cấu trúc - Quan điểm thực tiễn - Quan điểm hoạt động và nhân cách - Nghiên cứu GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ được thực hiện dựa trên quan điểm tiếp cận Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. - Nghiên cứu GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ gắn với quan điểm GD kĩ năng sống cho trẻ MG 5-6 tuổi. 6.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
  6. 3 6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.3. Nhóm phương pháp bổ trợ 7. Luận điểm bảo vệ GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ là một trong những con đường cơ bản hình thành phát triển nhân cách trẻ MG. Thực trạng GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở các trường MN KV miền núi phía Bắc đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên còn tồn tại một số điểm bất cập về quy trình tổ chức thực hiện, các biện pháp và điều kiện thực hiện. GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở các trường MN KV miền núi phía Bắc cần được tiến hành theo quy trình xác lập và các biện pháp đảm bảo điều kiện thực hiện sẽ đem lại hiệu quả cao góp phần hình thành phát triển nhân cách trẻ MG 5-6 tuổi. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận Góp phầ n phát triể n hệ thống lý luâ ̣n về GDKNGT cho trẻ MN ở Việt Nam; phát triển lý luận về GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động vui chơi dựa trên cách tiế p câ ̣n chủ yếu về nhân cách - hoạt động và GD KN sống; Làm rõ tính ưu thế của TCĐVTCĐ trong giáo dục KNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi. 8.2. Về thực tiễn - Đánh giá được thực trạng KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi qua TCĐVTCĐ và thực trạng GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở KV miền núi phía Bắc Việt Nam. - Thiết lập được hệ thống ngân hàng TCĐVTCĐ chiếm ưu thế trong GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi ở KV miền núi phía Bắc. - Xác lập được quy trình và biện pháp tổ chức TCĐVTCĐ nhằm GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN KV miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. - Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về giáo dục học MN; về GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường MN.
  7. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về giao tiếp Nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Điển hình là các tác giả như: Nhà triết học Đức Phơ Bách; I.P.Paplop; Các Mác(Karl Max -1884); V.I.Lê Nin; J.Macsen; J.P.Sactơrơ và Manie, … Các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu về giao tiếp, vai trò của giao tiếp đối với xã hội và sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, đồng thời làm rõ nguồn gốc của giao tiếp và tầm quan trọng của KNGT, sự cần thiết phải GDKNGT cho trẻ MG và học sinh. Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu về KNGT và giáo dục KNGT Ở hướng nghiên cứu này, đã có các tác giả như: A. Toffler; K.D.Usinxki; A.V.Zapôrôzet - M.I.Lixina; A.G.Ruzxkaia; Lev Vygotsky; B.Ph. Lomov; Kak - Hai – Nowdich; V.P.Dakharov, … Các công trình trên thế giới đã nghiên cứu về tầm quan trọng của KNGT trong cấu trúc năng lực của con người, vai trò của KNGT trong học tập, rèn luyện, phát triển nghề nghiệp; xác định các KNGT cần phát triển cho con người nói chung và trẻ em nói riêng. Hướng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu về GDKNGT cho trẻ MG thông qua tổ chức hoạt động chơi đón ĐVTCĐ Ở hướng nghiên cứu này, đã có các tác giả như: Ph. Phơ Bách; Đ.B. Encônin ; A.N.Leonchiev; Lev Vygotsky; A.P.Uxova; Tara Winterton; A.V.Daparogiet và M.I.Lixana; A.P.Uxova; V.N. Avanecova; A. G. Ruskaia; Dr. Miriam Stopard; A. N. Pere Klerman; … Các công trình nghiên cứu trên thế giới về GDKNGT đã tập trung nghiên cứu về vai trò của giao tiếp đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, đề xuất các KN và nội dung GDKNGT cho trẻ thông qua hoạt động và giao lưu, đặc biệt là tổ chức TC cho trẻ MG. 1.1.2. Ở Việt Nam Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về giao tiếp Ở nước ta, từ những năm 1970 trở lại đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giao tiếp như: Nguyễn Thạc; Hoàng Anh ; Nguyễn Văn Lê; Trần Trọng Thủy; Nguyễn Sinh; Nguyễn Bá Minh; Đặng Xuân Hoài; Trần
