intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược và thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược và thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam" nghiên cứu sự tác động của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến việc vận dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược thông qua đó ảnh hưởng đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu sự tác động trực tiếp của các nhân tố đó đến thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược và thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ********* TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG KỸ THUẬT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hà Xuân Thạch 2. PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 1:..................................................................................... Phản biện 2:..................................................................................... Phản biện 3:..................................................................................... Luận án được trình bày trước hội đồng tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh vào lúc ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học Kinh tế TP.HCM
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của nghiên cứu Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những cơ hội và thách thức đối với các DN trên thế giới nói chung và các DN Việt Nam nói riêng. Để tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các DN phải biết vận dụng các công cụ quản trị hiện đại và có chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm mang lại lợi ích cho cả hai phía - DN và khách hàng. Trong môi trường như vậy, các kỹ thuật KTQTCL đã ra đời nhằm đáp ứng các thông tin cần thiết cho các nhà quản trị trong việc xây dựng, thực hiện, đánh giá và ra các quyết định chiến lược để đạt được các lợi thế cạnh tranh. Tại Việt Nam, các DN với những hạn chế về vốn, nguồn lực lao động … dẫn đến việc cạnh tranh càng khó khăn hơn. Nhằm giảm bớt các áp lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh và gia tăng các lợi thế, nhiều DN Việt Nam đã bắt đầu thay đổi cách quản lý và vận dụng KTQT nhiều hơn trong đó có các kỹ thuật của KTQTCL. Tuy nhiên, các kỹ thuật KTQTCL còn khá mới nên chưa được các DN Việt Nam quan tâm và áp dụng phổ biến. Để nâng cao hiểu biết về các kỹ thuật của KTQTCL và giúp đẩy nhanh tiến trình vận dụng chúng, rất cần tiếp tục có những nghiên cứu về KTQTCL, về các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ.
  4. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự tác động của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong DN đến việc vận dụng kỹ thuật KTQTCL thông qua đó ảnh hưởng đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu sự tác động trực tiếp của các nhân tố đó đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Từ mục tiêu tổng quát trên, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể như sau: a.i.1) Xác định các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong DN tác động trực tiếp đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. a.i.2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong DN tác động trực tiếp đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. a.i.3) Xác định mức độ tác động trực tiếp của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. a.i.4) Xác định mức độ tác động gián tiếp của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong DN đến thành quả hoạt động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN Việt Nam. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Từ bốn mục tiêu cụ thể nói trên, tác giả đặt ra bốn câu hỏi nghiên cứu: - Câu hỏi 1: Các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong DN nào tác động trực tiếp đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam?
  5. 5 - Câu hỏi 2: Mức độ tác động trực tiếp của các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong DN đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam như thế nào? - Câu hỏi 3: Mức độ tác động trực tiếp của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam như thế nào? - Câu hỏi 4: Mức độ tác động gián tiếp của các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong DN đến thành quả hoạt động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN Việt Nam như thế nào? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là kế toán hành vi, nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động tại các DN. Đối tượng khảo sát là các DN Việt Nam thông qua khảo sát những người làm công tác kế toán tài chính/KTQT, hoặc các nhà quản lý cấp cao, các nhà quản lý cấp trung tại các DN này.. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các DN phi tài chính, có quy mô vừa và lớn tại Việt Nam. Thời gian thực hiện: Nghiên cứu định tính được thực hiện từ 01/9/2020 đến 30/01/2021. Nghiên cứu định lượng gồm 02 giai đoạn: (i) khảo sát sơ bộ từ 22/02/2021 đến 20/4/2021; (ii) khảo sát chính thức từ 20/5/2021 đến 20/7/2021. 4. Phương pháp nghiên cứu
