intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, luận án "Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh" đánh giá thực trạng QL ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành sư phạm tiếng Anh, đề xuất các giải pháp QL ĐGQT nhằm tạo động lực học tập và nâng cao chất lượng đào tạo SV sư phạm tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN HẢI QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2022
  2. Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. BÙI MINH HIỀN 2. TS. PHAN QUỐC LÂM Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường Địa điểm: Trường Đại học Vinh Thời gian: Vào hồi......giờ, ngày.......tháng........ năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh
  3. 1 MỞ ĐẨU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đánh giá (ĐG) đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nói chung. Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, ĐG cần được đổi mới đồng bộ cả về nội dung, phương pháp và công cụ nhằm thực thi nhiệm vụ quan trọng là đo lường kết quả học tập và hỗ trợ điều chỉnh các hoạt động dạy học trong đào tạo nói chung và đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh nói riêng. Trong các hình thức ĐG, đánh giá quá trình (ĐGQT) là một hình thức ĐG ưu việt nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bằng nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau. ĐGQT và quản lý (QL) ĐGQT cần được nghiên cứu sâu hơn, có hệ thống và đầy đủ hơn làm cơ sở thực hiện ĐGQT trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh. 1.2. Thực tiễn ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh ở các trường đại học Việt Nam cũng đã được thực hiện. Tuy nhiên, ĐGQT vẫn được ĐG bằng điểm số theo quy định của Bộ GD&ĐT, một số những vẫn đề còn tồn tại trong thực hiện ĐGQT như nhận thức của các chủ thể, các điều kiện ĐGQT, nội dung, phương pháp, công cụ, v.v. Những bất cập này xuất phát từ những hạn chế của công tác QL ĐGQT. Từ những hạn chế trong nhận thức về ĐGQT, các chủ thể quản lý có những chỉ đạo, hướng dẫn chưa thực sự hiệu quả dẫn đến việc thực hiện ĐGQT tại các trường đại học chưa có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục như mong muốn. Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan chủ quản cũng như các văn bản cụ thể hóa của các trường đại học chưa làm rõ được tầm quan trọng của ĐGQT mà chỉ xem ĐGQT là một trong những hình thức đánh giá để ghi nhận kết quả học tập của SV. Ngoài ra, tính linh hoạt và sáng tạo của các chủ thể đánh giá chưa cao nên ĐGQT trở nên hình thức và kém hiệu quả. Đối với ngành đặc thù là tiếng Anh, yêu cầu tương tác, đánh giá phải thường xuyên và thông tin phản hồi phải được thực hiện liên tục, kịp thời. Tuy nhiên, với áp lực nội dung đào tạo và mục đích của ĐGQT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của cơ sở đào tạo, các chủ thể ĐGQT gặp không ít khó khăn trong việc vận dụng ĐGQT đúng với mục tiêu và ý nghĩa của nó. Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về ĐGQT và QL ĐGQT, đề xuất các giải pháp, thử
  4. 2 nghiệm một giải pháp cụ thể về QL ĐGQT nhằm thực hiện ĐGQT có hiệu quả, tạo động lực học tập cho SV trong quá trình đánh giá SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam, chúng tôi đã chọn vấn đề “Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng QL ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành sư phạm tiếng Anh, đề xuất các giải pháp QL ĐGQT nhằm tạo động lực học tập và nâng cao chất lượng đào tạo SV sư phạm tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đánh giá quá trình trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam. 4. Giả thuyết khoa học ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam bước đầu đã được thực hiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cả trong nhận thức và thực tiễn thực hiện. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp QL ĐGQT theo hướng nâng cao nhận thức, xây dựng và vận hành quy trình ĐGQT, tổ chức cải tiến phương pháp, công cụ, đảm bảo hệ điều kiện cho ĐGQT và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ĐGQT cho GV thì có thể nâng cao hiệu quả QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh trong các trường đại học Việt Nam. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh ở các trường đại học.
