intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng đảm bảo chất lượng

Chia sẻ: Quenchua Quenchua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng bồi dưỡng và thực trạng quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV các trường CĐ vùng ĐBSCL theo hướng đảm bảo chất lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng đảm bảo chất lượng

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM PHAN THỊ THÙY TRANG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2019
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS NGUYỄN LỘC 2. TS PHAN CHÍNH THỨC Phản biện 1: .......................................................................................... ................................................................................................................. Phản biện 2: ................................................................................... ................................................................................................................. Phản biện 3: .......................................................................................... ................................................................................................................. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng Chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Vào hồi...... giờ......., ngày......... tháng......... năm............. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc hình thành và phát triển các cơ sở Giáo dục Nghề nghiệp nhất là ở vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2015 đã đạt được một số kết quả trong việc đáp ứng nhân lực có kỹ năng nghề cao. Đội ngũ giảng viên Giáo dục Nghề nghiệp phát triển về số lượng, chất lượng từng bước được nâng lên song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, đang đặt ra những yêu cầu khách quan và cấp thiết phải giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đội ngũ GV được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: - Học sinh tốt nghiệp THPT được đào tạo từ các trường đại học sư phạm kỹ thuật và cao đẳng sư phạm kỹ thuật. - Những người tốt nghiệp đại học từ các trường đại học kỹ thuật chuyên ngành (được bồi dưỡng kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm) để trở thành GV. - Cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân và công nhân có kỹ năng nghề cao từ sản xuất (được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm), chủ yếu tuyển làm giáo viên dạy thực hành nghề. - Nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao đáp ứng cho sự phát triển kinh tế- xã hội cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng đòi hỏi phải phát triển đội ngũ giảng viên Giáo dục Nghề nghiệp về số lượng, về chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Nhầm khắc phục tình trạng trên, giải pháp đào tạo nối tiếp và bồi dưỡng về NVSP đối với GV từ các nguồn khác nhau được quan tâm. Tổng cục GDNN; Bộ LĐTB & XH đã xây dựng và ban hành chương trình khung NVSP dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng. Đồng thời đã thành lập khoa SPDN ở một số trường CĐN trọng điểm tại các vùng miền để đào tạo và bồi dưỡng NVSP cho đội ngũ GV trong vùng. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng đảm bảo chất lượng” rất cấp thiết và thực tiễn cao. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng bồi dưỡng và thực trạng quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV các trường CĐ vùng ĐBSCL theo hướng đảm bảo chất lượng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giảng viên các trường cao đẳng vùng ĐBSCL. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý bồi dưỡng NVSP cho giảng viên trường cao đẳng vùng ĐBSCL theo hướng đảm bảo chất lượng. 4. Giả thuyết khoa học: Quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV các trường CĐ vùng ĐBSCL hiện nay còn nhiều bất cập, do đặc điểm của đội ngũ GV và yêu cầu phát triển nhanh nguồn nhân lực vùng ĐBSCL trong thời gian tới; vì vậy, nếu đề xuất và thực hiện được những giải
  4. 4 pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho đội ngũ GV về xây dựng kế hoạch tuyển sinh, quản lý quá trình thực hiện bồi dưỡng, quá trình đánh giá kết quả đầu ra và đổi mới hoạt động của khóa sư phạm theo hướng đảm bảo chất lượng thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ GV và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐ vùng ĐBSCL. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV trường CĐ theo hướng đảm bảo chất lượng. Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV trường CĐ vùng ĐBSCL. Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV trường CĐ vùng ĐBSCL theo hướng đảm bảo chất lượng. Đồng thời tiến hành thử nghiệm giải pháp và chọn lựa một giải pháp Quản lý đánh giá kết quả đầu ra và cấp chứng chỉ tốt nghiệp vận dụng mô hình CIPO trong bồi dưỡng NVSP cho GV các trường CĐ theo hướng ĐBCL. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng ĐBCL. - Đánh giá thực trạng QL bồi dưỡng NVSP cho GV các trường CĐ vùng ĐBSCL. - Đề xuất giải pháp QL bồi dưỡng NVSP cho GV trường CĐ vùng ĐBSCL đến năm 2025 theo hướng ĐBCL. -Tiến hành thử nghiệm một giải pháp tại khoa sư phạm dạy nghề trường CĐN Cần Thơ trên đối tượng GV CĐ dạy trình độ SCN. 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận: Trong luận án này, người nghiên cứu áp dụng các cách tiếp cận sau:Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận đảm bảo chất lượng; Tiếp cận phát triển nhân lực; Tiếp cận năng lực thực hiện ( chuẩn đầu ra);Tiếp cận quá trình. 7.2. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp thống kê xử lý các số liệu điều tra 8. Những luận điểm bảo vệ - Quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng đảm bảo chất lượng là phương thức chuẩn hóa (trong quản lý, điều khiển) nhằm phát triển sự tư duy và tự duy trì để tạo sự khác biệt về động lực và hiệu quả làm việc, được xem như là phương thức quản lý nhân sự mới phù hợp với yêu cầu đổi mới trong quản lý giáo dục. - Để nâng cao năng lực của đội ngũ GV thì bồi dưỡng trình độ NVSP theo hướng đảm bảo chất lượng phải được các trường CĐ đặc biệt quan tâm, đây là một trong những yếu tố quyết định giúp GV hình thành kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và phẩm chất đạo đức để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy. - Bồi dưỡng NVSP cần căn cứ vào chuẩn năng lực thực hiện, đồng thời lựa chọn hướng tiếp cận theo mô hình CIPO, đảm bảo cho cả quá trình bồi dưỡng (Đầu vào, Quá trình, Đầu ra và Điều tiết bối cảnh) đều đạt hiệu quả mong muốn.
