intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

145
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại một số nước, chỉ rõ những đặc điểm, những thành công cùng những tồn tại của công tác này, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. luận án sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy của Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> NGUYỄN CHẤN NAM<br /> <br /> ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC<br /> PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN<br /> CỨU HỘ: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC<br /> VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế<br /> Mã số: 62 31 01 06<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS. TS. Đinh Công Tuấn<br /> 2. PGS. TS. Đỗ Ngọc Cẩn<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS Đỗ Đức Bình<br /> Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Hương Lan<br /> Phản biện 3: PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại<br /> Học viện Khoa học xã hội Việt Nam<br /> vào hồi……….giờ………phút, ngày………tháng……….năm 2016<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> Thư viện Học viện Khoa học xã hội Việt Nam<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ<br /> 1. Nguyễn Chấn Nam, “Một số vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực<br /> phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở Liên bang Nga”, Tạp chí<br /> Nghiên cứu châu Âu số 8(179)/2015.<br /> 2. Nguyễn Chấn Nam, “Một số vấn đề về đào tạo lực lượng phòng<br /> cháy chữa cháy ở Trung Quốc”, Tạp chí Ấn Độ và châu Á, số 8/2015.<br /> 3. Nguyễn Chấn Nam, “Kinh nghiệm đào tạo lực lượng cứu hỏa ở<br /> Hoa Kỳ” ThS Nguyễn Chấn Nam, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 5 (194)<br /> năm 2014.<br /> 4. Nguyễn Chấn Nam, “Một vài nét về lực lượng PCCC Hoa<br /> Kỳ”, Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy, số 69 tháng 4/2015<br /> 5. Nguyễn Chấn Nam, “Lực lượng PCCC ở Hàn Quốc”, Tạp chí<br /> Phòng cháy và chữa cháy, số 52 tháng 11/2013<br /> 6.Nguyễn Chấn Nam, “Một số vấn đề quản lý Nhà nước về lĩnh<br /> vực Phòng cháy chữa cháy trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế”,<br /> Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy, số 37 tháng 8/2012<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (NNL) của một<br /> quốc gia, một ngành, một lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng như trong các tổ<br /> chức đang ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của hội nhập và<br /> cạnh tranh quốc tế, sự thay đổi nhanh chóng về khoa học, công nghệ và<br /> những áp lực ngày càng lớn về kinh tế xã hội. Đào tạo NNL được coi là<br /> yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của một một quốc<br /> gia, một ngành cũng như của một tổ chức. Thực tế cho thấy, việc đầu tư<br /> vào đào tạo NNL có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu<br /> tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản<br /> xuất kinh doanh. Chính vì vậy, các tổ chức cũng như các doanh nghiệp<br /> của các quốc gia lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc,...<br /> đều rất coi trọng công tác đào tạo và phát triển NNL.<br /> Trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ<br /> (PCCC & CNCH), nhằm góp phần đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định<br /> của nền kinh tế trong bối cảnh nguy cơ cháy nổ ngày càng tăng cao, lực<br /> lượng PCCC &CNCH tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường<br /> được đào tạo trong điều kiện thuận lợi, dựa trên các phương pháp tốt<br /> nhất và với các thiết bị PCCC hiện đại. Hoa Kỳ là đất nước nổi tiếng<br /> hàng đầu thế giới về chất lượng giáo dục và đào tạo, và lực lượng<br /> PCCC &CNCH của quốc gia này cũng được chú ý đào tạo theo hướng<br /> chuyên nghiệp và thực tế, và được trang bị các phương tiện kỹ thuật<br /> hiện đại bậc nhất thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có nền kinh tế<br /> mới nổi, khá gần gũi với Việt Nam về mặt địa lý, có nhiều điểm tương<br /> đồng với Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội, vì vậy kinh nghiệm của<br /> Trung Quốc, trong đó có kinh nghiệm về đào tạo NNL PCCC, sẽ có<br /> nhiều điểm (cả thành công lẫn hạn chế) đáng để tham khảo. Cuối cùng,<br /> Liên Bang Nga có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trong lĩnh<br /> vực PCCC &CNCH, có lực lượng PCCC &CNCH chuyên nghiệp được<br /> 1<br /> <br /> đào tạo tại các cơ sở đào tạo lực lượng PCCC &CNCH nổi tiếng thế<br /> giới, và hệ thống tổ chức và đào tạo NNL PCCC của Việt Nam vốn<br /> chịu nhiều ảnh hưởng từ thời Liên Xô cũ. Trong khi đó, việc đào tạo<br /> NNL PCCC ở Việt Nam hiện đang tồn tại không ít vấn đề ở các<br /> phương diện khác nhau, làm ảnh hưởng tới chất lượng NNL PCCC<br /> được đào tạo, và sau đó là đến hiệu quả công tác của lực lượng PCCC<br /> Việt Nam. Làm thế nào để có thể nâng cao được chất lượng đào tạo<br /> NNL PCCC của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế<br /> (HNKTQT). Bằng việc nghiên cứu thực tế NNL và đào tạo NNL PCCC<br /> tại ba quốc gia Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên bang Nga, và so sánh với<br /> thực tế đào tạo NNL PCCC của Việt Nam, một mặt, Luận án có thể sẽ<br /> chỉ ra được những vấn đề mà Việt Nam đã và đang làm được, cũng như<br /> những vấn đề còn tồn tại trong việc đào tạo NNL PCCC. Mặt khác, qua<br /> đó, Luận án sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cụ thể và tìm ra<br /> được những hướng đi thích hợp cho việc đổi mới công tác đào tạo NNL<br /> PCCC ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng<br /> sâu rộng thời gian tới.<br /> Đồng thời, là một người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu<br /> khoa học về PCCC&CNCH, nghiên cứu sinh cũng muốn đi sâu nghiên<br /> cứu thực tế và kinh nghiệm đào tạo NNL PCCC của nước ngoài, trên<br /> cơ sở đó rút ra những hướng đi nhằm hoàn thiện thêm công việc nghiên<br /> cứu và đào tạo NNL PCCC của bản thân, của trường Đại học PCCC –<br /> nơi mình công tác nói riêng, cũng như hoạt động đào tạo NNL PCCC<br /> của Việt Nam nói chung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> Vì những lý do nêu trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn chủ đề<br /> “Đào tạo nguồn nhân lực Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ:<br /> Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam” làm đề tài nghiên<br /> cứu cho Luận án tiến sĩ kinh tế của mình. Hy vọng luận án sau khi hoàn<br /> thành sẽ không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt<br /> thực tiễn đối với công tác đào tạo NNL PCCC &CNCH tại Việt Nam<br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2