  5. 3 5.3. Đề xuất giải pháp QL ĐGQT, khảo nghiệm và thực nghiệm giải pháp trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam. 6. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu QL ĐGQT trong đào tạo sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh. - Địa bàn khảo sát: Trường ĐHSP Hà Nội, Trường Đại học Vinh và Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng khảo sát: Khảo sát trên các đối tượng là CBQL, GV và SV sư phạm tiếng Anh tại các trường: Đại học Vinh, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. - Thời gian khảo sát: Trong các năm học 2019-2020 và 2020-2021. 7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm tiếp cận: Tiếp cận quá trình, Tiếp cận PDCA (Plan-Do-Check-Act), Tiếp cận năng lực, Tiếp cận chuẩn hóa. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết, các tài liệu khoa học; Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra; Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn. 7.2.3. Phương pháp thực nghiệm Trên cơ sở đề xuất các giải pháp, chọn một giải pháp đề xuất để tiến hành thực nghiệm tại một cơ sở đào tạo đại học, qua đó phân tích kết quả thử nghiệm nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp được đề xuất. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các công thức toán học thống kê để xử lý dữ liệu thu được bằng điều tra, khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp thông qua phần mềm SPSS.
  6. 4 8. Các luận điểm cần bảo vệ của luận án 8.1. ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành tiếng Anh không chỉ là đo lường những gì SV tiếng Anh đạt được đến một thời điểm nhất định mà dựa trên kết quả đo lường đó để tiến hành điều chỉnh hoạt động dạy, học nâng cao chất lượng đào tạo. Quản lý ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại các trường đại học là một mảng của QL đào tạo, đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch (P-plan), thực hiện kế hoạch (D-do), kiểm tra hoạt động (C-check) và điều chỉnh (A-Act) nhằm đạt mục tiêu ĐG vì sự tiến bộ của SV, nâng cao chất lượng đào tạo. 8.2. Thực trạng QL ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành sư phạm tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều bất cập và chưa thực sự phát huy vai trò của ĐGQT trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Mặc dù đã có nhận thức, phương pháp, công cụ nhất định về ĐGQT, các chủ thể đánh giá vẫn phải tuân thủ hướng dẫn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ sở đào tạo và khối lượng ĐGQT đáp ứng yêu cầu theo hướng dẫn. Vì vậy, các chủ thể ĐGQT khó có thể sáng tạo và phát huy tối đa ĐGQT trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. 8.3. Để nâng cao chất lượng đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh, QL ĐGQT phải được đổi mới hướng vào hoàn thiện các khâu: tổ chức nâng cao năng lực ĐGQT cho các chủ thể, thiết lập quy trình QL ĐGQT, tổ chức cải tiến phương pháp, kỹ thuật, công cụ đánh giá, đảm bảo hệ điều kiện ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. 9. Đóng góp của luận án 9.1. Luận án bổ sung và làm sáng rõ các vấn đề lý luận về QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh dựa trên các đặc trưng, nội dung, chủ thể, đối tượng của hoạt động đánh giá SV, từ đó xây dựng khung năng lực ĐGQT của GV và sử dụng khung năng lực này để ĐG năng lực của GV và tổ chức các chương trình tập huấn nâng cao năng lực ĐGQT cho GV. Cùng với xây dựng khung năng lực ĐGQT của GV, luận án đã xây dựng được quy trình QL ĐGQT, cải tiến phương pháp và công cụ ĐGQT, xây dựng hệ điều kiện ĐGQT và QL ĐGQT theo PDCA. 9.2. Luận án khảo sát toàn diện thực trạng ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại Việt Nam. Việc khảo sát này đem lại những đánh giá khách
  7. 5 quan về hình thức ĐG và QL hình thức ĐG này, theo đó làm rõ các điểm mạnh, điểm hạn chế, nguyên nhân của thực trạng ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành sư phạm tiếng Anh tại Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng, đề xuất các giải pháp quản lý ĐGQT trong đào tạo SV tiếng Anh ở các trường ĐHSP Việt Nam. 9.3. Các giải pháp QL ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành sư phạm tiếng Anh được đề xuất có tính cấp thiết và khả thi, có khả năng chuyển giao vận dụng trong thực tiễn QL ĐGQT tại Việt Nam. 10. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh. Chương 2. Cơ sở thực tiễn của Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh. Chương 3. Giải pháp Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh.