  8. 5 Văn Phòng; Ngô Thị Nụ; Hà Thế Ngữ; Phùng Thị Hằng, … Các công trình trên của các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về GT, nhu cầu GT của con người trong các mối quan hệ xã hội. Các tác giả để khẳng định rõ GT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của con người, KNGT chỉ hình thành qua sự tương tác qua lại giữa con người với con người trong xã hội. Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu về KNGT và GDKNGT Trong những năm gần đây, vấn đề KNGT, KNGT sư phạm cũng được khá nhiều tác giả đề cập đến: Nguyễn Văn Lê; Ngô Công Hoàn; Hoàng Anh; Hoàng Thị Anh; Chu Văn Đức; Nguyễn Hữu Độ; Ngô Giang Nam; Ngô Công Hoàn; Lê Xuân Hồng; Vũ Thị Ngân; Hoàng Thị Phương; Nguyễn Văn Lũy; Trần Thị Tuyết Hoa; Cao Thị Xuân; Nguyễn Thanh Bình; Nguyễn Thị Tính; Nguyễn Thị Thanh;… Các công trình nghiên cứu về vai trò của KNGT trong GD và phát triển nghề nghiệp; sự cần thiết phải GDKNGT cho học sinh; các KNGT cần GD cho học sinh tiểu học; các công trình nghiên cứu về GDKNGT cho trẻ MN đã được nghiên cứu tuy nhiên mới khai thác dưới góc độ trẻ đặc biệt; trẻ 3-4 tuổi; đối với trẻ MG 5-6 tuổi đã được nghiên cứu tuy nhiên dưới dạng hành vi văn hóa. Hướng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu về GDKNGT cho trẻ MG thông qua tổ chức TCĐVTCĐ Ở hướng nghiên cứu này, đã có các tác giả sau: Nguyễn Ánh Tuyết; Nguyễn Văn Lũy; Trần Thị Tuyết Hoa; Lê Xuân Hồng; Nguyễn Xuân Thức; Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Thu Thủy; Nguyễn Thị Phấn, … Các công trình đã nghiên cứu về vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ trong đó có KNGT. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TC ĐVTCĐ. Qua tổng thuật các công trình nghiên cứu cho thấy có nhiều công trình đã nghiên cứu về GT, GDKNGT cho sinh viên sư phạm, học sinh phổ thông, trẻ MG. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua tổ chức TCĐVTCĐ ở các trường MN KV miền núi phía Bắc. Do đó, nghiên cứu về giáo dục KNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua tổ chức TCĐVTCĐ KV miền núi phía Bắc Việt Nam là một yêu cầu khách quan và cần thiết.
  9. 6 1.2. Khái niệm công cụ 1.2.1. Kỹ năng giao tiếp 1.2.1.1. Kỹ năng KN là những thao tác, hành động có tính thuần thục trong sử dụng các phương tiện để tác động đến đối tượng hành động nhằm đạt được mục đích nhất định. 1.2.1.2. Giao tiếp GT là quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh hưởng, nhận biết lẫn nhau của con người với con người. 1.2.1.3. Kỹ năng giao tiếp KNGT là những thao tác, hành động có tình thuần thục để giải quyết nhiệm vụ GT dựa trên sự lựa chọn và vận dụng những tri thức về GT, cách thức sử dụng phương tiện GT bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng GT nhằm đạt được mục đích nhất định. 1.2.2. Kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi là những thao tác, hành động có tính thuần thục trong việc sử dụng các phương tiện GT bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng GT nhằm đạt được mục đích nhất định. 1.2.3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của GV MN giúp trẻ MG 5-6 tuổi hình thành, phát triển các thao tác, hành động mang tính thuần thục trong sử dụng phương tiện GT bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng GT nhằm đạt được mục đích nhất định. 1.2.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề TCĐVTCĐ là TC đặc trưng, tiêu biểu của trẻ MG nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng. Khi tham gia chơi TCĐVTCĐ trẻ tự nghĩ ra chủ đề chơi, tìm bạn chơi, tự phân vai chơi, tìm đồ chơi thay thế để tiến hành TC. 1.2.5. GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch trong đó dưới vai trò chủ đạo của GV, trẻ MG 5-6 tuổi hình thành, phát triển các thao tác, hành động mang tính thuần thục trong sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đóng vai một nhân vật nào đó, thực hiện chức năng xã hội của người lớn và mô phỏng lại cuộc sống của co người trong xã hội.