  5. 5 9. Những đóng góp mới của luận án - Góp phần hệ thống hóa khái niệm, cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV trường CĐ theo hướng ĐBCL. - Đánh giá được thực trạng quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV tại các trường CĐ vùng ĐBSCL. - Đề xuất một số giải pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV trường CĐ theo hướng ĐBCL nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV tại các trường CĐ vùng ĐBSCL. 10. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 11. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Bảng viết tắt và Danh mục các bảng - biểu đồ, Kết luận,Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng theo hướng đảm bảo chất lượng. Chương 2: Thực trạng về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng đảm bảo chất lượng. Chương 3: Giải pháp quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng đảm bảo chất lượng. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Các tác giả nước ngoài đã rất quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến chất lượng quản lý, những quan điểm về chất lượng, những phương pháp bồi dưỡng hiệu quả và mô hình quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, các công trình chưa đề cập sâu đến công tác quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng tiếp cận ĐBCL. Luận án kế thừa các thành tựu nghiên cứu về lý luận quản lý hiệu quả của giáo dục trong và ngoài nước, đồng thời người nghiên cứu kết hợp các lý thuyết của mô hình ĐBCL, nhằm xây dựng những biện pháp giúp QL bồi dưỡng NVSP cho GV trường CĐ vùng ĐBSCL theo hướng ĐBCL. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Phạm Thành Nghị (2000): cho rằng tư duy chiến lược cần phải tập trung vào: (1) Tạo dựng các hoạt động có tính định hướng của tổ chức; (2) Xác định các lĩnh vực đổi mới liên quan đến tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chung của tổ chức; (3) Xem xét định hướng tổng thể trong phạm vi hoạt động truyền thống của tổ chức cũng như nhìn xa hơn trong những năm tới; (4) Nhấn mạnh vào việc làm như thế nào và tại sao, xác định chiến lược và thực thi chiến lược; (5) Tìm những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của tổ chức so với các tổ chức tương tự, lựa chọn đối tượng sinh viên phục vụ và xác định nguồn tài trợ [66].
  6. 6 Nghiên cứu của Nguyễn Danh Hữu (2016) đã xác định các nhóm năng lực sư phạm cơ bản của người giáo viên cần được đào tạo và bồi dưỡng phát triển, cụ thể như: (1) Nhóm năng lực về phẩm chất đạo đức; (2) Nhóm năng lực dạy học và giáo dục (năng lực chuẩn đoán năng lực thiết kế kế hoạch giáo dục, dạy học; năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, dạy học; năng lực giám sát, đánh giá kết quả hoạt động dạy học, giáo dục; năng lực giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, năng lực dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học vì sự phát triển bền vững) [67]. Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu đã thu hút được nhiều tác giả trong nước tham gia thực hiện. Tuy nhiên, các công trình trên chưa đi sâu vào nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV Trường CĐ. 1.2 Lý luận về chất lượng và quản lý theo hướng ĐBCL 1.2.1 Quản lý: được mô tả như là một chương trình của các hoạt động mà người QL thực hiện để đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra của tổ chức. Quá trình QL bao gồm sự phối hợp của: Con người; Thời gian; Công việc; Tiền tệ; Địa điểm; Máy móc (công nghệ); Nguồn nguyên vật liệu. Dưới góc độ chức năng, người QL thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau tùy theo tổ chức, hay theo cấp bậc của người QL. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ cơ bản, phổ biến cho mọi người QL ở tất cả các tổ chức. Người ta thường gọi những nhiệm vụ chung nhất này là chức năng QL. Cho tới nay, nhiều chuyên gia QL nhất trí cho rằng có bốn chức năng QL cơ bản sau: Lập kế hoạch; Tổ chức; Lãnh đạo/ Điều phối (chỉ đạo); Kiểm tra. Tuy nhiên, để thực hiện được các chức năng trên, tổ chức hay người QL phải đảm bảo các điều kiện nguồn lực khác như con người, cơ sở vật chất, thông tin... các điều kiện đó tác động trực tiếp đến kết quả của công tác QL, là yếu tố quyết định và đặt nền móng cho sự thắng lợi của tổ chức. Đạt được các mục tiêu tổ chức một cách hiệu quả Nguồn lực con người Nguồn lực tài chính Nguồn lực vật chất Nguồn lực thông tin Lập kế Tổ chức Lãnh đạo Kiểm tra hoạch Hình 1.1. Mối quan hệ dưới góc độ nguồn lực khác nhau của quản lí
  7. 7 Nguồn: Nguyễn Lộc, (2010), Lí luận về quản lí, NXB Đại học sư phạm [56]. Các chức năng của quản lý đều hướng đến đích là đạt được các mục tiêu tổ chức một cách hiệu quả, tuy các chức năng có nhiệm vụ riêng nhưng chúng có ảnh hưởng đến nhau trong quá trình quản lý của lãnh đạo và các chức năng này phải dựa trên các nguồn lực con người, tài chính, vật chất và thông tin; nếu không có các nguồn lực thì các chức năng sẽ vô tác dụng đối với mục tiêu của tổ chức, bất kỳ chức năng nào của quản lý cũng có mối quan hệ đến các nguồn lực, không có nguồn lực nào là không ảnh hưởng đến chức năng của quản lý. Như vậy, để đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả cần phải đầu tư, quan tâm đến nhiệm vụ của các chức năng là sự có mặt của tất cả các nguồn lực đầu tư trong tổ chức. Từ các cách tiếp cận nêu trên cho thấy: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức [59]. 