BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ CÔNG THƢƠNG<br />
<br />
VIỆN NGHIÊN CỨU THƢƠNG MẠI<br />
<br />
NGUYỄN THỊ PHƢỢNG<br />
<br />
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI<br />
NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG<br />
SẢN PHẨM DA GIẦY CỦA VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại<br />
Mã số: 62.34.01.21<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Hà Nội – 2015<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
VIỆN NGHIÊN CỨU THƢƠNG MẠI – BỘ CÔNG THƢƠNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch<br />
Viện Nghiên cứu Thƣơng mại<br />
2. PGS.TS. Nguyễn Xuâng Quang<br />
ĐH Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Viện<br />
Họp tại Viện Nghiên cứu Thƣơng mại - Bộ Công Thƣơng<br />
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền - Hà Nội.<br />
Vào hồi .... giờ .... ngày .... tháng ..... năm 201....<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
<br />
1. Thƣ viện quốc gia Hà Nội<br />
2. Thƣ viện Viện Nghiên cứu Thƣơng mại<br />
<br />
1<br />
̉<br />
PHẦN MƠ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Phát triển bền vững là sự phát triển dựa trên sự giải quyết hài hòa<br />
mối quan hệ kinh tế - xã hội - môi trƣờng, giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích<br />
lâu dài, giữa tự nhiên và con ngƣời. Phát triển bền vững đang là vấn đề<br />
thời sự mang tính toàn cầu, là mục tiêu của các chính sách phát triển quốc<br />
gia và quốc tế. Việt Nam đang chuyển mạnh sang xây dựng nền kinh tế thị<br />
trƣờng đầy đủ và tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng, việc xây dựng và<br />
thực thi các chính sách phát triển quốc gia, trong đó có chính sách thƣơng<br />
mại (CSTM) phải nhằm mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc.<br />
Ngành công nghiệp da giầy có vai trò quan trọng trong phát triển<br />
nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất<br />
khẩu, có điều kiện mở rộng thƣơng mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn<br />
thu cho đất nƣớc. Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu da giầy lớn<br />
thứ ba thế giới năm 2014. KNXK da giầy lớn, tốc độ tăng trƣởng cao. Tuy<br />
đạt đƣợc sự tăng trƣởng cả về quy mô và kim ngạch, nhƣng chất lƣợng và<br />
hiệu quả hoạt động xuất khẩu da giầy vẫn còn yếu kém về nhiều mặt.<br />
Để phát triển xuất khẩu (PTXK) hàng hóa nói chung, sản phẩm da<br />
giầy nói riêng trong những năm qua, Việt Nam đã xây dựng và đổi mới<br />
CSTM. CSTM tạo thuận lợi cho nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất da<br />
giầy xuất khẩu và hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm da giầy. Tuy<br />
nhiên, CSTM còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hƣởng đến PTXK bền vững<br />
sản phẩm da giầy.<br />
CSTM của Việt Nam thời gian qua đã không ngừng đƣợc đổi mới<br />
và hoàn thiện cho phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng và cam kết hội<br />
nhập quốc tế. CSTM đã tác động tích cực tới PTXK của Việt Nam nói<br />
chung, xuất khẩu da giầy nói riêng. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân cả<br />
khách quan và chủ quan, CSTM nhằm PTXK bền vững sản phẩm da giầy<br />
đang bộc lộ những hạn chế và bất cập, ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện<br />
mục tiêu PTXK bền vững. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới<br />
PTXK sản phẩm da giầy thời gian qua chƣa bền vững bắt nguồn từ việc<br />
xây dựng và thực thi CSTM còn chƣa chú trọng tới mục tiêu PTXK bền<br />
vững. Vì vậy, cần đổi mới và hoàn thiện CSTM nhằm PTXK bền vững<br />
nói chung, sản phẩm da giầy nói riêng là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.<br />
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã<br />
lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát<br />
triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy của Việt Nam” làm đề<br />
tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình.<br />
<br />
2<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án<br />
2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện CSTM nhằm PTXK bền vững<br />
sản phẩm da giầy của Việt Nam.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về CSTM, về xuất khẩu sản<br />
phẩm da giầy và CSTM tác động đến PTXK bền vững sản phẩm da giầy.<br />
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới, đặc<br />
biệt là các nƣớc trong khu vực châu Á nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ và<br />
