
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 1
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục đích: Làm rõ lý luận và thực tiễn năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đã chứng minh được những ưu điểm nổi trội của ngành dịch vụ logistics và năng lực cung ứng dịch vụ từ khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng trong toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt, năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics có tầm quan trọng quyết định đến sức cạnh tranh của nền kinh tế ở các quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành này, Đảng ta xác định: “Có chiến lược, cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao để thúc đẩy hình thành một số trung tâm du lịch, trung tâm logistics, trung tâm đổi mới sáng tạo tầm cỡ khu vực và quốc tế tại một số đô thị.” [], từ đó thấy được vị trí, vai trò định hướng phát triển và đầu tư phù hợp của ngành logistics trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với mục tiêu phát triển KT-XH nước ta. Hà Nội đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nhu cầu về phân phối hàng hóa, tiêu dùng sản phẩm, thúc đẩy sản xuất và thương mại ngày càng lớn khẳng định năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn được nâng cao cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố còn khá thấp so với nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, thể hiện ở thị phần nhỏ, số lượng, chất lượng một số loại hình dịch vụ logistics còn thiếu và yếu so với nhu cầu thị trường; nhiều doanh nghiệp logistics không mạnh về nguồn lực tài chính, KHCN và không có sự vượt trội về quy mô, phân đoạn rời rạc, không tập trung… Bên cạnh đó, doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố đang gặp nhiều khó khăn do những bất cập từ hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực logistics còn thiếu và yếu. Nhận thức được thực trạng này, UBND thành phố Hà Nội đã xác định: “Thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3 (3PL), mức độ 4 (4PL); hướng đến mức độ 5 (5PL), logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp” []; kế hoạch đến năm 2025 cũng xác định “Phát triển và hỗ trợ các hoạt động logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, hình thành một hệ thống logistics hiện đại và đóng góp ngày càng nhiều vào GRDP của Thành phố” []. Vấn đề đặt ra là phải có giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics đồng bộ gắn với cân đối hài hòa các lợi ích, đem lại cho Hà Nội một môi trường kinh doanh hoàn thiện hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như
- 2 giảm thiểu các tác động đến môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 của thành phố Hà Nội là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới. Do đó, việc nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội để đưa ra những giải pháp tối ưu cả vĩ mô và vi mô dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị là vấn đề cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn ở Hà Nội trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm Luận án tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ lý luận và thực tiễn năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, khái quát giá trị các công trình, chỉ ra những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu. - Luận giải và làm rõ vấn đề cơ bản của quan niệm năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội, nội dung biểu hiện, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội; khảo sát kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics ở một số thành phố trên thế giới và trong nước để rút ra bài học mà Hà Nội có thể tham khảo. - đánh giá, phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, tìm ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết thời gian tới. - Đưa ra dự báo cung ứng dịch vụ logistics đến năm 2035; đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu khả năng cung ứng dịch vụ dịch vụ logistics ở 03 loại hình: Dịch vụ vận tải hàng hoá; dịch vụ kho bãi, bốc
- 3 xếp; dịch vụ phân phối hàng hóa của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về thời gian khảo sát đánh giá thực trạng: Từ năm 2018 đến năm 2023; quan điểm, giải pháp đến năm 2035. 4. Cơ sở sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển ngành kinh tế dịch vụ và dịch vụ logistics nói chung, năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics nói riêng. Cơ sở chính trị, pháp lý Cơ sở chính trị: Luận án dựa trên các văn kiện Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam, các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng về phát triển ngành dịch vụ logistics. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 trong đó có mục tiêu, kế hoạch phát triển phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Cơ sở pháp lý: Luận án dựa trên nền tảng từ các Nghị quyết của Đảng; định nghĩa dịch vụ logistics trong Luật Thương mại 2005 có giá trị hiện hành; Luật Doanh nghiệp 2020 có giá trị hiện hành gồm những quy định pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn của các thành tố trong hệ thống chính trị đối với ngành dịch vụ logistics và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Cơ sở thực tiễn Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics dựa trên phân tích các tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau của các cơ quan: UBND thành phố Hà Nội; Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam; Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Giao thông vận tải và Cục Thống kê của thành phố Hà Nội. Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng tham khảo, kế thừa những thành tựu từ các công trình của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề này. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp biện chứng duy vật: Phương pháp này được nghiên cứu chung cho toàn bộ đề tài luận án. Theo đó, nghiên cứu sinh tiếp cận và đưa ra các quan niệm một cách khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể và thực tiễn về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Hà Nội hiện nay. Trong chương 2, 3 và 4 của luận án, việc dựa vào quan điểm khách