1.2.2 Khái niệm chất lượng Khái niệm "chất lượng" được nhận thức từ nhiều góc nhìn khác nhau: a) Theo quan niệm tuyệt đối b) Theo quan niệm tương đối c) Quan niệm chất lượng đào tạo nghề dựa trên nhiều thành tố: Chất lượng là khái niệm đa chiều, cho nên nói đến chất lượng đào tạo nghề phải đề cập đến nhiều thành tố khác nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng. Người nghiên cứu cho rằng: Chất lượng đào tạo là một khái niệm động, đa chiều, có tính lịch sử - cụ thể, hàm chứa nhiều yếu tố định lượng và định tính. Dưới góc độ quan tâm khác nhau, việc đánh giá chất lượng đào tạo nghề có thể phục vụ cho mục đích khác nhau, có thể nhấn mạnh chức năng của thành tố này hay chức năng của thành tố khác. Với mục đích chung nhất của việc đánh giá chất lượng đào tạo nghề là nhằm phân tích, tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở GDNN. 1.2.3 Các cấp độ quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai những tham số chất lượng, duy trì và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng (A.Feigenbaum)[1]. Quản lý chất lượng được phân theo 3 cấp độ quản lý, cụ thể như sau: Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể. Các cấp độ quản lý chất lượng được thể hiện qua như sau: (1) Kiểm soát chất lượng (Quality Control): Trong lĩnh vực đào tạo, đó là kiểm soát các yếu tố: GV và cán bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, tuyển sinh, phương pháp dạy- học và thông tin (thông tin về giáo dục, quản lý giáo dục và thông tin về thị trường lao động). (2) Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA): Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, những yếu tố cơ bản cần được kiểm định để ĐBCL đào tạo là: chương trình, giảng viên/giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, tổ chức và quản lý quá trình dạy học, nghiên cứu khoa học, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, các dịch vụ cho HSSV....Vấn
  8. 8 đề quan trọng để quản lý đào tạo theo mô hình “đảm bảo chất lượng” là phải xây dựng được hệ thống chuẩn của các điều kiện bảo chất lượng cho từng hình loại trường, từng trình độ và ngành nghề đào tạo khác nhau để làm cơ sở cho việc đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo. Người nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến mô hình quản lý “Đảm bảo chất lượng” trong thực hiện đề tài luận án. (3) Quản lý chất lượng tổng thể (Total quality mangement – TQM): Nguyễn Lộc [57] có giới thiệu định nghĩa về TQM đua ra bởi ISO 8402:1994: "TQM là một phương pháp QL của một tổ chức, tập trung về chất lượng, dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên của mình và nhằm đến thành công lâu dài thông qua sự hài lòng của khách hàng, lợi ích cho tất cả thành viên của tổ chức và cho xã hội." và Marsh J. như sau: “TQM là một triết lý được kèm theo các công cụ và quy trình cho việc triển khai thực tiễn nhằm đạt được một văn hóa cải tiến liên tục do tất cả các thành viên của tổ chức thực hiện nhằm đáp ứng và làm hài lòng khách hàng”. 1.2.4 Đảm bảo chất lượng và các mô hình ĐBCL đào tạo bồi dưỡng 1.2.4.1. Đảm bảo chất lượng: Đào tạo ở các cơ sở GDNN là hoạt động QL tác nghiệp trong phạm vi nội bộ cơ sở GDNN và các hoạt động phối hợp với các đối tác bên ngoài để định hướng và kiểm soát hệ thống ĐBCL đào tạo, nhằm tạo được sự tin tưởng rằng học sinh tốt nghiệp có đủ kiến thức, kĩ năng và thái độ theo mục tiêu đã đặt ra và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. 1.2.4.2 Các mô hình đảm bảo chất lượng a) Mô hình QL theo Châu Âu b)Mô hình QL theo Tổ chức SEAMEO (Organizqtion Element Model - SEAMEO) c) Mô hình QLtheo khối ASEAN (AUN&QA ): Mô hình ĐBCL cấp chương trình đào tạo (CTĐT) theo AUN-QA bắt đầu từ việc xác định nhu cầu của các bên liên quan. Các nhu cầu này được chuyên tải vào kết quả học tập mong đợi được thể hiện sơ đồ 1.5 như sau:
  9. 9 Sơ đồ 1.5: Mô hình đảm bảo chất lượng CTĐT theo AUN - QA (phiên bản 3.0) ĐBCL cấp trường được nhà trường đưa vào sứ mạng, nhiệm vụ, mục tiêu và mục đích của trường. Phiên bản 3 của mô hình ĐBCL cấp CTĐT theo AUN – QA bao gồm 11 tiêu chuẩn: (1) Kết quả học tập mong đợi; (2) Mô tả CTĐT; (3) Cấu trúc và nội dung CTĐT; (4) Phương thức dạy và học; (5) Kiểm tra, đánh giá sinh viên (SV); (6) Chất lượng GV; (7) Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ; (8) Chất lượng SV và các hoạt động hỗ trợ SV; (9) Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; (10) Nâng cao chất lượng; (11) Đầu ra. Mô hình kết thúc với việc đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan và cải tiến liên tục hệ thống ĐBCL [6]. d) Mô hình quản lí chất lượng theo ISO 9000:2000 e) Mô hình đảm bảo chất lượng tiếp cận CIPO của UNESCO Cũng theo Nguyễn Lộc [58], các tác giả người Mỹ là Hoy W.K.and Miskel C.G cho rằng đi theo mô hình quản lý chất lượng bao gồm đầu vào, quá trình và đầu ra với khoảng 21 chỉ số các loại. Thành tích học tập chỉ là 1 trong nhiều chỉ số nêu trên (xem Sơ đồ 1.6). Đầu vào Quá trình Đầu ra Tài lực Tầm nhìn Thành tích học tập Thiết bị Môi trường làm việc Học tập của học sinh Sẵn sàng của học sinh Mức độ khuyến khích Hài lòng của giáo viên Năng lực của giáo viên Tổ chức lớp học Mức độ vắng mặt Công nghệ Chất lượng chương trình Sỉ số bỏ học Trợ giúp phụ huynh Chất lượng giảng dạy Chất lượng thực hiện Chính sách Thời gian học tập Chất lượng lãnh đạo Sơ đồ 1.6: Đánh giá chất lượng theo đầu vào – quá trình – đầu ra của Mỹ Nguồn: Hoy W.K.and Miskel C.G., (2001) Educational Administration( trích theo [58]. Mô hình ĐBCL theo Tổ chức SEAMEO với 5 yếu tố quản lý chất lượng đầu vào, quá trình, kết quả, đầu ra, hiệu quả; Mô hình AUN-QA đã đưa ra 11 tiêu chuẩn ĐBCL cấp chương trình đào tạo với mục tiêu đạt được kết quả mong đợi cho các bên liên quan. Trong đó, bên lao động và quản lý sản phẩm phải đủ năng lực và phẩm chất để tạo ra sản phẩm chất lượng và bên sử dụng sản phẩm phải tích cực đánh giá để góp phần ĐBCL. 1.2.5 Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng theo hướng đảm bảo chất lượng 1.2.5.1 Khái niệm NVSP, bồi dưỡng NVSP cho giảng viên trường cao đẳng a) Nghiệp vụ sư phạm: “Nghiệp vụ” theo từ điển tiếng Việt 1992: Được hiểu là nghề chuyên môn, công việc chuyên môn của một nghề. [71]; Sư phạm: Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt 1992: Là khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường [71]. Như vậy thuật ngữ “ Nghiệp vụ sư phạm” chính là công việc chuyên môn của nghề dạy học, là hoạt động giáo dục và là phương pháp dạy một nghề hay môn học cụ thể nào đó