  6. 6 Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu ở trên, PPNC hỗn hợp được sử dụng trong luận án với nghiên cứu định tính trước, nghiên cứu định lượng sau. Kết quả nghiên cứu định tính sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu dự kiến để thực hiện nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai bước: (i) Nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo của các khái niệm nghiên cứu; (ii) Nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định chính thức thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra trong mô hình. 5. Một số đóng góp mới của luận án 5.1. Về mặt lý thuyết - Luận án bổ sung vào dòng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. - Luận án đã bổ sung thêm mô hình nghiên cứu với các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong DN tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam một cách trực tiếp và gián tiếp. - Luận án cũng đề xuất, điều chỉnh, bổ sung thang đo đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam và đặc điểm các DN tại Việt Nam. 5.2. Về mặt thực tiễn - Luận án góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các MQH và mức độ tác động của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam, cũng như mức độ đóng góp của từng nhân tố bên ngoài, bên trong cụ thể trong các tác động này. Trên
  7. 7 cơ sở đó để đề xuất các khuyến nghị đối với nhà quản trị để đẩy nhanh tiến trình vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng vận dụng kỹ thuật KTQTCL làm tăng thành quả hoạt động của DN. Với kết quả này, luận án góp phần nâng cao nhận thức của nhà quản trị về lợi ích của kỹ thuật KTQTCL. Từ đó, các nhà quản trị sẽ chủ động trong việc lập kế hoạch, thiết kế, triển khai áp dụng và cải tiến áp dụng các kỹ thuật KTQTCL nhằm nâng cao thành quả hoạt động ở cả phương diện tài chính và phi tài chính của DN. - Luận án có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho nhà nghiên cứu, giảng dạy về mảng đề tài các kỹ thuật KTQT, vận dụng kỹ thuật KTQTCL, và ảnh hưởng của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả của DN. 6. Kết cấu luận án Kết cấu luận án gồm 5 chương, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học đã công bố, tài liệu tham khảo và phụ lục: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước: Trình bày tổng quan các nghiên cứu nước ngoài và trong nước về các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động. Chương 2: Cở sở lý thuyết: Trình bày khái niệm, lý thuyết nền liên quan, nhận diện các nhân tố, xây dựng giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày khái quát về PPNC, thiết kế nghiên cứu định tính, và nghiên cứu định lượng. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Trình bày kết quả nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu định lượng, sau đó thảo luận kết quả nghiên cứu.
  8. 8 Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Kết luận và nêu những đóng góp, hạn chế của luận án, từ đó có những gợi ý chính sách đối với các nhà quản lý DN. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC. 1.1.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động 1.1.1. Công trình nghiên cứu về các nhân tố bên ngoài và bên trong DN tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL - Môi trường kinh doanh bên ngoài DN:khi xem xét tác động giữa các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài với vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động cho thấy, nhân tố được đề cập nhiều nhất trong các nghiên cứu là mức độ cạnh tranh và cảm nhận về tính không chắc chắn của môi trường (PEU) - Các nhân tố bên trong DN thường tập trung ở các nhân tố như: Chiến lược kinh doanh; định hướng thị trường; Cơ cấu tổ chức; Công nghệ thông tin; Văn hóa tổ chức; Kế toán tham gia vào quá trình ra quyết định chiến lược; Ngành kinh doanh; Quy mô DN; …. 1.1.2. Công trình nghiên cứu về các nhân tố bên ngoài và bên trong DN tác động đến thành quả hoạt động Các nhân tố bên ngoài - Khi các DN đối mặt với môi trường cạnh tranh hơn hoặc hoạt động trong các điều kiện không chắc chắn của môi trường, việc cung cấp thông tin tốt hơn sẽ làm cải thiện phân bổ nguồn lực và khả năng kết quả hoạt động của tổ chức được nâng lên. Các nhân tố bên trong - Chiến lược kinh doanh:Mỗi DN đều có những kế hoạch chiến lược khác nhau để đạt mục tiêu của mình, tuy nhiên, DN cần lựa
  9. 9 chọn những chiến lược phù hợp với các điều kiện và môi trường mới có thể nâng cao thành quả hoạt động. - Định hướng thị trường, Cơ cấu tổ chức, Kế toán tham gia vào quá trình ra quyết định chiến lược có ảnh hưởng tích cực đến thành quả hoạt động DN. 1.1.3. Các nghiên cứu về tác động của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả hoạt động Nhiều nghiên cứu khẳng định việc vận dụng các kỹ thuật của KTQTCL có sự tác động thuận chiều đến thành quả hoạt động theo cả thước đo tài chính lẫn phi tài chính 1.2 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động Tại Việt Nam, các kỹ thuật KTQTCL còn khá mới, nên số lượng các nghiên cứu một cách đầy đủ về các kỹ thuật KTQTCL, sự tác động giữa các nhân tố đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động trong các DN Việt Nam còn tương đối hạn chế. Các dòng nghiên cứu, và kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cũng tương tự như các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới Tuy nhiên, các nhân tố tác động được xem xét trong mỗi nghiên cứu và kết quả tác động chưa thống nhất. 1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu Trên cơ sở nhận xét các công trình nghiên cứu trước, xác định khoảng trống nghiên cứu, tác giả xác định hướng nghiên cứu của luận án như sau: - Về mô hình nghiên cứu:Kế thừa mô hình nghiên cứu toàn diện tác động gián tiếp và trực tiếp của các nhân tố đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động,bên cạnh đó bổ sung