  8. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy ĐGQT và QL ĐGQT được nhiều tác giả dày công nghiên cứu, mỗi công trình đều có những đóng góp làm sáng tỏ về mặt lý luận ĐGQT gồm đặc trưng, mục tiêu, nội dung, phương pháp, công cụ và tác động của ĐGQT đến động lực học tập của SV; và QL ĐGQT gồm mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc quản lý, chủ thể ĐGQT và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐGQT. Tác giả kế thừa và áp dụng những điểm ưu việt của các nghiên cứu đó. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau: 1) Luận án tiếp tục giải quyết những vấn đề lý luận về ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. 2) Luận án nghiên cứu làm rõ thực trạng ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. 3) Luận án đề xuất các giải pháp quản lý ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh 1.2. Một số khái niệm cơ bản: Luận án đã làm rõ và rút ra nội hàm các khái niệm để sử dụng trong luận án: ĐG, ĐG trong đào tạo, ĐGQT trong đào tạo đại học, quản lý ĐGQT trong đào tạo đại học. 1.3. Đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh 1.3.1. Đặc điểm về quá trình đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: Luận án đã làm rõ các đặc điểm nổi bật về quá trình đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh gồm các đặc điểm: tâm lý, môi trường học tập, cơ sở vật chất, tiếp cận đa văn hóa, thực hành học tập. 1.3.2. Đặc trưng của đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: Bản chất của ĐGQT trong giáo dục là đánh giá nhằm thu thập thông tin phản hồi và điều chỉnh theo hướng cải thiện chất lượng dạy học. Luận án dã phân tích 5 đặc trưng của ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh: phản hồi thông tin cho GV, SV, tác động qua lại giữa GV và SV, điều chỉnh hoạt động dạy học và ĐG liên tục. 1.3.3. Mục tiêu của đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: Mục tiêu ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh giúp SV điều chỉnh hoạt
  9. 7 động học tập của mình nhằm cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết, và các kỹ năng đa văn hóa và nghiệp vụ sư phạm. Luận án làm rõ 4 mục tiêu: chú trọng quá trình học tập và giá trị nội tại của SV, phát huy điểm mạnh của SV, tạo động lực học tập và trách nhiệm về sự pát triển GD của bản thân, cung cấp thông tin phản hồi, nâng cao thành tích học tập, giảm khoảng cách học tập và thành tích của SV. 1.3.4. Nguyên tắc đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: Luận án làm rõ 6 nguyên tắc ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh: đảm bảo tính mục tiêu, đảm bảo tính khách quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính liên tục và hệ thống, đảm bảo độ tin cậy, đảm bảo thông tin phản hồi kịp thời và vì sự tiến bộ của SV. 1.3.5. Nội dung đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: Nội dung ĐGQT tập trung làm rõ kết quả thu nhận được của SV về kiến thức, kỹ năng và thái độ vào thời điểm đánh giá. Về kiến thức, ĐGQT bám sát lượng kiến thức dạy và học để đo lường mức độ đạt chuẩn của SV một cách liên tục dựa trên tổ hợp các phương pháp và công cụ đa dạng và hiệu quả bằng tiếng Anh. SV ĐH ngành SP tiếng Anh phải đạt mức 5/6 của Khung ngoại ngữ quốc gia 6 bậc của Bộ GD&ĐT, kiến thức về nghiệp vụ sư phạm và các kiến thức bổ trợ khác. Về kỹ năng, ĐGQT đo lường mức độ đạt được của SV về kỹ năng ngôn ngữ Anh, kỹ năng sư phạm, kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tự giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, kỹ năng phản ứng nhanh, v.v. trong suốt quá trình đào tạo. Về thái độ, 3 yếu tố tập trung ĐG gồm nhận thức, cảm xúc và hành vi của SV. 1.3.6. Phương pháp, công cụ đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh Luận án đã đưa ra 6 phương pháp ĐG: vấn đáp, quan sát, tự luận, trắc nghiệm khách quan, nghiên cứu hồ sơ học tập, nghiên cứu sản phẩm học tập; tương ứng các loại công cụ ĐG: hệ thống câu hỏi mở, ghi chép, hệ thống câu hỏi tự luận, bảng hỏi trắc nghiệm khách quan, bảng kiểm, thang đo, phiếu đánh giá và thang đánh giá. 1.3.7. Các điều kiện đánh giá quá trình: Điều kiện nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện về thời gian, điều kiện về tài chính. 1.4. Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh 1.4.1. Mục đích, ý nghĩa của Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh Mục đích: Thống nhất quy trình ĐGQT, công khai nhận định về năng lực và kết quả học
  10. 8 tập của SV, giúp GV và SV thực hiện đánh giá và cải thiện chất lượng dạy học, tạo điều kiện cho GV và SV thực hiện điều chỉnh cần thiết. Ý nghĩa: Luận án làm rõ ý nghĩa của ĐGQT đối với GV, SV, CB QLGD. 1.4.2. Tiếp cận quy trình PDCA trong Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh Luận án làm rõ quy trình PDCA của Deming trong ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh. “P” (Plan) là việc lập kế hoạch, “D” (Do) là thực hiện các kế hoạch đã đề ra, “C” (Check) có nghĩa là kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và “A” (Act) là thực hiện điều chỉnh, cải tiến thích hợp để sau đó bắt đầu lại việc lập kế hoạch điều chỉnh này và thực hiện lại chu trình PDCA mới. 1.4.3. Nội dung Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh Lập kế hoạch (P): Ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và biện pháp lập kế hoạch ĐGQT Thực hiện kế hoạch (D): Ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và biện pháp thực hiện kế hoạch ĐGQT Kiểm tra, đánh giá và giám sát (C): Ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và biện pháp kiểm tra, đánh giá và giám sát ĐGQT Điều chỉnh (A): Ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và biện pháp điều chỉnh ĐGQT 1.4.4. Các chủ thể quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên sư phạm tại các trường đại học Việt Nam: Các chủ thể ĐGQT gồm: Hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo, trưởng bộ phận đảm bảo chất lượng, trưởng khoa đào tạo, trưởng bộ môn, GV. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh 1.5.1. Yếu tố khách quan: Định hướng đổi mới đào tạo/giảng dạy tiếng Anh, định hướng đổi mới ĐG, xu thế quốc tế trong ĐG. 1.5.2. Yếu tố chủ quan: Nhận thức và năng lực của chủ thể QL ĐGQT, nhận thức và năng lực của GV, nhận thức và năng lực của SV.