  10. 10 của người GV. Chuẩn tối thiểu của người GV chung nhất cho mọi ngành nghề bao gồm các năng lực sau: Năng lực nghề nghiệp chuyên môn; Năng lực nghề nghiệp sư phạm; Năng lực hỗ trợ (công nghệ thông tin, Internet, ngoại ngữ, giao tiếp); Năng lực (Competency) bao gồm Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skill), Thái độ nghề nghiệp (Attitude) và Thói quen làm việc (Workhabit). b) Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên: “Đào tạo” theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt 1992 đó là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. [71]; Bồi dưỡng: Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt 1992 đó là làm cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ và tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất [71]. Vậy nên, bồi dưỡng NVSP là quá trình tác động nhằm bổ sung và hoàn thiện thêm kỹ năng, tình cảm, thái độ cho người GV, giúp họ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, người GV không chỉ có kiến thức khoa học về chuyên môn mà còn cần phải có kiến thức và kỹ năng về NVSP để thực hiện tốt phương pháp giảng dạy thì mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy. Kể từ khi chuyển đổi sang dạy học theo mô-đun tích hợp lý thuyết và thực hành ở trường cao đẳng, cả thầy và trò đều phải tích cực học tập, bồi dưỡng, trau dồi kỹ năng nhằm đáp ứng phương pháp đào tạo mới hiện nay. c) Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV trường cao đẳng theo hướng ĐBCL “Bồi dưỡng NVSP” cho GV là phát triển năng lực các trường có khoa SPDN trong xu thế hội nhập quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng GV là giải pháp cơ bản, quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện thành công quá trình đổi mới GDNN. Trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm hàng đầu của các trường cao đẳng ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Đối với các các CS GDNN có khoa SPDN, để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng GV trên cơ sở nhận diện năng lực của nhà trường thông qua các chỉ số kiểm định cơ sở GDNN, các khoa SPDN cần chú trọng đến các giải pháp phát triển toàn diện: Phát triển năng lực quản lý cơ sở GDNN; Phát triển ĐNGV sư phạm; Phát triển chương trình bồi dưỡng GV; Nâng cao chất lượng giảng dạy; Nâng cao năng lực NCKH học GDNN và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đào tạo và bồi dưỡng GV; Xây dựng môi trường sư phạm GDNN và các nguồn lực. Trên cơ sở phát triển toàn diện các mặt đã nêu, từng bước hoàn thiện mô hình quản lý và ĐBCL nhằm nâng cao chất đào tạo GV cho các trường cao đẳng trong vùng 1.2.5.2 Một số nguyên tắc của ĐBCL 1.2.5.3 Quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV trường cao đẳng theo hướng ĐBCL Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc tổ chức và quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV trường cao đẳng theo hướng ĐBCL, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi toàn cầu. Tuy nhiên, tổ chức và quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo hướng đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải tuân thủ quy trình một cách chặt chẽ. Từ ý nghĩa của cách bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng ĐBCL trong xây dựng, phát triển chương trình ĐT-BD, người nghiên cứu đã khái quát ý nghĩa của cách bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng ĐBCL trong tổ chức và quản lý hoạt động BD NVSP cho GV
  11. 11 trường cao đẳng vùng ĐBSCL như: nâng cao năng lực cho GV về các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm”; cách bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng ĐBCL là một phương pháp giúp cho hoạt động dạy học ở các trường cao đẳng mang lại hiệu quả cao hơn, tất cả HSSV của các cơ sở GDNN đều được chú trọng GDNN nhằm cải thiện và nâng cao kết quả học tập so với kết quả học tập dự kiến, phù hợp với nhu cầu ngày càng gia tăng về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng và biến động toàn cầu. Vậy nên, có thể nói, áp dụng bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng đảm bảo chất lượng là rất hữu ích và mang tính hòa nhập với xu hướng của thế giới trong việc triển khai chương trình BD NVSP cho GV trường cao đẳng, là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng GDNN. a) Quy trình đánh giá chất lượng chương trình của trường cao đẳng - Quy trình tự đánh giá: Thực hiện tự đánh giá theo quy trình được quy định tại Mục 2Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 “Quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp” như sau: 1.Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo; 2. Thực hiện tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo;3. Thông qua và phê duyệt báo cáo tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo; 4.Công bố báo cáo tự đánh giá CL chương trình đào tạo và gửi cơ quan có thẩm quyền. - Nội dung của quy trình tự đánh giá: Bước 1: Lập kế hoạch và hội đồng tự kiểm định; Bước 2: Phê duyệt ; Bước 3: Họp Hội đồng kiểm định; Bước 4: Thực hiện thu thập hồ sơ minh chứng; Bước 5: Tự kiểm định chất lượng CTĐT của các đơn vị; Bước 6: Tổng hợp báo cáo của đơn vị; Bước 7: Kiểm định chất lượng; Bước 8: Phê duyệt; Bước 9 Công bố báo cáo, lưu trữ. b) Quản lý bồi dưỡng NVSP theo hướng ĐBCL ở trường cao đẳng: Ở Việt Nam, việc áp dụng kiểm định chất lượng cơ sở GDNN đã được bắt đầu hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, đây là một quy trình ngược chưa đáp ứng nhu cầu ĐBCL như mong đợi, nhằm khắc phục nhược điểm này từ năm 2017, Tổng cục GDNN đã từng bước cho thực hiện kiểm định thí điểm các chương trình đào tạo. Tiếp theo TT 28/2017/TT-BLTBXH, ngày 15/12/2017 của BLĐTB &XH thì các CSGDNN tự xây dựng quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho nhà trường, chương trình bồi dưỡng cũng được xem như là một chương trình của các cơ sở GDNN có khoa SPDN. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc ĐBCL vào tổ chức và quản lý hoạt động BD NVSP cho GV các trường cao đẳng vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi toàn cầu. Tuy nhiên, tổ chức và quản lý hoạt động BD NVSP cho GV trường cao đẳng theo hướng ĐBCL đòi hỏi cũng phải tuân thủ quy trình một cách chặt chẽ. Do vậy, có thể nói, áp dụng quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng ĐBCL là rất có ích và mang tính hội nhập với xu hướng của thế giới là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng GDNN. 1.3 Mô hình người giảng viên và cấu trúc năng lực sư phạm của GV 1.3.1 Khái niệm giảng viên: GV là nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở dạy nghề với các nhiệm vụ và quyền được qui định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp (điều 55) [5]. Theo người nghiên cứu những yêu cầu chung đối với người GV được thể hiện ở các mặt chủ yếu
