intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng Duyên hải Bắc Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

45
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng Duyên hải Bắc Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt và canh tác nông nghiệp của người dân gắn với quá trình biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn, phát huy được các giá trị văn hóa kiến trúc nhà ở nông thôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng Duyên hải Bắc Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LÊ HỒNG DÂN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 9.58.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THI Phản biện 1: ......................................................... ......................................................... Phản biện 2: ......................................................... ......................................................... Phản biện 3: ......................................................... ......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp Trường tại Trường Đại học Xây dựng. Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Trường Đại học Xây dựng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vùng DHBB bao gồm 05 tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 12.005 km2, dân số khoảng 8,3- 8,65 triệu người. Vùng DHBB sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn của BĐKH, NBD. Theo kịch bản BĐKH quốc gia, nếu NBD khoảng 100cm vào cuối thế kỷ 21, thì sẽ có khoảng 16,8% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập. Chỉ tính riêng vùng DHBB có tới gần 33,45% diện tích bị ngập, trong đó bốn tỉnh thuộc phạm vi nghiên cứu có nguy cơ bị ngập cao nhất bởi NBD với gần 40,6% diện tích. Như vậy, trong thời gian tới sẽ có hàng triệu dân cư không còn đất đai sinh sống và canh tác nông nghiệp, gây khó khăn cho đời sống của người dân. Mặt khác BĐKH, NBD sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc không gian làng truyền thống; ảnh hưởng đến không gian kiến trúc khuôn viên ngôi nhà và các chức năng không gian nhà ở; sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân. Từ đó việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu” nhằm tổ chức lại cấu trúc không gian làng, cấu trúc khuôn viên và không gian ngôi nhà ở phù hợp với môi trường cư trú, với quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng DHBB là cần thiết và cấp bách. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt và canh tác nông nghiệp của người dân gắn với quá trình BĐKH, NBD nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn, phát huy được các giá trị văn hóa kiến trúc NONT vùng DHBB. - Mục tiêu nghiên cứu Gồm 03 mục tiêu: 1/ Xây dựng hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 2/ Đề xuất bổ sung bộ tiêu chí quốc gia XD NTM thích ứng với BĐKH, NBD vùng DHBB; 3/ Đề xuất các nhóm giải pháp TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng BĐKH, NBD. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Không gian KTNONT các làng ven biển DHBB. - Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: Tại 04 tỉnh, thành Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình vùng DHBB (do tỉnh Quảng Ninh ít chịu ảnh hưởng về BĐKH, nước biển dâng nên không lựa chọn để nghiên cứu). Thời gian nghiên cứu đến
  4. 2 năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Giới hạn nghiên cứu: Đối với vấn đề BĐKH - BĐKH là một vấn đề lớn, có tính bao quát rộng, BĐKH làm tăng nhiệt độ, hạn hán, tăng lượng mưa, băng tan; gió, bão, ATNĐ; làm thay đổi dòng hải lưu đại dương, triều cường, sạt lở đất, lũ lụt, ngập úng, NBD,… Do điều kiện phạm vi một luận án, NCS chỉ tập trung nghiên cứu về lũ lụt, ngập úng, triều cường, NBD là những vấn đề lớn, nghiêm trọng nhất của BĐKH và trong luận án gọi chung nhóm này là BĐKH, NBD. Đối với khu vực nghiên cứu, giới hạn tại các làng ven biển 02 khu vực điển hình vùng DHBB là khu vực đất cửa sông và khu vực đất bãi bồi ven biển. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp thu thập tài liệu; khảo sát, điền dã thực tế; 2/ Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá; 3/ Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia; 4/ Phương pháp so sánh, đối chiếu; 5/ Phương pháp dự báo. 5. Nội dung nghiên cứu 1/ Nghiên cứu tình hình về KGKTNONT ven biển trên thế giới, khu vực ven biển trong nước và vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD cũng như tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 2/ Phân tích các cơ sở khoa học tổ chức KGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD. 3/ Đề xuất các giải pháp tổ chức KGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD nhằm nâng cao chất lượng sống của nông thôn vùng DHBB hiện tại và trong tương lai. 6. Giá trị khoa học và thực tiễn của luận án - Giá trị về khoa học: Bổ sung vào hệ thống lý luận TCKGKTNONT thích ứng với BĐKH, NBD khu vực nông thôn ven biển; là tài liệu học tập, nghiên cứu cho SV, HV, NCS ngành kiến trúc, quy hoạch các trường đại học chuyên ngành. - Giá trị thực tiễn: Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quy hoạch, kiến trúc xây dựng mô hình NONT vùng DHBB, cũng như các vùng ven biển phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế nông nghiệp và thích ứng với BĐKH, NBD. 7. Những đóng góp mới của luận án 1/ Bổ sung vào hệ thống lý luận chuyên ngành về TCKHKTNONT vùng ven biển thích ứng với BĐKH trong đó đề xuất 04 quan điểm mới và 06 nguyên tắc TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 2/ Xây dựng hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT và bổ sung Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD;