Indonesia về việc hoàn thiện các CSTM nhằm PTXK bền vững sản<br />
phẩm da giầy.<br />
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu bền vững<br />
sản phẩm da giầy của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013, phân tích thực<br />
trạng chính sách thƣơng mại tác động đến phát triển xuất khẩu bền vững<br />
sản phẩm da giầy giai đoạn này. Qua đó, tìm ra đƣợc những thành tựu,<br />
hạn chế và nguyên nhân, xác định các yêu cầu cần phải điều chỉnh, bổ<br />
sung CSTM nhằm PTXK bền vững sản phẩm da giầy đến năm 2020.<br />
- Phân tích và đánh giá bối cảnh, nhu cầu PTXK bền vững sản<br />
phẩm da giầy, từ đó đƣa ra quan điểm, định hƣớng và các giải pháp, kiến<br />
nghị tiếp tục hoàn thiện CSTM nhằm PTXK bền vững sản phẩm da giầy.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện<br />
chính sách thƣơng mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm<br />
da giầy của Việt Nam.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chính sách thƣơng<br />
mại của Việt Nam nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da<br />
giầy giai đoạn 2004 - 2013. Đây là giai đoạn ngành da giầy phát triển<br />
mạnh và đạt đƣợc những thành tích cao trong xuất khẩu, tạo ra nhiều<br />
việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, thực trạng<br />
phát triển xuất khẩu sản phẩm da giầy cũng bộc lộ những nhƣợc điểm,<br />
hạn chế và thiếu tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng.<br />
Về không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu kinh nghiệm của<br />
nƣớc ngoài ở 3 quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a để<br />
rút ra bài học cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách thƣơng<br />
mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy.<br />
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách thƣơng<br />
<br />
3<br />
mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy, trọng tâm<br />
nghiên cứu là chính sách thƣơng mại nhằm phát triển xuất khẩu bền<br />
vững sản phẩm da giầy về kinh tế, đảm bảo mối quan hệ hài hòa với<br />
môi trƣờng và an sinh xã hội.<br />
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cƣu của Luận án<br />
́<br />
4.1. Cách tiếp cận<br />
Nghiên cứu CSTM nhằm PTXK bền vững sản phẩm da giầy<br />
trƣớc hết cần có cách tiếp cận hệ thống, nhìn nhận trong mối quan hệ<br />
thƣơng mại quốc tế. Điều này thật sự quan trọng trong bối cảnh hàng rào<br />
bảo hộ của các nƣớc nhập khẩu đang gia tăng và cạnh tranh xuất khẩu<br />
hàng hóa giữa các nƣớc ngày càng khốc liệt.Bên cạnh đó, cần có hƣớng<br />
nghiên cứu đi từ lý thuyết đến thực tiễn, sử dụng khung lý thuyết để<br />
phân tích và đánh giá thực tiễn, nhận diện các vấn đề mà thực tiễn đang<br />
đặt ra, đối chiếu tiến tới đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện CSTM<br />
nhằm PTXK bền vững sản phẩm da giầy của Việt Nam.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu:<br />
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:<br />
Dùng để khái quát hóa một cách cơ bản khung lý luận về chính sách<br />
thƣơng mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy.<br />
Trên cơ sở đó, Luận án đƣa ra khái niệm và xác định đƣợc nôi dung,<br />
khung phân tích của Luận án;<br />
- Thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu về các nghiên cứu có liên<br />
quan: Luận án đã thu thập các thông tin, tƣ liệu từ các nghiên cứu có<br />
liên quan để có cơ sở tƣ liệu, thông tin phục vụ cho việc phân tích thực<br />
trạng phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy của Việt Nam;<br />
- Nhằm củng cố, cập nhật thêm những thông tin, số liệu sơ cấp<br />
phục vụ cho việc phân tích thực trạng tác động của chính sách thƣơng<br />
mại đến phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy, NCS sử dụng<br />
“Phương pháp điều tra, thu thập thông tin trực tiếp” thông qua việc<br />
gửi bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp cán bộ tại 250 doanh nghiệp sản<br />
xuất và xuất khẩu sản phẩm da giầy. Bảng câu hỏi ở Phụ lục 7. Kết quả<br />
điều tra đƣợc phân tích và trình bày ở Mục 2.2.2 thuộc Chƣơng 2.<br />
Phƣơng pháp điều tra giúp cho NCS có những đánh giá khách quan về<br />
tác động của chính sách thƣơng mại đối với phát triển xuất khẩu bền<br />
vững sản phẩm da giầy Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013.<br />
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, đây là<br />
phƣơng pháp mà NCS sử dụng để phân tích, so sánh nhằm khái quát<br />
<br />