  12. 12 như: phẩm chất; trình độ chuyên môn; năng lực sư phạm. Yêu cầu bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV trước tiên là trang bị cho họ những tri thức cơ bản, có hệ thống về tâm lý học, giúp cho GV hình thành các kỹ năng nghiên cứu tâm lý và vận dụng vào việc rèn luyện bản thân, có khả năng phân tích, giải thích và hiểu được các hiện tượng tâm lý HSSV trên cơ sở khoa học. Từ đó xác định các phương pháp dạy học phù hợp để đạt được chất lượng và hiệu quả. Bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng ĐBCL là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, là nội dung nghiên cứu của luận án. 1.3.2 Mô hình người giảng viên cao đẳng Theo Vũ Xuân Hùng [42]: GV là người thực hiện nhiệm vụ dạy học trong các CSDN góp phần đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật trực tiếp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Do tính chất và đặc điểm hoạt động nghề nghiệp nên người GV có các đặc điểm hết sức riêng biệt. Họ vừa là nhà sư phạm, có trình độ và khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục; vừa là nhà kỹ thuật - công nghệ với trình độ nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, nghề đào tạo; vừa là nhà khoa học có khả năng thực hiện và tham gia các hoạt động nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp, nội dung đào tạo; vừa là nhà quản lý có khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình và vừa là nhà hoạt động xã hội có hiểu biết, tham gia, tổ chức các hoạt động xã hội, cộng đồng. Như vậy, có thể khái quát mô hình nghề nghiệp của GV theo mô hình sau: Nhà sư phạm Nhà hoạt động Mô hình Nhà kỹ thuật xã hội giảng viên (KTCM và KNN) Nhà nghiên cứu Nhà quản lý khoa học Sơ đồ 1.8: Mô hình nghề nghiệp người giáo viên [77] 1.3.3 Năng lực sư phạm của giảng viên 1.3.3.1 Cấu trúc năng lực của giảng viên: Chuẩn tối thiểu và các thành phần cốt lõi của mô hình người GV dạy nghề chung nhất cho mọi ngành nghề bao gồm:Năng lực nghề nghiệp chuyên môn;Năng lực nghề nghiệp sư phạm;Năng lực hỗ trợ (công nghệ thông tin, Internet, ngoại ngữ, giao tiếp); Năng lực (Competency) bao gồm Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skill), Thái độ nghề nghiệp (Attitude) và Thói quen làm việc (Workhabit). 1.3.3.2 Cấu trúc năng lực sư phạm của giảng viên a) Năng lực sư phạm :Muốn có năng lực sư phạm, nhất thiết người GV không nhữmg phải có những kiến thức, kỹ năng mà cần phải có thái độ đối với công việc thể hiện năng lực cá nhân trong hoạt động dạy học. Mỗi sinh viên sư phạm phải tự tạo ra năng lực của chính mình thông qua hoạt động tích cực của bản thân
  13. 13 b) Cấu trúc năng lực sư phạm: Năng lực sư phạm bao gồm hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ về nghề nghiệp sư phạm. Năng lực sư phạm là một năng lực phức hợp, do vậy cấu trúc năng lực sư phạm cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên người nghiên cứu cho rằng Theo F.N. Gonobolin [36]: có 10 năng lực điển hình, cơ bản của năng lực sư phạm đó là năng lực hiểu học sinh; năng lực truyền đạt tài liệu học tập; năng lực thu hút học sinh; năng lực thuyết phục mọi người; năng lực tổ chức; năng lực xử lý tình huống sư phạm; năng lực dự báo kết quả; năng lực sáng tạo trong công tác dạy học; năng lực điều khiển quá trình hoạt động; năng lực dựa trên cơ sở hứng thú. Đây là cơ sở để người GV tự khẳng định bản thân trong quá trình giảng dạy. c) Chuẩn giảng viên cao đẳng: Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/09/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề: (1) “Chuẩn GV” là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp mà GV cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề; (2) “Tiêu chí” là một lĩnh vực của chuẩn, bao gồm các yêu cầu có nội dung liên quan thể hiện năng lực GV thuộc lĩnh vực đó. Mỗi tiêu chí có một số tiêu chuẩn; (2) “Tiêu chuẩn” là những yêu cầu cụ thể của tiêu chí. Trong mỗi tiêu chuẩn có các chỉ số đánh giá. 1.4. Bồi dưỡng NVSP cho giảng viên tiếp cận chuẩn năng lực thực hiện 1.4.1. Khái niệm bồi dưỡng, năng lực, năng lực thực hiện 1.4.1.1 Bồi dưỡng: Theo từ điển tiếng Việt: “Bồi dưỡng” theo nghĩa rộng là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách và phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng đã chọn. Bồi dưỡng NVSP: cho GV thực chất là bồi dưỡng năng lực sư phạm để bổ sung thêm kiến thức sư phạm, nâng cao phẩm chất và năng lực dạy học cho GV, đạt tới một trình độ sư phạm quy định (bậc một, bậc hai...). 1.4.1.2 Năng lực(Competence) : “Năng lực” là một thuật ngữ khoa học, có nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ này. Năng lực khác với khả năng (ability) và khác với kỹ năng. Năng lực là sự thực hiện “thành công” một nhiệm vụ trong “thực tế”; trong khi khả năng mới chỉ là tiềm lực(sự kỳ vọng, tiềm ẩn) trong cá nhân mà chưa bộc lộ ra trong thực tiễn; còn kỹ năng chỉ là một trong 3 thành phần chính của năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ). Vì vậy, sẽ là nhầm lẫn khi nói một người mới tốt nghiệp học vấn loại giỏi là người có năng lực. Theo người nghiên cứu, năng lực được hiểu là khả năng phối hợp hiệu quả các kiến thức, kỹ năng về nhận thức và hành động, thái độ, cảm xúc, giá trị, đạo đức để thực hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh cũng như trong thực tiễn để đạt được mục tiêu mong đợi. 1.4.1.3 Năng lực thực hiện(Competency): “Năng lực thực hiện” theo Bob Mansfield (1989) cho rằng NLTH bao gồm: (1) Khả năng thực hiện được toàn bộ vai trò lao động hay phạm vi công việc; tức là thực hiện chúng chứ không phải chỉ biết về chúng; thực hiện trọn vẹn toàn bộ vai trò lao động hay phạm vi công việc chứ không phải là từng kỹ năng, từng công việc riêng rẽ của chúng; (2) Theo các tiêu chuẩn mong đợi ở công viêc đó; (3)Trong môi trường làm việc thực tiễn, tức là thực hiện với toàn bộ các áp lực và những thay đổi liên quan đến lao động thức tế - mô hình và điều kiện thực tế [97].
