intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hợp tác Ngân hàng – Fintech ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Hợp tác Ngân hàng – Fintech ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cản trở sự hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022; Đề xuất một hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học, có căn cứ thực tiễn nhằm tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hợp tác Ngân hàng – Fintech ở Việt Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền tảng công nghệ số với CMCN 4.0 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp tài chính và công nghệ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Financial Technology-Fintech). Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển của Fintech như dân số trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng và tương lai phát triển của lĩnh vực công nghệ tài chính ở Việt Nam, từ năm 2008, NHNN đã cấp phép thành lập những các công ty Fintech đầu tiên. Ngoài những thuận lợi mang lại, Fintech cũng đặt ra không ít các thách thức đối với hệ thống ngân hàng. Nhận thức rõ những ưu thế và thách thức giữa ngân hàng với các công ty Fintech, trong thời gian qua, xu hướng ngân hàng hợp tác với công ty Fintech là điểm sáng trên thị trường tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. Ngoài ra, vẫn còn khoảng trống về chính sách và cơ sở pháp lý cho sự tương tác giữa ngân hàng và Fintech, thể hiện ở các điểm: (i) Thiếu các Sandbox và cơ chế để điều tiết mối quan hệ này; (ii) Chưa có các hướng dân cụ thể cho nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước trong hợp tác với các Fintech; (iii) Chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và Fintech bị hạn chế; (iv) Hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động Fintech chưa đầy đủ. Như vậy, trong bối cảnh các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính ở Việt Nam hiện nay, việc ngân hàng hợp tác với các công ty Fintech là xu hướng tất yếu. Xuất phát từ những cơ sở trên, NCS đã lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu là “Hợp tác Ngân hàng – Fintech ở Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác giữa ngân hàng và fintech ở Việt Nam đến 2030 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Khái quát hóa tổng quan kiến thức khoa học về hợp tác ngân hàng - fintech, từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết về ngân hàng, fintech, hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hợp tác ngân hàng - fintech tại một số quốc gia trên thế giới, để tìm ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo có thể vận dụng để tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cản trở sự hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022.
  2. 2 - Đề xuất một hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học, có căn cứ thực tiễn nhằm tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hợp tác ngân hàng - fintech. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam qua số liệu hệ thống NHTM và công ty fintech. - Phạm vi thời gian: Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2018- 2023, trong đó: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2018 đến 2022, dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2023. Các giải pháp đề xuất đến năm 2030. - Phạm vi nội dung: Hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ đạo và xuyên suốt được sử dụng trong đề tài là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh. Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu chính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu của luận án sẽ được thu thập từ những đối tượng cụ thể sau: Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ việc điều tra khảo sát các công ty fintech và khảo sát các ngân hàng thương mại. Bảng hỏi khảo sát nhằm hướng tới đánh giá các cản trở ảnh hưởng tới hợp tác ngân hàng fintech; Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các NHTM và công ty fintech, hệ thống văn bản pháp lý và chiến lược hợp tác ngân hàng - fintech từ website Ngân hàng Nhà nước. 5. Những đóng góp mới của luận án Về mặt khoa học, luận án đã làm rõ nội hàm “hợp tác ngân hàng - fintech”, đồng thời làm rõ các cơ sở tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech cũng như các mô hình, giai đoạn hợp tác; đánh giá các cơ sở tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án phân tích thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong quá trình hợp tác ngân hàng – fintech; cung cấp cơ sở dữ liệu sơ cấp làm bằng chứng thực tế cho việc xác định sự ảnh hưởng của các cơ sở hợp tác ngân hàng – fintech; đề xuất một bộ giải pháp toàn diện, phù hợp nhất với hiện trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu nhằm giúp ngân hàng và công ty fintech thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn tiếp theo. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục đính kèm, luận án có ba chương gồm: Chương 1: Lý thuyết về hợp tác ngân hàng - fintech Chương 2: Thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam.
  3. 3 CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ HỢP TÁC NGÂN HÀNG - FINTECH 1.1. Lý thuyết chung về hợp tác ngân hàng - fintech 1.1.1. Khái niệm, các hoạt động và quá trình phát triển ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (Luật số: 47/2010/QH12) có đưa ra khái niệm ngân hàng theo mục 2 điều 4 như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”. 1.1.1.2. Các hoạt động ngân hàng Hoạt động huy động vốn Hoạt động cấp tín dụng Hoạt động khác: đầu tư, quản lý ngân quỹ, thanh toán 1.1.1.3. Quá trình phát triển của ngân hàng Quá trình phát triển ngân hàng thành 4 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, thời kỳ sơ khai, từ 3.500 đến 1800 trước Công nguyên là giai đoạn phát triển của các ngân hàng sơ khai. Giai đoạn hai, thời kỳ từ thế kỷ thứ V đến XVII, đây là giai đoạn hoàn thiện các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. Giai đoạn thứ ba, từ thế kỳ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, các ngân hàng thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Giai đoạn thứ tư, từ đầu thế kỷ XX đến nay, cùng với sự hoàn thiện về chức năng của các ngân hàng trung ương, các ngân hàng trung gian cũng phát triển đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh. 1.1.2. Khái niệm, các hoạt động và quá trình phát triển của fintech 1.1.2.1. Khái niệm fintech Fintech là viết tắt của từ tiếng Anh “financial technology”. Hiểu một cách đơn giản, fintech là thuật ngữ để chỉ ngành cung cấp các dịch vụ tài chính trên các nền tảng công nghệ. Nhìn từ góc độ hoạt động thực tiễn, từ fintech bao hàm các ứng dụng, sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được xây dựng dựa trên nền tảng internet và kỹ thuật số. Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến thuật ngữ này, tuy nhiên nhìn chung các khái niệm đều nhìn nhận fintech trong mối quan hệ giữa dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin. 1.1.2.2. Các hoạt động của fintech Về cơ bản, hoạt động của fintech tập trung vào 5 lĩnh vực chính sau: - Tài chính và đầu tư - Hoạt động tài chính và quản trị rủi ro