  5. 3 3/ Đề xuất 04 nhóm giải pháp TCKGKTNONT cho vùng DHBB thích ứng BĐKH, NBD. 8. Cấu trúc luận án Luận án gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị. Trong đó, phần nội dung luận án bao gồm 3 chương. 9. Các khái niệm và giải thích thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu Các khái niệm và thuật ngữ đã giải thích trong luận án gồm: Không gian làng; Không gian ở; Khuôn viên nhà ở; NONT; KGKTNONT; TCKGKTNONT; ĐDCNT; BĐKH; Kịch bản khí hậu; Kịch bản BĐKH; NBD; Thích ứng; Thích ứng BĐKH; Vùng sinh thái tự nhiên ven biển DHBB; Vùng duyên hải; Cồn; Khu vực đất cửa sông; Khu vực đất bãi bồi ven biển. CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 1.1. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1.1. Tình hình chung Hiện nay đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt trái đất, thời gian tới do BĐKH, nhiệt độ tăng làm nước giãn nở, băng tan dẫn đến diện tích đại dương sẽ tiếp tục tăng lên và diện tích các lục địa và các đảo sẽ giảm đi. Để chung sống với các vùng ngập nước, lũ lụt, nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng các làng nổi, nhà nổi, nhà sàn trên cột, nhà thuyền để ăn ở, sinh hoạt và sản xuất cùng với hệ thống đê, đập chắn sóng giúp phòng chống lũ, lụt, NBD. 1.1.2. Nhận xét chung về tình hình tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải một số nước trên thế giới thích ứng với biến đổi khí hậu Các nước đã đưa ra các giải pháp cho vấn đề nhà ở và các mô hình làng nông thôn để có thể chịu được các ảnh hưởng như ngập lụt, gió bão. Các loại nhà, giải pháp quy hoạch kết hợp với công nghệ tiên tiến đã thích ứng với thiên nhiên một cách hiệu quả. 1.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM 1.2.1. Tình hình chung Việt Nam là quốc gia ven biển, thường xuyên ngập lũ, NBD nên có nhiều kinh nghiệm từ việc lựa chọn khu đất, cho đến tổ chức không gian chức năng của làng, xây
  6. 4 dựng hệ thống kênh mương, đê bao, rừng chắn sóng và nhất là tổ chức không gian ở, phương pháp xây dựng nhà ở thích ứng với BĐKH, NBD. 1.2.2. Nhận xét chung về tình hình tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải tại Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu - Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Có một số loại nhà ở mang tính chất thích ứng với kiểu nước nổi theo mùa khá hiệu quả. Nhà ở truyền thống nơi đây đã đúc rút các kinh nghiệm qua nhiều năm để thích ứng với nước ngập, lũ dâng. - Vùng duyên hải miền Trung: Nhà ở thường làm nền cao và có gác lửng rất kiên cố để chạy lũ lụt. 1.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ Khuôn viên ngôi nhà gồm cổng, lối đi, vườn cây, sau đó vào sân nhà rồi mới đến nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, trâu bò, vườn sau ao trước, hàng rào cây xanh, lũy tre bao bọc tạo nên mô hình hệ sinh thái khép kín vườn - ao - chuồng. 1.3.2. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng - Cấu trúc không gian làng khu vực đất cửa sông: Có 02 dạng, dạng điểm hoặc kết hợp giữa tuyến và điểm. Các làng dạng điểm thường có khu trung tâm làng gồm đình làng, nhà thờ, chùa, miếu, đền, chợ làng, các xóm dân cư bám xung quanh. Bên cạnh các đường làng đều có kênh mương đào. - Cấu trúc không gian làng khu vực đất bãi bồi ven biển: Có hình dạng kiểu tuyến và dạng điểm, các xóm dân cư nằm xung quanh khu trung tâm làng với các công trình như đình làng, nhà thờ, chùa, đền, miếu, chợ làng... - Khuôn viên ngôi nhà ở: Chủ yếu có 02 loại khuôn viên khu đất đó là loại khuôn viên có diện tích gần 03 sào Bắc bộ (1000m2) thường nằm ở khu vực đất cửa sông, đất bãi bồi ven đê biển; loại khuôn viên có diện tích gần 02 sào (600m2) nằm khu vực trung tâm, cách xa đê sông, đê biển, nơi có mật độ dân cư đông đúc. - Không gian ngôi nhà ở: Gồm nhà chính và nhà phụ, nhà chính dùng làm nơi ăn, ở, ngủ nghỉ và sinh hoạt gia đình; nhà phụ dùng làm nơi nấu ăn, ăn uống, làm nghề phụ; bên cạnh có không gian chăn nuôi, kho chứa thành phẩm nông, ngư nghiệp, không gian sản xuất kinh tế hộ gia đình.
  7. 5 - Hệ thống đường giao thông: Cấu trúc đường giao thông kiểu xương cá, chưa đáp ứng yêu cầu đi lại xe cơ giới và thông thương nông sản, các hoạt động PCCC cũng như cứu hộ, cứu nạn. - Nguồn nước cấp cho sinh hoạt: Nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất ở khu vực nông thôn vùng DHBB hiện nay đều đang gặp khó khăn đặc biệt là các làng, xã ven biển. - Hệ thống thoát nước mưa và nước thải: Hệ thống thoát nước mưa và nước thải hiện nay chủ yếu là mương đất và rãnh hở. - Thu gom rác thải, vệ sinh môi trường: Gặp khó khăn do giao thông cơ giới khó tiếp cận. Nhiều khu vực thải rác ra phía gần đồng ruộng, ao hồ. Các làng nuôi trồng thủy hải sản chưa có chỗ xử lý các phế phẩm nên gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. 1.3.3. Nhận xét, đánh giá chung Hệ thống cấu trúc quy hoạch, kiến trúc và hạ tầng của các làng ven biển hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, nhất là với yêu cầu dân sinh cũng như phát triển sản xuất và thích ứng với BĐKH, NBD trong giai đoạn tới. 1.4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra các định hướng cho quy hoạch, thiết kế, xây dựng mô hình cư trú thích ứng với BĐKH. Chủ yếu tập trung vào quy hoạch xây dựng các ĐDCNT, kiến trúc NONT theo hướng phát triển kinh tế ven biển. Như vậy chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về TCKGKTNONT ven biển thích ứng với BĐKH, NBD nhất là tại vùng DHBB. 1.5. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.5.1. Đánh giá tổng quát Chưa có đề tài nghiên cứu nào cụ thể vào TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD. 1.5.2. Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết 1/ Cần bổ sung, hoàn hiện hệ thống văn bản, chính sách, bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới về quy hoạch làng, xã và kiến trúc NONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 2/ Cần xây dựng hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 3/ Cần đề xuất các nhóm giải pháp TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 4/ Cần nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật xây dựng nhà ở (công nghệ xây dựng, vật liệu thân thiện, năng lượng tái tạo...) thích ứng với BĐKH, NBD.