  10. 7 1.3. Những vấn đề cơ bản của GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN 1.3.1. Đặc điểm GT của trẻ MG 5-6 tuổi 1.3.2. Mục tiêu, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi 1.3.3. Quy trình tổ chức hoạt động GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi 1.4. GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở trường MN 1.4.1. Ưu thế của TCĐVTCĐ trong GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi TCĐVTCĐ là loại TC mà trẻ mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc đóng vai một nhân vật trong cuộc sống để thực hiện các chức năng xã hội của họ. Qua TCĐVTCĐ trẻ được trải nghiệm cuộc sống của người lớn. Trong quá trình tham gia chơi trẻ phải tương tác với bạn chơi bằng GT. Vì vậy, có thể thấy được tính ưu thế của TCĐVTCĐ trong quá trình GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua các yếu tố sau: i) Đặc điểm của TCĐVTCĐ; ii) Cấu trúc của TCĐVTCĐ; iii) Chủ đề và nội dung của trò chơi; iv) Vai chơi và hành động chơi; v) Mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi. Từ các điểm ưu thế nêu trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng TCĐVTCĐ là hoạt động chiếm ưu thế trong GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi. 1.4.2. Mục tiêu GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở trường MN GDKNGT qua tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi nhằm cung cấp cho trẻ kiến thức về yêu cầu cách thức rèn luyện, cung cấp những kiến thức về thao tác rèn luyện, tạo môi trường cho trẻ rèn luyện để hình thành các KN nghe hiểu lời nói trong TCĐVTCĐ, KN biểu đạt lời nói trong TCĐVTCĐ, KN thực hiện quy tắc giao tiếp trong TCĐVTCĐ. 1.4.3. Nội dung GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở trường MN Theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực phát triển, 28 chuẩn và 120 chỉ số [7], có chỉ rõ các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và GT. Như vậy để đạt được các chuẩn này thì trẻ MG 5-6 tuổi cần có các KNGT cụ thể sau:(1) KN nghe hiểu lời nói trong TCĐVTCĐ. (2) KN biểu đạt lời nói trong TCĐVTCĐ. (3) KN thực hiện quy tắc GT trong TCĐVTCĐ.
  11. 8 1.4.4. Phương pháp GDKNGT cho trẻ MG qua tổ chức TCĐVTCĐ Gồm các phương pháp sau: Phương pháp dùng lời; Phương pháp tạo tình huống giáo dục; Phương pháp động viên, khích lệ 1.4.5 Đánh giá KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ 1.4.5.1. Mục tiêu đánh giá KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ 1.4.5.2. Nội dung đánh giá KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ Đánh giá các mức độ đạt được của từng KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi khi tham gia TCĐVTCĐ: KN nghe hiểu lời nói trong TCĐVTCĐ; KN biểu đạt lời nói trong TCĐVTCĐ; KN thực hiện quy tắc giao tiếp trong TCĐVTCĐ. 