intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam

Chia sẻ: Cothumenhmong6 Cothumenhmong6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

71
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; xác định ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ VÂN TRINH CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ VÂN TRINH CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã Số: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học PGS., TS. Trần Hoàng Ngân TS. Vũ Văn Thực TP. HỒ CHÍ MINH – 2/2020
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Vấn đề nghiên cứu Cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển bền vững cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp theo đuổi cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ không phù hợp với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm của từng doanh nghiệp có thể dẫn đến những bất lợi trong dài hạn cho doanh nghiệp. Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sản phẩm bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt thường có giá trị lớn và vị trí cố định, các hoạt động liên quan đến bất động sản đều bị chi phối bởi hệ thống pháp luật của một quốc gia. Đối với Việt Nam, kể từ năm 1993 khi Luật đất đai chính thức ban hành đã đánh dấu cho sự ra đời của thị trường bất động sản. Điều này cho thấy ngành BĐS hình thành khá là non trẻ và đã trải qua các giai đoạn phát triển thiếu ổn định, có lúc tăng trưởng “quá nóng” và cũng có khi rơi vào trạng thái “đóng băng”. Ở mỗi giai đoạn phát triển của ngành BĐS, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS đều gặp nhiều trở ngại và khó khăn nhất định. Do đặc thù của ngành BĐS, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS cần có nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các dự án BĐS. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp BĐS sử dụng nợ vay ngắn hạn để tài trợ, điều này góp phần làm cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro và trở
  4. 2 ngại trong hoạt động kinh doanh và chịu nhiều áp lực về thanh khoản, khốn khó về tài chính. Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2017, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS đã gặp nhiều khó khăn dưới tác động của các yếu tố khách quan xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và các yếu tố chủ quan liên quan đến quyết định lựa chọn cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ như phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay mà chủ yếu là vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào lĩnh vực ưu tiên – các dự án BĐS cần vốn dài hạn đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp BĐS phải đối mặt với lượng tồn kho lớn, chi phí tài chính tăng cao, điều này dẫn đến mất cân đối tài chính, khả năng sinh lời giảm, khả năng thanh khoản thấp. Vì vậy, việc quyết định lựa chọn cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ như thế nào để giúp doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh BĐS cân đối được mục tiêu tiết kiệm chi phí vốn, tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính, cải thiện năng lực tài chính, đảm bảo được khả năng thanh khoản và đạt hiệu quả sinh lời cao khi tín hiệu của thị trường BĐS thiếu ổn định. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung giải quyết các vấn đề sau: (i) các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam; (ii) tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam để hướng đến đạt cấu trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu; (iii) xác định ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các doanh nghiệp ĐT XD KD
  5. 3 BĐS tại Việt Nam; (iv) mối liên hệ tác động qua lại giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam. Từ đó, luận án đề xuất các hàm ý để các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam lựa chọn cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của mình hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và gia tăng giá trị thị trường 1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học Về mặt thực tiễn, trên thế giới và Việt Nam đã có không ít các công trình nghiên cứu được công bố liên quan đến cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau nên phương pháp nghiên cứu cũng khác nhau và kết quả thu được cũng có sự khác biệt, cụ thể: Thứ nhất, các nghiên cứu về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô lớn đã được niêm yết trên sàn chứng khoán ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Thụy sĩ như nghiên cứu của Rajan & Zingales (1995), Booth & ctg (2001), Graham & Harvey (2001)... và một số nước thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ gồm có nghiên cứu của Chen (2003), Deesomsak & ctg (2004), Li (2010), Ramzi & Tarazi (2013). Tại Việt Nam, nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn có nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Dương Thị Hồng Vân (2014), Võ Thị Quý (2014).