  8. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 2.1.1. Các chính sách quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Một số chính sách cơ bản như: 1/ Nghị quyết 24/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; 2/ Chiến lược quốc gia về BĐKH; 3/ Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có một chương riêng về ứng phó với BĐKH; 4/ Luật Khí tượng thủy văn 2015 số 90/2015/QH13 có riêng một chương về Giám sát BĐKH; 5/ Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Việt Nam cũng đã và đang triển khai xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ở các cấp quốc gia, cấp bộ, ngành, địa phương cho giai đoạn tới. 2.1.2. Các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các bộ, ngành Hiện nay, các bộ, ngành đã và đang tổng kết, đánh giá kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn trước năm 2020 cũng như nghiên cứu, xây dựng dự thảo hoặc đã ban hành kế hoạch hành động, thỏa thuận ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030. 2.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực đồng bằng sông Hồng Kịch bản BĐKH và NBD cho khu vực đồng bằng sông Hồng trong đó có các tỉnh DHBB, được xây dựng trên cơ sở phân tích và tổng hợp từ Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam. Các kịch bản nồng độ khí nhà kính (Representative Concentration Pathways - RCP) với 4 kịch bản RCP (RCP2.6: Kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp, RCP4.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp, RCP6.0: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình cao, RCP8.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao). 2.1.4. Các chính sách quốc gia về xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn 2.1.4.1. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nông thôn 1/ Nghị quyết 26/NQ-TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW khóa X ngày 05/08/2008 về NN, ND, NT; 2/ Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/08/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về NN, ND, NT; Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về NN, ND, NT.
  9. 7 2.1.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng nông thôn 1/ TCVN 4454: 2012 về Quy hoạch xây dựng nông thôn - tiêu chuẩn thiết kế; 2/ QCVN 01:2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, QCVN 02:2009/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng; 3/ Chính phủ đã ban hành bộ 19 tiêu chí phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới. 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.2.1. Lý thuyết về biến đổi khí hậu - Khái quát chung về biến đổi khí hậu: BĐKH là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. BĐKH hiện nay biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu, mực NBD và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan. - Đặc điểm của biến đổi khí hậu: Sự nóng lên của khí quyển và bề mặt trái đất; sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất; sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. 2.2.2. Lý thuyết về quy hoạch và kiến trúc nhà ở nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn gồm 3 vòng: Vòng trung tâm là không gian nhà ở, vòng thứ hai là không gian khuôn viên và vòng ngoài cùng là không gian làng. Cả 3 vòng không gian đều phải đáp ứng điều kiện thích ứng với BĐKH, NBD. Giải pháp nhà ở thích ứng với NBD là: 1/ Giải pháp bảo vệ gồm giải pháp bảo vệ “cứng” kiểm soát lũ, lụt, NBD; 2/ Giải pháp di dời là giải pháp di chuyển nhà ở sâu vào trong lục địa, né tránh tác động của BĐKH, NBD; 3/ Giải pháp thích nghi là giải pháp sống chung với BĐKH, NBD. 2.2.3. Lý thuyết phát triển bền vững nhà ở nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng dựa vào hệ sinh thái tự nhiên, thích ứng dựa vào các biện pháp trực tiếp, thích ứng dựa vào cộng đồng dân cư. 2.2.4. Phân loại làng và nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng Phân loại làng: 1/ Theo vùng sinh thái tự nhiên gồm có làng khu vực đất cửa sông và làng khu vực đất bãi bồi ven biển; 2/ Theo cấu trúc hình thái gồm làng dạng điểm và làng dạng tuyến; 3/ Theo chức năng sản xuất nông nghiệp gồm làng nông nghiệp; làng nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản; làng nghề. Phân loại nhà ở: 1/ Theo hình thái TMB gồm nhà chữ “Nhất”, chữ “Nhị”, “chữ “Môn”; 2/ Theo chức năng gồm nhà ở, nhà bếp, vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, kho; 3/
  10. 8 Theo tiến trình phát triển gồm nhà ở truyền thống, nhà ở nông thôn mới; 4/ Theo vị trí xây dựng có nhà ở trong làng, nhà ở tại khu dãn dân, ĐDCNTM; 5/ Theo độ bền vững có nhà ở kiên cố, bán kiên cố và nhà tạm; 6/ Theo công nghệ, vật liệu gồm nhà ở BTCT, nhà gạch, gỗ, tre, nứa, lá. 2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 2.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tới vùng duyên hải Bắc bộ 1/ Tác động tới tài nguyên nước và đất, sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy, vùng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, tài nguyên đất bị nhiễm mặn; 2/ Tác động tới hệ sinh thái sẽ làm ngập mặn dẫn đến các hệ sinh thái chịu ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng; 3/ Tác động tới nền kinh tế - xã hội, tác động đến trồng trọt; nuôi trồng thủy sản; hệ thống giao thông; hệ thống thủy lợi; quy hoạch và kiến trúc. 2.3.2. Điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu vùng duyên hải Bắc bộ Vùng DHBB được hình thành do phù sa bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đặc điểm địa chất, thủy văn được hình thành từ các thềm phù sa cổ đến các bãi bồi có cao trình khoảng 1-2 m ra đến các bãi triều. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1800-2200mm. Giờ nắng từ 1.400-3.000giờ/năm. Nhiệt độ trung bình: 20- 260C. Độ ẩm trung bình: 80-90%. 2.3.2.4. Đặc điểm địa hình vùng duyên hải Bắc bộ - Khu vực đất cửa sông: Địa hình cửa sông châu thổ (cửa lồi) gồm các doi cát, cồn cát cửa sông được bồi đắp kéo dài song song với đường bờ biển thường có độ cao từ 1-2m so với mặt nước biển, độ cao trung bình khu vực đất cửa sông châu thổ (cửa lồi) khoảng 0,75m so với mặt nước biển (hình 2.1). - Khu vực đất bãi bồi ven biển: Có độ cao khoảng 1-2m so với mực nước biển. nhiều khu vực đất canh tác vẫn có độ cao thấp hơn so với mặt nước biển (hình 2.2). Hình 2.5. Mặt cắt ngang địa hình khu vực đất cửa sông Hình 2.6. Mặt cắt ngang địa hình khu vực ven biển
  11. 9 2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ Quá trình BĐKH, NBD sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng DHBB theo hướng thích ứng, chuyển canh tác nông nghiệp trồng trọt kết hợp với đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thành chuyên nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thủy hải sản. Từ đó, KGKTNONT vùng DHBB cũng phải biến đổi theo để đáp ứng điều kiện sản xuất kinh tế nông nghiệp. 2.3.4. Tác động của văn hóa, xã hội Văn hóa làng vùng DHBB nói riêng, vùng đồng bằng sông Hồng nói chung là một hệ thống các quan niệm, chuẩn mực, hành vi được hình thành trong quá trình tổ chức cuộc sống, chinh phục, chế ngự thiên nhiên và chống ngoại bang của người dân. Văn hóa được hình thành từ lao động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, nghề thủ công, buôn bán và được hình thành trên văn hóa cộng đồng làng xã, dòng tộc, gia đình, văn hóa phường, hội. 2.3.5. Nhu cầu về xây dựng nhà ở Các nhu cầu tiện nghi trong công năng ngôi nhà mới (khu vệ sinh, phòng ngủ, bếp nấu khí ga hay điện, kho đồ đạc, nông sản,...) cũng phải được đáp ứng, chính vì vậy mà nhu cầu thiết kế hợp lý ngôi nhà, khuôn viên xung quanh nó cũng là đòi hỏi của người dân. 2.3.6. Giá trị về tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống vùng duyên hải Bắc bộ như một đơn vị cân bằng sinh thái thích ứng với tự nhiên Khuôn viên và NONT truyền thống có thể coi như một đơn vị cân bằng sinh thái, được xem như là một chu trình khép kín. Đó là đào ao lấy đất đắp nền nhà, nạo vét bùn ao làm nền vườn để trồng cây, ao phục vụ nhằm mục đích dung hòa hệ sinh thái, chứa nước mưa và nuôi cá, thả bèo nuôi lợn, lấy nước tưới vườn. 2.3.7. Các yếu tố công nghệ kỹ thuật xây dựng, vật liệu trong xây dựng nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu Nhà ở nông thôn thích ứng với BĐKH, NBD cần sử dụng công nghệ kỹ thuật xây dựng phù hợp với trình độ lao động và thu nhập của người dân. Vật liệu xây dựng NONT thích ứng với BĐKH, NBD phải đảm bảo sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, các vật liệu có khả năng chống gió bão, chịu được độ mặn, ăn mòn, thích ứng với NBD. 2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.4.1. Bài học kinh nghiệm trên thế giới 1/ Bài học tổ chức không gian làng: Dựa vào hệ sinh thái đã có kết hợp các giải pháp quy hoạch không gian gắn với công nghệ tiên tiến để chế ngự và thích ứng chung sống với thiên nhiên; 2/ Bài học tổ chức khuôn viên: Đáp ứng yêu cầu ăn ở, sinh hoạt và phát triển kinh tế thích ứng theo từng giai đoạn BĐKH, NBD; 3/ Bài học tổ chức ngôi nhà ở: Không gian ở phù hợp với các yêu cầu nhà ngập nước; 4/ Bài học về giải
  12. 10 pháp thi công, kết cấu, vật liệu xây dựng: Giải pháp thi công hiện đại bằng các công nghệ tiên tiến như nhà tiền chế, cấu tạo từ những tấm ghép được làm sẵn từ nhà máy, lắp đặt xây dựng nhanh, tiết kiệm chi phí; 5/ Bài học tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng: Sử dụng điện gió, điện mặt trời; sử dụng các công nghệ năng lượng mặt trời để biến nước mặn thành nước ngọt; sử dụng nước mưa hiệu quả; tái chế hiệu quả rác thải, phân loại các loại rác thải ngay từ đầu nguồn thải. 2.4.2. Bài học kinh nghiệm từ các vùng ven biển Việt Nam Nhà ở thích ứng với kiểu nước nổi, nhà ven sông đặt trên các cọc gỗ, vật liệu tự nhiên như dừa nước, gỗ khai thác từ rừng đước ngập nước. Mái nhà được lợp rơm rạ dày, nhà ở làm nền cao và có gác lửng để sử dụng khi ngập lụt. Kinh nghiệm quai đê lấn biển, trồng cây chắn sóng, đào kênh mương tiêu nước, đào ao hồ điều hòa nước mặt và khi ngập lũ, NBD. CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1.1. Quan điểm Luận án đề xuất 04 quan điểm như sau: 1/ Cần gắn liền với phân vùng sinh thái tự nhiên, gắn liền với các mô hình sản xuất kinh tế ven biển nhằm khai thác tối đa giá trị cảnh quan tự nhiên và sẵn sàng thích ứng khi BĐKH, NBD xảy ra; 2/ Cần dùng chính điều kiện tự nhiên đã có để thích ứng với tự nhiên, cụ thể có những khu vực cần phải chung sống với ngập nước khi NBD, chỉ dùng