  14. 14 1.4.2 Chuẩn NVSP của giảng viên: Chuẩn NVSP của GV trường cao đẳng thể hiện những yêu cầu về năng lực sư phạm mà GV phải đạt được. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi GV phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt nói chung và năng lực sư phạm nói riêng, đồng thời các cấp quản lý cũng phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng ĐBCL [80]. 1.4.3 Chương trình bồi dưỡng NVSP cho GV theo chuẩn năng lực thực hiện (1) Chương trình Bồi dưỡng sư phạm bậc 1 ban hành theo Quyết định 1672/TH-DN ngày 18/8/1992 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2) Chương trình Bồi dưỡng sư phạm bậc 2 ban hành theo Quyết định 2988/QĐ ngày 28/12/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhận xét: Về nội dung của chương trình, tuy gọi là chương trình đào tạo và bồi dưỡng sư phạm nhưng thực chất mới chỉ trang bị cho GV về kiến thức sư phạm, chưa đi sâu vào kỹ năng dạy học, giáo dục và tổ chức cũng như phương pháp sử dụng thiết bị dạy học và phương pháp dạy học bộ môn mà mỗi GV bắt buộc phải có, chính vì vậy đội ngũ GV, nhất là GV mới còn rất bất cập về trình độ sư phạm. (3) Năm 2011, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ GV, Bộ LĐTB&XH đã ban hành “Chương trình khung SPDN cho giảng viên, giáo viên dạy trình độ TCN, CĐN” [84] - Nhận xét: “Chương trình khung SPDN cho giảng viên, giáo viên dạy trình độ TCN,CĐN” với mục tiêu, thời gian, nội dung, phương thức tổ chức thực hiện, yêu cầu cụ thể đã góp phần bổ sung số lượng GV, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, góp phần đào tạo nhân lực lao động kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng, cả nước. - Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiếp cận với phương pháp sư phạm trình độ Quốc tế, Bộ LĐTBXH và Tổng cục Dạy nghề đã chỉ đạo biên soạn chương trình khung và giáo trình sư phạm nghề tiếp cận trình độ Quốc tế. - Giáo trình “Giáo trình Sư phạm Quốc tế bậc 2 City & Guilds 1106” gồm 4 bài như sau Bài 1: Xác định nhu cầu và đánh giá đầu vào; Bài 2: Lập kế hoạch và chuẩn bị bài giảng; Bài 3: Phương pháp giảng dạy; Bài 4: Kiểm tra kết quả quá trình học tập. - Qua áp dụng cho thấy giáo trình Sư phạm Quốc tế bậc 2 City & Guilds 1106 đưa vào đào tạo đã góp phần nâng cao chất lượng NVSP cho đội ngũ GV hạt nhân ở các trường CĐN, TCN, tiếp cận trình độ quốc tế. 1.5. Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng đảm bảo chất lượng 1.5.1 Chủ thể quản lý: Các chủ thể quản lý với các cấp độ quản lý khác nhau, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền khác nhau trong quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV là: Chính phủ, Bộ LĐTB&XH và các Bộ ngành liên quan, UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, và Hiệu trưởng các trường CĐN. 1.5.2 Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng ĐBCL: Mô hình CIPO trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng NVSP cho GV tiếp cận chuẩn NLTH và theo hướng ĐBCL(thể hiện qua sơ đồ 1.10), bao gồm các nhóm nội dung quản lý gồm: quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra và tác động của bối cảnh đến quản lý đào tạo, bồi dưỡng NVSP.
  15. 15 1.5.3 Nội dung QL bồi dưỡng NVSP cho GV trường cao đẳng tiếp cận theo mô hình CIPO theo hướng ĐBCL: Nhằm định hướng và chủ động trong quá trình triển khai quản lý bồi dưỡng SPDN theo NLTH trên cơ sở vận dụng mô hình CIPO; người nghiên cứu lập ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý bồi dưỡng NVSP theo mô hình CIPO để dễ dàng trong tiếp cận những điểm đặc trưng và những vấn đề cốt lõi cần tập trung nghiên cứu. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến QL bồi dưỡng NVSP cho GV theo hướng ĐBCL 1.6.1 Yếu tố khách quan: Các cơ chế chính sách của nhà nước. Thực tiễn phát triển KT - XH và Khoa học - Công nghệ 1.6.2 Yếu tố chủ quan: Bộ máy quản lý và năng lực trình độ của đội ngũ CBQLvà GV. Môi trường sư phạm, uy tín, thương hiệu của nhà trường. Cơ chế, chính sách của nhà trường trong quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật mang tính phức hợp, nhưng có vai trò quyết định hàng đầu trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Luận án đã phân tích các khái niệm và một số mô hình liên quan về quản lý chất lượng trong giáo dục nói chung và GDNN nói riêng. ĐBCL trong đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố có vai trò quyết định nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ở nước ta nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng về đào tạo nhân lực trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Với quan điểm trên, đề xuất nội dung quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV trường cao đẳng vùng ĐBSCL theo hướng ĐBCL là tiếp cận quá trình, định hướng đầu ra tiếp cận thị trường nhằmhướng đến ĐBCL. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 2.1 Khái quát kinh tế - xã hội và giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội 2.1.2 Khái quát về giáo dục nghề nghiệp vùng ĐBSCL 2.2 Thực trạng đội ngũ GV và bồi dưỡng NVSP cho GV trường cao đẳng vùng ĐBSCL 2.2.1 Đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề vùng ĐBSCL Theo Báo cáo “Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 - 2015, phương hướng phát triển giai đoạn 2016 - 2020” tháng 9/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH, vùng ĐBSCL có: 3416 GV ở 43 trường (đây là số lượng giảng viên cơ hữu không tính thỉnh giảng) ước tính khoảng 700 GV dạy các môn học chung như chính trị, pháp luật, thể dục.... còn lại khoảng 2700 GV giảng dạy các mô-đun chuyên nghề, tuy nhiên tỉ lệ này phân bố không đồng đều ở các khoa chuyên môn nên vẫn còn hiện tượng có nghề thì thiếu GV, có nghề lại thừa một phần do nhu cầu