  4. 4 - Thanh toán và cơ sở hạ tầng - Bảo mật dữ liệu - Về giao diện người dùng Ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, fintech còn cung cấp các dịch vụ trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng (crowd- funding), cho vay ngang cấp (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management),… 1.1.2.3. Quá trình phát triển của fintech Quá trình phát triển chia thành 3 giai đoạn chính có sự gắn kết chặt chẽ với các cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra trong lịch sử. Giai đoạn phát triển thứ nhất, nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20: Trong giai đoạn này, sự phát triển của các công nghệ như điện báo, hệ thống đường sắt và máy hơi nước đã củng cố các liên kết tài chính đa quốc gia, cho phép thông tin tài chính, các giao dịch và thanh toán quốc tế được truyền tải và thực hiện nhanh chóng, thuận tiện trên thế giới. Giai đoạn phát triển thứ hai, từ 1980 đến 2008: Đặc trưng của giai đoạn này đó là những mầm mống của toàn cầu hóa tài chính bắt đầu được nhen nhóm, sự phát triển nở rộ của công nghệ thông tin đã thúc đẩy tự động hóa tài chính tiến đến các nấc thang cao hơn. Giai đoạn phát triển thứ ba, từ 2008 đến nay: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra có thể coi là một bước ngoặt và là chất xúc tác cho quá trình phát triển của kỷ nguyên fintech 3.0 khi làm thay đổi nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của các công ty công nghệ. 1.1.3. Hợp tác giữa ngân hàng và fintech 1.1.3.1. Khái niệm hợp tác Cũng như các khái niệm về ngân hàng và fintech, hợp tác có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng hợp tác biểu thị các mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều chủ thể hoặc các bộ phận của chúng nhằm đạt được một số mục tiêu dựa trên các thỏa thuận. 1.1.3.2. Sự cần thiết hợp tác giữa ngân hàng và fintech - Cơ hội thị trường dịch vụ ngân hàng - Thách thức từ phía khách hàng (1) Về phía các ngân hàng, các ngân hàng có thể hoặc là củng cố các cơ chế và hành vi truyền thống, hoặc là dự báo trước hành vi của khách hàng sẽ thay đổi thế nào và chuyển đổi theo hướng tương ứng nhằm làm tăng trải nghiệm khách hàng trong dịch vụ ngân hàng. (2) Đối với fintech, fintech đang bước vào cuộc chơi nhằm đáp ứng nhu cầu và những khoảng trống trên thị trường. (3) Khi fintech và ngân hàng hợp tác với nhau, tận dụng lợi thế về công
  5. 5 nghệ và kinh nghiệm của nhau thì hiệu quả đầu tư sẽ là cao nhất. 1.1.3.3. Các mô hình hợp tác giữa ngân hàng và fintech (1) Mô hình mua lại công ty (White label): Các tổ chức tài chính truyền thống mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ một công ty fintech và triển khai chúng dưới thương hiệu của riêng họ. (2) Mô hình thiết lập các fintech trực thuộc các ngân hàng (Integrated in- house): các sản phẩm và giải pháp được lưu trữ nội bộ (thường là cho các công ty lớn) hoặc như một phần mềm dịch vụ (cho các doanh nghiệp nhỏ hơn). (3) Mô hình thuê ngoài (Full oursoucing): Nơi các tổ chức tài chính thuê ngoài những năng lực không phải cốt lõi của mình cho một doanh nghiệp fitech. (4) Mô hình Ứng dụng giao diện lập trình “Application Programming Interfaces (APIs)”: Một công ty truyền thống cung cấp các APIs cho phép các công ty FinTech cung cấp các khả năng khác nhau, hoặc các API đương thời đã được cung cấp bởi công ty FinTech. (5) Ngân hàng coi fintech là đối tác trong hoạt động kinh doanh (stand- alone in-house): Các fintech cung cấp các giải pháp công nghệ ứng dụng trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. (6) Mô hình khởi động các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệ fintech (Accelerators and incubators): Các công ty truyền thống cung cấp những vườn ươm tăng tốc khởi nghiệp chuyên dụng cho fintech để mở rộng quy mô. (7) Mô hình thiết lập quỹ đầy tư (Marketplace platforms): bên thứ ba sử dụng các ứng dụng kinh doanh từ những đối tác, fintech và các công ty dịch vụ tài chính truyền thống và cung cấp các giải pháp tự phục vụ tổng hợp trên nền tảng, đóng vai trò là người hỗ trợ tích hợp giữa người đương nhiệm và Công ty tài chính. 1.1.3.4. Các cơ sở hợp tác giữa ngân hàng - fintech - Quan điểm của Nhà nước trong hợp tác giữa ngân hàng và fintech - Tư duy quản lý và kinh doanh dịch vụ ngân hàng - Những thế mạnh nhất định của ngân hàng - Quản lý rủi ro trong hợp tác - Những tác động tích cực trong mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và fintech - Những tác động tiêu cực trong mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và fintech 1.2. Hợp tác giữa ngân hàng - fintech trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam 1.2.1. Tình hình hợp tác giữa ngân hàng và fintech trên thế giới Singapore là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á được biết đến với hệ sinh thái phát triển hàng đầu trên thế giới. Cộng hòa Liên bang Đức, sau Vương quốc Anh, Đức có hệ sinh thái fintech phát triển đứng thứ hai ở khu vực châu Âu. Một số mô hình hợp tác thành công giữa ngân hàng và fintech: Standard
  6. 6 Chartered đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo eXellerator tại Singapore. 1.2.2. Kinh nghiệm trong hợp tác giữa ngân hàng và fintech Tại Úc để trở thành một trong những hệ sinh thái fintech phát triển năng động, cạnh tranh và phát triển bền vững trên thế giới như hiện tại, các nhà quản lý và hoạch định chính sách Úc đã chú trọng vào 5 trụ cột: (i) tài năng của người sáng lập và đội ngũ nhân viên; (ii) môi trường (người hướng dẫn, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, môi trường tương tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp); (iii) khách hàng (khả năng tiếp cận khách hàng, nhu cầu thị trường, đối tác phân phối, Chính phủ); (iv) vốn; và (v) khuôn khổ pháp lý/chính sách. Tại Singapore, để tháo gỡ những rào cản với fintech, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã cho phép những dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính được hoạt động trong môi trường luật thông thoáng hơn với các ưu đãi dành riêng. Tại Hồng Kông, chìa khóa mang lại thành công cho việc phát triển hệ sinh thái Fintech ở Hông Kông chính là cơ chế hỗ trợ khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ; khả năng duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và khả năng đạt được sự cân bằng giữa việc phát triển thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã hệ thống hoá và làm rõ được những vấn đề lý luận về ngân hàng, fintech và hợp tác ngân hàng-fintech, bao gồm: (i) Những vấn đề cơ bản về ngân hàng, finetch; (ii) Luận giải rõ hợp tác ngân hàng-fintech như khái niệm, sự cần thiết, các mô hình hợp tác, luận án đã chỉ ra các cơ sở hợp tác ngân hàng-fintech; (iii) Nghiên cứu những kinh nghiệm trong hợp tác ngân hàng-fintech của một số nước trên thế giới như: Úc, Singapore, Mỹ, Hồng Kông, rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các ngân hàng ở Việt Nam trong việc hợp tác với fintech. Nội dung chương 1 là nền tảng lý luận để đi vào xem xét, đánh giá thực tiễn, cũng như là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hợp tác ngân hàng-fintech ở Việt Nam trong các chương tiếp theo của Luận án. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC NGÂN HÀNG - FINTECH Ở VIỆT NAM 2.1. Khái quát về ngân hàng và fintech ở Việt Nam 2.1.1. Khái quát hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Ngân hàng Quốc gia Việt Nam chính thức được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 6/5/1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn sáu thập kỷ qua, hệ thống