  11. 9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 1. Qua nghiên cứu tổng quan, luận án đã làm rõ các nghiên cứu về ĐGQT và QL ĐGQT được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện. Tuy vậy, ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có hệ thống lý luận về ĐGQT và QL ĐGQT đồng thời chưa có giải pháp đổi mới QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh. 2. Đánh giá quá trình trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh là quá trình đo lường chính xác, liên tục, khách quan và toàn diện về mức độ đạt được của SV về kiến thức, kỹ năng, thái độ. 5 nội dung được phân tích và khái quát gồm đặc trưng, mục tiêu, nội dung, phương pháp- công cụ và tác động của ĐGQT đến động lực học tập của SV. 3. Quản lý đánh giá quá trình là hoạt động tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đánh giá đến đối tượng quản lý đánh giá trong quá trình đào tạo. Luận án đã khái quát lý luận về QL ĐGQT và làm rõ mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung và chủ thể QL ĐGQT. 4. Chu trình PDCA (Deming) trong ĐGQT và QL ĐGQT được tác giả phân tích, khái quát làm cơ sở phân tích thực trạng ĐGQT và QL ĐGQT trong chương 2.
  12. 10 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH 2.1. Kinh nghiệm đánh giá và quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học của một số nước trên thế giới Luận án đã khái quát kinh nghiệm về ĐGQT và QL ĐGQT của các nước và tổ chức trên thế giới: Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Mạng lưới các trường Đại học ASEAN (AUN). Luận án đã phân tích những thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện ĐGQT tại các nước và tổ chức trên và rút ra 4 bài học cho Việt Nam. 2.2. Khái quát về đào tạo sư phạm tiếng Anh trong các trường đại học Việt Nam 2.2.1. Hệ thống các trường đại học có đào tạo tiếng Anh: Hiện tại, tại Việt Nam có 20 trường đại học sư phạm và đại học đa ngành có đào tạo ngành sư phạm tiếng Anh. 2.2.2. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo sư phạm tiếng Anh: Mục tiêu bao gồm Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể (kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, các kỹ năng); Nội dung gồm khối kiến thức chung và khối ngành, khối kiến thức nhóm ngành và ngành, kiến tập và thực tập sư phạm. 2.2.3. Đội ngũ giảng viên: Hiện nay, đội ngũ giảng viên có 781 người phân bổ trong 21 trường đại học có đào tạo ngành sư phạm tiếng Anh. Số lượng vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu đào tạo nguồn giáo viên tiếng Anh phổ thông. 2.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Các trường đại học sư phạm đào tạo ngành sư phạm tiếng Anh đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo theo tiêu chuẩn Việt Nam tại văn bản TCVN 3981:1985, đồng thời được bổ sung các trang thiết bị hiện đại theo sự phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo trong thời đại cách mạng 4.0. 2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.3.1. Mục đích khảo sát: Đánh giá khách quan thực trạng ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh tại Việt Nam nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài. 2.3.2. Nội dung khảo sát: Thực trạng nhận thức của GV, SV về ĐGQT và QL ĐGQT, hoạt động ĐGQT và QL ĐGQT hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh tại Việt Nam.