1.4.5.3. Các loại đánh giá 1.4.5.4. Tiêu chí và thang đánh giá Bảng 1.1. Tiêu chí và thang đánh giá KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi qua TCĐVTCĐ Các Mức độ Các biểu KN TT hiện giao 3 (Trên đạt) 2 (Đạt) 1 (Chưa đạt) cụ thể tiếp 1 KN Nhận ra sắc Nhận ra tất cả Nhận ra một Chưa nhận ra nghe thái biểu cảm các sắc thái biểu số sắc thái được sắc thái hiểu lời trong lời nói cảm trong lời biểu cảm biểu cảm trong nói của bạn chơi nói của bạn chơi trong lời nói lời nói của bạn trong khi vui, buồn, khi vui, buồn, của bạn chơi chơi khi vui, TCĐV tức giận, sợ tức giận, sợ hãi, khi vui, buồn, buồn, tức giận, theo hãi, lo lắng,… lo lắng, trong tức giận, sợ sợ hãi, lo lắng, chủ đề trong TCĐV TCĐV theo chủ hãi, lo lắng, trong TCĐV theo chủ đề. đề. trong TCĐV theo chủ đề. theo chủ đề. Thực hiện các Thực hiện được Thực hiện Chưa thực hiện chỉ dẫn liên tất cả các chỉ được một số được các chỉ quan đến vai dẫn liên quan chỉ dẫn liên dẫn liên quan chơi và hành đến vai chơi và quan đến vai đến vai chơi và động chơi hành động chơi chơi và hành hành động chơi trong TCĐV trong TCĐV động chơi trong TCĐV theo chủ đề. theo chủ đề. trong TCĐV theo chủ đề. theo chủ đề. Hiểu nghĩa Hiểu nghĩa của Hiểu nghĩa Chưa hiểu
  12. 9 Các Mức độ Các biểu KN TT hiện giao 3 (Trên đạt) 2 (Đạt) 1 (Chưa đạt) cụ thể tiếp của các từ liên tất cả các từ liên của một số từ nghĩa các từ liên quan đến vai quan đến vai liên quan đến quan đến vai chơi và các từ chơi và các từ vai chơi và chơi và các từ ngữ chuyên ngữ chuyên biệt các từ ngữ ngữ chuyên biệt biệt theo từng theo từng chủ đề chuyên biệt theo từng chủ chủ đề chơi. chơi. theo từng chủ đề chơi. đề chơi. Nghe, hiểu Nghe, hiểu tất cả Nghe, hiểu Chưa hiểu các các tình các tình huống một số tình tình huống xảy huống xảy ra xảy ra trong quá huống xảy ra ra trong quá trong quá trình chơi. trong quá trình trình chơi. trình chơi. chơi. 2 KN Nói đủ câu, rõ Nói đủ câu, rõ Nói đủ câu, rõ Nói chưa đủ biểu ràng các câu ràng tất cả các ràng một số câu, Chưa nói đạt lời hội thoại phù câu hội thoại câu hội thoại được các câu nói hợp với vai phù hợp với vai phù hợp với hội thoại phù trong chơi. chơi. vai chơi. hợp với vai TCĐV chơi. theo Sử dụng các Sử dụng được Sử dụng được Chưa sử dụng chủ đề từ chỉ tên gọi tất cả các từ chỉ một số từ chỉ được các từ chỉ các đồ dùng, tên gọi các đồ tên gọi các đồ tên gọi các đồ dụng cụ dùng, dụng cụ dùng, dụng cụ dùng, dụng cụ chuyên biệt chuyên biệt phù chuyên biệt chuyên biệt phù phù hợp với hợp với chủ đề phù hợp với hợp với chủ đề chủ đề chơi, chơi, phù hợp chủ đề chơi, chơi, phù hợp phù hợp với với hành động phù hợp với với hành động hành động và và tình huống hành động và và tình huống tình huống diễn ra trong trò tình huống diễn ra trong trò diễn ra trong chơi. diễn ra trong chơi. trò chơi. trò chơi. Sử dụng câu Sử dụng linh Sử dụng được Chưa sử dụng đơn và câu hoạt tất cả các một số câu được câu đơn phức để trao câu đơn và câu đơn và câu và câu phức để đổi, thỏa phức để trao đổi, phức để trao trao đổi, thỏa thuận vai thỏa thuận vai đổi, thỏa thuận vai chơi, chơi, thuyết chơi, thuyết thuận vai chơi, thuyết phục các phục các bạn phục các bạn lựa thuyết phục bạn lựa chọn lựa chọn chủ chọn chủ đề các bạn lựa chủ đề chơi, chỉ