  7. 7 Ngân hàng Việt Nam đã không ngừng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. - Hoạt động tài chính, tiền tệ thời kỳ 1945-1954 - Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1955-1975 - Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1976-1985 - Hoạt động ngân hàng thời kỳ từ 1986 đến nay 2.1.2. Khái quát fintech tại Việt Nam Fintech chính thức xuất hiện tại Việt Nam năm 2008 bằng hoạt động thanh toán, dù cùng trải qua những ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 với nền kinh tế toàn cầu, Fintech Việt Nam vẫn có sức tăng trưởng mạnh mẽ với hàng loạt dòng vốn lớn rót vào các dự án công nghệ tài chính, cùng với đó là sự ra đời của hàng trăm công ty Startup hoạt động trong lĩnh vực này. Theo bảng xếp hạng trung tâm Fintech toàn cầu năm 2021, điểm Fintech của Việt Nam xếp hạng 70 trên thế giới, trong đó thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội xếp lần lượt thứ 28 và 33 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dựa vào thống kê của Merchant Machine năm 2021, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ người dân được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng thấp nhất thế giới. Một điều tích cực là Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ ở mức cao, khả năng nắm bắt công nghệ nhanh nhạy với hơn 70 triệu người dùng điện thoại thông minh. Những yếu tố này là lời khẳng định Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của ngành công nghệ tài chính trong tương lai. 2.1.2.1. Các công ty fintech tại Việt Nam Các công ty FinTech thành lập tại Việt Nam FinTech chính thức xuất hiện tại Việt Nam năm 2008 bằng hoạt động thanh toán. Hiện nay đã phát triển đa dạng tới nhiều lĩnh vực như: thanh toán với các công cụ như Moca, Payoo, VinaPay, MoMo... hoặc cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/ mPOS4 như Hottab, SoftPay; các công ty cung cấp nền tảng gọi vốn như FundStart, Comicola, Betado hay FirstStep…; cho vay trực tuyến như LoanVi, Tima, Trust Circle; quản lý tài chính cá nhân như BankGo, Moneylover, Mobivi; quản lý dữ liệu như Trusting Social, Circle Bii; chuyển tiền như Matchmove, Cash2vn, Remit.vn; Blockchain như Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin... quản lý tài chính cá nhân (BankGo, Moneylover, Mobivi...), cầm đồ online (F88)... Nhìn chung, FinTech ở Việt Nam hiện chủ yếu chỉ tập trung ở ba ở dịch vụ: thanh toán, cho vay ngang hàng và huy động vốn cộng đồng. Nhìn về số lượng, các công ty Việt Nam có số lượng tham gia FinTech còn khá ít so với các nước. Về chất lượng, hoạt động của các công ty FinTech tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu, chưa đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, phần lớn là hoạt động thanh toán; đang thiếu các dịch vụ quản lý tài sản, quản lý thanh
  8. 8 khoản, quản lý danh tính, quản lý đầu tư, quản lý rủi ro, quản lý kinh doanh; bảo hiểm, bảo lãnh phát hành; dịch vụ tư vấn tài chính tự động. Hệ sinh thái FinTech tại Việt Nam chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể bao gồm cơ quan quản lý, các định chế tài chính, công ty FinTech và các doanh nghiệp khởi nghiệp, quỹ đầu tư, hạ tầng tài chính, viễn thông… Các công ty FinTech nước ngoài Bên cạnh làn sóng các công ty FinTech do người Việt thành lập, có thể thấy sự tham gia khá mạnh mẽ từ các FinTech nước ngoài. Phải thừa nhận rằng, các tập đoàn này có một hệ sinh thái tuyệt vời và một cơ sở dữ liệu khách hàng vô cùng lớn. Dữ liệu lớn là một lợi thế hàng đầu trong bối cảnh hiện nay, tạo ra sức hút hợp tác với các ngân hàng Việt. Một khi tiếp cận được kho dữ liệu này, ngân hàng sẽ có cơ hội tăng số lượng khách hàng lên theo cấp số nhân. Nhiều ngân hàng Việt Nam đã hợp tác với Alibaba, Tencent, Facebook. Cộng đồng FinTech bước đầu có sự tập hợp hiệp hội Ngày 4/10/2015, nhóm các doanh nghiệp và quỹ đầu tư có quan tâm đến lĩnh vực FinTech gặp nhau, thảo luận về việc xây dựng một câu lạc bộ, nhằm kết nối, trao đổi hợp tác và hỗ trợ cho các startup trong lĩnh vực FinTech. Câu lạc bộ do ông Trần Hữu Đức, Giám đốc Quỹ FPT Ventures và ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Momo làm đồng chủ nhiệm. Các thành viên của câu lạc bộ nhất trí hợp thức hóa hoạt động của câu lạc bộ theo các quy định của pháp luật và xin phép được hoạt động dưới danh nghĩa là câu lạc bộ của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam. Câu lạc bộ FinTech Vietnam đã có gần 2.000 thành viên. 2.1.2.2. Hệ thống các dịch vụ ứng dụng fintech Lĩnh vực thanh toán vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng liên tục của Fintech trong lĩnh vực thanh toán, với các ứng dụng thanh toán, cổng thanh toán, ví điện tử. Tính tới thời điểm hiện nay, có 47 công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán (trung gian thanh toán) đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động chính thức, tăng gần gấp đôi so với thời điểm năm 2017. Hoạt động thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng cũng phát triển đặc biệt nhanh trong vài ba năm trở lại đây khi số lượng và giá trị giao dịch qua các kênh điện tử như Internet banking, mobile banking. Tốc độ tăng trưởng và phát triển của dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và các giao dịch qua kênh điện tử thông qua tài khoản ngân hàng luôn ghi nhận mức tăng trưởng cao từ 2 đến 3 con số hàng năm. Cho vay trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ Cho vay P2P có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2017 Việt Nam chỉ có 3 công ty cho vay trực tuyến. Con số này tăng lên 28 vào năm 2019. Con số còn cao hơn do một số công ty không phản hồi khảo sát nên không được thống kê. Theo khảo sát tháng 3/2019 của NHNN, Việt nam có khoảng 40 đơn vị P2P,