- 4 quan và thực tiễn, nghiên cứu sinh xác định nội dung của năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là năng lực cốt lõi hiện có mà các doanh nghiệp này đang cung ứng trên thị trường; chỉ ra tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội; đưa ra các quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội gắn với mối quan hệ giữa xây dựng QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX của Hà Nội. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Với phương pháp này, luận án tập trung nghiên cứu một số dịch vụ cơ bản mà doanh nghiệp logistics có năng lực cung ứng quyết định đến cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong luận án, nghiên cứu sinh không khảo sát, phân tích hết 17 loại hình kinh doanh dịch vụ logistics theo Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ; không nghiên cứu một hay một vài doanh nghiệp logistics cụ thể nào trên địa bàn thành phố Hà Nội, mà trên cơ sở trừu tượng hoá, nghiên cứu sinh lựa chọn phạm vi nội dung nghiên cứu một số loại hình dịch vụ logistics cơ bản mà doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tham gia vào chuỗi cung ứng. Qua đó, khi đánh giá thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án tập trung nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế mang tính điển hình, nổi bật nhất mà doanh nghiệp logistics trên địa bàn đã và đang hoạt động. Phương pháp này áp dụng trong chương 2 và 3 của luận án. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này tập trung phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu (tạp chí, sách chuyên khảo, luận án, báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài) nhằm hệ thống khung lý thuyết thành những mặt, những bộ phận để nhận thức, phát hiện, khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài luận án. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong chương 1, chương 2 của luận án. Phương pháp kết hợp logic - lịch sử: Nghiên cứu sinh thông qua các nguồn tư liệu khác nhau để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ quá trình hình thành hệ thống các khái niệm công cụ về logistics, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng. Đồng thời, đưa ra quan niệm về đối tượng nghiên cứu của luận án trong mối quan hệ qua lại với các nhân tố tác động, logic nội dung và tiêu chí đánh giá để làm căn
- 5 cứ khảo sát, phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics và chỉ ra những mâu thuẫn cần giải quyết nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistcs trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong chương 2 và chương 3 của luận án. Phương pháp thống kê - so sánh: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế hiện đại nói chung. Tuy nhiên, để làm rõ hơn thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội thì việc thống kê để thu thập số liệu, tiến hành so sánh, phân tích và đối chiếu giữa các năm, cả giai đoạn và các khu vực khác nhau để rút ra sự khác biệt giữa số liệu thống kê là rất cần thiết. Từ đó, nghiên cứu sinh đưa ra những kết luận, tìm ra nguyên nhân từ thực trạng và mâu thuẫn cần giải quyết, phương pháp này được áp dụng trong chương 3 của luận án. Phương pháp dự báo: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để dự đoán các sự kiện, xu hướng và đánh giá hiệu quả các chiến lược phát triển ngành dịch vụ logistics, giúp doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố nhận diện được cơ hội và rủi ro; tối ưu hóa các nguồn lực; nâng cao khả năng cạnh tranh; cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng lợi nhuận. Với phương pháp này, nghiên cứu sinh tiếp cận chủ quan dựa trên cảm nhận chung về bối cảnh thị trường logistics trên địa bàn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng; khai thác thông tin có được từ các chỉ tiêu “dẫn báo” có cơ sở khoa học để đưa ra dự báo xu hướng thay đổi về số lượng, quy mô và chất lượng các dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp này được áp dụng trong chương 4 của luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án Một là, xây dựng quan niệm năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ ra được nội dung biểu hiện, tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hai là, đề xuất một số bài học rút ra cho thành phố Hà Nội từ nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics ở một số thành phố trong và ngoài nước. Bà là, chỉ ra những mâu thuẫn và những vấn đề đặt ra Hà Nội cần giải quyết từ thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bốn là, chỉ ra dự báo nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics, đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035.