  6. 4 Thứ hai, các nghiên cứu về tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn hướng về ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu chủ yếu phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô đến tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn hướng về ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu tiêu biểu nghiên cứu của Drobert & Wanzenried (2006), Cook & Tang (2010), Mukkherjee & Mahakid (2012), Ahmad & Abdullah (2012). Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2013), Lê Đạt Chí (2013) chủ yếu nghiên cứu tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn động, còn nghiên cứu của Đặng Thị Thùy Anh và cộng sự (2014) nghiên cứu tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn tĩnh, Phạm Tiến Minh và cộng sự (2015) nghiên cứu so sánh tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn tĩnh và cấu trúc vốn động, Trần Thị Kim Oanh (2018) nghiên cứu tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn động của các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thứ ba, các nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp tập trung vào việc kiểm chứng và giải thích các yếu tốc tác động quyết định lựa chọn cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp như Barnea & ctg (1980), Brick & Ravid (1985), Flannery (1986), Lewis (1990), Barclay & Smith (1990), Diamond (1991), Stohs & Mauer (1996), Ooi (1999). Hầu hết các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ở những nước phát triển. Ở Việt Nam, chỉ mới có nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhã (2018) tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Thứ tư, các nghiên cứu về tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ hướng về ngưỡng cấu trúc kỳ hạn mục tiêu gồm nghiên cứu của Leland
  7. 5 (1994), Leland & Toft (1996) và Leland (1998), Ozkan (2000), Antoniou & ctg (2006). Từ tổng quan tình hình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khoảng trống nghiên cứu đang tồn tại: (i) Khoảng trống nghiên cứu về cấu trúc vốn. Những nghiên cứu trước đây chưa bao quát hết các yếu tố, đặc biệt là yếu tố thể chế - đối với các quốc gia có nền kinh tế mới nổi có tác động đến các quyết định về cấu trúc vốn của doanh nghiệp, lựa chọn chỉ tiêu để đo lường chưa phù hợp dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa phản ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn một số công trình tiếp cận theo hướng xác định tốc độ điều chỉnh về cấu trúc vốn mục tiêu (Antoniou & ctg, 2008; Sbeiti, 2010; Nor & ctg, 2011; Tongkong & ctg, 2013; Jindrichovska & ctg, 2013; Öztekin, 2015; Khanna & ctg, 2015) nhưng các nghiên cứu này chưa xác định được cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp là bao nhiêu để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Gần đây có một số công trình tiếp cận theo hướng xác định cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp như nghiên cứu của Nieh & ctg (2008); Cheng & ctg (2010); Ahmad & Abdullah (2012); Wang & Zhu (2014); Quang & Xin (2015). Tuy nhiên, các công trình tiếp cận theo hướng này tại Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt việc xác định cấu trúc vốn mục tiêu của ngành BĐS hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thống. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu của luận án. (ii) Khoảng trống nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ. Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về cấu trúc kỳ hạn nợ vẫn còn
  8. 6 một số tồn tại như các công trình nghiên cứu về cấu trúc vốn. Theo thống kê của tác giả vẫn chưa có công trình nào được công bố ở nước ngoài về việc xác định cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu cho doanh nghiệp, còn tại Việt Nam tác giả nhận thấy số lượng công trình nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ còn khá ít và chỉ mới có nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhã (2018) tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ. Qua đó có thể thấy, tại Việt Nam mặc dù vấn đề nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp còn khá mới và chưa có nhiều nghiên cứu, đặc biệt nghiên cứu xác định cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu. Riêng vấn đề cấu trúc kỳ hạn nợ của ngành BĐS vẫn chưa được nghiên cứu, do đó, vẫn còn khoảng trống nghiên cứu để khai thác cũng như bổ sung cho các công trình trước đó. (iii) Khoảng trống nghiên cứu về tác động giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ. Hiện nay số lượng công trình nghiên cứu về tác động giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ khá ít (Antoniou & ctg, 2006; Teruel & Solano, 2007; Cai & ctg, 2008; Deesomsak & ctg, 2009; Correia và ctg, 2014; Lemma & Negash, 2012; Mateurs & Terra, 2013; Costa & ctg, 2014), đặc biệt tại Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về sự tác động giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu mối quan hệ này tại Việt Nam nhằm kiểm định về mặt lý thuyết tín hiệu và cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ tại các doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam là thuận chiều hay nghịch chiều.
