Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam
lượt xem 4
download
Luận án với mục tiêu phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đề xuất những hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM LIÊN MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG PGS.TS.NGUYỄN THỊ MỸ LINH TP. HCM, THÁNG 12 NĂM 2020
- 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Theo Dornbusch (1998); Broto, Diaz-Cassou và ErceDominguez (2011), các nhà hoạch định chính sách thường nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) để bù đắp khoảng trống tiết kiệm trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mặt khác, trong một nền kinh tế mở, tỷ giá là một trong các biến số vĩ mô có vai trò quan trọng đối với kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Trong nhiều thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Các nghiên cứu hiện có cung cấp bằng chứng cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI (Froot và Stein, 1991; Campa, 1993; Djulius, 2017). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trước kết luận có tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá và FPI như: Agarwal (1997); Bleaney và Greenaway (2001); Kodongo và Ojah (2012); Grossmann, Paul và Simpson (2017). Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN (Itagaki, 1981; Bouoiyour và Rey, 2005; Ersoy, 2013; Ifeakachukwu và Ditimi, 2014). Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang nỗ lực cải cách để thúc đẩy hội nhập quốc tế và thu hút ĐTNN, bao gồm cả FDI và FPI. Trong giai đoạn 2005 đến nay, vốn ĐTNN vào Việt nam có sự gia tăng đáng kể, trong đó vốn FDI có tính chất ổn định hơn trong khi vốn FPI có sự biến động mạnh. Do vậy, một trong những vấn đề cần đặt ra trong bối cảnh lý thuyết và thực tiễn Việt Nam là cần nghiên cứu mối quan hệ của dòng vốn ĐTNN và tỷ giá tại Việt Nam để có những chính sách phù hợp thúc đẩy dòng vốn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu về vốn FDI, vốn FPI và tỷ giá còn hạn chế về số lượng và thiếu vắng các nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Mặt khác, trên thế giới hiện nay có rất ít tác giả đồng thời phân tích mối quan hệ của tỷ giá với vốn FDI và FPI trong cùng một nghiên cứu (Kodongo và Ojah, 2013; Opperman và Adjasi, 2017). Đây là khoảng trống quan trọng cần có các nghiên cứu bổ sung. Hơn nữa, các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động đến tỷ giá và vốn ĐTNN. Tuy nhiên, các yếu tố này chưa được xem xét đồng thời trong các mô hình kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Do đó, NCS nhận thấy rất cần thiết bổ sung các biến kiểm soát này vào các mô hình kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, NCS lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài: nghiên cứu trường hợp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ. Luận án có ý nghĩa củng cố thêm cơ sở lý thuyết và bổ sung các bằng chứng thực nghiệm
- 3 về quan hệ của tỷ giá đến vốn ĐTNN tại Việt Nam, góp phần bổ sung bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN đặc trưng ở một quốc gia đang phát triển. Đồng thời, luận án cũng xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam trong điều kiện ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và khủng hoảng tài chính toàn cầu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tại Việt Nam và đề xuất những hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTTN vào Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận án xác định các mục tiêu cụ thể là: (1) Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam (2) Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam (3) Khuyến nghị hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTNN tại Việt Nam Câu hỏi nghiên cứu (1) Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Các yếu tố vĩ mô và khủng hoảng tài chính ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI? (2) Mối quan hệ tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Các yếu tố vĩ mô và khủng hoảng tài chính ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI? (3) Những hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTNN áp dụng ở Việt Nam là gì? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam cũng như các yếu tố khác có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN cho trường hợp quốc gia Việt Nam. Về thời gian: Kiểm định mối quan hệ tỷ giá và vốn ĐTNN từ quý 4/2005 đến quý 4/2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, luận án thực hiện kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể như sau: Để đạt mục tiêu cụ thể 1 và 2 “Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI (vốn FPI) tại Việt Nam” luận án sử dụng nghiên cứu định tính lược khảo các nghiên cứu trước nhằm