- 6 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, phát triển lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu môn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài quân đội; góp phần đề xuất cho các chủ thể quản lý kinh tế và doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố tham khảo trong xây dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trong bối cảnh cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước đã công bố liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài đã công bố 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics và doanh nghiệp logistics Arora.V, Chan F.T.S, Tiwari.M.K (2010), “An integrated approach for logistic and vendor managed inventory in supply chain” (Một cách tiếp cận tích hợp với hàng tồn kho được quản lý bởi doanh nghiệp logistics trong chuỗi cung ứng). Waralee Peetawan, Kamonchanok Suthiwartnarueput (2018), “Identifying factors affecting the success of rail infrastructure development projects contributing to a logistics platform: A Thailand case study” (Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt đóng góp vào nền tảng logistics: Nghiên cứu thực tiễn ở Thái Lan). Aimin Yang, Yifan Li, Cheshuai Liu, Jie Li, Yuzhu Zhang, Jiahao Wang (2019), “Research on logistics supply chain of iron and steel enterprises based on block chain technology” (Nghiên cứu chuỗi cung ứng logistics của các doanh nghiệp sắt thép dựa trên chuỗi khối công nghệ). Manuel Woschank, Daniel Steinwiedder, Alexander Kablinger, Philipp Miklautsch, Corina Pacher, Helmut Zsifkovits (2022), “The integration of
- 7 smart systems in the context of industrial logistics in manufacturing enterprises” (Sự tích hợp của các hệ thống thông minh logistics tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp). Lixin Shen, Qin Yang, Yunxia Hou, Jinglin Lin (2022), “Research on information sharing incentive mechanism of China's port cold chain logistics enterprises based on Blockchain” (Nghiên cứu về cơ chế khuyến khích chia sẻ thông tin của các doanh nghiệp logistics trong chuỗi cung ứng tại cảng của Trung Quốc dựa trên ứng dụng Blockchain). 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực cung ứng dịch vụ logistics và nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Lai, K.H (2004), “Service capability and performance of logistics service providers” (Năng lực và hiệu quả dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ logistics). Sang, K.C., Marlow P.B (2007), “The effects of logistics competency on performance” (Ảnh hưởng của năng lực cung ứng đối với hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics). Ding M.Juan (2011), Factors affecting logistics service competencies: An empirical study of logistics service providers in China (Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực dịch vụ logistics: Nghiên cứu thực nghiệm trường hợp các nhà cung ứng dịch vụ logistics Trung Quốc). Gligor David Marius, Holcomb Mary C. (2014), “Antecedents and Consequences of Integrating Logistics Capabilities across the Supply Chain” (Tiền đề và kết quả của việc tích hợp các năng lực cung ứng logistics trong chuỗi giá trị). P. Kakouris, K. Finos, Mihiotis (2015), “Leading logistics dynamics to cost - efficient management” (Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí - Động lực hàng đầu để phát triển dịch vụ logistics). Sonia Cruz-Roz, Tomas F. Gonzalez- Cruz (2015), “Logistics service firm capabilities and performance: Contingent analysis of customer contact” (Năng lực và hiệu suất của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics: Phân tích nội dung liên hệ với khách hàng). Dominic Loske (2020), “The impact of Covid-19 on transport volume and freight capacity dynamics: An empirical analysis in German food retail logistics” (Tác động của Covid-19 đối với khối lượng và năng lực vận chuyển hàng hóa: Một phân tích thực nghiệm trong logistics bán lẻ thực phẩm của Đức). Jafar Heydari, Alireza Bakhshi (2022), “Contracts between an e-retailer and a third party logistics provider to expand home delivery capacity” (Hợp đồng giữa nhà bán lẻ điện tử và nhà cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba để nâng cao năng lực giao hàng tận nhà). 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước đã công bố 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics và doanh nghiệp logistics
- 8 Đặng Đình Đào, Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Thu Hương, Phạm Thị Minh Thảo (2011), Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Lê Xuân Đình (2011), “Vai trò ngành dịch vụ logistics trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta”. Nguyễn Thị Xuân Hương, Đặng Thuý Hà, Nguyễn Khánh Vân (2011), “Một số đánh giá về thực trạng phát triển logistics ở nước ta trong hội nhập quốc tế”. Ngô Tấn Hưng (2012), “Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. Đặng Thị Thuý Hà (2013), “Phát triển hệ thống các doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đặng Thị Thúy Hồng (2015), Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dương Hữu Tuyến (2015), “Xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa việc kết hợp nguồn lực và chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng dịch vụ tích hợp giữa doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam”. Nguyễn Thị Tuyết Nga (2018), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển các doanh nghiệp kinh doanh logistics tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Vũ Anh Dũng (2021), Cơ sở hạ tầng logistics với thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp. Vương Thị Bích Ngà (2021), “Nghiên cứu tổng quan về logistics và đề xuất các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững ngành logistics Việt Nam”. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực cung ứng dịch vụ logistics và nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Đoàn Thị Hồng Vân (2010), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam”. Đỗ Thị Kim Dung (2017), Nghiên cứu cơ sở xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp logistics - Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng. Lê Công Hội (2017), Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trịnh Thị Thu Hương (2018), Nghiên cứu chi phí logistics và đề xuất giải pháp giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm từ Thái Lan. Nguyễn Thị Thanh Vân (2018), Chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh: Trường hợp các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam. Nguyễn Trung Hiếu (2019), Hoạch định chiến lược thương hiệu của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Lâm Tuấn Hưng (2020), Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phan Đình Quyết (2021), Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa
- 9 bàn tỉnh Cao Bằng. Lê Thị Mỹ Ngọc (2022), “Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam”. 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án Thứ nhất, các công trình đã chỉ ra một số quan điểm tiếp cận về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics. Thứ hai, một số công trình đưa ra các yếu tố tác động đến hoạt động logistics nói chung, năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics nói riêng. Thứ ba, các công trình trên đã phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ và đa chiều về thực trạng ngành logistics nói chung và năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trong nền kinh tế cũng như từng địa phương cụ thể. Thứ tư, ở mỗi công trình là một cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, căn cứ vào đánh giá thực trạng mà các tác giả đã đưa ra những quan điểm, phương hướng, kiến nghị và giải pháp phù hợp với hướng nghiên cứu của từng công trình. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Để luận giải những nội dung trên, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề mà Luận án cần tập trung giải quyết trên cơ sở trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất, năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là gì? Những yếu cố cấu thành năng lực của doanh nghiệp logistics là gì? Nội dung biểu hiện, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là như thế nào? Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội cả về chủ thể, mục tiêu, nội dung, phương thức gì? Có thể rút ra bài học gì cho thành phố Hà Nội thông qua thực tiễn nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics của một số thành phố trên thế giới và trong nước? Hai là, thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2023 như thế nào? Căn cứ gì để đánh giá ưu điểm, hạn chế? Những nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào?