  9. 7 Từ những phân tích trên, theo tác giả về vấn đề nghiên cứu cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ, luận án cần lấp đầy và bổ sung các khoảng trống khoa học trong các công trình nghiên cứu về cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp trong ngành BĐS. Chính vì lý do về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, cho thấy tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, vì vậy tác giả chọn đề tài “Cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam” để nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (ii) Xác định tốc độ điều chỉnh nhằm đạt được cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (iii) Nghiên cứu tác động giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  10. 8 (iv) Xác định ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu (1) Cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động bởi các yếu tố nào? (2) Tốc độ điều chỉnh về cấu trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam là bao nhiêu? (3) Tồn tại tác động hai chiều giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ hay không? (4) Tồn tại ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn mục tiêu tại các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS niêm yết tại Việt Nam hay không? Ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu là bao nhiêu? 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án xác định cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam. Trong đó, cấu trúc vốn được xác định bởi tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp, cấu trúc kỳ hạn nợ xác định dựa vào tỷ lệ giữa nợ dài hạn trên tổng nợ.
  11. 9 Do các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam chưa có sự tách biệt giữa nợ chiếm dụng và nợ vay nên nợ dài hạn ở đây là các khoản nợ có phát sinh chi phí lãi vay. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu tác động giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án sử dụng dữ liệu bảng cân bằng, được thu thập từ các báo cáo tài chính của 70 doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến 2017. Các doanh nghiệp ĐT XD, KD BĐS này có đầy đủ số liệu từ năm 2008 đến năm 2017 (70 x 10 = 700 quan sát) và có thời gian hoạt động liên tục trong khoảng thời gian nghiên cứu được công bố thông tin trên trang web của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Nguồn dữ liệu kinh tế vĩ mô, phát triển tài chính và thể chế Việt Nam được tác giả thu thập từ các trang web của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Worldbank, Datastream. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng phương pháp định lượng hồi quy dữ liệu bảng cân bằng cân bằng được xử lý qua phần mềm Stata phiên bản 14.0 để giải quyết các câu hỏi sau: Đối với các câu hỏi (1), (2) và (3), luận án sử dụng mô hình Sys- GMM.
  12. 10 Đối với câu hỏi (4), luận án sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng của Hansen (1999) cho dữ liệu bảng. Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong ngành nhằm giải thích thêm ý nghĩa cho kết quả nghiên cứu của luận án. Đồng thời, phương pháp phân tích tài liệu (content – analysis), thống kê, so sánh, diễn dịch được sử dụng trong toàn bộ luận án. 5. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 5.1 Về mặt lý luận Luận án cung cấp bằng chứng ủng hộ cho những lập luận của lý thuyết MM, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết TOT, lý thuyết POT, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết sự phù hợp, lý thuyết dựa vào thuế. 5.2 Về mặt thực tiễn Thứ nhất, mẫu nghiên cứu tập trung vào nhóm ngành đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Do nghiên cứu tập trung vào nhóm ngành nhất định giúp cho các kết luận nghiên cứu trở nên tập trung, có chiều sâu và có ý nghĩa cụ thể cho nhóm ngành mà luận án nghiên cứu. Đặc biệt, nhóm ngành bất động sản đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, trong đó chú trọng đến các hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô trực tiếp hay gián tiếp tác động đến thị trường BĐS. Từ đó cũng trực tiếp hay gián tiếp tác động đến cơ cấu sử dụng vốn, quyết định lựa chọn kỳ han nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam.