  9. 9 nhưng khoảng 10 đơn vị là không rõ cơ sở pháp lý và không đăng ký có nguồn gốc từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia. Theo Nexttech, có khoảng 60-70 công ty cho vay P2P bất hợp pháp đang hoạt động chui tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tăng trưởng trong các hạng mục Fintech khác Nhiều công ty Fintech xuất hiện trong các lĩnh vực khác, bao gồm phân tích dữ liệu, chấm điểm tín dụng và/hoặc quản lý dữ liệu (tăng từ 2 công ty năm 2017 lên 8 công ty năm 2019), các trang so sánh tài chính (2 năm 2017, 8 năm 2019), POS (point of sale” - 3 trong năm 2017, 6 vào năm 2019), gây quỹ cộng đồng (4 vào năm 2017, 6 vào năm 2019) và blockchain (4 vào năm 2017, 5 vào năm 2019). Xuất hiện các lĩnh vực Fintech mới, nhưng vẫn tồn tại khoảng trống Các lĩnh vực khác nhau của Fintech chưa phổ biến trong năm 2017, nhưng đến nay đã xuất hiện những lĩnh vực mới như tài chính công nghệ bảo hiểm insurtech (4 công ty) và quản lý tài sản (7 công ty). Tuy nhiên, chưa có công ty Fintech nào tập trung vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ để hỗ trợ tuân thủ pháp luật hoặc quy định (hình thức "regtech" hoặc "suptech"). 2.1.2.3. Đặc điểm Fintech tại Việt Nam (1) Fintech phát triển nhanh trong đó đa phần các công ty Fintech tập trung hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng (2) Hệ sinh thái Fintech được dẫn dắt bởi hai lĩnh vực chính là thanh toán và cho vay ngang hàng (3) Quy mô của các công ty Fintech tương đối nhỏ (xét về vốn và số lượng nhân viên) (4) Mô hình hoạt động chủ yếu là sự hợp tác giữa Ngân hàng và fintech - Ngân hàng - fintech hợp tác cung ứng dịch vụ - Fintech cung ứng các giải pháp cho ngân hàng - Ngân hàng hỗ trợ vốn và kinh nghiệm cho các Fintech 2.2. Thực trạng hợp tác giữa ngân hàng và fintech tại Việt Nam 2.2.1. Khuôn khổ pháp lý và khung chính sách phát triển fintech tại Việt Nam 2.2.1.1. Khuôn khổ pháp lý cho Fintech tại Việt Nam Từ năm 2001, đã có nhiều văn bản pháp lý ra đời điều chỉnh hoạt động thanh toán đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đặc biệt, Quốc hội đã cho ra đời Luật Giao dịch điện tử vào năm 2005 làm cơ sở giao dịch, thanh toán điện tử sau này. Tiền mã hóa được đưa vào khung quản lý của Việt Nam tại Quyết định số 20/2007/NHNN về quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Đặc biệt, Quyết định số 1073/QĐ-TTg năm 2010 của TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 đã tạo ra khuôn khổ cho sự phát triển
  10. 10 của các công ty Fintech sau này, trong đó, đầu tiên phải kể đến các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Tới những năm 2010 - giai đoạn sau khủng hoảng tài chính 2008, khái niệm “dịch vụ trung gian thanh toán” lần đầu tiên được nhắc tới tại khoản 10, Điều 6, Luật NHNN năm 2010, cụ thể: “dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán”. Trong Luật NHNN năm 2010, Quốc hội cũng nhấn mạnh quyền của NHNN đối với việc cấp giấy phép cho các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ the trong khoản 9, Điều 4, NHNN có quyền: “cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng”. Bên cạnh đó, NHNN cũng có thẩm quyền giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng. Đối với NHTM, trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng cho phép các NHTM tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhưng NHTM phải thành lập, mua lại công ty con; ngoài ra, NHTM cũng có thể góp vốn, mua cổ phần đối với công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Khoản 3 và 4, Điều 103, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010). Điều kiện tham gia trong lĩnh vực cung ứng hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với các NHTM tại Việt Nam đã thể hiện sự Chính phủ trong việc tách biệt hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán truyền thống với dịch vụ trung gian thanh toán - dịch vụ đòi hỏi sự chuyên môn hóa trong lĩnh vực truyền dẫn, xử lý dữ liệu điện tử. Bản thân các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cũng cần đáp ứng các điều kiện tối thiểu được quy định trong Nghị định số 101/2012/NĐ-CP. Theo Thông tư số 39/2014 về Hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán ngày 11/12/2014 của NHNN Việt Nam, quyền hạn cũng như trách nhiệm của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cũng đã được chỉ rõ. Sự tồn tại của các công ty Fintech thời điểm năm 2014 lại một lần nữa được pháp luật ghi nhận trong Luật Đầu tư 2014 quy định hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một ngành nghề đầu tư có điều kiện. Khác với dịch vụ trung gian thanh toán, các sản phẩm Fintech khác như P2P Lending, e-KYC, Blockchain hay Open API ở Việt Nam tuy không bị cấm nhưng chưa được quản lý, hướng dẫn cụ thể bởi cơ quan quản lý. Đối với hoạt động cho vay ngang hàng, các quy định hiện tại trong Bộ Luật Dân sự 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 quan hệ giữa hai đối tượng đi vay và cho vay là hành vi dân sự. Đối với e-KYC, đã có quy định từ Nghị định 87/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 04/10/2013, Thông tư 16/2020/TT NHNN ngày 14/12/2020, Thông tư 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021. Ngoài ra, Thủ
  11. 11 tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 06/QĐ - ngày 6/01/2022 phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đối với blockchain, tương tự với tình hình quản lý công nghệ chuỗi khối (blockchain) tại các nước khác trên thế giới, Việt Nam chưa chính thức công nhận blockchain là an toàn tuyệt đối về lưu trữ thông tin thực và sự bất khả xâm phạm đối với sự giả mạo. 2.2.1.2. Chính sách phát triển Fintech Trên thực tế, khái niệm Fintech chưa được đề cập tại bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nào tại Việt Nam. Về các chính sách phát triển hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, không thể phủ nhận những thay đổi pháp lý tạo nền tảng cho sự phát triển này tuy rằng nó vẫn còn khá yếu. Đầu tiên phải kể đến từ sau Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 về quản lý dịch vụ trung gian thanh toán, NHNN đã đi tiên phong trong việc lập ra Ban chỉ đạo về Fintech. Giải pháp về mặt tổ chức này đánh dấu sự thay đổi nhận thức, thu hút sự chú ý của thị trường Fintech, trở thành đầu mối tiếp nhận thông tin, từ đó đề xuất hướng đi trong tương lai. Thứ hai, sự phát triển hệ sinh thái Fintech còn đến từ chính nhận thức về xu hướng phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ. Theo đó, Chính phủ Việt Nam có văn bản phê duyệt về kinh tế chia sẻ theo Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12/08/2019, trong đó ghi rõ mục tiêu: (i) đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống; (ii) đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mô hình kinh tế chia sẻ bao gồm người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp cung cấp nền tảng và (ii) khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển nền kinh tế số. Căn cứ pháp lý này giúp cơ quan chuyên môn về ngân hàng như NHNN hay Bộ Tài chính có cơ sở để đưa ra mới. Vào năm 2020, Dự thảo Đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng đã được ban hành kèm theo Báo cáo đánh giá tác động được phân tích chi tiết. 2.2.2. Các hình thức hợp tác giữa Ngân hàng - fintech tại Việt Nam 2.2.2.1 Ngân hàng và Fintech cùng hợp tác (1) Ngân hàng hợp tác sử dụng các sản phẩm, nền tảng do các công ty Fintech phát triển: - Các giải pháp phân tích dữ liệu lớn cho ngân hàng: Tháng 7/2020, Ngân hàng quốc tế VIB đã hợp tác thành công với công ty Fintech cung cấp giải pháp chấm điểm tín dụng qua công nghệ 4.0 - Trusting Social, để cho ra mắt ứng dụng xử lý dữ liệu lớn Big Data và trí tuệ nhân tạo AI vào quy trình chấm điểm tín dụng và duyệt hạn mức tín dụng cho chủ thẻ tín dụng.