đê “mềm”; một số khu vực có thể dùng đê bao “cứng” để ngăn NBD; 3/ Lựa chọn tối ưu các giải pháp công nghệ xây dựng, vật liệu thân thiện và các giải pháp tiết kiệm, tái tạo năng lượng trong xây dựng nhà ở; 5/ Cần phải dựa vào cộng đồng dân cư trên cơ sở tạo lập sinh kế và nâng cao tính chủ động, tích cực thích ứng với BĐKH, NBD của người dân. 3.1.2. Nguyên tắc Luận án đề xuất 06 nguyên tắc như sau: 1/ Khai thác tối đa các giá trị cảnh quan tự nhiên để lựa chọn địa điểm xây dựng phát triển không gian cư trú dân cư ven biển; 2/ Sử dụng các loại hình đê “mềm” ngăn nước biển xâm thực, gió bão, triều cường như trồng rừng phòng hộ, rừng nước mặn, cây chắn sóng,... Sử dụng hệ thống hồ điều hòa nước mặt. 3/ Giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong xây dựng môi trường cư trú; 4/ Đảm bảo gắn kết giữa KGKTNO và các không gian sản xuất kinh tế nông
  13. 11 nghiệp trên cơ sở phù hợp với hệ sinh thái môi trường tự nhiên ngập nước; 5/ Đảm bảo giải pháp công nghệ xây dựng phù hợp và khai thác sử dụng vật liệu xây dựng tại địa phương, thân thiện với môi trường và có khả năng thích ứng với BĐKH; 6/ Đảm bảo cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lựa chọn giải pháp quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật; giải pháp quản lý, phát triển KGKTNONT. 3.2. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 3.2.1. Lựa chọn nhóm tiêu chí Lựa chọn 04 nhóm tiêu chí: 1/ Nhóm tiêu chí quy hoạch không gian làng; 2/ Nhóm tiêu chí không gian kiến trúc nhà ở; 3/ Nhóm tiêu chí kỹ thuật xây dựng và vật liệu; 4/ Nhóm tiêu chí hạ tầng kỹ thuật. 3.2.2. Đề xuất hệ thống tiêu chí tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng Hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD, gồm 04 nhóm tiêu chí và 23 tiêu chí thành phần (bảng 3.1). Bảng 3.2. Hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD Nhóm TT Tiêu chí Mục tiêu cần đạt được tiêu chí - Phù hợp với địa hình, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, an toàn vệ sinh môi trường và an ninh quốc phòng. 1. Lựa chọn vị - Phù hợp với loại hình sản xuất nông nghiệp và trí, địa điểm điều kiện dịch vụ công cộng. xây dựng - Cần bố trí tại các khu đất cao bên cạnh các ĐDCNT mới làng hiện hữu, đảm bảo kết nối hạ tầng và sử dụng tối đa các không gian công cộng đã có. Nhóm tiêu - Phù hợp với định hướng quy hoạch chung. chí quy 2. Không gian - Đảm bảo 100% làng có nhà sinh hoạt cộng đồng. I hoạch sinh hoạt - Bảo đảm không gian sinh hoạt văn hóa thể thao. không gian cộng đồng kết - Nhà sinh hoạt cộng đồng phải đảm bảo đủ khả làng hợp cứu hộ, năng chống gió bão, ngập lụt, ... nhằm sử dụng cứu nạn làm nơi cứu hộ, cứu nạn khi có thảm họa xảy ra. - Đạt chuẩn mới của Bộ Xây dựng ban hành: Không có nhà tạm, nhà dột nát, có khả năng sử dụng trên 50 năm để thích ứng với BĐKH, NBD. 3. Khu dân - Đảm bảo 100% nhà kiên cố chịu được gió, bão cư trên cấp 12 và nước biển dâng cao 1m. - Mật độ xây dựng trong khu dân cư không vượt quá 35% để xanh hóa môi trường.
  14. 12 - Trồng thêm cây xanh trong các hộ gia đình: Cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây chắn gió bão. - Duy trì hệ thống cây xanh để cải thiện vi khí 4. Không hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan cho gian cây khuôn viên làng. Trồng thêm hệ thống cây xanh xanh, mặt ven biển để chắn gió bão và chống xói lở đất. nước. - Đảm bảo 100% các hộ gia đình có ao hồ chứa nước ngọt (bao gồm nước mưa và nước thải đã qua xử lý) nhằm duy trì và dung hòa hệ sinh thái. - Đảm bảo giao thông thuận lợi, giao thông kết nối ngoại làng, nội làng, nội đồng và các hộ gia đình. - Các tuyến đường xây dựng mới có cao độ trên 1,03m không bị ngập lụt, hay chiều cường. 5. Không - Đáp ứng được xe cơ giới tiếp cận 100% để gian giao phục vụ sản xuất, thông thương sản phẩm nông thông. nghiệp và phục vụ dân sinh. Đảm bảo bền vững, đi lại an toàn. - Định hướng phát triển hệ thống giao thông đường thủy đáp ứng điều kiện nước biển dâng. - Quy hoạch đất trồng trọt, đất canh tác muối, đất nuôi trồng thủy sản đáp ứng yêu cầu cơ giới 6. Không và tự động hóa tiếp cận. gian sản - Tích hợp không gian sản xuất năng lượng sạch xuất. (điện gió, điện năng lượng mặt trời,...) phục vụ sản xuất, sinh hoạt. - Đáp ứng quỹ đất xây dựng công trình và bãi tập kết các sản phẩm nông nghiệp cho mỗi làng hoặc cụm làng. - Phải thu gom đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh 7. Không môi trường không ảnh hưởng khu ở của dân cư. gian tập kết - 100% cơ giới tiếp cận, quy trình một chiều, và thông đảm bảo các sản phẩm an toàn vệ sinh thông thương sản thương nhanh gọn, đạt chất lượng thương phẩm. phẩm nông - Quỹ đất quy hoạch không gian tập kết và thông nghiệp thương sản phẩm nông nghiệp nên ở đầu làng hay nơi có tập trung các đầu mối giao thông. - Tích hợp không gian sản xuất năng lượng sạch (điện gió, điện năng lượng mặt trời, ...) phục vụ sản xuất, sinh hoạt. 8. Không - Duy trì và bảo tồn các công trình văn hóa tín gian sinh ngưỡng, tôn giáo của thôn làng có sẵn. hoạt tín - Quy hoạch không gian và hình thức cho các khu ngưỡng, tôn nghĩa trang, nghĩa địa theo phong tục tập quán, giáo, tâm nhưng đảm bảo theo xu thế hiện đại, vệ sinh môi linh trường và tiết kiệm quỹ đất.