  16. 16 người học có xu hướng đám đông và thị trường lao động nên hằng năm số sinh viên đăng ký học nghề có thay đổi khoảng 20% so với quy mô đăng ký. Như vậy, mỗi năm nhu cầu cần phải đào tạo, bồi dưỡng khoảng “300.000 người lao động”, riêng trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm khoảng 12-15 % trong vùng [7] sẽ là một thách thức cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng ĐBSCL thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực lao động tay nghề cao. Thách thức này chỉ có thể vượt qua khi các CSGDNN phải có chiến lược đào tạo bồi dưỡng NVSP không chỉ đủ về số lượng mà vấn đề quan trọng là phải có đủ các năng lực của người GV GDNN. 2.2.2 Khoa sư phạm dạy nghề ở trường cao đẳng nghề vùng ĐBSCL - Trước năm 2008 cả nước có 5 trường đại học SPKT (Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long) và một số khoa sư phạm kỹ thuật thuộc các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật tham gia đào tạo, bồi dưỡng GVDN. - Từ năm 2008 đến tháng 12 năm 2016, cả nước có khoảng 73.612 nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở GDNN, trong đó: 40.264 nhà giáo tại các trường cao đẳng, 19.454 nhà giáo tại các trường trung cấp, 13.912 nhà giáo tại các trung tâm GDNN. Từ thực trạng đội ngũ GV GDNN và yêu cầu phát triển GDNN trong giai đoạn 2005- 2010 và 2010-2020, việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong đó, giải pháp thí điểm thành lập các khoa SPDN thuộc các trường CĐN có đủ điều kiện là một trong những giải pháp có thể khắc phục được một phần các tồn tại đã nêu. 2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của khoa SPDN trong bồi dưỡng NVSP cho GV - Đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ SPDN và bồi dưỡng Kỹ năng dạy học cho người dạy nghề, theo chương trình của Tổng cục GDNN ban hành. - Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho GV theo từng nghề, từng chuyên đề. - Bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao cho đội ngũ GV về kỹ năng, phương pháp giảng dạy, phát triển chương trình dạy học, phương pháp dạy học nghề theo mô đun... - Tham gia NCKH GDNN và NVSP để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Triển khai, ứng dụng các kết quả NCKH học GDNN vào công tác giảng dạy. 2.2.4 Hoạt động bồi dưỡng NVSP của khoa SPDN trường cao đẳng vùng ĐBSCL Các trường đã được TCDN hướng dẫn thực hiện đề án thành lập khoa SPDN, trình UBND tỉnh (thành phố) phê duyệt, sau đó TCDN có công văn giao cho các trường được hoạt động bồi dưỡng NVSP của khoa SPDN bao gồm: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, bồi dưỡng công nghệ mới theo chương trình và phương pháp dạy học mới cho GV GDNN 2.4.5 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng NVSP cho GV tại các trường có khoa SPDN vùng ĐBSCL a) Giai đoạn 2011-2017:
  17. 17 Kỹ năng dạy học SPDN trình độ SPDN trình độ sơ ( Đối tượng phục vụ CĐ-TC (Đối cấp ( Đối tượng Tên Trường cho đề án 1956 dạy tượng dạy ở Các dạy nghề sơ cấp ở nghề cho LĐNT ) trường CĐ-TC ) các TTDN ) Trường CĐN Long An 148 86 14 (Thành lập năm 2014) Trường CĐN An Giang 701 551 150 (Thành lập năm 2008) Trường CĐN Cần Thơ 1841 1375 489 (Thành lập năm 2008) Trường ĐHSPKT Vĩnh 3377 473 681 Long (Tiền thân là SPKT 4) Tổng 6.068 2.485 1334 Nguồn: Báo cáo hội nghị tổng kết tác bồi dưỡng nghiệp vụ SPDN 2011-2017 của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tại Đà Lạt ngày 23 tháng 9 năm 2017 b) Dự kiến đến năm 2025: Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng đạt chuẩn nghiệp vụ SPDN và kỹ năng nghề cho GV dạy hiện có chưa đạt chuẩn; Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho GV dạy các nghề trọng điểm quốc gia; Bồi dưỡng về “đào tạo theo tín chỉ, biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp, tổ chức đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện”, theo quyết định số: 586/QĐ-TCDN, ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Tổng cục dạy nghề. 2.3 Khảo sát điều tra thực trạng QL bồi dưỡng NVSP cho GV trường CĐ vùng ĐBSCL Giới hạn khảo sát một số CBQL và GV 05 trường CĐ ĐBSCL, số liệu thống kê của TCDN đến năm 2016 thực trạng được khảo sát thể hiện ở bảng 2.3. Tổng số CBQL GV Ngoại ngữ Công Kỹ năng Tên Trường CBQL- (NVSP B, B1 nghệ nghề GV bậc 2, (Anh văn) thông tin Theo bậc SPDN) B, IC3 thợ 7/7 Trường CĐN Long An 84 19 65 63 60 65 (có khoa SPDN) Trường CĐN An Giang 313 34 279 276 276 279 (có khoa SPDN) Trường CĐN Kiên Giang 130 40 90 77 77 90 Trường CĐ nghề Cần Thơ 132 28 104 132 132 104 (có khoa SPDN) Trường CĐN Sóc Trăng 158 61 97 97 97 61 Tổng 817 182 635 645 642 599 Bảng 2.3. Thực trạng đội ngũ GV của 5 trường cao đẳng nghề vùng ĐBSCL
  18. 18 Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê năm 2016 của TCDN - Phương pháp và công cụ khảo sát: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn.....Thời gian khảo sát: tháng 09 năm 2016 đến tháng 09 năm 2017 2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV trường cao đẳng vùng ĐBSCL 2.4.1 Thực trạng quản lý đầu vào 2.4.1.1.Phiếu khảo sát của CBQL: Kết quả khảo sát chứng tỏ rằng CBQL nhận thức rất cao về chất lượng đầu vào cũng như kế hoạch tư vấn tuyển sinh…. Có một vài tiêu chí quá trình quản lý họ chỉ thực hiện đạt yêu cầu ở mức trung bình. Có thể nói họ chưa quan tâm thực hiện tiêu chí này hay thực hiện không thường xuyên lắm trong việc quản lí yếu tố chất lượng đầu vào. 2.4.1.2.Phiếu khảo sát giảng viên: Kết quả khảo sát cho rằng quản lý các yếu tố đầu vào phải có xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể phù hợp với sứ mạng, mục tiêu của nhà trường. Năng lực của người học cần được xác định rõ và được đánh giá trước khi tham gia dự tuyển. Công tác tư vấn và tuyển sinh bồi dưỡng NVSP được kiểm tra toàn diện và công khai. Thông tin nội dung tư vấn, tuyển sinh đáp ứng và thu hút người học. 2.4.1.3.Phiếu khảo sát học viên: Cảm nhận của học viên đối với các yếu tố đầu vào gồm: Đội ngũ hỗ trợ tư vấn dự tuyển nhiệt tình, ân cần, nhu cầu, mục tiêu người tham gia dự tuyển được đánh giá và phân loại cụ thể, tiêu chí dự tuyển phải đăng tải phổ biến và công khai, kế hoạch dự tuyển được xây dựng rõ ràng, cụ thể, chính sách và tiêu chí tuyển sinh xác định rõ ràng, ban hành, phổ biến, cập nhật thường xuyên 2.4.2 Thực trạng quản lý quá trình 2.4.2.1 Hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên 2.4.2.2. Các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 2.4.2.3.Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NVSP: Tổng cục GDNN chỉ đạo các cơ sở GDNN lập kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho cơ sở, cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng SPDN trình độ quốc tế, lớp bồi dưỡng chuyên ngành theo các nghề trọng điểm, hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp. Các trường CĐN lập kế hoạch, cấp kinh phí và tổ chức cho GV GDNN tham gia các lớp bồi dưỡng NVSP, các lớp bồi dưỡng chuyên ngành theo nhu cầu của trường. 2.4.2.4. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên: Thực tế khảo sát cho thấy: Việc quản lý hoạt động giảng dạy của GV và học tập của học viên là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của lớp bồi dưỡng NVSP cho GV GDNN. 2.4.2.5. Thực trạng quản lý quá trình a ) Khảo sát cán bộ quản lý: Kết quả khảo sát cho thấy rằng chỉ có chỉ báo về: chỉ tiêu tuyển dụng, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, chương trình được thiết kế tương thích với người học, các chỉ tiêu sức khỏe, môi trường học tập, quy trình dạy học đạt trung bình rất cao khoảng 80% đồng ý và rất dồng ý, còn lại các chỉ số khác thì đều đạt trung bình khoảng 50%. Điều đó, chứng tỏ rằng số phiếu được khảo sát đánh giá việc quản lý “quá trình” bồi dưỡng được các CBQL quan tâm và ủng hộ