  12. 12 - Ứng dụng Blockchain trong giao dịch L/C: Tính đến tháng 2/2021 đã có 05 ngân hàng (BIDV, Vietcombank, Vietinbank, HDBank, MBBank) đã thử nghiệm giao dịch L/C trên nền tảng công nghệ chuỗi khối Corda của R3 thông qua Contour - một Fintech thuộc sở hữu của 08 ngân hàng quốc tế là Bangkok Bank, BNP Paribas, CTBC, HSBC, ING, Standard Chartered, SEB và Citi. Nền tảng này cho phép các tổ chức giao dịch và xem thông tin một cách an toàn thông qua một mạng lưới dựa trên Blockchain toàn cầu. - Công nghệ nhận diện sinh trắc học e-KYC: sau khi NHNN ban hành thông tư 16/2020/TT-NHNN sửa đổi thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, ứng dụng công nghệ sinh trắc học e-KYC để định danh trực tuyến trong đó có việc mở tài khoản thanh toán trực tuyến đã trở thành xu hướng được nhiều ngân hàng triển khai thông qua mô hình hợp tác sử dụng giải pháp e- KYC của các Fintech trên thị trường như VNPT IT, VNPAY, HyperVerge, FPT.AI, Shufti Pro. - Nền tảng tiếp cận gần khách hàng hơn, nâng cao trải nghiệp khách hàng: tháng 5/2021, MBBank vừa tuyên bố bắt tay với Insider - một startup MarTech (đã có mặt tại 26 quốc gia, hiện đang là đối tác với gần 90 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam) để tăng tốc trên cuộc đua số hóa, khởi tạo và nâng cao cuộc sống số, tiến đến gần hơn với khách hàng của mình, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời khi lựa chọn sử dụng MBBank. - Trí tuệ nhân tạo AI: Hiện nay, một số ngân hàng mới chỉ bắt đầu áp dụng thử nghiệm. Tại Việt Nam có 2 ngân hàng triển khai AI sớm nhất là TPBank với ứng dụng trợ lý ảo T’Aio trên Facebook Messenger và VietA Bank với Chatbox hoạt động trên Fanpage. (2) Ngân hàng hợp tác với Fintech để mở rộng năng lực phục vụ khách hàng không thuộc danh mục ưu tiên của ngân hàng: *Lĩnh vực thanh toán cũng là lĩnh vực có sự tương tác hợp tác sâu rộng giữa Fintech và các ngân hàng, thể hiện ở các lĩnh vực hợp tác cụ thể như sau: + Thế hệ mới các giải pháp POS (Point of Sale): QR code, công nghệ thẻ chíp thông minh, thanh toán không tiếp xúc (Near-Field Communication NFC) gia tăng tính an toàn và bảo mật trong thanh toán cho khách hàng bởi sự cung cấp từ Vimo, VNPAY, VietUnion... + Dịch vụ gia tăng cho khách hàng và ngân hàng: Các giải pháp thanh toán sẽ được cung cấp kèm theo các sản phẩm gia tăng giá trị khác như giải pháp phân tích dữ liệu, quản lý khách hàng, quản lý gian lận... + Các giải pháp về thanh toán ngang hàng (P2P payment) và ví điện tử: Các công ty Fintech cung cấp ngày càng nhiều các giải pháp hỗ trợ thanh toán hàng. ngang
  13. 13 + Mạng lưới thanh toán bán lẻ và các giải pháp chuyển tiền: Các mạng lưới thanh toán điện tử mới là sự lựa chọn thay thế cho những mạng lưới truyền thống của Visa, Mastercard... + Nền tảng chuyển tiền quốc tế: Gia tăng các giải pháp chuyển tiền/ nhận tiền kiều hối xuyên quốc gia với chi phí thấp. + Đơn giản hóa quy trình thanh toán mua bán trực tuyến: Các giải pháp được phát triển để giảm thời gian xử lý giao dịch, tích hợp nhiều phương thức thanh toán (thẻ, QR code, tài khoản ngân hàng, ví điện tử...). + An toàn thông tin khách hàng và phòng chống gian lận: Các công nghệ sinh sắc học, thẻ chip thông minh, thanh toán không tiếp xúc... + Thanh toán nhanh: Các công ty Fintech đang tập trung vào các giải pháp thanh toán/chuyển khoản mà hạn chế vai trò trung gian của các ngân hàng để giảm thời gian xử lý và giảm phí giao dịch. + Công nghệ thanh toán không tiếp xúc cho thẻ và các ví điện tử + Chuyển đổi số toàn bộ hệ thống ngân hàng trở thành những ngân hàng hợp kênh và những ngân hàng không chi nhánh *Lĩnh vực tín dụng, cho vay trực tuyến: + Đối với dịch vụ gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding): Hai loại mô hình gây quỹ cộng đồng rất phổ biến ở Việt Nam gồm gây quỹ cộng đồng dựa trên phần thưởng (reward-based) và cộng đồng dựa trên quyên góp (donation-based). + Đối với dịch vụ P2P lending, cũng chưa có thống kê nào về thông tin hoạt động cho vay P2P đang tập trung vào cho vay tiêu dùng hay cho vay doanh nghiệp hoặc sản xuất. Trong một số trường hợp, các công ty tuyên bố là cho vay doanh nghiệp, nhưng thực tế lại hướng nhiều hơn đến tài chính tiêu dùng. + Một số ngân hàng kết hợp với công ty công nghệ để cho vay khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ như Dragon Bank, Thebank, Gobear là 3 công ty cổ phần hợp tác và kết nối với ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng. *Lĩnh vực tài chính cá nhân: + Hiện nay, một số Fintech lớn đang cung cấp dịch vụ qua ví điện tử, công nghệ sổ cái phân tán trên nền tảng blockchain, thương mại trực tuyến B2C, mPOS; Quản lí tài chính cá nhân như BanGo, MoneyLover, Mobivi... + Vietcombank với chiến lược tập trung đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng số hiện đại, đã tích cực hợp tác với các đối tác Fintech lớn và có uy tín lớn tại Việt Nam như VnPay, NAPAS, Payoo, Bankplus, Momo... + VPbank đã phối hợp với Lifestyle Project Management Vietnam thành lập ngân hàng số thế hệ mới Timo. 2.2.2.2 Ngân hàng hợp tác Fintech theo hướng góp vốn hỗ trợ (1) Mô hình Ngân hàng đầu tư thành lập: - Vai trò của Ngân hàng trong mô hình: Nắm bắt xu thế của thị trường, Ngân hàng thực hiện đầu tư thành lập Fintech với quy mô nhỏ và dần phát triển