  15. 13 - Nền khuôn viên vườn có cao trình cao tối thiểu 0,35m, khu vực xây dựng nhà ở tối thiểu 1,03m 9. Cao độ san để thích ứng NBD, có hướng thoát nước phù nền, thoát hợp tổng thể chung. nước - Hệ thống rãnh thoát nước được kết nối với hệ thống kênh mương đảm bảo tiêu nước hiệu quả, chống úng ngập. - Không xây dựng nhà ống trong khuôn viên đất có vườn, nên xây nhà thông thoáng tiếp cận với 10. Mật độ thiên nhiên. xây dựng - Mật độ xây dựng nhà ở trong khuôn viên phải phù hợp nhằm đảm bảo xanh hóa môi trường sống. - Duy trì cây xanh hiện có, trồng thêm cây xanh 11. Không trong khuôn viên: Cây ăn quả, cây lấy gỗ đặc gian cây biệt là các cây chắn gió bão và loại cây thích xanh, mặt ứng với nước ngập mặn. nước - Trong khuôn viên đảm bảo duy trì và đào mới các ao, hồ để tích nước ngọt tưới tiêu và tạo cảnh quan. 12. Không - Đảm bảo không gian nghề phụ, nghề thủ công. gian sản xuất - Đảm bảo không gian cho kho chứa nông cụ, Nhóm tiêu hộ gia đình chứa sản phẩm nông nghiệp. chí không - Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu: Nghỉ ngơi, sinh II gian kiến hoạt, sản xuất, học tập, giải trí, tín ngưỡng, ... trúc nhà ở - Bếp nấu hiện đại kết hợp với bếp truyền thống. - Tiến tới 100% bếp hiện đại có tích hợp đầy đủ 13. Công các tiện ích và loại bỏ bếp đun nấu rơm rạ năng sử dụng truyền thống để giảm khí CO2, cải thiện môi trường ở trong sạch hơn. - Tích hợp khu vệ sinh vào trong nhà ở để đảm bảo tiện dụng và vệ sinh môi trường. - Đảm bảo các ngôi nhà chính quay hướng nam, 14. Hướng đông nam để chống bức xạ mặt trời và tránh gió nhà và cao bão hướng biển Đông. độ nền nhà - Đảm bảo về cao độ nền nhà trên 1,03 m để thích ứng nước biển dâng. - Đảm bảo các không gian sinh hoạt chính của ngôi 15. Thông nhà (phòng ngủ và sinh hoạt chung, không gian sản gió, chiếu xuất,...) phải được thông gió và chiếu sáng tự nhiên. sáng và sử - Sử dụng các trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, dụng thiết bị các thiết bị dùng năng lượng tái tạo như năng công nghệ lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,... Yêu tiên các sản phẩm sản xuất trong nước. 16. Hình - Có tính thống nhất hình thức kiến trúc đậm đà thức, chiều bản sắc dân tộc các công trình trong khuôn viên
  16. 14 cao nhà nhà ở, áp dụng các thiết kế sinh thái, đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu và vật liệu xây dựng địa phương, thân thiện với môi trường. - Sử dụng các giải pháp cách nhiệt, che nắng, xanh hóa công trình để tiết kiệm cho năng lượng nhân tạo. - Chiều cao không quá ba tầng, khuyến khích xây dựng hai tầng để đảm bảo chống gió bão hiệu quả. 17. Kỹ thuật, Đưa công nghệ xây dựng thích hợp (kết hợp Nhóm tiêu công nghệ hiện đại và truyền thống) vào xây dựng và bảo chí kỹ thuật xây dựng trì ngôi nhà ở nông thôn. III xây dựng, - Sử dụng vật liệu sẵn có của địa phương. vật liệu xây 18. Vật liệu - Sử dụng vật liệu thân thiện để đảm bảo môi dựng xây dựng trường bền vững. - Đáp ứng được xe cơ giới tiếp cận 100% để 19. Giao phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh. thông - Khai thác tối đa vật liệu địa phương, vật liệu tái tạo trong xây dựng giao thông. Đảm bảo 100% các hộ gia đình trong làng, xã có đủ 20. Cấp nước nước cấp cho sinh hoạt, chất lượng nước cấp cho ăn sinh hoạt uống và sinh hoạt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 21. Hệ thống - Hệ thống kênh rạch đảm bảo tưới, tiêu, thoát kênh, rạch nước mặt khi mưa lũ và đáp ứng giao thông thủy - Nước thải sinh hoạt các hộ gia đình đảm bảo Nhóm tiêu 100% được xử lý sơ bộ trước khi thải ra hệ thống chí hạ tầng 22. Xử lý xử lý chung, hướng tới việc xử lý tại nguồn đạt IV kỹ thuật nước thải tiêu chuẩn Việt Nam trước khi thải ra môi trường. sinh hoạt - Áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đã được kiểm nghiệm, thực hiện các hướng dẫn quản lý sử dụng nước để giảm lượng nước thải phải xử lý. - Đảm bảo 100% phân loại và thu gom chất thải rắn trong các hộ gia đình. 23. Xử lý - Giảm thiểu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại chất thải rắn nguồn. - Xử lý 100% chất thải rắn an toàn hợp vệ sinh và đúng kỹ thuật. 3.3. BỔ SUNG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN LÀNG VÀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 3.3.1. Xác định các yêu cầu cần bổ sung Đề xuất một số nội dung nhằm bổ sung hoàn thiện đối với các nhóm tiêu chí có liên quan tới vấn đề quy hoạch, kiến trúc NONT thích ứng với BĐKH, NBD trong tương lai (bảng 3.3, 3.4, 3.5).