- 4 xây dựng mô hình nghiên cứu và sử dụng nghiên cứu định lượng kiểm định mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI (vốn FPI) tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu cụ thể 3 là “Khuyến nghị hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTNN tại Việt Nam” luận án sử dụng nghiên cứu định tính nhằm thảo luận các kết quả nghiên cứu định lượng trong điều kiện thực tiễn Việt Nam. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTTN vào Việt Nam. 1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng số liệu thứ cấp, tần suất quý, được thu thập từ các nguồn sau đây: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); Tổ chức BRUEGEL (Châu Âu); và Tổng cục thống kê Việt Nam. Một số biến số được tác giả tính toán trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các nguồn nêu trên, gồm có: biến động tỷ giá thực hiệu lực theo quý đo lường theo phương pháp độ lệch chuẩn (Std_reer), biến động tỷ giá thực hiệu lực (V_reer) theo quý đo lường theo phương pháp GARCH(1,1), độ mở thương mại (OPEN). 1.5. Kết quả đạt được và đóng góp mới của luận án 1.5.1. Kết quả đạt được Với mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu như trên, nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN trong bối cảnh Việt Nam cho kết quả: (i) Có tồn tại quan hệ nhân quả hai chiều giữa vốn FDI với mức độ tỷ giá thực hiệu lực của Việt Nam. Các yếu tố vĩ mô như độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế được tìm thấy có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá thực hiệu lực và vốn FDI. Khủng hoảng tài chính có tác động đến mối quan hệ giữa vốn FDI và tỷ giá thực hiệu lực. Bên cạnh đó, tồn tại quan hệ nhân quả hai chiều giữa vốn FDI với biến động tỷ giá thực hiệu lực (đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn). (ii) Có tồn tại quan hệ nhân quả một chiều từ mức độ tỷ giá thực hiệu lực đến FPI ở Việt Nam. Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của vốn FPI đến tỷ giá thực hiệu lực. Các yếu tố độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng tài chính được tìm thấy có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy tồn tại quan hệ nhân quả hai chiều giữa vốn FDI với biến động tỷ giá thực hiệu lực (ở cả hai phương pháp đo: đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn và đo bằng phương pháp GARCH(1,1). 1.5.2. Đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu mối quan giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau:
- 5 Đóng góp về mặt lý luận: Luận án trình bày đầy đủ và hệ thống các nghiên cứu trước liên quan đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài. Luận án đưa ra được một số khoảng trống nghiên cứu trước, từ đó xác định và thực hiện nghiên cứu nhằm bổ sung khoảng trống nghiên cứu đó. Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận án đã đóng góp một nghiên cứu thực nghiệm mới về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam với những đặc điểm chính: - Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá với vốn ĐTNN kết hợp cả hai vốn FDI và FPI trong cùng một nghiên cứu. Các nghiên cứu trước chủ yếu phân tích riêng lẻ mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI hoặc mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI. Điểm mới của luận án là so sánh và rút ra được những điểm giống và khác biệt về bản chất của mối quan hệ giữa tỷ giá với từng dòng vốn. Đây là đóng góp thực tiễn mới quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài. - Sử dụng tỷ giá thực hiệu lực với số lượng đối tác thương mại lớn nhằm phản ánh chính xác hơn về tỷ giá. Thay vì sử dụng tỷ giá danh nghĩa (NER); tỷ giá thực song phương (RER); tỷ giá thực hiệu lực (REER) với số đối tác thương mại nhỏ, luận án này sử dụng tỷ giá thực hiệu lực của đồng tiền Việt nam với 143 đối tác thương mại. - Sử dụng đồng thời hai phương pháp đo lường biến động tỷ giá. Các nghiên cứu trước thường sử dụng một trong hai thước đo biến động tỷ giá là thước đo độ lệch chuẩn và mô hình GARCH(1,1). Luận án này sử dụng cả hai thước đo biến động tỷ giá, từ đó so sánh những điểm khác biệt trong mối quan hệ giữa biến động tỷ giá (theo hai phương pháp đo lường khác nhau) với dòng vốn FDI và FPI. - Phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô như: độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam. - Phân tích tác động của khủng hoảng tài chính đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. - Kết quả nghiên cứu: có tồn tại quan hệ nhân quả giữa tỷ giá thực hiệu lực với vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, trường hợp quốc gia đang phát triển. Mặt khác, các yếu tố vĩ mô như độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng tài chính được tìm thấy có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đề xuất các hàm ý chính sách: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đề xuất các hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn FDI, vốn FPI vào Việt Nam theo đặc điểm riêng của từng dòng vốn trong mối quan hệ với tỷ giá.