  14. 14 mở rộng quy mô dựa trên sự đón nhận của thị trường. Qua đó, Fintech trở thành một phần trong hệ sinh thái của Ngân hàng, đóng góp nguồn thu cho Ngân hàng từ việc chia sẻ lợi nhuận hoạt động của Fintech. - Một ví dụ điển hình, Công ty Cổ Phần Be Group (đơn vị sở hữu và phát triển Ứng dụng gọi xe Be) tiền thân là CTCP Dịch vụ Công nghệ VEEP được thành lập ngày 11/5/2018, đóng trụ sở tại tầng 22, toà tháp VPBank 89 Láng Hạ (Hà Nội). Tại thời điểm đó, Be Group đã ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Công ty bảo hiểm OPES (tiền thân chính là CTCP Bảo hiểm Việt Nam Thịnh Vượng - một thành viên của VPBank). Tháng 1/2021, Be Group và VPBank giới thiệu Ngân hàng số Cake - hệ thống giải pháp ngân hàng điện tử. Đây là một ngân hàng số đầu tiên được kết nối để hiển thị trên nền tảng ứng dụng gọi xe. Công ty TNHH BeFinancial (BeFinancial) - Công ty thành viên trực thuộc Be Group - sẽ tham gia vận hành Cake trên cơ sở thỏa thuận Hợp tác chiến lược dài hạn giữa VPBank và Be Group. Đây được coi như hệ sinh thái tài chính công nghệ để cung cấp nhu cầu thanh toán, tiêu dùng cho khách hàng cá nhân, tài xế được ký kết giữa Be Group và VPBank tháng 5 năm 2019. Theo thỏa thuận Hợp tác này, công ty con BeFinancial thực hiện các công việc đặc thù về lĩnh vực công nghệ tài chính: cung ứng các giải pháp, sản phẩm dịch vụ phần mềm công nghệ, phát triển, vận hành các giải pháp công nghệ mới như định danh khách hàng trực tuyến (e-KYC), giao kết hợp đồng điện tử (chữ ký số) (eContract/e.Signature)... cho hệ thống giải pháp ngân hàng số Cake. Lĩnh vực hoạt động chính của beFinancial là nghiên cứu, phát triển, cung cấp các giải pháp liên quan đến lĩnh vực công nghệ - tài chính (Fintech). Đồng thời, Be Group cũng hỗ trợ Cake thực hiện các hoạt động phát triển khách hàng, phát triển kinh doanh trên môi trường số. (2) Mô hình Ngân hàng góp vốn giai đoạn phát triển mở rộng: - Vai trò Ngân hàng trong mô hình: Dựa trên định hướng phát triển Ngân hàng, Ngân hàng tìm kiếm và đánh giá các Fintech có hoạt động kinh doanh, dịch vụ tài chính và tiềm năng phù hợp để thực hiện đầu tư hợp tác, mở rộng quy mô Fintech để tìm kiếm nguồn lợi ích từ các dịch vụ hợp tác với Fintech. Qua đó, Fintech là đối tác của Ngân hàng. - Một số ví dụ điển hình, từ năm 2015, TIMA bắt đầu tham gia thị trường tài chính công với vai trò là nhà cung cấp nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng (P2P) đầu tiên tại Việt Nam. Tháng 6 năm 2016, TIMA bắt đầu triển khai dịch vụ tư vấn và kết nối tài chính, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính đơn giản, nhanh chóng và tin cậy đến khách hàng trên Toàn Quốc. Tính đến nay, TIMA đã gọi thành công 3 triệu USD từ Quỹ ngoại Belt Road Capital Management, nâng mức định giá công ty lên đến gần 500 tỷ VNĐ. Vào tháng 10/2018, TIMA ký kết hợp tác chiến lược với Tổng công ty Bảo hiểm ngân hàng Vietinbank Insurance. Trong đó, Tima sử dụng dịch vụ của Bảo hiểm VietinBank để cung cấp cho Người vay vốn. Khi Người vay vốn không may gặp phải những rủi ro
  15. 15 không lường trước được, Bảo hiểm VietinBank sẽ giúp họ trả nợ cho các khoản vay. Và vào đầu năm 2019, TIMA tiếp tục ký hợp tác với ngân hàng TMCP Nam Á (8/1/2019) và uy tín thương hiệu của công ty càng được nâng cao hơn. Theo thỏa thuận hợp tác này, tiền của Người cho vay trên Sàn Tima sẽ được Nam A Bank quản lý, Người cho vay chủ động giải ngân cho Người vay. Trong khi đó, tài khoản Người vay trên Sàn Tima đã được tích hợp sẵn các kênh thanh toán của Nam A Bank. Do đó, người vay có thể thực hiện nhận giải ngân cũng như trả lãi, gốc nhanh chóng và thuận tiện. Việc hợp tác này giúp đảm bảo khoản tiền của người cho vay, đồng thời mở ra kênh thanh toán trực tuyến linh hoạt hơn cho người vay. - Nhiều ngân hàng cũng tham gia vào cuộc đua ngân hàng số. Năm 2020, chứng kiến các ngân hàng đua nhau bắt tay với các startup lĩnh vực Fintech. Trong đó có VietinBank cùng Opportunity Network (Anh), CIMB Bank Vietnam cùng Toss (Hàn Quốc), OCB cùng Ripple Net (Mỹ), và TPBank cùng Backbase (Hà Lan). Theo đánh giá, Backbase giúp TPBank vận hành trên một nền tảng số đa kênh an toàn, hiệu quả và bền vững, có thể linh hoạt về quy mô triển khai nhằm phù hợp với định hướng phát triển và mở rộng của ngân hàng trong tương lai. - Quá trình chuyển đổi số của TPBank đã nâng cao giá trị của chính ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao và ưu tiên kỹ thuật số cho các khách hàng và đối tác. Với các giải pháp của Backbase, TPBank dự đoán chỉ mất 9 tháng để cải tiến thành công hệ thống ngân hàng di động (mobile banking) và ngân hàng điện tử (Internet banking) từ nền tảng công nghệ được xây dựng từ thập kỷ trước. Các giải pháp của Backbase đã cho phép TPBank dịch chuyển và vận hành trên nền tảng công nghệ tân tiến và hiệu quả cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu số hóa của khách hàng trong tương lai. 2.3. Đánh giá thực trạng hợp tác giữa Ngân hàng - fintech tại Việt Nam 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1 Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội Không chỉ gia tăng về giá trị giao dịch, thanh toán không dùng tiền mặt cũng có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu cụ thể như sau: Hình 2.11: Tỷ trọng dịch chuyển hành vi khách hàng tiêu dùng tiền mặt sang không dùng tiền mặt