  17. 15 3.3.2. Các nội dung bổ sung Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới về không gian làng và kiến trúc nhà ở nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 3.3.2.1. Nhóm I: Quy hoạch (Bảng 3.3. Bổ sung về Quy hoạch) Tên tiêu Nội dung tiêu chí Đề xuất bổ sung nội dung tiêu chí cho STT chí của CP ban hành vùng DHBB 1.3. Quy hoạch 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới phát triển các khu và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo dân cư mới và hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn Quy hoạch chỉnh trang các hóa tốt đẹp và thích ứng với BĐKH, NBD và thực khu dân cư hiện 1.4. Lựa chọn vị trí, địa điểm xây dựng 1 hiện quy có theo hướng ĐDCNT mới, tái định cư, khu đất dãn dân hoạch văn minh, bảo tồn đảm bảo: Địa hình khu đất cao, tránh ngập được bản sắc văn nước; có khả năng kết nối hệ thống hạ tầng kỹ hóa tốt đẹp. thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực; đáp ứng với loại hình sản xuất nông nghiệp khi NBD. 3.3.2.2. Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (Bảng 3.4. Bổ sung về Hạ tầng Kinh tế - Xã hội) Nội dung tiêu chí Đề xuất bổ sung nội dung tiêu chí cho vùng STT Tên tiêu chí của CP ban hành DHBB 2.5. Tỷ lệ hệ thống giao thông đường bộ và 2 Giao thông đường thủy đạt 100% về khả năng kết nối 5.1. Tỷ lệ trường học các cấp: mầm 5.1. Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu non, mẫu giáo, giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt 5 Trường học tiểu học, THCS có chuẩn quốc gia và có khả năng đáp ứng cứu cơ sở vật chất đạt hộ, cứu nạn khi xảy ra gió bão và ngập lụt. chuẩn QG. 6.3. Tỷ lệ thôn có 6.3. Tỷ lệ 100% thôn có nhà văn hóa và khu nhà văn hóa và Cơ sở vật thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL 6 khu thể thao thôn chất văn hóa và có khả năng kết hợp đáp ứng cứu hộ, cứu đạt quy định của nạn khi xảy ra gió bão và ngập lụt. Bộ VH-TT-DL. 9.2. Tỷ lệ hộ có 9.2. Tỷ lệ 90% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Nhà ở dân 9 nhà ở đạt tiêu Xây dựng và có khả năng bền vững, có không cư chuẩn Bộ XD. gian cứu hộ gia đình. 3.3.2.3. Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (Bảng 3.5. Bổ sung về Văn hóa - Xã hội - Môi trường) Nội dung tiêu chí Đề xuất bổ sung nội dung tiêu chí cho vùng STT Tên tiêu chí của CP ban hành DHBB 17.6. Các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm nguồn 17 Môi trường nước sạch và nguồn nước tái tạo, khai thác hiệu quả năng lượng tự nhiên.
  18. 16 3.4. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 3.4.1. Nhóm giải pháp tổ chức cấu trúc không gian làng ven biển vùng duyên hải Bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 3.4.1.1. Tổ chức cấu trúc không gian điểm dân cư nông thôn mới thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng - Lựa chọn vị trí xây dựng: Căn cứ vào các tiêu chí và vùng sinh thái tự nhiên địa điểm xây dựng gồm đất bãi ven sông bên cạnh các làng khu vực đất cửa sông và khu đất bãi bồi cao bên cạnh các làng tại khu vực đất bãi bồi ven biển. - Xác định quy mô diện tích đất xây dựng: Theo TCVN 4454: 2012, diện tích đất cho một ĐDCNT: Đất ở (40-50m2/người), đất dịch vụ công cộng (10-12m2/người), đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật (10-12m2/người), đất cây xanh công cộng (6- 9m2/người). Tuy nhiên, để đáp ứng với các điều kiện của BĐKH, NBD, luận án đề xuất bổ sung thêm quy mô diện tích đất xây dựng điểm dân cư nông thôn đối với đất xây dựng kênh, mương là 10-12m2/người và đất xây dựng hồ điều hòa là 12-15 m2/người so với TCVN 4454: 2012. - Tổ chức không gian: Khi tổ chức không gian ĐDCNT mới cần tận dụng tối đa các chức năng hiện có của làng hiện hữu như các công trình công cộng, công trình tín ngưỡng, tôn giáo; bổ sung các chức năng mới như sân tập thể thao, công viên, cây xanh, vui chơi giải trí; thư viện, internet; nhà trẻ, mẫu giáo; dịch vụ thương mại,... 3.4.1.2. Cải tạo, chỉnh trang cấu trúc không gian làng thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng * Tại các khu vực đất cửa sông - Nguyên tắc cải tạo, chỉnh trang cấu trúc không gian làng như sau: 1/ Cần giữ gìn bảo tồn các không gian tôn giáo, không gian tâm linh, tín ngưỡng, không gian văn hóa; các công trình công cộng, nhà ở có giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống; 2/ Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng NBD, ngập mặn; 3/ Bổ sung hệ thống giao thông đi lại, kết nối giữa đường bộ và đường thủy; 4/ Bổ sung hệ thống ao, hồ nhằm điều hòa nước mặt; tôn nền vượt lũ nâng độ cao nền các không gian cư trú, không gian nhà ở để tránh ngập nước tại các làng nằm trong đê sông; làm nhà trên cột để tránh ngập nước tại các làng nằm ở vùng ngập nước ngoài đê; 5/ Tổ chức hệ thống kênh mương nhằm tiêu thoát nước ngập mặn và sử dụng làm giao thông đi lại khi NBD. Tăng cường giảm thiểu tác động của gió bão, triều cường và ngập mặn khi NBD đối với khu vực đất cửa sông.