  13. 11 Thứ hai, kết quả nghiên cứu định lượng thông qua sử dụng phương pháp Sys-GMM cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy, cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam chịu sự tác động của yếu tố thể chế, các các yếu tố nội tại và yếu tố vĩ mô cụ thể: Yếu tố thể chế và tài sản cố định có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ. Cấu trúc vốn chịu sự tác động thuận chiều bởi các yếu tố nội tại gồm quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp; ngược lại khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản tác động nghịch chiều đến cấu trúc vốn. Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp bằng chứng các yếu tố rủi ro kinh doanh, kỳ hạn tài sản có tác động yếu và không đáng kể đến CTV; đồng thời cấu trúc kỳ hạn nợ cũng chịu sự tác động mạnh bởi các yếu tố quy mô doanh nghiệp khả năng thanh khoản, rủi ro kinh doanh, ngoài ra các yếu tố khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng, kỳ hạn tài sản, thuế TNDN có tác động yếu và không đáng kể đến cấu trúc kỳ hạn nợ. Cấu trúc vốn chịu tác động nghịch chiều bởi các yếu tố vĩ mô gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính. Bên cạnh đó, cấu trúc kỳ hạn nợ chịu sự tác động thuận chiều bởi các yếu tố vĩ mô gồm lạm phát, cấu trúc kỳ hạn lãi suất và phát triển tài chính. Thứ ba, kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS có tồn tại cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ động. Các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS thực hiện điều chỉnh cấu
  14. 12 trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ hướng về ngưỡng cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu lần lượt là 24,87% và 25,92%. Bên cạnh đó, luận án cũng cung cấp bằng chứng vững chắc sự tồn tại tác động thuận chiều giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS cần đạt cấu trúc vốn mục tiêu trước, và điều chỉnh kỳ hạn nợ để đạt ngưỡng cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu. Thứ tư, bằng việc sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng của Hansen (1999) cung cấp bằng chứng cho thấy có sự tồn tại ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu – 69,68% và ngưỡng cấu trúc kỳ hạn nợ – 57,90% tại các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam. Thông qua bộ lọc dữ liệu xác định số doanh nghiệp vượt giá trị ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu là 40% và cấu trúc kỳ hạn nợ là 37,14% doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Điều đó cho thấy, việc sử dụng vốn và kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp BĐS Việt Nam chưa thật sự hợp lý, một số doanh nghiệp chưa khai thác lợi ích từ đòn cân nợ cũng như sự phù hợp về kỳ hạn nợ. Trên cơ sở đó, tác giả gợi ý các kiến nghị giúp cho các doanh nghiệp đạt được ngưỡng cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án được cấu trúc thành năm chương:
  15. 13 Chương 1: Bối cảnh và tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả và bàn luận nghiên cứu cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.
  16. 14 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VÀ TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ 1.1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ 1.1.1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn Thứ nhất, CTV của doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố vi mô như nghiên cứu của Ross (1977); Titman & Wessels (1988); Chen & ctg (1997); Graham & Harvey (2001), Chen (2003), Ramzi &Tarazi (2013), Amjad & Bilal (2012), Hunjra & ctg (2014), Haron (2014). Thứ hai, CTV của doanh nghiệp chịu tác động các yếu tố vi mô và các yếu tố vĩ mô như đặc điểm kinh tế vĩ mô và sự phát triển của thị trường tài chính gồm các nghiên cứu của Rajan & Jingales (1995); Wald (1999); Booth & ctg (2001), Fama & French (2002), Hatzinikolaou & ctg (2002), Chen (2003), Saylgan & ctg (2006), Delcoure (2007), Fran & Goyal (2007); Jong & ctg (2008), Kayo & Kimura (2011), Gungoraydinoglu & Öztekin, (2011), Erel & ctg (2012), Drobetz & ctg (2012).
