intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam

Chia sẻ: Vy Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

101
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu luận án là làm rõ cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước. Đưa ra cơ sở thực tiễn về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước thông qua nghiên cứu thử nghiệm về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại Cà Mau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG<br /> ----------<br /> <br /> Kim Thị Thúy Ngọc<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br /> CỦA VIỆC LỒNG GHÉP CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI<br /> VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN<br /> ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAM<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br /> MÃ SỐ: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tài<br /> nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh<br /> 2. TS. Hoàng Văn Thắng<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm<br /> luận án tiến sĩ<br /> Họp tại:<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN<br /> - Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGH<br /> <br /> 1. LÝ DO THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU<br /> Theo định nghĩa của Báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên<br /> kỷ [Millennium Ecosystem Assessment, 2005, p. v] “Những lợi ích<br /> con người đạt được từ các hệ sinh thái, bao gồm dịch vụ cung cấp<br /> như thức ăn và nước; các dịch vụ điều tiết như điều tiết lũ lụt, hạn<br /> hán; các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng;<br /> và các dịch vụ văn hóa như giải trí, tinh thần, tín ngưỡng và các lợi<br /> ích phi vật chất khác”.<br /> Giống như bất kỳ hệ sinh thái nào khác, hệ sinh thái đất ngập<br /> nước (ĐNN) có 4 chức năng cơ bản: chức năng cung cấp, chức năng<br /> điều tiết, chức năng văn hóa và chức năng hỗ trợ. Ở Việt Nam, đất<br /> ngập nước có diện tích ước tính hơn 10 triệu hecta. Đất ngập nước<br /> Việt Nam có nhiều chức năng rất quan trọng như nạp và tiết nước<br /> ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa khí hậu, sản xuất sinh khối, hạn<br /> chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, là<br /> nơi du lịch giải trí, duy trì đa dạng sinh học. Tuy nhiên, trong 15 năm<br /> qua, đất ngập nước Việt Nam bị suy giảm cả về diện tích và chất<br /> lượng.<br /> Theo Công ước Đa dạng sinh học của Liên Hiệp Quốc [2010],<br /> “lồng ghép một cách hệ thống đa dạng sinh học trong các quá trình<br /> phát triển được gọi là lồng ghép đa dạng sinh học”. Mục tiêu tổng<br /> thể của lồng ghép đa dạng sinh học (ĐDSH) là đưa các nguyên tắc<br /> về đa dạng sinh học vào trong tất cả các giai đoạn của quy trình xây<br /> dựng các chính sách, kế hoạch, chương trình và chu trình dự án. Một<br /> mục tiêu khác của lồng ghép đa dạng sinh học là hỗ trợ giảm các ảnh<br /> hưởng bất lợi mà các ngành sản xuất gây ra đối với đa dạng sinh học,<br /> và nêu rõ sự đóng góp của ĐDSH với phát triển kinh tế và phúc lợi<br /> con người.<br /> 1<br /> <br /> Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo<br /> tốn đất ngập nước có thể tạo ra các cơ hội nhằm khai thác tốt hơn và<br /> duy trì các lợi ích của dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước, xây<br /> dựng các chiến lược quản lý và bảo tồn đất ngập nước hiệu quả và<br /> tránh chi phí liên quan đến sự mất mát của đa dạng sinh học và các<br /> dịch vụ hệ sinh thái do đất ngập nước mang lại. Vì những lý do đó,<br /> tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc<br /> lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn<br /> đất ngập nước ở Việt Nam” nhằm hỗ trợ quản lý và bảo tồn đất ngập<br /> nước ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn.<br /> 2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN<br /> - Làm rõ cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái đất<br /> ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước.<br /> - Đưa ra cơ sở thực tiễn về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái của<br /> đất ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước thông<br /> qua nghiên cứu thử nghiệm về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái của<br /> rừng ngập mặn tại Cà Mau.<br /> - Đề xuất cách tiếp cận để lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào<br /> công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước tại Việt Nam.<br /> 3. PHẠM VI CỦA LUẬN ÁN<br /> - Phạm vi về học thuật: Luận án tập trung vào nghiên cứu cơ<br /> sở lý luận về lồng ghép dịch vụ HST đất ngập nước vào công tác<br /> quản lý và bảo tồn ĐNN.<br /> - Phạm vi về lãnh thổ: Nghiên cứu thử nghiệm được áp dụng<br /> cho RNM tỉnh Cà Mau, đặc trưng cho hệ sinh thái ĐNN ven biển với<br /> tính ĐDSH cao.<br /> - Phạm vi về thời gian: Mặc dù nghiên cứu được triển khai<br /> trong năm 2011-2014, nhưng luận án có sử dụng hệ thống tư liệu<br /> 2<br /> <br /> nghiên cứu, tham khảo được ấn bản trong nhiều năm, trong đó các<br /> báo cáo thứ cấp tại khu vực nghiên cứu có thời gian từ 2005-2011.<br /> 4. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN<br /> Ý nghĩa lý luận của luận án:<br /> Luận án sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụ<br /> hệ sinh thái của đất ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất<br /> ngập nước ở Việt Nam.<br /> Ý nghĩa thực tiễn của luận án<br /> Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ hỗ trợ cơ quan hoạch định<br /> chính sách ở trung ương và địa phương lồng ghép dịch vụ hệ sinh<br /> thái vào các công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước, góp phần<br /> quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái<br /> của đất ngập nước.<br /> CHƯƠNG I: TỔNG QUAN<br /> 1.1. Dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước<br /> 1.1.1. Dịch vụ hệ sinh thái: Định nghĩa và các loại hình<br /> Năm 1977, Westman xuất bản tạp chí khoa học xem xét mối<br /> liên quan giữa các hệ thống sinh thái và sinh kế với tiêu đề “Các dịch<br /> vụ thiên nhiên giá bao nhiêu?”. Westman [1977] và Ehrlich [1981],<br /> sau đó đưa ra khái niệm “các dịch vụ hệ sinh thái” và các nhà sinh<br /> thái học trong những thập kỷ tiếp theo tiếp tục mở rộng khái niệm<br /> của các hệ sinh thái như là các hệ thống hỗ trợ cuộc sống, nguồn<br /> cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái và các lợi ích kinh tế [Ehrlich and<br /> Mooney, 1983; De Groot, 1987, 1992; Odum, 1989; Folke et al.,<br /> 1991]. Đồng thời các nhà kinh tế cũng bắt đầu viết về các chức năng<br /> và dịch vụ của hệ sinh thái giai đoạn này [Hueting, 1980; Pearce,<br /> 1989]. Tuy nhiên, chỉ đến cuối những năm 1990, khái niệm này bắt<br /> đầu thu hút sự chú ý rộng rãi với các xuất bản của Costanza và cs.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2