  19. 17 - Bổ sung không gian chức năng thích ứng: 1/ Không gian cứu hộ, cứu nạn cộng đồng; 2/ Hệ thống giao thông; 3/ Không gian cây xanh, mặt nước; 4/ Hệ thống kênh mương thoát nước; 5/ Không gian rừng phòng hộ, ngập mặn; 6/ Không gian phục vụ sản xuất; 7/ Hệ thống cấp nước, cấp điện, bảo vệ môi trường, cảnh báo thiên tai. - Giải pháp cải tạo, chỉnh trang không gian làng gồm 5 giải pháp: 1/ Tổ chức không gian cứu hộ, cứu nạn cộng đồng kết hợp với nhà văn hóa, trường mầm non; 2/ Tổ chức hệ thống ao hồ điều hòa, kênh mương thoát nước đảm bảo diện tích mặt nước ao, hồ từ 45%-50% diện tích đất ở của làng; trồng rừng phòng hộ có kích tước độ rộng bình quân 500m trở lên; hệ thống công trình giao thông; trồng các lũy tre ven bờ đê cửa sông với độ dày từ 30 m trở lên để đảm bảo ngăn triều cường, chống gió bão và NBD; 3/ Quy hoạch hướng nhà và tổ hợp công trình trong làng; 4/ Tổ chức không gian phục vụ sản xuất, thương mại, du lịch; 5/ Giải pháp tôn nền vượt lũ (nếu làng ở bên trong đê), làm nhà trên cột (hình 3.3a, 3.3b). Hình 3.3a. Giải pháp cải tạo không gian làng khu vực đất cửa sông (đối với cấu trúc làng dạng điểm) Hình 3.3b. Giải pháp cải tạo không gian làng khu vực đất cửa sông (đối với cấu trúc dạng tuyến) * Tại các khu vực đất bãi bồi ven biển - Nguyên tắc cải tạo, chỉnh trang cấu trúc không gian làng trên cơ sở giống như làng khu vực đất cửa sông, chỉ khác không cần làm nhà trên cột.
  20. 18 1/ Cần giữ gìn bảo tồn các không gian tâm linh, tín ngưỡng, không gian văn hóa; các công trình công cộng, nhà ở có giá trị di sản, giá trị văn hóa truyền thống; 2/ Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng thích ứng NBD, ngập mặn; 3/ Bổ sung hệ thống giao thông đi lại, kết nối giữa đường bộ và đường thủy; 4/ Bổ sung hệ thống ao, hồ nhằm điều hòa nước mặt; tôn nền vượt lũ, nâng độ cao nền các không gian cư trú, không gian nhà ở để tránh ngập nước; 5/ Tổ chức hệ thống kênh mương nhằm tiêu thoát nước ngập mặn và sử dụng làm giao thông đi lại khi NBD. - Bổ sung không gian chức năng thích ứng: 1/ Không gian cứu hộ, cứu nạn cộng đồng; 2/ Hệ thống giao thông đi lại; 3/ Không gian phục vụ sản xuất; 4/ Không gian cây xanh, mặt nước; 5/ Hệ thống cấp nước, cấp điện, bảo vệ môi trường, cảnh báo thiên tai. - Giải pháp cải tạo, chỉnh trang không gian làng gồm 06 giải pháp: 1/ Tổ chức không gian cứu hộ, cứu nạn cộng đồng kết hợp với nhà văn hóa, trường học mầm non; 2/ Tổ chức hệ thống giao thông; 3/ Tổ chức hệ thống ao, hồ điều hòa, hệ thống kênh mương thoát nước, đảm bảo diện tích mặt nước ao, hồ từ 30%-40% diện tích đất ở của làng; 4/ Tổ chức không gian phục vụ sản xuất; 5/ Giải pháp tôn nền vượt lũ dựa vào tuổi thọ các công trình kiến trúc, đường xá, cầu cống và NBD đến năm 2100 cao tối thiểu 103cm so với mực nước biển trung bình hiện nay; 6/ Tổ chức hệ thống cấp nước, cấp điện, bảo vệ môi trường, cảnh báo thiên tai (hình 3.5a, 3.5b). Hình 3.5a: Giải pháp cải tạo không gian khu vực đất bãi bồi ven biển (đối với cấu trúc dạng điểm) Hình 3.5b: Giải pháp cải tạo không gian làng khu vực đất bãi bồi ven biển (đối với cấu trúc dạng tuyến)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2