  17. 15 Thứ ba, nhiều công trình nghiên cứu tác động của các yếu tố đặc trưng doanh nghiệp, đặc trưng ngành nghề đến CTV (Clayton, 2009; Kayo & Kmura, 2011; Andani & ctg, 2012). Thứ tư, các nghiên cứu cấu trúc vốn chịu sự tác động của yếu tố thể chế như nghiên cứu của Prowse (1990), Rajan & Jingales (1995), Demirguc-Kunt & Maksimovic (1996; 1999), Deesomsak & ctg (2004), Duan & ctg (2012), Öztekin & Flanery (2012), Nurlayli & ctg (2013), Bernado & ctg (2018). 1.1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ. Thứ nhất, cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố vi mô như nghiên cứu của Barnea & ctg (1980); Brick & Ravid (1985); Flannery (1986), Ooi (1999); Ozkan (2000); Teruel & Solano (2007); Terra (2011); Mateurs & Terra (2013); Costa & ctg (2014), Hussain & ctg (2018). Thứ hai, cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp chịu tác động các yếu tố vi mô và các yếu tố vĩ mô, thể chế, pháp luật hoặc quy mô của TTTC và hệ thống thuế TNDN như nghiên cứu của Demirguc-Kunt & Maksimovic (1999), Antoniou & ctg (2006), Cai & ctg (2008), Deesomsak & ctg, (2009), Wang & ctg (2010), Lemma & Negash (2012), Fan & ctg (2012), Kirch & Terra (2012), Duan & ctg (2012), Lemma & Negash (2012), Correia & ctg (2014). 1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ
  18. 16 1.1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn Các nghiên cứu trước đây cho thấy hành vi điều chỉnh cấu trúc vốn hướng về ngưỡng mục tiêu có nhiều quan điểm khác nhau: (i) Quan điểm các doanh nghiệp trong cùng ngành có sự điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu khác nhau có nghiên cứu của Ozkan (2001); Fama & French (2002); Baker & Wurgler (2002); Welch (2004), Leary & Robert (2005), Gonzalez & Gonzalez (2008), Haron (2014) . (ii) Quan điểm giữa các ngành có tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu cũng khác nhau có nghiên cứu của Banerjee & ctg (2004); Stoja & Tucker (2007); Byoun (2008); Wang & ctg (2010); Khanna & ctg (2015). (iii) Quan điểm giữa các quốc gia khác nhau trong tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu cũng khác nhau có nghiên cứu của Shyam- Sunder & Myers (1999); Fama & French (2002); Faulkender & ctg (2008); Antoniou & ctg (2008); Hovakimian & Li (2009); Nor & ctg (2011); Öztekin (2015). 1.1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ Cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp là cấu trúc động và cho thấy tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ hướng về ngưỡng cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu trên ba góc độ, đó là:
  19. 17 (i) Tính không đồng nhất giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành có tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ (Myers & Majluf, 1984; Myers, 1984; Titman & Wessels, 1988; Flannery & Rangan, 2006; Titman & Tysplakov, 2007; Flannery & Hankin, 2007; Dang, 2011). (ii) Tính không đồng nhất giữa các ngành có tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ (Barclay & Smith, 1995; Ozkan, 2000; Cai & ctg, 2008). (iii) Tính không đồng nhất giữa các quốc gia có tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ (Antoniou & ctg, 2006; Deesomsak & ctg, 2009; Mateurs & Terra, 2013; Hussain & ctg, 2018). 1.1.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu. 1.1.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn mục tiêu Các nghiên cứu xác định sự tồn tại cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp trong và ngoài nước hầu hết theo hai hướng tiếp cận sau: (i) Theo phạm vi quốc gia gồm có nghiên cứu của Cheng & ctg (2010), Ahmad & Abdullah (2012); Wang & Zhu (2014). (ii) Theo phạm vi ngành, quy mô của doanh nghiệp gồm có nghiên cứu của Nieh & ctg (2008); Haron (2014). 1.1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu Theo thống kê chưa đầy đủ của tác giả về cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của nước ngoài cũng như tại Việt Nam vẫn đang bị bỏ ngõ. Hiện
  20. 18 nay chỉ có nghiên cứu của Ju & Hui (2006) kiểm định giả thuyết của lý thuyết đánh đổi để xác định cấu trúc vốn tối ưu và cấu trúc kỳ hạn nợ tối ưu của các công ty thương mại có quy mô lớn ở Mỹ - có phát hành trái phiếu công ty với thời hạn từ 1-6 năm. 1.1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ Các nghiên cứu về tác động giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ tiếp cận theo ba hướng. Thứ nhất, cấu trúc vốn có tác động cùng chiều đến cấu trúc kỳ hạn nợ. Thứ hai, cấu trúc vốn có tác động cùng chiều hoặc nghịch chiều đến cấu trúc kỳ hạn nợ. Thứ ba, cấu trúc vốn có tác động yếu hoặc không tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ. 1.2. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM 1.2.1. Đặc thù ngành bất động sản và đặc điểm của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản tại Việt Nam 1.2.1.1 Đặc thù ngành bất động sản tại Việt Nam Ngành BĐS chịu ảnh hưởng bởi yếu tố ngành, điều này góp phần ảnh hưởng đến việc lựa chọn cấu trúc vốn, cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành BĐS như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2