  10. 10 nhân tố cho phù hợp với đặc điểm môi trường kinh tế của Việt Nam, cũng như đặc điểm của các DN Việt Nam hiện nay. - Về phạm vi nghiên cứu:Luận án thực hiện nghiên cứu với tất cả các DN thuộc các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, điều này cũng góp phần nâng cao tính tổng quát của đề tài nghiên cứu. - Về phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng PPNC hỗn hợp trong đó có sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng là cần thiết. Sử dụng PLS-SEM (Partial least squares SEM) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Đây cũng là điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, nhưng lại phù hợp trong bối cảnh thực hiện nghiên cứu này như do ảnh hưởng của dịch Covid 19 tác động đến quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp, kích thước mẫu nghiên cứu nhỏ. Hơn nữa, mô hình nghiên cứu của luận án xem xét tác động của các nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài DN tác động trực tiếp và gián tiếp đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động của DN nên việc sử dụng PLS-SEM có thể giúp dễ dàng xử lý các mô hình đo lường khác nhau; giúp xử lý tốt các vấn đề liên quan đến mô hình cấu trúc phức tạp. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 trình bày các nội dung liên quan đến KTQTCL, thành quả hoạt động, các lý thuyết nền liên quan, trên cơ sở đó nhận diện các nhân tố, xây dựng các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án. Phần đầu trình bày tổng quan về quản trị chiến lược, KTQTCL; nội dung, các kỹ thuật KTQTCL và vai trò của KTQTCL gắn với quá trình quản trị chiến lược.
  11. 11 Phần thứ hai là các nội dung liên quan đến thành quả hoạt động, MQH của nó với KTQTCL. Phần ba là hai lý thuyết nền liên quan (bất định và đại diện) để giúp nhận diện được các nhân tố tác động và các MQH tác động. Tiếp sau đó là nhận diện được các nhân tố liên quan đến mô hình gồm 07 nhân tố độc lập, cùng hai nhân tố phụ thuộc là vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động. Tác giả xây dựng 22 giả thuyết liên quan, trong đó có 14 giả thuyết về các nhân tố bên ngoài, bên trong DN tác động trực tiếp đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động; 01 giả thuyết về tác động trực tiếp của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả hoạt động; 07 giả thuyết về MQH tác động gián tiếp từ 07 nhân tố đến thành quả hoạt động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL. Cụ thể:  Về tác động trực tiếp của các nhân tố bên ngoài DN đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động Giả thuyết H1a1: Mức độ cạnh tranh có tác động cùng chiều với vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H1a2: Cảm nhận về tính không chắc chắn của môi trường (PEU) có tác động cùng chiều với vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H1b1: Mức độ cạnh tranh có tác động cùng chiều với thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H1b2: Cảm nhận về tính không chắc chắn của môi trường (PEU) có tác động cùng chiều với thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam.
  12. 12  Về tác động trực tiếp của các nhân tố bên trong DN đến vận dụng KTQTCL và thành quả hoạt động Giả thuyết H2a1: Cấu trúc sở hữu có tác động cùng chiều với vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H2a2: Chiến lược kinh doanh có sự tác động cùng chiều với vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN Việt Nam Giả thuyết H2a3: Định hướng thị trường có tác động cùng chiều với vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN Việt Nam Giả thuyết H2a4: Cơ cấu tổ chức có tác động cùng chiều với vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN Việt Nam Giả thuyết H2a5: Công nghệ thông tin có tác động cùng chiều với vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN Việt Nam Giả thuyết H2b1: Cấu trúc sở hữu có tác động cùng chiều với thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H2b2: Chiến lược kinh doanh có tác động cùng chiều với thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H2b3: Định hướng thị trường có tác động cùng chiều với thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H2b4: Cơ cấu tổ chức có tác động cùng chiều với thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam Giả thuyết H2b5: Công nghệ thông tin có tác động cùng chiều với thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam  Về tác động trực tiếp và tác động trung gian của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả hoạt động Giả thuyết H3a: Việc vận dụng kỹ thuật KTQTCL có tác động cùng chiều với thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam
  13. 13 Giả thuyết H3b1: Mức độ cạnh tranh tác động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL làm tăng thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H3b2: PEU tác động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL làm tăng thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H3b3:Cấu trúc sở hữu tác động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL làm tăng thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H3b4: Chiến lược kinh doanh tác động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL làm tăng thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H3b5: Định hướng thị trường tác động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL làm tăng thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H3b6: Cơ cấu tổ chức tác động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL làm tăng thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Giả thuyết H3b7: Công nghệ thông tin tác động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL làm tăng thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam.