  16. 16 Nhóm dịch vụ thu chi ngân sách nhà nước: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã hoàn thành kết nối thanh toán điện tử liên ngân hàng tại 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trong cả nước, đáp ứng được nhu cầu thu, chi ngân sách của người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời; Nhóm dịch vụ thuế, hải quan: khoảng 50 NHTM đã hoàn thành kết nối với hệ thống nộp thuế điện tử của Tổng cục Hải quan, của Tổng cục Thuế Nhóm dịch vụ tiện ích xã hội: (i) điện: 27 ngân hàng và 10 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp thu tiền điện, doanh thu tiền điện của EVN thanh toán, thu qua ngân hàng, trung gian thanh toán lên tới gần 90%, (ii) nước: các công ty nước cũng đã chủ động hợp tác với các Ngân hàng để thực hiện thanh toán tiền nước tự động; (iii) giáo dục: hầu hết các trường học đã cho phép thanh toán học phí thông qua hình thức chuyển khoản hoặc các hình thức thanh toán điện tử hiện tại qua internet banking, mobile banking, ví điện tử....(iv) y tế: theo thông kê của NHNN, đã có hơn 30 bệnh viện triển khai thanh toán viện phí điện tử; (v) dịch vụ công trực tuyến: năm 2019, Chính Phủ đã chính thức khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia, đến nay đã tích hợp với các Cổng dịch vụ công của các Bộ ngành địa phương, cho phép người dân/doanh nghiệp tra cứu các dịch vụ công và thực hiện thanh toán trực tuyến. Hình 2.12: Số lượng dịch vụ công mức độ 3, 4 qua các năm 2.3.1.2 Tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng (1) Tầm nhìn của các Ngân hàng cũng có sự thay đổi: Các ngân hàng đã đầu tư mạnh vào công nghệ nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống các phát kiến tài chính (financial innovations) (2) Khách hàng mục tiêu, phân khúc khách hàng: Hầu hết các NHTM đều có định hướng đẩy mạnh dịch ngân hàng bán lẻ. (3) Chính sách giá phí: Các tác động của Fintech với chính sách giá phí của ngân hàng thể hiện rõ trong mảng thanh toán.
  17. 17 (4) Kênh và sản phẩm dịch vụ thanh toán của các ngân hàng: Hoạt động thanh toán được nhìn nhận là lĩnh vực thay đổi đầu tiên và mạnh nhất. (5) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng - Các Fintech đã tạo ra 1 sức ép về việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh và phục vụ khách hàng. - Công nghệ số giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của khách hàng. - Chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng đang được cải thiện, cải thiện trải nghiệm của khách hàng. - Các mô hình hợp tác mới giữa các Ngân hàng và Fintech cũng sẽ là xu thế mới. (6) Nâng cao và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro của các Ngân hàng: Bên cạnh những loại rủi ro chính khi triển khai dịch vụ tài chính/ngân hàng số như: (1) rủi ro chiến lược, (2) rủi ro pháp lý, (3) rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro công nghệ, rủi ro gian lận, (4) rủi ro tài chính thì với sự phát triển, định hướng chuyển đổi số của các Ngân hàng và cạnh tranh từ Fintech, các Ngân hàng đang phải đối mặt với các loại rủi ro mới như rủi ro chính sách; rủi ro quản lý đại lý; rủi ro danh tiếng; rủi ro hợp tác đối tác... (7) Chương trình truyền thông thúc bán: Dưới ảnh hưởng của Fintech, các ngân hàng ngày càng chú trọng hơn tới hoạt động marketing, thực hiện đổi mới sáng tạo trong các hoạt động marketing. (8) Hệ thống loyalty và chăm sóc khách hàng sau bán hàng: Trước đây, hệ thống loyalty chỉ được ứng dụng tại các cửa hàng thương mại, mua sắm hàng hóa dịch vụ. Chính Fintech đã bắt đầu ứng dụng các chương trình Loyalty để thu hút người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Fintech. 2.3.1.3 Tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của Fintech (1) Tác động định hình tầm nhìn của Fintech: Sự cởi mở trong các hoạt động tương tác của ngân hàng với các Fintech đã tạo động lực lớn cho các công ty Fintech định hướng tập trung tầm ty nhìn phát triển để củng cô hiệu quả các môi quan hệ tương tác, hợp tác với các ngân hàng. + Thanh toán kỹ thuật số hiện là phân khúc Fintech chính. + Hoạt động Fintech đang mở rộng ra ngoài lĩnh vực thanh toán. (2) Khách hàng mục tiêu, phân khúc khách hàng: Khách hàng mục tiêu của các công ty Fintech hướng đến là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. (3) Chính sách giá phí: Rất nhiều ứng dụng chuyển tiền không mất phí đã ra đời thu hút được đông đảo sự quan tâm. Bên cạnh đó khách hàng có thể được hưởng các ưu đãi như hoàn tiền, mã dự thưởng, mã giảm giá trực tiếp cho các lần thanh toán.