  13. 10 Các Mức độ Các biểu KN TT hiện giao 3 (Trên đạt) 2 (Đạt) 1 (Chưa đạt) cụ thể tiếp đề chơi, chỉ chơi, chỉ dẫn chọn chủ đề dẫn bạn chơi dẫn bạn chơi bạn chơi trong chơi, chỉ dẫn trong tình trong tình tình huống cần bạn chơi trong huống cần thiết. huống cần thiết. tình huống thiết. cần thiết. Thiết lập mối Thiết lập được Thiết lập được Chưa thiết lập quan hệ chơi tất cả các mối một số mối được mối quan và tạo tình quan hệ chơi và quan hệ chơi hệ chơi và Chưa huống giao tự tạo ra nhiều và tạo ra một tạo ra được tình tiếp trong tình huống giao số tình huống huống giao tiếp TCĐV theo tiếp trong giao tiếp trong trong TCĐV chủ đề. TCĐV theo chủ TCĐV theo theo chủ đề. đề. chủ đề. 3 KN Điều chỉnh Điều chỉnh Điều chỉnh Chưa điều thực giọng nói phù giọng nói phù giọng nói chỉnh giọng nói hiện hợp với tình hợp với tất cả tương đối phù phù hợp với quy tắc huống giao các tình huống hợp với một tình huống giao giao tiếp trong giao tiếp trong số tình huống tiếp trong tiếp TCĐV theo TCĐV theo chủ giao tiếp trong TCĐV theo chủ trong chủ đề. đề. TCĐV theo đề. TCĐV chủ đề. theo Chú ý lắng Chú ý lắng nghe Ít chú ý lắng Chưa chú ý chủ đề nghe bạn chơi bạn chơi khi nghe bạn chơi lắng nghe bạn khi giao tiếp. giao tiếp. khi giao tiếp. chơi khi giao tiếp. Không nói Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên leo, không nói leo, không nói leo, ngắt nói leo, ngắt lời ngắt lời bạn bao giờ ngắt lời lời bạn chơi bạn chơi khi chơi khi đang bạn chơi khi khi đang thực đang thực hiện thực hiện quá đang thực hiện hiện quá trình quá trình giao trình giao tiếp. quá trình giao giao tiếp. tiếp. tiếp. Thể hiện cử Thể hiện được Thể hiện được Chưa thể hiện chỉ, điệu bộ, tất cả cử chỉ, một số cử chỉ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, sắc điệu bộ, nét mặt, điệu bộ, nét mặt, nét mặt, sắc thái thái biểu cảm, sắc thái biểu sắc thái biểu biểu cảm, … … khi trẻ cảm, … phù cảm, … phù phù hợp khi trẻ giao tiếp trong hợp khi trẻ giao hợp khi trẻ giao giao tiếp trong
  14. 11 Các Mức độ Các biểu KN TT hiện giao 3 (Trên đạt) 2 (Đạt) 1 (Chưa đạt) cụ thể tiếp TCĐV theo tiếp trong tiếp trong TCĐV theo chủ chủ đề. TCĐV theo chủ TCĐV theo đề. đề. chủ đề. Chào hỏi phù Chào hỏi phù Chào hỏi Không chào hỏi hợp với vai hợp với vai chơi tương đối phù bạn chơi trong chơi và tình và tình huống hợp với vai trò chơi. huống trong trong trò chơi. chơi và tình trò chơi. huống trong trò chơi. Không nói Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên tục, chửi bậy nói tục, chửi bậy nói tục, chửi nói tục, chửi trong khi trong khi chơi. bậy trong khi bậy trong khi chơi. chơi. chơi. 1.4.5.5. Phương pháp đáng giá 1.4.6. Yêu cầu đối với GV khi thực hiện GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ Về kiến thức; Kĩ năng; Thái độ. 1.4.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ Gồm các yếu tố sau: Năng lực giáo dục, tổ chức TCĐVTCĐ của giáo viên; Môi trường gia đình; Môi trường tâm lý xã hội và cơ sở vật chất trong nhà trường; Hệ thống các TCĐV theo chủ đề được tổ chức cho trẻ ở trường MN; Tính tích cực của trẻ trong trò chơi; Văn hóa, phong tục, tập quán. Kết luận chương 1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy, KNGT và GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi là vấn đề có ý nghĩa to lớn nên đã được nhiều nhà khoa học ở nước ngoài và ở Việt Nam nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu về GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ là vấn đề khá mới mẻ ở nước ta và đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu về GDKNGT cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở KV miền núi phía Bắc. Chính vì vậy, nghiên cứu về GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ
  15. 12 ở KV miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đề tài đã xác định được một số vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng như: KNGT, GDKNGT, KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi và GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ. Xét về bản chất, GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch dưới vai trò chủ đạo của GV trẻ MG 5-6 tuổi hình thành, phát triển các thao tác, hành động mang tính thuần thục trong sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đóng vai một nhân vật nào đó, thực hiện chức năng xã hội của người lớn và mô phỏng lại cuộc sống của con người trong xã hội. Nội dung GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCĐVTCĐ gồm: Giáo dục KN nghe hiểu lời nói trong TCĐVTCĐ; KN biểu đạt lời nói trong TCĐVTCĐ và KN thực hiện quy tắc GT trong TCĐVTCĐ. Quá trình GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ phụ thuộc nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức trò chơi và phụ thuộc vào đánh giá kết quả GDKNGT cho trẻ, đặc biệt là phụ thuộc vào năng lực GD, năng lực tổ chức TC của GV, môi trường chơi của trẻ. Trên đây là cơ sở lý luận làm điểm tựa để tiến hành khảo sát thực trạng KNGT và thực trạng GDKNGT cho trẻ qua tổ chức TCĐVTCĐ ở các trường MN KV miền núi phía Bắc và nghiên cứu đề xuất quy trình, biện pháp GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở các trường MN KV miền núi phía Bắc.
  16. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 2.1. Vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát 2.1.1. Vài nét về trẻ MN KV miền núi phía Bắc Miền núi phía Bắc là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số. Do sinh sống ở KV có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, kinh tế đa số lại thuần nông nên đời sống của các dân tộc thiểu số KV miền núi phía Bắc gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó trẻ em sống ở KV nông thôn miền núi thì do đặc thù vùng miền, khi tham gia học tập ở trường mầm non và khi giao tiếp ở gia đình thường sử dụng hai ngôn ngữ để giao tiếp: Tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt, trong đó tiếng mẹ đẻ được sử dụng phổ biến hơn. Do đó, quá trình giáo dục KNGT cho trẻ KV nông thôn miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Đối tượng giao tiếp của trẻ em dân tộc thiểu số chủ yếu là những người trong gia đình, bạn bè trong thôn, trong bản, GV, bạn bè trong lớp, rất ít khi được mở rộng các mối quan hệ giao tiếp. Xuất phát từ những đặc trưng trên, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chọn đối tượng khảo sát là các trường MN nằm ở KV nông thôn miền núi phía Bắc. 2.1.2. Tổ chức khảo sát 2.1.2.1 Mục tiêu khảo sát Đánh giá thực trạng nhận thức, thực trạng GDKNGT cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở các trường MN KV miền núi phía Bắc Việt Nam và xác định nguyên nhân của thực trạng. 2.1.2.2. Nội dung khảo sát + Thực trạng nhận thức về GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở trường MN. + Thực trạng KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi khi quan sát trẻ tham gia các chủ đề chơi: bán hàng, bác sỹ, gia đình, xây dựng, thiên nhiên, nấu ăn, nghệ thuật, học tập.