  14. 14 Trên cơ sở các giả thuyết xây dựng, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến của luận án. Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả đề xuất
  15. 15
  16. 16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Khung nghiên cứu của luận án Hình 3.1. Khung nghiên cứu của luận án Nguồn: Xây dựng bởi tác giả 3.1.2 Quy trình nghiên cứu của luận án Để triển khai khung nghiên cứu, các bước của quy trình nghiên cứu bao gồm: -Bước 1 – Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu (đề xuất): Ở bước này, qua tổng quan các nghiên cứu trước về lý thuyết và thực nghiệm có liên quan đến nhân tố tác động với KTQTCL và thành quả (chương 1), tác giả xây dựng giả thuyết và đưa ra mô hình cấu trúc dự kiến (chương 2) -Bước 2 – Nghiên cứu định tính: Tiến hành thiết kế thang đo nháp 1 (thể hiện dưới hình thức bản câu hỏi khảo sát nháp 1), phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thử nghiệm. Kết quả của bước 2
  17. 17 là thang đo nháp 2 (bản câu hỏi khảo sát nháp 2) và mô hình đo lường, là cơ sở để thực hiện khảo sát DN ở giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ. -Bước 3 – Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Thang đo nháp 2 (bản câu hỏi khảo sát nháp 2) được sử dụng để thực hiện khảo sát DN sơ bộ. Số liệu khảo sát sau đó sẽ được sử dụng để đánh giá mô hình đo lường bằng PLS-SEM với phần mềm SMART-PLS 3. Kết quả nghiên cứu bước 3 là xác định bộ thang đo chính thức -Bước 4 – Nghiên cứu định lượng chính thức: Bản câu hỏi khảo sát chính thức được sử dụng để thực hiện bước nghiên cứu định lượng chính thức. Số liệu khảo sát sau đó sẽ được sử dụng để đánh giá mô hình đo lường chính thức và mô hình cấu trúc. Việc đánh giá được tiến hành với PLS-SEM qua phần mềm SMART- PLS 3. Kết quả của bước 4 là nhận định chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết đã được đặt ra, bàn luận và đề xuất các giải pháp trên cơ sở các kết quả nghiên cứu nhận được. 3.1.3Vận dụng mô hình PLS-SEM Trong luận án, việc đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc được tiến hành với PLS-SEM qua phần mềm SMART-PLS 3. 3.1.4. Phương pháp nghiên cứu định tính Trong luận án, tác giả kế thừa những thang đo đã được xây dựng và kiểm định trong bối cảnh khác với bối cảnh nghiên cứu của luận án nên có thể không hoàn toàn phù hợp với vấn đề mà tác giả đang thực hiện. Mặt khác, thang đo bổ sung (cấu trúc sở hữu) được vận dụng từ các nghiên cứu ở các lĩnh vực khác, cần phải tiếp tục điều chỉnh để phù hợp hơn. PPNC định tính được tác giả vận dụng để nhận diện các nhân tố; điều chỉnh, bổ sung các biến
  18. 18 quan sát, xác định các MQH tác động trong mô hình mà phù hợp với bối cảnh các DN Việt Nam. 3.1.5. Phương pháp nghiên cứu định lượng -Nghiên cứu định lượng sơ bộ: nhằm đánh giá sơ bộ và xác định thang đo các khái niệm nghiên cứu có đủ điều kiện hình thành thang đo chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức hay không. -Nghiên cứu định lượng chính thức:được thực hiện nhằm kiểm định các giả thuyết đã được xây dựng. 3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính Các nhân tố và thang đo trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết bất định và sự kế thừa các thang đo đã có trên thế giới, kết hợp với lý thuyết đại diện được tác giả mới đưa vào để giải thích cho nhân tố mới là cấu trúc sở hữu. Các thang đo này được tác giả kế thừa và bổ sung. Nhằm chuyển tải nội dung đến người trả lời khảo sát, thang đo nháp 1 ở trên sẽ được thể hiện dưới hình thức Bản câu hỏi khảo sát nháp 1 (Phiếu khảo sát DN). Sau quá trình Phỏng vấn chuyên gia, Các nội dung góp ý thay đổi liên quan đến thang đo và kết quả điều chỉnh thang đo theo ý kiến chuyên gia được tổng hợp và sử dụng để hoàn chỉnh bản câu hỏi khảo sát nháp 2. Trước khi sử dụng bản câu hỏi nháp 2 cho bước định lượng sơ bộ, tác giả thực hiện khảo sát thử nghiệm. 