intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam

Chia sẻ: Lê Hoa Trà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

106
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế "Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam" là cần thiết và có ý nghĩa tổng kết lý luận, thực tiễn cho việc phát triển giao thông đường bộ, đồng thời sẽ là những đóng góp mới cho lĩnh vực khoa học quản lý đầu tư xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br /> <br /> PHẠM THỊ TUYẾT<br /> <br /> GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ<br /> PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG<br /> ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM<br /> Ngành: Quản lý xây dựng<br /> Mã số: 62.58.03.02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2017<br /> <br /> Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Thái Bá Cẩn<br /> 2. PGS.TS. Vũ Trọng Tích<br /> Phản biện 1: GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà<br /> Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Tiếp<br /> Phản biện 3: TS. Dương Văn Chung<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước<br /> họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải vào hồi ……. giờ ….<br /> ngày …. tháng ….. năm…..<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện trường ĐHGT – VT.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Phát triển GTĐB là một trong những yếu tố cần thiết nhất để<br /> tiến hành thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất<br /> nước.<br /> GTĐB đã được đầu tư trong những năm qua nhưng chưa đáp<br /> ứng được các điều kiện như mong muốn.<br /> Đầu tư phát triển GTĐB là một quá trình lâu dài, đòi hỏi một<br /> số lượng vốn lớn và các cơ chế chính sách ổn định, dài hạn.<br /> Việc thu hút VĐT phát triển GTĐB đòi hỏi việc quản lý nhà<br /> nước phải có tính tổng thể, logic và khoa học. Khi xác định được<br /> những giải pháp cơ bản, then chốt và toàn diện thì việc quản lý nhà<br /> nước về thu hút VĐT phát triển GTĐB mới đạt hiệu quả cao.<br /> Với những lý do trên, việc nghiên cứu từ thực trạng và đưa ra<br /> các giải pháp đồng bộ một cách khoa học sẽ giúp cho việc thu hút<br /> vốn phát triển GTĐB VN một cách hiệu quả, nếu thực hiện đề tài:<br /> Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt<br /> Nam là cần thiết và có ý nghĩa tổng kết lý luận, thực tiễn cho việc<br /> phát triển GTĐB, đồng thời sẽ là những đóng góp mới cho lĩnh vực<br /> khoa học quản lý đầu tư xây dựng.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Luận án tập trung nghiên cứu đưa ra hệ thống các giải pháp<br /> khoa học cho việc quản lý nhà nước về giao thông đường bộ (Chính<br /> phủ, Bộ Giao thông – Vận tải) nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát<br /> triển GTĐB VN trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp<br /> hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát<br /> triển GTĐB VN trong thời gian tới.<br /> Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về đầu tư và thu hút vốn<br /> đầu tư phát triển GTĐB VN khoảng 15 năm trở lại đây (từ năm 2001<br /> – 2016) và định hướng cho việc thu hút vốn đầu tư cho các năm tiếp<br /> theo.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> Ý nghĩa về khoa học của đề tài thể hiện ở việc hệ thống hóa lý<br /> luận về thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB và đánh giá một cách<br /> khoa học về thực trạng việc thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN<br /> trong những năm qua. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để đề tài đề<br /> xuất các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN, khảo sát<br /> tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.<br /> Ý nghĩa thực tiễn của đề tài thể hiện ở việc đánh giá khách<br /> quan thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN, tìm ra các<br /> yếu tố ảnh hưởng, yếu tố cản trở thu hút và tổng hợp được những ý<br /> kiến đề xuất về các giải pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triển<br /> GTĐB phù hợp với điều kiện của VN.<br /> Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luôn tập trung ở việc<br /> nghiên cứu, tìm ra các giải pháp có tính khả thi thu hút vốn đầu tư<br /> cho phát triển GTĐB. Từ việc xây dựng các giải pháp, các cấp quản<br /> lý có thể vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn của VN để thu<br /> hút có hiệu quả vốn đầu tư phát triển GTĐB VN, đáp ứng yêu cầu<br /> thực tiễn của đất nước.<br /> <br /> 2<br /> <br /> TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN<br /> QUAN<br /> 1. Nghiên cứu về thu hút VĐT phát triển GTĐB ở nƣớc<br /> ngoài<br /> Các nghiên cứu về chính sách thu hút vốn<br /> Để thu hút VĐT cho phát triển GTĐB, nhiều quốc gia trên thế<br /> giới đã đưa ra những chính sách hợp lý, kịp thời và hiệu quả, đặc biệt<br /> các quốc gia đã đưa ra và vận dụng hiệu quả chính sách hợp tác công<br /> tư, giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia và khích lệ được sự tham<br /> gia của cộng đồng, tạo nên sức mạnh cộng đồng như: Ba Lan, Nhật<br /> Bản, Anh, Ấn Độ, Trung Quốc.<br /> Một số nghiên cứu về thu hút vốn<br /> Các nghiên cứu về hình thức hợp tác công tư (PPP) trong<br /> phát triển GTĐB đã được các tác giả nghiên cứu về lý luận và thực<br /> tiễn như: E.R. Yescombe (2007), Song Smith (2008)<br /> 2. Nghiên cứu thu hút VĐT phát triển GTĐB ở trong<br /> nƣớc<br /> Các nghiên cứu về chính sách thu hút vốn<br /> Việc nghiên cứu thu hút các nguồn VĐT nói chung và đầu tư<br /> phát triển GTĐB nói riêng là cần thiết. Đã có các tác giả nghiên cứu<br /> về chính sách như: Tác giả Thái Bá Cẩn và Đỗ Văn Thành đã nghiên<br /> cứu về “hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nhằm nâng cao hiệu<br /> quả đầu tư theo ngành và theo lãnh thổ VN”. Trong báo cáo của<br /> chính phủ tại kì họp Quốc hội tháng 12/2007 đã nêu rõ: Chính phủ<br /> cần tập trung chỉ đạo thực hiện tiến độ các dự án đầu tư quan trọng<br /> của đất nước, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia. Phê duyệt<br /> quy hoạch, ban hành các chính sách và danh mục các dự án phát<br /> triển hạ tầng kinh tế xã hội, cần khuyến khích đầu tư để các nhà đầu<br /> tư trong và ngoài nước đầu tư với những hình thức thích hợp, đáp<br /> ứng chiến lược phát triển GTĐB theo quy hoạch đến năm 2020. Để<br /> thu hút VĐT cần thực hiện các hình thức đầu tư khác nhau như:<br /> BOT, BTO, BT, bán, cho thuê, thuê quản lý các kết cấu hạ tầng, hạ<br /> tầng giao thông, dùng số vốn thu được để đầu tư cho các dự án mới<br /> [41].<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1