  13. 11 2.3.3. Mẫu khảo sát: Khảo sát được thực hiện tại 3 trường: Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Trường ĐHSP Hà Nội và Trường Đại học Vinh; đối tượng khảo sát gồm 116 cán bộ QL, GV và 228 SV. 2.3.4. Bộ công cụ khảo sát, phương pháp khảo sát: Điều tra giáo dục và phỏng vấn sâu. 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu và cách cho điểm: Phương pháp xử lý số liệu: Xây dựng mô hình xử lý số liệu; Xử lý số liệu (Dùng phần mềm thống kê mô tả SPSS 22.0 và excel: (1) Tạo mã hóa nhập số liệu; (2) Nhập phiếu; (3) Làm sạch số liệu; (4) Tính điểm; (5) Xử lý tính; Đánh giá độ tin cậy; Tính điểm trung bình; Tính thứ bậc.); Cách cho điểm: thang 3 điểm và thang 5 điểm, sắp xếp từ 1 đến 3 hoặc 5. 2.4. Thực trạng đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh tại Việt Nam 2.4.1. Thực trạng nhận thức về đặc trưng và mục tiêu đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh a. Thực trạng nhận thức của SV, GV, CBQL về đặc trưng của ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh: Đa số các đối tượng khảo sát đều nhận thức đúng về đặc trưng của ĐGQT, trong đó nhận thức về phản hồi thông tin rất tốt và đánh giá liên tục, không ưu tiên điểm số vẫn còn chưa ý thức đúng mực. b. Thực trạng nhận thức của SV, GV, CBQL về mục tiêu ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh: Mục tiêu ĐGQT được SV, GV và CBQL cơ bản đã nhận thức đúng, có tác động lớn đến ĐGQT của GV và các bên liên quan. 2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh Nội dung ĐGQT về kiến thức, kỹ năng và thái độ được thực hiện khá thường xuyên, mức điểm trung bình đánh giá khá cao, thể hiện mức độ thực hiện và tầm quan trọng của ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh. Tuy vậy, một số nội dung ĐG trong ba lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và thái độ vẫn còn chưa được thực hiện đúng mực, đặc biệt là nội dung về thái độ. 2.4.3. Thực trạng sử dụng phương pháp và công cụ đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: Phương pháp và công cụ được sử dụng khá thường xuyên, nổi bật là phương pháp vấn đáp; điểm trung bình khảo sát khá cao (từ 2,20- 2,84/3). Tuy vậy, phương pháp nghiên cứu sản phẩm học tập của SV vẫn còn hạn chế với kết
  14. 12 quả khảo sát thấp nhất trong các phương pháp và công cụ. 2.4.4. Thực trạng tác động của đánh giá quá trình tới động lực học tập của sinh viên: Khảo sát cho thấy ĐGQT có tác động lớn đến động lực học tập của SV, đặc biệt là phát huy những điểm mạnh, khắc phục thiếu sót và có trách nhiệm hơn với sự phát triển giáo dục của bản thân SV. Một số nội dung tác động chưa được SV, GV và CBQL đánh giá cao, mặc dù tác động của ĐGQT đến các nội dung đó không nhỏ. 2.5. Thực trạng Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh 2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: Hoạt động lập kế hoạch được thực hiện khá tốt, các nội dung được các bên liên quan thực hiện theo phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của mình. Dù vậy, kế hoạch về nhân sự và tài chính vẫn là các nội dung có nhiều tồn tại cần khắc phục. 2.5.2. Thực trạng tổ chức thực hiện đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: ĐGQT được tổ chức thực hiện cơ bản đầy đủ, tỷ lệ đánh giá mức độ rất tốt và tốt khá cao. Tuy nhiên, một số nội dung được đánh giá ở mức trung bình và cần cải thiện để ĐGQT được thực hiện tốt hơn như tổ chức hướng dẫn xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn ĐGQT, tổ chưc xây dựng bộ tiêu chí miêu tả nhiệm vụ thực hiện ĐGQT cho chủ thể ĐG và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể ĐGQT. 2.5.3. Thực trạng tổ chức kiểm tra hoạt động đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: Công tác kiểm tra, rà soát đánh giá hoạt động ĐGQT được thực hiện tốt, các trường đã thực hiện các hoạt động này khá liên tục và có kết quả. Trong các hoạt động được khảo sát, hoạt động kiểm tra, rà soát hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể ĐGQT; rà soát, kiểm tra bộ tiêu chí mô tả nhiệm vụ thực hiện ĐGQT; rà soát, kiểm tra mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp, công cụ ĐGQT còn những hạn chế nhất định. 2.5.4. Thực trạng tổ chức điều chỉnh đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: Sau kiểm tra, đánh giá thực hiện ĐGQT, hoạt động điều chỉnh được thực hiện khá triệt để nhằm cải thiện các nội dung trong kế hoạch và thực hiện ĐGQT. Nhiều nội dung tổ chức điều chỉnh được đánh giá mức tốt và rất tốt, trong đó nội dung được đánh giá thấp nhất với tỷ lệ đánh giá mức yếu là 1,72% và mức đánh giá tốt và rất tốt chỉ đạt 48,28% (