- 10 Ba là, để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035 cần thực hiện tốt những quan điểm, giải pháp nào? Kết luận chương 1 Logistics là loại hình dịch vụ tổng hợp mang tính dây chuyền từ khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, hiệu quả từ năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics có tầm quan trọng quyết định đến cạnh tranh của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Do đó, vấn đề này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản lý kinh tế. Tuy nhiên, ở các khía cạnh khác nhau, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác nhau mà nhiều công trình đã chỉ ra một cách có hệ thống các hoạt động dịch vụ logistics; quản trị ở các doanh nghiệp logictics; quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; giải pháp phát triển dịch vụ logistics; cơ sở hạ tầng logistics đô thị, cảng; năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics; năng lực cung ứng dịch vụ logistics… Thông qua sử dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử và phương pháp phân tích - tổng hợp, nghiên cứu sinh đã tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa một số công trình có liên quan để có cách nhìn tổng thể, hiểu biết rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của hướng nghiên cứu, làm rõ giá trị của các công trình khoa học đã công bố, lựa chọn được các nội dung sẽ kế thừa có chọn lọc để vận dụng, phát triển trong quá trình xây dựng khung lý thuyết của luận án. Từ đó tìm ra những khoảng trống khoa học giúp nghiên cứu sinh xác định những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu. Thông qua tổng quan các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án đã được công bố, luận án của nghiên cứu sinh lựa chọn không bị trùng lặp. Chương 2 LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ, NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS RÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. Những vấn đề chung về dịch vụ logistics và năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics 2.1.1. Quan niệm và các loại hình dịch vụ logistics * Logistics Lịch sử hình thành khái niệm logistics bắt nguồn từ nhu cầu quân sự, khi các quốc gia cần quản lý và điều phối nguồn lực, hàng
- 11 hóa và nhân sự một cách hiệu quả. Công việc này là một nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc chiến, khi mỗi bên đều tìm cách bảo vệ nguồn tiếp viện của mình và phá hủy nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người, từ đó dần hình thành nên một hệ thống mà ngày nay chúng ta gọi là quản lý logistics. Vai trò của logistics ngày càng được khẳng định khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trong suốt cuộc chiến, Mỹ và đồng minh đã triển khai tốt công tác hậu cần cung cấp vũ khí, đạn dược, quân trang đúng thời điểm một cách tối ưu hóa. Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra đa và nhiều ứng dụng về logistics được phát triển đến ngày nay. Sự phát triển của ngành logistics thế giới cho đến nay được thể hiện qua những giai đoạn: Logistics tại chỗ; logistics cơ sở sản xuất; logistics công ty; logistics chuỗi cung ứng; logistics toàn cầu và logistics thế hệ sau (logistics thương mại điện tử)… Từ sự phân tích trên có thể quan niệm: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát hiệu quả dòng chảy của hàng hóa, thông tin và dịch vụ từ điểm xuất phát đến điểm tiêu dùng”. * Dịch vụ logistics Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại thực hiện chức năng vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hoá bao gồm một hoặc nhiều loại hình dịch vụ được liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau từ đầu vào của quá trình sản xuất hàng hóa cho đến người tiêu dùng cuối cùng. * Các loại hình dịch vụ logistics Nhóm dịch vụ logistics chủ yếu: Nhóm này sẽ có các dịch vụ như bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải. Ngoài ra, nhóm dịch vụ logistics chủ yếu còn có các dịch vụ bảo quản hàng hóa lưu kho, xử lý đơn hàng khách hoàn trả, kiểm tra hàng tồn kho, tái phân phối hàng hóa, cho thuê - buôn bán container,... Nhóm dịch vụ logistics vận tải: Nhóm này bao gồm vận tải hàng hóa theo đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường hàng không với quy mô nội địa và quốc tế. Các phương thức vận tải này đều có những ưu, nhược điểm riêng, tuỳ vào năng lực của doanh nghiệp logistics mà họ lựa chọn cung ứng dịch vụ phù hợp với yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Nhóm dịch vụ logistics liên quan: Nhóm này bao gồm dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ có việc kiểm tra sản phẩm; tư vấn kỹ thuật vận chuyển;