  18. 18 (4) Danh mục sản phẩm dịch vụ: Fintech đã xâm nhập vào hầu hết vào các sản phẩm truyền thống của Ngân hàng như cho vay, thanh toán, chuyển tiền... Bên cạnh đó, Fintech với lợi thế sẵn có cũng có đang tạo dựng hệ sinh thái dịch vụ tương tự như các ngân hàng để đưa ra các tiện ích cho KH. (5) Chiến lược Marketing và hệ thống loyalty và chăm sóc khách hàng Marketing và loyalty có thể coi là công cụ chiến lược và tạo sự khác biệt giúp các Fintech tạo dựng thương hiệu và giữ chân Khách hàng. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (1) Hạn chế từ các quy định pháp lý cho hoạt động Fintech và ngân hàng số: Các quy định pháp lý chưa thay đổi kịp thời để điều chỉnh những mô hình kinh doanh, quan hệ kinh doanh mới, trong khi lĩnh vực tài chính ngân hàng là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, luôn được nhà nước quản lý với hành lang pháp lý chặt chẽ. Bảng 2.4: Mức độ cản trở của các quy định pháp lý đến hợp tác ngân hàng - fintech Mức độ ảnh hưởng Số lượng ý kiến Tỷ lệ % Cản trở lớn 15 20% Cản trở vừa 50 67% Ít cản trở 10 13% Không cản trở 0 0% Điểm trung bình 3,1 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Với khuôn khổ pháp lý hiện hành, nhiều hoạt động hợp tác ngân hàng và Fintech đang gặp hạn chế để vận hành, trong đó phải kể đến vấn đề tiên quyết là cơ sở dữ liệu tập trung. Thông tin khách hàng là tài nguyên giá trị, cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế, trong đó có ngân hàng và Fintech. Việc triển khai định danh khách hàng ở ngân hàng và Fintech đều đang gặp nhiều khó khăn do không có cơ sở dữ liệu số tin cậy để đối chiếu, các nguồn thông tin khách hàng phân tán và thiếu tính tin cậy. Việc thiếu một cơ sở dữ liệu quốc gia tập trung, tin cậy và thiếu các quy định chi tiết về chữ ký điện tử, chứng thư điện tử, giao dịch điện tử cũng là rào cản để thiết lập các quan hệ dịch vụ tín dụng tiền vay, thẻ tín dụng trực tuyến với khách hàng. Ngoài ra, một trong những yếu tố góp phần tạo ra sự hỗn loạn và kém chất lượng của hệ thống dữ liệu khách hàng trên thị trường đó là thiếu các quy định chặt chẽ về bảo vệ dữ liệu người dùng đặc biệt trên không gian mạng. (2) Thói quen tiêu dùng của khách hàng: Thói quen tiêu dùng của khách hàng có gây cản trở tới hoạt động Fintech và ngân hàng số. Việt Nam là quốc
  19. 19 gia thuộc nhóm nước có dân số lớn nhưng tỉ lệ phổ cập tài chính thấp. Người dân vẫn chưa thay đổi thói quen dùng tiền mặt và còn e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thanh toán vẫn tập trung ở khu vực đô thị và chưa vươn tới một cách đồng đều tại các khu vực nông thôn. Người dân đi chợ truyền thống hoặc chi trả các sinh hoạt phí thường ngày vẫn ưa dùng tiền mặt. Bảng 2.5: Mức độ cản trở của thói quen tiêu dùng của khách hàng tới hợp tác ngân hàng - fintech Mức độ ảnh hưởng Số lượng ý kiến Tỷ lệ % Cản trở lớn 15 20% Cản trở vừa 15 20% Ít cản trở 40 53% Không cản trở 5 7% Điểm trung bình 2,5 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (3) Từ chất lượng thị trường: chất lượng về thông tin, chất lượng hàng hoá Bảng 2.6: Mức độ cản trở của chất lượng thị trường tới hợp tác ngân hàng - fintech Mức độ ảnh hưởng Số lượng ý kiến Tỷ lệ % Cản trở lớn 15 20% Cản trở vừa 30 40% Ít cản trở 30 40% Không cản trở 0 0% Điểm trung bình 2,8 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Vấn đề chất lượng sản phẩm thậm chí còn trở thành rào cản cho doanh nghiệp trong việc xây dựng niềm tin và duy trì nền tảng người tiêu dùng trung thành. (4) Quy mô các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ trên thị trường trong nước cho ngân hàng: Mảng công nghệ tài chính ở Việt Nam vẫn được đánh giá còn khá thô sơ, Fintech ở Việt Nam vẫn chủ yếu gồm các công ty đi theo mô hình B2C. (5) Các hạn chế về an toàn thông tin Bảng 2.7: Mức độ cản trở của sự phát triển tội phạm công nghệ cao tới hợp tác ngân hàng - fintech Mức độ ảnh hưởng Số lượng ý kiến Tỷ lệ % Cản trở lớn 50 67% Cản trở vừa 20 27% Ít cản trở 5 7% Không cản trở 0 0%
  20. 20 Điểm trung bình 3,6 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Sự phát triển của tội phạm công nghệ cao: Chuyển đổi số của ngân hàng và sự phát triển các dịch vụ tài chính công nghệ số đem đến nhiều cơ hội lớn tuy nhiên đi kèm với đó là các vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống. - Sự phát triển các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mới: Các mô hình mới như Open API, e-KYC, điện tóa đám mây... hợp tác giữa ngân hàng và Fintech, tạo ra nhiều rủi ro về an ninh thông tin liên quan đến bí mật, tính riêng tư của thông tin cá nhân khách hàng, rủi ro về bảo vệ hệ thống khỏi các nguy cơ truy cập bất hợp pháp. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng hợp tác ngân hàng- fintech ở Việt Nam đã đi đến những kết luận quan trọng về sự ảnh hưởng của từng cơ sở đến sự hợp tác này. Luận án cũng đã chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới hợp tác ngân hàng-fintech ở Việt Nam. Trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân sẽ là tiền đề để luận án đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác ngân hàng-fintech ở Việt Nam trong chương 3. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC NGÂN HÀNG - FINTECH Ở VIỆT NAM 3.1. Định hướng tăng cường hợp tác Ngân hàng - fintech ở Việt Nam 3.1.1. Xu hướng hợp tác ngân hàng - fintech - Xu hướng ứng dụng Fintech để phát triển hoạt động ngân hàng số - Sự dịch chuyển của khách hàng sử dụng dịch vụ từ các kênh truyền thống sang kênh điện tử, trực tuyến - Sự chuyển hướng sang các giải pháp ngân hàng hợp kênh (Omni- channel banking) - Sự tham gia mạnh mẽ của các công ty Fintech vào các lĩnh vực cụ thể của hoạt động ngân hàng 3.1.2. Định hướng chiến lược hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam Các chính sách phát triển cho hệ thống ngân hàng của Chính phủ và NHNN hiện nay cũng đang định hướng ngành ngân hàng theo hướng chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ mới. Tháng 5/2021, Thống đốc NHNN Việt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1