  15. 13 2.6. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh: Luận án đã khảo sát 6 yếu tố ảnh hưởng đến QLĐGQT gồm: Định hướng đổi mới dạy học tiếng Anh, Định hướng đổi mới đánh giá, Xu thế quốc tế trong đánh giá, Nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý đánh giá, Nhận thức và năng lực của GV, và Nhận thức và năng lực của SV. Kết quả cho thấy cả 6 yếu tố ảnh hưởng lớn đến QL ĐGQT, tuy nhiên 2 yếu tố được cho là ảnh hưởng ít hơn đó là xu thế quốc tế trong ĐG, nhận thức và năng lực của chủ thể QL ĐGQT. 2.7. Đánh giá chung về thực trạng: Trên cơ sở khảo sát, luận án đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong ĐGQT và QL ĐGQT cũng như nhiều thời cơ và thách thức đối với các ĐGQT và QL ĐGQT hiện nay theo mô hình SWOT. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, luận án đã khái quát kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới về ĐGQT và QL ĐGQT, khái quát quy mô các trường và đội ngũ cán bộ đào tạo ngành SP tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay. Từ khảo sát thực trạng ĐGQT và QL ĐGQT, luận án đã phát hiện các vấn đề quản lý cần có giải pháp để giải quyết gồm: - Nhận thức về ĐGQT của các chủ thể liên quan trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh còn có những hạn chế nhất định. - Xây dựng và vận hành quy trình ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh chưa được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ và thống nhất cần tổ chức xây dựng tạo cơ sở cho ĐGQT hiệu quả hơn. - Phương pháp, công cụ đánh giá quá trình được sử dụng chưa đồng bộ trong một cơ sở GD và giữa các cơ sở GD với nhau. Các phương pháp và công cụ cần được cải tiến đáp ứng yêu cầu ĐGQT, nâng cao chất lượng đào tạo. - Các điều kiện phục vụ ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh chưa được chú trọng thoả đáng. Các điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, chính sách, chiến lược và thời gian cần được cân nhắc đầu tư thích hợp tạo điều kiện nâng cao chất lượng ĐGQT. - Năng lực cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh đang còn hạn chế. Đây là một vấn đề then chốt cần giải quyết trong thời gian sớm nhất có thể nhằm thực hiện tốt ĐGQT. Năm vấn đề trên là cơ sở thực hiện để luận án đề xuất các giải pháp trong chương 3.
  16. 14 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp: Bảo đảm tính mục tiêu; Bảo đảm tính thực tiễn; Bảo đảm tính hiệu quả; Bảo đảm tính khả thi. 3.2. Các giải pháp Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về đánh giá quá trình và quản lý đánh giá quá trình cho các chủ thể trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh a. Mục đích của giải pháp Tổ chức nâng cao nhận thức cho toàn bộ các chủ thể và đối tượng về đặc trưng của ĐGQT và QL ĐGQT nhằm hiểu rõ hơn, áp dụng thành thục hơn ĐGQT trong quá trình đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Tổ chức nâng cao nhận thức theo từng nhóm đối tượng và vai trò, chức năng nhiệm vụ của đối tượng trong ĐGQT và QL ĐGQT. Các đối tượng chính cần được nâng cao nhận thức về ĐGQT và QL ĐGQT bao gồm GV và SV. Để nâng cao nhận thức, từng nhóm chủ thể ĐGQT và QL ĐGQT cần thực hiện các nhiệm vụ của mình phù hợp với mục tiêu ĐGQT. Nội dung các bước tập trung vào nhận thức về ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo tiếng Anh với các đặc thù đánh giá kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (nghe hiểu, diễn đạt nói, đọc hiểu, diễn đạt viết). Ngoài những quy định chung của ĐGQT trong đào tạo đại học, ĐGQT đối với đào tạo tiếng Anh đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện năng lực sử dụng ngôn ngữ trong các môi trường khác nhau. ĐGQT cần được sử dụng hàng ngày thông qua từng hoạt động được GV tổ chức tại lớp cũng như các bài tập về nhà. Luận án đề xuất các nhiệm vụ cho các chủ thể như Hiệu trưởng, Trưởng phòng đào tạo, Trưởng bộ phận đảm bảo chất lượng, Trưởng khoa SP tiếng Anh, Trưởng bộ môn tiếng Anh, GV, SV, Giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm. c. Điều kiện thực hiện giải pháp Các cơ sở GDĐH và các chủ thể quản lý ĐGQT cần tạo điều kiện thuận lợi cho ĐGQT diễn ra đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra gồm phối hợp của các chủ thể QL, tạo điều kiện cơ sở vật chất và thời gian, hỗ trợ nhân lực và văn bản chỉ đạo, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tổ