- 6 1.6. Cấu trúc của luận án Luận án được cấu trúc thành 5 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Tổng quan về tỷ giá 2.1.1. Khái niệm tỷ giá (Exchange Rate) 2.1.2. Đo lường tỷ giá 2.1.2.1. Mức độ tỷ giá (exchange rate level) Mức độ tỷ giá chính là giá trị của các loại tỷ giá như: tỷ giá danh nghĩa song phương, tỷ giá danh nghĩa đa phương, tỷ giá thực song phương, tỷ giá thực hiệu lực tại từng thời điểm. Khi đề cập đến sự thay đổi mức độ tỷ giá nghĩa là có sự thay đổi giá trị đồng tiền. 2.1.2.2. Biến động tỷ giá (exchange rate volatility) Biến động tỷ giá là chỉ tiêu được sử dụng để đo biến động của tỷ giá. Thông thường, biến động tỷ giá được đo lường bằng biện pháp độ lệch chuẩn và phương pháp GARCH(1,1) 2.2. Tổng quan về vốn đầu tư nước ngoài 2.2.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài 2.2.2. Khái niệm vốn đầu tư nước ngoài 2.2.3. Đo lường vốn đầu tư nước ngoài 2.3. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài 2.3.1. Cơ sở lý thuyết về tỷ giá 2.3.2. Cơ sở lý thuyết về vốn vốn đầu tư nước ngoài 2.3.3. Về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI 2.3.4. Về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI 2.4. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài 2.4.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI 2.4.1.1. Tác động của tỷ giá đến vốn FDI Bảng 2.1. Tác động của mức độ tỷ giá đến vốn FDI Ngược chiều Cùng chiều Không có ý nghĩa thống kê
- 7 1. Froot và Stein (1991) 1. Kohlhagen (1977) 1. Itagaki (1981) 2. Blonigen (1997) 2. Campa (1993) 2. Goldberg và Klein 3. Swenson (1994) 3. Tomlin (2000) (1997) 4. Klein và Rosengren (1994) 4. Aqeel & Nishat 3. Kosteletou and 5. Kogut và Chang (1996) (2004) Liargovas (2000) 6. Hung (1997) 5. Buch và Kleinert (quốc gia lớn, tỷ giá 7. Campa và cộng sự (1998) (2008) thả nổi) 8. Baek và Okawa (2001) 6. Alba và cộng sự 4. Yang và cộng sự 9. Nucci và Pozzolo (2001) (2010) (2000) 10. Kiyota và Urata (2004) 7. Delaunay và Torrisi 5. Pozo (2001) 11. Bolling và cộng sự (2007) (2012) 6. Bouoiyour và Rey 12. Georgopoulos (2008) 8. Boateng và cộng sự (2005) 13. Udomkerdmongkol và cộng sự (2015) 7. Abdullah và cộng sự (2009) 9. Khandare (2016) (ở (2006) 14. Takagi và Shi (2011) Ấn Độ) 8. Vita và Abbott (2007) 15. Cương và cộng sự (2013) 10. Djulius (2017) 9. Polat và Payaslıoğlu 16. Pham và Nguyen (2013) 11. Burakov và cộng sự (2016) 17. Kodongo và Ojah (2013) (2018) 18. Lee (2015) 19. Tsaurai (2015) 20. Khandare (2016) (ở Trung Quốc) 21. Mensah và cộng sự (2017) 22. Ibrahim và Raji (2018) Nguồn: Tổng hợp của tác giả Bảng 2.2. Tác động của biến động tỷ giá đến vốn FDI Ngược chiều Cùng chiều Chưa có ý nghĩa thống kê 1. Cushman (1988) 1. Itagaki (1981) 1. Pozo (2001)_biến 2. Dixit (1989) 2. Cushman (1985) động tỷ giá đo 3. Campa (1993) 3. Goldberg và bằng độ lệch 4. Blonigen (1997) Kolstad (1995) chuẩn 5. Hubert và Pain (1999) 4. Stokman và Vlaar 2. Görg và Wakelin 6. Urata và Kawai (2000) (1996) (2002) 7. Tomlin (2000) 5. Ménil (1999) 3. Pradhan và cộng 8. Bleaney và Greenaway (2001) 6. Gottschalk và Hall sự (2004) 9. Pozo (2001) (biến động tỷ giá đo bằng (2008) 4. Bouoiyour và Rey GARCH(1,1) 7. Dhakal và cộng sự (2005) 10. Bénassy-Quéré, Fontagné và Lahrèche- (2010) 5. Polat và Révil (2001) 8. Takagi và Shi Payaslıoğlu 11. Brink và Viviers (2003) (2011) (2016) 12. Kiyota và Urata (2004) 9. Ellahi (2011) 6. Kili (2018) 13. Kyereboah-Coleman và Agyire-Tettey (cùng chiều) (2006) 14. Vita và Abbott (2007) 15. Ruiz và Pozo (2008)