- 12 phân loại hàng hóa; tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay với sự bùng nổ của thương mại điện tử là yếu tố thúc đẩy logistics Việt Nam phát triển như Viettel Post, VNPost, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Lazada, Shopee, Tiki,… 2.1.2. Quan niệm và các yếu tố cấu thành năng lực của doanh nghiệp logistics * Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Doanh nghiệp logistics: Là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, thực hiện cung ứng một hoặc nhiều loại hình dịch vụ logistics có liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau từ nơi hình thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng giúp thực hiện hiệu quả quá trình lưu chuyển, phân phối hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Cung ứng dịch vụ logistics: Là quá trình cung cấp một hoặc một vài loại hình dịch vụ logistics theo một quy trình chuẩn nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng. Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics: Là khả năng, mức độ sử dụng các nguồn lực sẵn có và tiềm tàng để cung cấp một hoặc nhiều loại hình dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ logistics. * Các yếu tố cấu thành năng lực của doanh nghiệp logistics Thứ nhất, năng lực tài chính. Thứ hai, năng lực thực hiện (Tổ chức). Thứ ba, năng lực điều hành (Trí tuệ). 2.2. Quan niệm, nội dung biểu hiện, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.1. Quan niệm năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội “Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là một phạm trù kinh tế thể hiện khả năng, mức độ sử dụng các nguồn lực sẵn có và tiềm tàng để cung cấp các dịch vụ logistics nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng theo hướng tối ưu hóa quá trình vận động hàng hóa trong chuỗi cung ứng sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất”. Nội hàm quan niệm chỉ ra một số khía cạnh sau: Thứ nhất, nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội thực chất là nghiên cứu khả năng của doanh nghiệp logistics phải đáp ứng được nhu cầu thị trường về số lượng, quy mô và chất lượng các loại hình dịch vụ logistics gồm: Dịch vụ
- 13 vận tải hàng hoá; dịch vụ kho bãi, bốc xếp; dịch vụ phân phối hàng hóa bao gồm cả giao nhận hàng hoá.; Thứ hai, khả năng, mức độ sử dụng các nguồn lực: Nguồn lực vật chất; nguồn lực con người và nguồn lực tổ chức; Thứ ba, khả năng tối ưu hóa quá trình vận động hàng hóa của doanh nghiệp logistics bao gồm các hoạt động. 2.2.2. Nội dung biểu hiện và tiêu chí đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.2.1. Nội dung biểu hiện và tiêu chí đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng hoá * Số lượng và quy mô dịch vụ vận tải so với nhu cầu thị trường Một là, năng lực vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không thông qua tỷ trọng luân chuyển hàng hoá theo các năm: Tính bằng số km vận chuyển trên 1 tấn hàng hoá; số số hàng được luân chuyển trên số km. Tỷ trọng khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng giảm qua các năm tính bằng tỉ lệ phần trăm (%). Hai là, quy mô về khối lượng hàng hoá được luân chuyển và tỷ trọng khối lượng hàng hoá được luân chuyển trên địa bàn Thành phố: Tính bằng khối lượng hàng hoá thuộc các loại hình vận tải được luân chuyển qua các năm (Tấn/năm). Ba là, khả năng đáp ứng về quy mô theo khu vực kinh tế trên địa bàn Thành phố: Tính tỷ lệ % các doanh nghiệp vận tải thuộc các thành phần kinh tế. * Chất lượng dịch vụ vận tải so với nhu cầu thị trường Một là, khả năng đáp ứng về chất lượng dịch vụ cung ứng của doanh nghiệp logistics thông qua sự hài lòng của khách hàng; mức độ chấp nhận của thị trường: Kết quả phân tích sự tăng hay giảm số lượng doanh nghiệp logistics cung ứng dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu của thị trường (% thị phần trên thị trường). Hai là, kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải: Khối lượng và doanh thu từ vận tải hàng hoá đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, giảm hằng năm; doanh thu thuần theo loại hình vận tải tăng, giảm hằng năm của doanh nghiệp. Ba là, tỷ trọng đóng góp vào GRDP (Chỉ số tổng sản phẩm được tính cho một khu vực) cho thành phố Hà Nội từ năng lực cung ứng dịch vụ vận tải đang hoạt động qua các năm của doanh nghiệp logistics. 2.2.2.2. Nội dung biểu hiện và tiêu chí đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ kho bãi, bốc xếp * Số lượng và quy mô dịch vụ kho bãi so với nhu cầu thị trường Một là, đánh giá quy mô và năng lực vận hành kho bãi của doanh nghiệp logistics: Tính bằng số diện tích kho bãi tăng giảm hằng năm; sức chứa công suất kho bãi tính bằng tấn/năm. Hai là, quy mô vốn của
- 14 doanh nghiệp logistics so với nhu cầu thực tế của thị trường và khả năng thực tế của doanh nghiệp logistics tăng giảm hằng năm. * Chất lượng dịch vụ kho bãi so với nhu cầu thị trường Một là, hạ tầng logistics biểu hiện qua năng lực của kho chứa hàng: Tính bằng mức độ đạt chuẩn ISO quốc tế. Hai là, hiệu quả kinh doanh thông qua doanh thu và lợi nhuận tăng, giảm hằng năm: Doanh thu thuần tính bằng số tiền doanh nghiệp thu được từ việc cung cấp dịch vụ sau khi đã được trừ đi các khoản trong kỳ báo cáo; Tỷ suất lợi nhuận (%) được tính giữa tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu thuần. Ba là, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho kho, bãi qua các năm: Tính bằng số vốn đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng, giảm hằng năm (Một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần và bao nhiêu đồng lợi nhuận tính trong 1 năm). 2.2.2.3. Nội dung biểu hiện và tiêu chí đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ phân phối hàng hóa * Số lượng và quy mô dịch vụ phân phối hàng hóa so với nhu cầu thị trường Một là, số lượng các loại hình cung ứng dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng, giảm qua các năm. Hai là, quy mô dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ hàng hoá của doanh nghiệp logistics thông qua tỷ trọng tăng hay giảm về dung lượng thị trường: Tính bằng tỉ lệ % so với quy mô cả nước. * Chất lượng dịch vụ phân phối hàng hóa so với nhu cầu thị trường Một là, sự gia tăng giá trị của hàng hóa biểu hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ phân phối bán lẻ tăng, giảm qua các năm: Tính doanh thu hằng năm của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp. Hai là, năng lực cạnh tranh tại thị trường trong nước. 