  17. 14 + Thực trạng giáo dục KNGT qua tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN. 2.1.2.3. Khách thể khảo sát Tiến hành điều tra với 314 GV và cán bộ quản lý, 45 GV khối MG 5-6 tuổi và 193 trẻ khối MG 5-6 tuổi. 2.1.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu Bao gồm các phương pháp sau: Điều tra bằng bảng hỏi; Quan sát; Phỏng vấn sâu; Thống kê toán học. 2.1.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ Đánh giá KNGT của trẻ MG qua tổ chức TCĐVTCĐ là sự phân tích, đối chiếu kết quả quan sát được trong quá trình trẻ chơi TCĐVTCĐ với các tiêu chí và thang đánh giá đặt ra cho bảng hỏi như sau: * Tiêu chí đánh giá: Việc điều tra đánh giá mặt định lượng được thực hiện qua phiếu điều tra của GV, chúng tôi đưa ra các biểu hiện KNGT trong TCĐVTCĐ của trẻ MG 5-6 tuổi, mỗi biểu hiện được đánh giá theo các mức độ: Mức độ 1 – Chưa đạt (1 điểm); Mức độ 2 – Đạt (2 điểm); Mức độ 3 – Trên đạt (3 điểm). Thang đánh giá được chia thành 3 mức, cụ thể như sau: * Mức độ chưa đạt (từ 1 đến 1.67 ) * Mức độ đạt (Từ 1.68 đến 2.35) * Mức độ trên đạt (Từ 2.36 đến 3.0). 2.2. Thực trạng nhận thức về GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ Kết quả khảo sát cho thấy, 100% GV và CBQL đã nhận thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp và tổ chức GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCĐVTCĐ ở tương đối đầy đủ. 2.3. Thực trạng KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ 2.3.1. Thực trạng KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ
  18. 15 3 Nhận ra được sắc t hái 2.56 biểu cảm t rong lời nói của bạn chơi khi vui, buồn, t ức giận, sợ hãi, 2.5 lo lắng, … của bạn 2.13 chơi t rong t rò chơi 2.02 1.96 2.06 đóng vai t heo chủ đề. T hực hiện các chỉ 2 1.76 dẫn liên quan đến vai 1.6 chơi và hành động 1.51 chơi t rong t rò chơi đóng vai t heo chủ đề. 1.5 Hiểu nghĩa các t ừ liên quan đến vai chơi và 1 các t ừ ngữ chuyên biệt t heo t ừng chủ đề chơi. 0.5 Nghe, hiểu các t ình huống xảy ra t rong quá t rình chơi. 0 Phương pháp điều tra Kết quả quan sát Hình 2.1. Nhóm KN nghe hiểu lời nói trong TC ĐVTCĐ Nói đủ câu, rõ ràng các câu hội thoại phù hợp với 2,76 vai chơi 3 2,38 2.5 2,22 Sử dụng các từ chỉ tên gọi 2,04 các đồ dùng, dụng cụ 1,87 chuyên biệt phù hợp với 2 chủ đề chơi, phù hợp với 1,6 1,46 hành động và tình huống 1,37 diễn ra trong trò chơi 1.5 Sử dụng câu đơn và câu phức để trao đổi, thỏa thuận vai chơi, thuyết phục 1 các bạn lựa chọn chủ đề chơi, chỉ dẫn bạn chơi trong tình huống cần thiết 0.5 Thiết lập mối quan hệ chơi và tạo tình huống giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo 0 chủ đề Phương pháp đi ều tra Kết quả quan sát Hình 2.2. Nhóm KN sử dụng lời nói để GT trong TCĐVTCĐ 2.44 Điều chỉnh giọng nói phù 2.5 hợp với tình huống giao tiếp 2.31 trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. 2.09 Chú ý lắng nghe bạn chơi 2 khi giao tiếp. 1.71 1.68 1.64 1.6 1.53 1.62 1.51 1.53 Không nói leo, không ngắt lời bạn chơi khi đang thực 1.5 1.39 hiện quá trình giao tiếp. Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, sắc thái biểu cảm khi \ giao tiếp trong trò chơi 1 đóng vai theo chủ đề. Chào hỏi phù hợp với vai chơi và tình huống trong trò chơi. 0.5 Không nói tục, chửi bậy trong khi chơi. 0 Phương pháp điều tra Kết quả quan sát Hình 2.3. Nhóm KN sử dụng lời nói để GT trong TCĐVTCĐ