- 8 16. Udomkerdmongkol và cộng sự (2009) 17. Ellahi (2011)(ngắn hạn) 18. Karimpoor và cộng sự (2014) 19. Jehan và Hamid (2017) 20. Omolola và Adefemi (2018) Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.4.1.2. Tác động của vốn FDI đến tỷ giá Bảng 2.3. Tác động của FDI đến tỷ giá Tác động của FDI Tác động của FDI Chưa có đến mức độ tỷ giá đến biến động tỷ giá ý nghĩa thống kê 1. Morande (1988) 1. Al-Abri và 1. Brooks và cộng sự (2004) 2. Ibarra (2011) Baghestani (2015) (FDI không tác đông biến 3. Lartey (2011) 2. Kili (2018) động tỷ giá) 4. Jongwanich và cộng sự (2013) 2. Ersoy (2013) 5. Tsaurai (2015) 3. Ifeakachukwu và Ditimi 6. Aizenman và Binici (2016) (2014) (quốc gia mới nổi) 4. Aizenman và Binici (2016) (quốc gia OECD) Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.4.2. Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI 2.4.2.1. Tác động của tỷ giá đến vốn FPI Bảng 2.4. Tác động của tỷ giá đến vốn FPI Mức độ tỷ giá Biến động tỷ giá Chưa có ý nghĩa tác động đến FPI tác động đến FPI thống kê Tác động ngược chiều Tác động ngược chiều 1. Mlambo và cộng sự 1. Eun và Resnick (1988) 1. Choi và Rajan (1997) (2013) 2. Agarwal (1997) 2. Eun và Resnick (1988) 2. Waqas và cộng sự 3. Bleaney và Greenaway 3. Darby và cộng sự (1999) (2015) (2001) 4. Brink và Viviers (2003) 3. Lê Thị Lanh và 4. Garg và Dua (2014) 5. Kodongo và Ojah (2012) cộng sự (2015) 5. Grossmann và cộng sự 6. Garg và Dua (2014) (2017) 7. Jehan và Hamid (2017) Tác động cùng chiều 8. Grossmann và cộng sự (2017) 6. Kodongo và Ojah Chiều tác động khác nhau (2013) 9. Caporale, Ali và Spagnolo (2015) 10. Hau và Rey (2006) 11. Baek (2006) 12. Fidora và cộng sự (2007) Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.4.2.2. Tác động của vốn FPI đến tỷ giá Bảng 2.5. Tác động của vốn FPI đến tỷ giá FPI tác động cùng chiều FPI có quan hệ với tỷ giá, Không có ý nghĩa đến tỷ giá chưa xác định chiều tác thống kê động 1. Athukorala và Rajapatirana (2003) 1. Kodongo và Ojah (2012) 1. Ifeakachukwu và 2. Brooks và cộng sự (2004) Ditimi (2014)
- 9 3. Ibarra (2011) 2. Caporale, Ali, Spagnolo 4. Combes và cộng sự (2012) và Spagnolo (2017) 5. Ibicioglu (2012) (NER) 3. Gyntelberg và cộng sự 6. Ersoy (2013) (2018) 7. Jongwanich và cộng sự (2013) 8. Anggitawati và Ekaputra (2018) Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.4.3. Nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài 2.5. Khoảng trống nghiên cứu về quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN Trên cơ sở phân tích các nghiên cứu đã có về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN, luận án rút ra một số khoảng trống khoa học quan trọng sau đây: Có ít nghiên cứu phân tích đồng thời mối quan hệ cả hai vốn FDI và vốn FPI với tỷ giá trong cùng một nghiên cứu. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN chỉ phân tích riêng cho từng vốn, trong đó nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI còn hạn chế về số lượng so với vốn FDI. Rất ít nghiên cứu phân tích đồng thời mối quan hệ giữa tỷ giá với cả hai dòng vốn. Do đó, cần phát triển khoảng trống nghiên cứu này. Các nghiên cứu ở quốc gia đang phát triển còn hạn chế so với các quốc gia phát triển. Từ rất sớm (thập kỷ 70), nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN đã được thực hiện ở các quốc gia phát triển. Trong khi các nghiên cứu về vấn đề này tại các quốc gia đang phát triển còn hạn chế về số lượng và bắt đầu được quan tâm trong những thập kỷ gần đây. Do đó, cần tiếp tục bổ sung khoảng trống nghiên cứu đối với mẫu quốc gia đang phát triển. Về mô hình nghiên cứu, các nghiên cứu trước sử dụng phương pháp hồi qui OLS và các mô hình như VAR, VECM, ARDL. Thời gian gần đây, mô hình VAR, VECM cho thấy hiệu quả và tiếp tục được lựa chọn trong các nghiên cứu kiểm định mối