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài các doanh nghiệp logistics Thứ nhất, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội; Thứ hai, môi trường pháp lý quốc tế và cơ chế, chính sách của Việt Nam liên quan đến dịch vụ logistics; Thứ ba, xu hướng ứng dụng CNTT, phát triển thương mại điện tử trên thế giới ngày càng phổ biến và sâu rộng trong các lĩnh vực của logistics; Thứ tư, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị; Thứ năm, sự thay đổi của thị trường do tác động của các vấn đề địa chính trị trên thế giới. 2.2.3.2. Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp logistics
- 15 Thứ nhất, quy mô vốn của doanh nghiệp logistics; Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức quản trị nhân lực của doanh nghiệp logistics; Thứ ba, khả năng ứng dụng KHCN của các doanh nghiệp logistics; Thứ tư, khả năng liên minh, liên kết giữa các doanh nghiệp logistics. 2.3. Quan niệm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics và kinh nghiệm thực tiễn 2.3.1. Quan niệm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là hoạt động có mục đích của các chủ thể trong việc tạo lập, triển khai, phối hợp và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao khả năng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cả về số lượng, quy mô và chất lượng các dịch vụ logistics, góp phần tạo giá trị kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics ở một số thành phố ngoài nước, trong nước và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội 2.3.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics ở một số thành phố trên thế giới và trong nước * Kinh nghiệm của các doanh nghiệp logistics ở thành phố Singapore Thứ nhất, các doanh nghiệp logistics tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng logistics; Thứ hai, các doanh nghiệp logistics ở Singapore sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính; Thứ ba, các doanh nghiệp logistics ở Singapore chú trọng hoạt động liên kết trong toàn chuỗi cung ứng; Thứ tư, chính quyền Singapore đã sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. * Kinh nghiệm của các doanh nghiệp logistics ở Bangkok, Thái Lan Thứ nhất, các doanh nghiệp logistics thực hiện liên doanh, liên kết để mở rộng quy mô các loại hình dịch vụ logistics; Thứ hai, các doanh nghiệp logistics ở Bangkok, Thái Lan đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi KHCN hiện đại, xây dựng hệ thống kho bãi để mở rộng quy mô các trung tâm logistics; Thứ ba, chính phủ Thái Lan và chính quyền thành phố Bangkok sử dụng hiệu quả các chính sách phát triển dịch vụ logistics quốc gia. * Kinh nghiệm của các doanh nghiệp logistics ở Thành phố Hồ Chí Minh Thứ nhất, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số; Thứ hai, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã tạo môi trường, cơ chế, chính sách thuận lợi và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào ngành logistics. Bên cạnh những kinh nghiệm thành công, còn có kinh nghiệm chưa
- 16 thành công trong nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: Một là, các quy định về bất động sản ở TP. Hồ Chí Minh còn nhiều vướng mắc đã làm hạn chế việc mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ kho bãi; Hai là, các doanh nghiệp logistics chưa có sự liên kết để nâng cao chất lượng dịch vụ logistics. * Kinh nghiệm của các doanh nghiệp logistics ở thành phố Hải Phòng Thứ nhất, các doanh nghiệp logistics đã tập trung phát triển nhiều mô hình đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng về số lượng, quy mô các loại hình dịch vụ logistics; Thứ hai, các doanh nghiệp logistics đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngành logistics; Thứ ba, thành phố Hải Phòng đã chú trọng thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của Thành phố. 2.3.2.2. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội Thứ nhất, xây dựng cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để đa dạng hoá thị trường về số lượng, mở rộng quy mô các loại hình dịch vụ logistics; Thứ hai, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ; Thứ ba, xây dựng và quy hoạch hệ thống kho bãi hiện đại đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hoá của thị trường logistics trong nước và quốc tế; Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng CNTT và chuyển đổi số trong toàn bộ hệ thống; Thứ năm, chú ý khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics; Thứ sáu, chú trọng nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Kết luận chương 2 Từ sự kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu đã tổng quan, luận án đã hệ thống hóa các quan niệm chung về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics như: Dịch vụ logistics; doanh nghiệp logistics; cung ứng dịch vụ logistics; năng lực cung ứng dịch vụ logistics; khái quát các loại hình dịch vụ logistics và các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ logistics. Trên cơ sở đó xây dựng niệm trung tâm năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội; phân tích nội hàm quan niệm thông qua nội dung biểu hiện và tiêu chí đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng hoá; cung ứng dịch vụ kho bãi; cung ứng dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ. Đồng thời, luận án làm rõ năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong. Các yếu tố này vừa có ảnh hưởng tích cực, tạo thời cơ và điều kiện thuận lợi nhưng cũng đặt ra những thách thức, kìm hãm