  19. 16 Quan sát biểu đồ 2.1; 2.2; 2.3 biểu thị kết quả đối sánh giữa đánh giá KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở KV miền núi phía Bắc của giáo viên và quan sát của tác giả, chúng tôi thấy rằng kết quả đánh giá KNGTcủa trẻ MG 5-6 tuổi KV miền núi phía Bắc mà GV và tác giả đánh giá có sự tương đồng rõ rệt; Các kết quả thu được phần lớn đạt mức 2 (Đạt) và một số đạt mức 3 (Trên đạt). Kết quả đối sánh trên cho thấy, quá trình đánh giá KNGT của trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở KV miền núi phía Bắc là khách quan và chính xác. 2.4. Thực trạng GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ 2.4.1. Thực trạng thực hiện nội dung GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện nội dung GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ Tỉnh Kết quả Nội dung GDKNGTcho trẻ MG Hòa Bắc Cao Lạng Quảng Thái chung 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ Bình Kạn Bằng Sơn Ninh Nguyên X X X X X X X Thứ bậc KN nghe hiểu lời nói trong 2.13 2.16 2.14 2.15 2.13 2.14 2.14 1 TCĐVTCĐ KN biểu đạt lời nói trong 1.88 1.91 1.87 1.88 1.89 1.88 1.89 3 TCĐVTCĐ KN thực hiện quy tắc GT trong 2.03 2.05 2.04 2.05 2.04 2.05 2.05 2 TCĐVTCĐ 2.4.2.Thực trạng phương pháp GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ Bảng 2.9. Thực trạng phương pháp GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở KV miền núi phía Bắc Tỉnh Kết quả Phương pháp GDKNGT cho trẻ Hòa Bắc Cao Lạng Quảng Thái chung MG 5-6 tuổi qua tổ chức Bình Kạn Bằng Sơn Ninh Nguyên TCĐVTCĐ X X X X X X X X Dùng lời 1.52 1.67 1.62 1.45 1.65 1.76 1.61 2 Tạo tình huống giáo dục 1.44 1.48 1.46 1.50 1.43 1.47 1.46 3 Động viên, khích lệ 1.80 1.85 1.79 1.88 1.80 1.92 1.84 1
  20. 17 2.4.3. Thực trạng quy trình GDKNGTcho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ Để tìm hiểu thực trạng quy trình GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ ở KV miền núi phía Bắc, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 45 GV khối MG 5-6 tuổi, kết quả thu được như sau: 45/45 GV đều cho rằng, ở trường MN có quy trình GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi và có thực hiện GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ. 39/45 GV cho rằng, hiện nay chưa có một quy trình hướng dẫn của phòng GD, sở GD về tổ chức GDKNGT cho trẻ trong TCĐVTCĐ, nên việc GDKNGT cho trẻ trong hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn. Việc GDKNGT cho trẻ qua tổ chức TCĐVTCĐ hiện nay chủ yếu dựa vào khả năng và tính linh hoạt của GV, nên kết quả thu được chưa đồng đều dẫn đến hiệu quả GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi chưa toàn diện. 45/45 GV cho rằng, cần có một quy trình hướng dẫn cụ thể việc GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ vì đây là con đường chiếm ưu thế trong GD trẻ MG 5-6 tuổi. 2.4.4. Thực trạng công tác đánh giá kết quả GDKNGT cho trẻ MG 5- 6 tuổi trong TCĐVTCĐ Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy GV phụ trách khối MG 5-6 tuổi đã thực hiện việc đánh giá hàng ngày, cuối chủ đề và cuối độ tuổi. Kết quả thu được đa số nằm ở mức 3 - Trên đạt. Điều này có nghĩa rằng, GV thực hiện việc đánh giá kết quả GDKNGT của trẻ sau khi tham gia TCĐVTCĐ ở mức cao. Để tìm hiểu rõ về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu GV khối MG 5-6 tuổi và thấy được rằng: GV khối MG 5-6 tuổi KV miền núi phía Bắc đã thường xuyên đánh giá trẻ hàng ngày, cuối chủ đề và cuối độ tuổi theo các tiêu chí trong Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi và kết quả mong đợi trong chương trình GD. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ thì chưa có một tiêu chí cụ thể nào để GV có thể đánh giá KNGT của trẻ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến GV chưa thực hiện việc đánh giá kết quả hoạt động GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ. Hơn thế nữa việc đánh giá trẻ hàng ngày ở các trường MN, GV thường đánh giá chung kết quả một ngày của trẻ chứ không đánh trên từng hoạt động GV mà GV tổ chức cho trẻ ở trường mầm non. GV tiến hành đánh giá cuối chủ đề theo các lĩnh vực phát triển, dựa trên các tiêu chí và thang đánh giá ở mức “đạt” và “chưa đạt” đối với từng trẻ. Điều này dẫn đến kết quả đánh giá chưa thực sự chi tiết và khách quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2