3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng 3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ Việc tiếp cận đối tượng khảo sát hết sức khó khăn, đặc biệt thời điểm đang có dịch covid, do vậy việc thu thập dữ liệu được tiến hành qua hai hình thức: (i) gửi thư kèm bản câu hỏi khảo sát trực
  19. 19 tiếp và (ii) khảo sát qua mạng (online). Tác giả lấy mẫu theo kiểu chọn mẫu thuận tiện, mỗi DN chỉ lấy một phiếu khảo sát. Tác giả tiến hành đánh giá mô hình đo lường theo các nhóm kỹ thuật riêng biệt đối với từng loại biến kết quả và biến nguyên nhân. Các thang đo trong giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ sau khi được đánh giá và đạt yêu cầu sẽ trở thành thang đo chính thức để tiếp tục làm cơ sở cho bước nghiên cứu định lượng chính thức. 3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức Cách thức tiến hành khảo sát ở giai đoạn định lượng chính thức được thực hiện tương tự giai đoạn định lượng sơ bộ. Số liệu khảo sát thu thập được tác giả sử dụng để tiến hành đánh giá mô hình đo lường, mô hình cấu trúc. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1.Kết quả nghiên cứu định tính. Dựa trên kết quả tổng hợp phỏng vấn chuyên gia và kết quả của bước khảo sát thử nghiệm, tác giả hoàn chỉnh thang đo nháp 2. Các thang đo của các biến trong mô hình được xác định và mã hóa như sau. Các biến độc lập Mức độ cạnh tranh của môi trường: được ký hiệu là “CT”, với 5 biến quan sát được ký hiệu từ CT1 đến CT5. Mức độ không ổn định của môi trường: được ký hiệu là “OD”, với 7 biến quan sát được ký hiệu từ OD1 đến OD7. Cấu trúc sở hữu: được ký hiệu là “CTSH”, với 3 biến quan sát được ký hiệu từ CTSH1 đến CTSH3. Bổ sung thêm 01 biến bao trùm, ký hiệu CTSH_G.
  20. 20 Chiến lược kinh doanh: được ký hiệu là “CLKD” với 4 biến quan sát được ký hiệu từ CLKD1 đến CLKD4. Định hướng thị trường: được ký hiệu là “DHTT” với 4 biến quan sát được ký hiệu từ DHTT1 đến DHTT4 Cơ cấu tổ chức: được ký hiệu là “CCTC” với 4 biến quan sát được ký hiệu từ CCTC1 đến CCTC4 Công nghệ thông tin: được ký hiệu là “CNTT” với 4 biến quan sát được ký hiệu từ CNTT1 đến CNTT4 Biến phụ thuộc “Vận dụng kỹ thuật KTQTCL”: Ký hiệu là “KTQTCL” với 11 biến quan sát được ký hiệu từ SMA1 đến SMA11; ngoài ra còn có biến bao trùm, ký hiệu SMA_G Biến phụ thuộc “Thành quả hoạt động”:Ký hiệu là “TQ” với 9 biến quan sát được ký hiệu là TQ1 đến TQ9. 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ Các DN được khảo sát phủ cả 3 miền trên cả nước, nhưng chiếm số đông có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh (39 DN, chiếm 26%), và Hà Nội (36 DN, chiếm 24%) Kết thúc bước định lượng sơ bộ, một số thang đo chưa đạt giá trị bị loại khỏi mô hình như sau: Biến kết quả: Loại biến quan sát TQ9 do không đạt giá trị hội tụ (hệ số tải ngoài). Biến nguyên nhân:Loại biến quan sát CTSH2 do trọng số ngoài không có ý nghĩa và hệ số tải ngoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2