- 17 năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics. Vấn đề nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là chủ chương nhất quán trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố, việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics ở một số thành phố trên thế giới và trong nước cho thấy, để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics thì Hà Nội cần rút ra những bài học như: Không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển ngành logistics, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực… Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Ưu điểm, hạn chế về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1.1. Ưu điểm về năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1.1.1. Dịch vụ vận tải hàng hoá * Số lượng và quy mô dịch vụ vận tải tăng hằng năm Một là, khả năng vận tải đường bộ; đường thuỷ; đường hàng không thông qua tỷ trọng luân chuyển hàng hoá giai đoạn 2018 - 2023 tăng, năm sau cao hơn năm trước; Hai là, quy mô về khối lượng hàng hoá được luân chuyển và tỷ trọng khối lượng hàng hoá được luân chuyển trên địa bàn Thành phố tăng theo các năm; Ba là, khả năng đáp ứng về quy mô theo khu vực kinh tế trên địa bàn Thành phố có tỷ trọng năm sau cao hơn năm trước. * Chất lượng dịch vụ vận tải từng bước đáp ứng được nhu cầu thị trường Một là, năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng hoá của doanh nghiệp logistics ngày càng có uy tín và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng; Hai là, kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải có xu hướng tăng; Ba là, khả năng đóng góp vào GRDP cho thành phố Hà Nội tăng hằng năm. 3.1.1.2. Dịch vụ kho bãi, bốc xếp * Quy mô và năng lực vận hành kho bãi tăng hằng năm Một là, quy mô và năng lực vận hành kho bãi của doanh nghiệp logistics trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường và khả năng thực tế của doanh nghiệp logistics; Hai là, quy mô vốn đầu tư cho
- 18 loại hình dịch vụ kho, bãi tăng hàng năm. * Chất lượng dịch vụ kho bãi cơ bản đáp úng nhu cầu thị trường Một là, năng lực kho chứa hàng từng bước đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; Hai là, kết quả sản xuất thông qua doanh thu tăng hằng năm; Ba là, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho kho, bãi bước đầu đạt chất lượng tốt. 3.1.1.3. Dịch vụ phân phối hàng hóa * Số lượng và quy mô dịch vụ phân phối hàng hóa có xu hướng tăng hằng năm Một là, số lượng các doanh nghiệp logistics cung ứng dịch vụ phân phối hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng hằng năm; Hai là, quy mô bán lẻ tăng về dung lượng thị trường qua các năm. * Chất lượng dịch vụ phân phối hàng hóa có xu hướng nâng lên hằng năm Một là, sự gia tăng giá trị của hàng hóa biểu hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ phân phối bán lẻ tăng qua các năm; Hai là, doanh nghiệp logistics cung ứng dịch vụ phân phối hàng hóa đã từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường trong nước 3.1.2. Hạn chế năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1.2.1. Dịch vụ vận tải hàng hoá * Dịch vụ vận tải đã có sự tăng về số lượng, mở rộng về quy mô trong thời gian qua, nhưng thực tế còn nhỏ lẻ, manh mún so với nhu cầu cần giảm chi phí của các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa. * Chất lượng cung ứng một số loại hình dịch vụ vận tải còn thấp so với yêu cầu và xu hướng hội nhập 3.1.2.2. Dịch vụ kho bãi * Quy mô và năng lực vận hành kho bãi còn yếu so với yêu cầu thị trường quốc tế * Chất lượng dịch vụ kho bãi biểu hiện thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh giảm 3.1.2.3. Dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ * Quy mô thị trường phân phối bán buôn, bán lẻ tuy được mở rộng nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ so với tiềm năng của thị trường * Mức độ chấp nhận của thị trường với dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ chưa cao 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doah nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 19 3.2.1. Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế 3.2.1.1. Nguyên nhân ưu điểm * Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, cơ chế, chính sách liên quan đến ngành logistics những năm gần đây được bổ sung, hoàn thiện với điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics trong nước và quốc tế; Thứ hai, thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai khai thác, hỗ trợ nguồn lực về KHCN cho doanh nghiệp logistics; Thứ ba, hội nhập quốc tế và thị trường logistics toàn cầu phục hồi mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội mở rộng thị trường cung ứng. * Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng được nâng cao; Thứ hai, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics ngày càng nâng cao. 3.2.1.2. Nguyên nhân hạn chế * Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, một số cơ chế, chính sách hiện hành liên quan đến dịch vụ logistics còn bất cập; Thứ hai, đầu vào sản xuất, kinh doanh tăng làm cho hoạt động xuất, nhập khẩu toàn cầu suy giảm là nguyên nhân trực tiếp làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp logistics; Thứ ba, hạ tầng logistics tuy được xây dựng và triển khai nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao * Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, quản trị nhân lực của doanh nghiệp logistics chưa đáp ứng được xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; Thứ hai, tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa theo kịp xu hướng phát triển của thị trường logistics; Thứ ba, tính liên kết giữa các bên của chuỗi cung ứng và các bên liên quan của ngành logistics chưa đi vào chiều sâu. 3.2.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội * Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của thị trường về quy mô và chất lượng các loại hình dịch vụ với thực tiễn năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics còn hạn chế * Mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng, sử dụng hiệu quả nguồn lực hạ tầng logistics đáp ứng được nhu cầu phát triển thị trường logistics với khả năng có hạn của địa phương * Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tăng cường liên kết giữa các Hiệp hội doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp logistics với nhau để nâng cao
- 20 năng lực cung ứng dịch vụ logistics với thực trạng liên kết của các doanh nghiệp logistics còn hạn chế Kết luận chương 3 Giai đoạn 2018 - 2023, những kết quả về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tự nổi bật đáng khích lệ. Một số loại hình dịch vụ logistics tăng cả về số lượng, quy mô; chất lượng bước đầu phù hợp với mục tiêu quy hoạch phát triển KT-XH của Hà Nội. Trong đó, số lượng và quy mô dịch vụ vận tải và kho bãi tăng khá nhanh, bước đầu khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Sự phát triển của thương mại điện tử cũng tạo điều kiện cho dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ tăng tỷ suất lợi nhuận và doanh thu, góp phần đáng kể vào GRDP của Thành phố… Tuy nhiên, vấn đề này còn nhiều hạn chế ở các khía cạnh như: Quy mô một số loại hình cung ứng còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu độ chuyên nghiệp; còn hạn chế trong việc nắm bắt, khai thác những cơ hội, khắc phục những trở ngại, thách thức để có chất lượng dịch vụ logistics tốt, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới… Những thành tựu và hạn chế về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan về tiềm lực của doanh nghiệp logistics còn nhiều yếu kém cả về nguồn nhân lực logistics, vốn là cơ bản nhất. Thực trạng này đang đặt ra những vấn đề mà các chủ thể cần tập trung giải quyết, đặc biệt là những mâu thuẫn về đổi mới cơ chế, chính sách thúc đẩy, nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics; yêu cầu xây dựng, sử dụng hiệu quả nguồn lực cơ sở hạ tầng; yêu cầu phải tăng cường liên kết giữa các Hiệp hội doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp logistics với nhau; về nâng cao chất lượng dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập… Đây là những căn cứ khoa học quan trọng để luận án xác định những quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo. Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2035 4.1. Dự báo nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035 4.1.1. Bối thị trường logistics trong nước và Hà Nội

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm tại Đại học Quốc gia Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
26 p |
24 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
30 p |
60 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay
27 p |
59 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam
27 p |
56 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Cổ mẫu trong Mo Mường
38 p |
52 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ bốn thành tố Hàn - Việt (bình diện ngữ nghĩa xã hội, văn hóa)
27 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
31 p |
51 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt
28 p |
51 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Tính chất điện tử và các đặc trưng tiếp xúc trong cấu trúc xếp lớp van der Waals dựa trên MA2Z4 (M = kim loại chuyển tiếp; A = Si, Ge; Z = N, P)
54 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo cấp chiến lược ở địa phương - Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An
31 p |
37 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua các chủ đề sinh học trong học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội
61 p |
51 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình
27 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quốc tế học: Hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển (1978-2023)
27 p |
52 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học
26 p |
53 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long
30 p |
57 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
26 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng sáng tạo nội dung đa phương tiện trên báo điện tử Việt Nam
27 p |
54 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