quan hệ mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Do đó, tiếp tục sử dụng mô hình VAR, VECM trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN là khoảng trống cần bổ sung. Về biến số đại diện cho yếu tố tỷ giá, các nghiên cứu trước sử dụng các biến số tỷ giá danh nghĩa song phương (NER), tỷ giá thực song phương (RER) và ít nghiên cứu sử dụng biến số tỷ giá danh nghĩa đa phương REER. Theo Carrieri, Errunza và Majerbi (2006); Berdiev, Kim và Chang (2012), các nhà nghiên cứu thường ưu tiên sử dụng tỷ giá thực hơn là tỷ giá danh nghĩa vì tỷ giá thực loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát và là chỉ số tốt hơn phản ánh tác động của tỷ giá đến vốn ĐTNN. Đặc biệt, biến số tỷ giá thực hiệu lực với đối tác thương mại càng lớn càng được ưu tiên sử dụng vì phản ánh chính xác hơn về tỷ
- 10 giá. Do vậy, cần rất cần thiết bổ sung nghiên cứu có sử dụng chỉ số tỷ giá thực hiệu lực với tương quan nhiều đối tác thương mại. Về đo lường biến động tỷ giá, các nghiên cứu trước sử dụng một trong hai phương pháp: GARCH(1,1) và độ lệch chuẩn. Theo Clare (1992); Carruth và cộng sự (2000), sự lựa chọn phương pháp tính biến động tỷ giá có thể tạo ra sự khác biệt nhỏ về mặt thống kê. Do đó, sử dụng đồng thời hai phương pháp tính biến động tỷ giá trong cùng một nghiên cứu là khoảng trống cần thực hiện nhằm chọn ra phương pháp tính biến động tỷ giá phù hợp cho nghiên cứu. Về yếu tố khủng hoảng tài chính toàn cầu, gần đây được các nhà nghiên cứu quan tâm trong phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô. Kết quả lược khảo cho thấy, khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng đến tỷ giá, vốn ĐTNN cũng như có tác động đến mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Tuy nhiên, mức độ tác động của khủng hoảng tài chính ở các quốc gia khác nhau tùy thuộc vào khả năng chống đỡ của nền kinh tế đó. Bên cạnh đó, ở Việt Nam có nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính đến vốn FDI nhưng luận án chưa tìm thấy có nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính đến tỷ giá cũng như vốn FPI. Đây cũng là khoảng trống quan trọng cần bổ sung về phân tích tác động của khủng hoảng tài chính trong mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tại Việt Nam. Về yếu tố vĩ mô tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN, các nghiên cứu trước cho thấy, tỷ giá và dòng vốn ĐTNN chịu ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại. Tuy nhiên, luận án chưa tìm thấy nghiên cứu sử dụng yếu tố tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại vào mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Đây là khoảng trống nghiên cứu quan trọng, cần bổ sung các yếu tố vĩ mô trong mô hình phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và dòng vốn ĐTNN. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Qui trình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 3.1.1. Qui trình nghiên cứu tổng quát 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 3.1.2.1. Giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam Giả thuyết H1: “Mức độ tỷ giá thực hiệu lực có quan hệ nhân quả với vốn FDI tại Việt Nam” Giả thuyết H2: “Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam” Giả thuyết H3: “Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam”