  19. 19 b) Khảo sát giảng viên: Các yếu tố “quá trình” của giảng viên cũng tương tự như khảo sát cán bộ quản lý. Kết quả khảo sát cho thấy rằng tất cả các tiêu chí đều được đánh giá thực trạng trên mức 70% là đồng ý và rất đồng ý. Tức là thực trạng thực hiện việc dạy học đối với giảng viên các trường họ đều hài lòng. Tổ chức dạy học bám sát nội dung bài soạn đáp ứng nhu cầu người học tuy nhiên một số ý kiến góp ý những lớp tổ chức ngoài trường chưa đảm bảo theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực hiện nay. c) Khảo sát học viên: Kết quả thực trạng của “quá trình” được học viên đánh giá về mức độ hài lòng tương đối cao. Tuy nhiên vẫn có chỉ báo thấp “Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi trong quá trình bồi dưỡng NVSP” trên lớp được nhiều người chưa thực sự hài lòng, mặt dù trong tiêu chuẩn ĐBCL đây là một trong những tiêu chí quan trọng và cần thiết. 2.4.3 Thực trạng quản lý đầu ra Kết quả khảo sát của CBQL: Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy các chỉ báo của “đầu ra” đối với các nhà quản lý luôn luôn quan trọng như: xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả người học và chỉ báo lấy ý kiến phản hồi người học đánh giá cao nhất gần như đồng ý và rất đồng ý là 100%. Điều đó chứng tỏ rằng, các chỉ báo này có ảnh hưởng lớn đối với quá trình quản lí dạy học cũng như chất lượng dạy học. Kết quả khảo sát của GV: Ý kiến phản hồi người học sau khóa bồi dưỡng về hiệu quả công việc được GV đánh giá là 100% đồng ý và rất đồng ý, còn chỉ báo thấp nhất là xác định được sự hài lòng về việc vận dụng kiến thức vào công việc thực tế của người học chỉ có 15% đồng ý và chỉ báo thấp tiếp theo là chỉ báo xác định được sự hài lòng của người sử dụng lao động để có đối sách để cải tiến chất lượng bồi dưỡng15,3 % đồng ý. Với kết quả khảo sát này đòi hỏi GV giảng dạy về chuyên môn và đội ngũ cán bộ quản lý cần lưu ý xem xét lại quy trình bồi dưỡng của mình còn chổ nào chưa phù hợp. Kết quả khảo sát của học viên: Vấn đề sau cùng đã chứng minh ý kiến phản hồi thông tin từ người học đánh giá bao giờ cũng vô cùng quan trọng giá kết quả học tập của học viên, các chỉ báo trước bồi dưỡng và sau bồi dưỡng thật ra rất cần một sự đổi mới thật sự để đảm bảo rằng kiểm tra đánh giá là nhằm mục đích để giúp người dạy và người học thay đổi phương pháp dạy và phương pháp học một cách hiệu quả hơn. 2.5 Đánh giá chung -Mặt mạnh: Các cấp quản lý đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVDN về chuyên môn và NVSP đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, vùng và cả nước góp phần chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN, từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế. - Mặt yếu: Việc quản lý, kiểm tra đánh giá chất lượng và hiệu quả của một số lớp bồi dưỡng chưa tốt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV dạy các lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ NVSP chưa đủ đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng GVDN Việc quản lý, tổ chức biên soạn và thẩm định giáo trình ở một số trường chưa theo qui trình.
  20. 20 2.6 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về bồi dưỡng NVSP cho GV 2.6.1 Kinh nghiệm các nước trên thế giới: Mỹ, CHLB Đức, Australia 2.6.2 Bài học kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Từ kết quả khảo sát thực trạng bồi dưỡng và thực trạng quản lý NVSP cho GV trường cao đẳng vùng ĐBSCL, đối chiếu với yêu cầu quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV của trường cao đẳng theo hướng ĐBCL sẽ làm cơ sở để xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV trường cao đẳng theo hướng ĐBCL, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2025 phù hợp, khả thi và hiệu quả trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 3.1 Định hướng phát triển GDNN và phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2025 3.1.1 Định hướng phát triển Giáo dục nghề nghiệp Quản lý bồi dưỡng NVSP cho giảng viên cần sàng lọc và tuyển chọn, quản lý sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa, đánh giá thực hiện nhiệm vụ, thực hiện chế độ chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên. Đây là một quá trình thay đổi căn bản, toàn diện hướng đến hoàn thiện đáp ứng những đòi hỏi và thách thức đối với sự phát triển chung của nhà trường. 3.1.2 Mục tiêu a) Mục tiêu tổng quát: Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; quy hoạch cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông phù hợp với quy mô phát triển, điều kiện vùng sông nước; chuyển đổi trọng tâm phát triển đào tạo nguồn nhân lực của vùng từ phát triển quy mô sang nâng cao chất lượng và hiệu quả, đào tạo theo nhu cầu của thị trường và xã hội; từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo, góp phần ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội vùng b) Mục tiêu cụ thể: Xây dựng mạng lưới các CSGDNN có cơ cấu ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; giữ ổn định mạng lưới trường trung cấp khoảng 80 trường. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục trung cấp để đến năm 2020, phấn đấu thu hút khoảng 15% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp. Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm dạy nghề cho khoảng 300.000 người, trong đó trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 12-15%. Đến năm 2020, trong Vùng có ít nhất 02 trường cao đẳng đạt tiêu chí của trường chất lượng cao theo Quyết định số 761/QĐ-TTg; 03 trường trung cấp nội trú đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú; khoảng 100 lượt nghề trọng điểm ở các cấp độ đạt chuẩn tối thiểu. 3.1.3 Định hướng phát triển giảng viên trường cao đẳng vùng ĐBSCL
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2