  17. 15 chức trao đổi hợp tác trong và ngoài nước. 3.2.2. Tổ chức xây dựng và vận hành quy trình quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh a. Mục đích của giải pháp Xây dựng và vận hành thành công quy trình QL ĐGQT dựa trên quy trình PDCA. b. Nội dung và cách thức thực hiện Xây dựng quy trình QL ĐGQT được tổ chức theo bốn bước trong quy trình PDCA: Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh. Quy trình QL ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành sư phạm tiếng Anh tại Việt Nam theo PDCA gồm bốn bước và được chia làm 12 hoạt động. Quy trình được xây dựng dựa trên nghiên cứu lý luận và thực tiễn và theo quá trình đào tạo. Quy trình này thể hiện sự cải tiến liên tục, đảm bảo loại bỏ những vấn đề, nội dung, hoạt động, v.v. chưa phù hợp và thiếu hiệu quả đối với hoạt động đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng của hoạt động đào tạo. Nội dung và cách thực thực hiện cụ thể được chia làm 4 bước trong quy trình PDCA của Deming. c. Điều kiện thực hiện giải pháp: Các điều kiện về năng lực đội ngũ soạn thảo quy trình, thâm niên công tác giảng dạy tiếng Anh, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia tập huấn, bồi dưỡng và hội thảo, tạo điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, tạo điều kiện hợp tác với các đối tác nước ngoài phục vụ soạn thảo quy trình. 3.2.3. Tổ chức cải tiến phương pháp, công cụ và đảm bảo hệ điều kiện cho đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh 3.2.3.1. Tổ chức cải tiến phương pháp và công cụ đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh a. Mục đích của giải pháp Cải tiến phương pháp và công cụ ĐGQT nhằm phát huy tối đa tác dụng của ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. b. Nội dung và cách thức thực hiện: Luận án đã đưa ra 6 nhóm phương pháp và công cụ ĐGQT và quy trình thực hiện cải tiến theo PDCA. Các nhóm phương pháp gồm phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát, phương pháp tự luận, phương pháp trắc nghiệm khách quan, phương pháp đánh giá hồ sơ học tập và phương pháp nghiên cứu sản phẩm học tập của SV. Để cải tiến phương pháp và công cụ ĐGQT, điều quan trọng là sự phối hợp giữa
  18. 16 các chủ thể ĐGQT và QL ĐGQT, các bước được thực hiện theo quy trình PDCA đảm bảo cải tiến liên tục, nâng cao chất lượng đào tạo. c. Điều kiện thực hiện giải pháp: Các chủ thể QL ĐGQT phối hợp tạo điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động cải tiến phương pháp và công cụ ĐGQT. 3.2.3.2. Tổ chức đảm bảo hệ điều kiện cho đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh a. Mục đích của giải pháp Đề xuất một số nội dung nhằm cải thiện hệ điều kiện phục vụ ĐGQT trong cơ sở GDĐH, đặc biệt là đối với ĐGQT dành cho SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. b. Nội dung và cách thức thực hiện Đảm bảo hệ điều kiện gồm chính sách và chiến lược, nhân lực, cơ sở vật chất, thời gian cho ĐGQT. Việc tổ chức đảm bảo hệ điều kiện này được thực hiện theo quy trình PDCA. Trong đó, quy trình soạn thảo, ban hành văn bản chỉ đạo đóng vai trò quan trọng tạo sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả của tất cả các chủ thể QL, cụ thể như sau: Chỉ đạo thực hiện Bộ phận đảm bảo chất Hiệu trưởng lượng Lấy ý kiến yêu cầu thực hiện Hướng dẫn và Trình duyệt Duyệt Phản hồi Hướng dẫn và yêu cầu thực hiện Khoa SP tiếng Anh Phòng đào tạo Soạn thảo, hiệu chỉnh Góp ý, cụ thể hoá và và ban hành thực hiện c. Điều kiện thực hiện giải pháp: Các chủ thể phối hợp nhịp nhàng trong các khâu QL và thực hiện ĐGQT, Nhà trường cần có các chính sách phù hợp, khuyến khích thực hiện tốt ĐGQT.
  19. 17 3.2.4. Kiểm tra và thực hiện điều chỉnh trong đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh 3.2.4.1. Tổ chức kiểm tra đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh a. Mục đích của giải pháp: Kiểm tra ĐGQT nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động thực hiện ĐGQT làm cơ sở để điều chỉnh kế hoạch và thực hiện ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Tiến hành kiểm tra, rà soát bộ tiêu chí miêu tả nhiệm vụ thực hiện ĐGQT; Tổng hợp ý kiến qua kiểm tra, rà soát mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp và công cụ ĐGQT; Kiểm tra, rà soát bộ tài liệu hướng dẫn ĐGQT; Tham vấn ý kiến chuyên gia về mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp và công cụ ĐGQT đã xây dựng; Đánh giá sản phẩm sau thực hiện ĐGQT; Nghiên cứu các vấn đề nảy sinh và những bất cập trong quy trình để chuẩn bị cho quy trình điều chỉnh. c. Điều kiện thực hiện giải pháp: Đảm bảo hệ thống văn bản chỉ đạo, điều kiện thuận lợi cho đội ngũ ĐG, trung thực và độc lập của đội ngũ kiểm tra, phối hợp giữa các chủ thể để nhận diện khó khăn, thách thức nhằm điều chỉnh kịp thời. 3.2.4.2. Tổ chức điều chỉnh đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh a. Mục đích của giải pháp: Điều chỉnh ĐGQT nhằm cải thiện hiệu quả của hoạt động thực hiện ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh trong quy trình PDCA tiếp theo. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: Điều chỉnh phương pháp và công cụ, Điều chỉnh bộ tài liệu hướng dẫn ĐGQT, Điều chỉnh bộ tiêu chí miêu tả nhiệm vụ thực hiện ĐGQT của các chủ thể trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. c. Điều kiện thực hiện giải pháp: Nhà trường tạo các điều kiện thuận lợi, các cơ chế và chính sách thông thoáng cho ĐGQT, tôn trọng ý kiến chuyên môn, không áp đặt các ý kiến chủ quan về nội dung điều chỉnh, chỉ đạo nghiên cứu kỹ các nội dung điều chỉnh để thực hiện có hiệu quả.
  20. 18 3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá quá trình cho giảng viên đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh a. Mục đích của giải pháp Góp phần nâng cao năng lực ĐGQT cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. b. Nội dung và cách thức thực hiện Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ĐGQT cho GV, chủ thể trực tiếp thực hiện ĐGQT, theo quy trình PDCA từ bước lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá, rà soát hoạt động thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch thực hiện bồi dưỡng năng lực cho GV. Luận án đã đề xuất khung năng lực ĐGQT cần hình thành cho GV gồm 10 năng lực: STT Năng lực đánh giá quá trình của giảng viên Nhận thức về đặc trưng của ĐGQT dành cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm 1 tiếng Anh 2 Nhận thức về mục tiêu ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh Năng lực xây dựng nội dung ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm 3 tiếng Anh Năng lực sử dụng phương pháp ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm 4 tiếng Anh 5 Năng lực sử dụng công cụ ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh 6 Năng lực tổ chức ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh Năng lực phản hồi thông tin kết quả ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm 7 tiếng Anh Năng lực tạo động lực học tập cho SV thông qua ĐGQT trong đào tạo SV ĐH 8 ngành sư phạm tiếng Anh 9 Năng lực cập nhật các xu thế ĐGQT trên thế giới Năng lực sử dụng công nghệ trong ĐGQT dành cho GV đào tạo SV ĐH 10 ngành sư phạm tiếng Anh c. Điều kiện thực hiện giải pháp: Chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng năng lực thường xuyên cho GV, khuyến khích các đề xuất của các nhà chuyên môn, GV và các bên liên quan, thẩm định các đề xuất để đưa vào áp dụng có hiệu quả. 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 3.3.1. Mục đích: Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của việc thực hiện các bước lập kế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2