- 11 Giả thuyết H4: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam” Giả thuyết H5: “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FDI tại Việt Nam” 3.1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam Giả thuyết H6: “Mức độ tỷ giá thực hiệu lực có quan hệ nhân quả với vốn FPI tại Việt Nam” Giả thuyết H7: “Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam” Giả thuyết H8: Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam” Giả thuyết H9: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá and vốn FPI tại Việt Nam” Giả thuyết H10: “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FPI tại Việt Nam” 3.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tại Việt Nam có dạng tổng quát: = + + + ( ) + + = + + + Ω ( ) + + Đây là mô hình VAR tổng quát phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN được xây dựng dựa trên giả định các chuỗi dữ liệu không tồn tại đồng liên kết. Trong trường hợp, các chuỗi dữ liệu có tồn tại quan hệ đồng liên kết thì luận án sẽ sử dụng mô hình VECM (một dạng đặc biệt của mô hìnhVAR) để đánh giá mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa hai biến. Mô hình VECM có dạng như sau: = + + + + ( ) + + = + + + + Ω ( ) + + Các biến trong mô hình VAR hoặc VECM ở trên: đại diện cho các biến liên quan vốn ĐTNN tại thời điểm t đại diện cho các biến độ trễ của ĐTNN tại thời điểm t đại diện cho các biến liên quan tỷ giá tại thời điểm t đại diện cho các biến độ trễ của tỷ giá tại thời điểm t đại diện cho i biến kiểm soát tại thời điểm t
- 12 dummy đại diện cho biến giả trong mô hình nghiên cứu (Theil và Goldberger, 1961; Del Negro và Schorfheide, 2011). Trong thực tế, việc sử dụng mô hình cụ thể VAR hay VECM để kiểm định các giả thuyết phụ thuộc vào đặc tính của dữ liệu. Sau khi thu thập và xử lý các chuỗi dữ lieu, luận án sẽ thực hiện kiểm định đồng liên kết để quyết định sử dụng mô hình VAR hay VECM cho các mô hình cụ thể. Nếu các chuỗi dữ liệu không tồn tại đồng liên kết, luận án sẽ sử dụng mô hình VAR và trường hợp các chuỗi dữ liệu có tồn tại đồng liên kết sẽ sử dụng mô hình VECM. 3.2.1. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam Luận án xây dựng mô hình 1 về mối quan hệ giữa tỷ giá và FDI tại Việt Nam nhằm kiểm định các giả thuyết: Giả thuyết H1: “Mức độ tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FDI tại Việt nam” Giả thuyết H2: “Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt nam” Giả thuyết H3: “Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt nam” Giả thuyết H4: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt nam” Mô hình 1: Mối quan hệ giữa tỷ giá và FDI tại Việt Nam = +∑ +∑ +∑ + ∑ + + (3.1.1) = +∑ +∑ +∑ + ∑ + + (3.1.2) Đồng thời, để kiểm định giả thuyết H5 “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FDI tại Việt nam”, luận án đã xây dựng hai mô hình nghiên cứu cụ thể là mô hình 2 và mô hình 3. Mô hình 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam (sử dụng biến động tỷ giá tính theo phương pháp độ lệch chuẩn) = +∑ +∑ _ +∑ + ∑ + + (3.2.1) _ = +∑ _ +∑ +∑ + ∑ + + (3.2.2) Mô hình 3: nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam, sử dụng biến động tỷ giá tính theo phương pháp GARCH(1,1)
- 13 = +∑ +∑ _ +∑ + ∑ + + (3.3.1) _ = +∑ _ +∑ +∑ + ∑ + + (3.3.2) 3.2.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam Luận án xây dựng mô hình 4 về mối quan hệ giữa tỷ giá và FPI tại Việt Nam nhằm kiểm định các giả thuyết: Giả thuyết H6: “Mức độ tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FPI tại Việt Nam” Giả thuyết H7: “Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam” Giả thuyết H8: “Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam” Giả thuyết H9: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam” Mô hình 4: nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam = +∑ +∑ +∑ + ∑ + + (3.4.1) = +∑ +∑ +∑ + ∑ + + (3.4.2) Đồng thời, để kiểm định giả thuyết H10 “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FPI tại Việt Nam”, luận án đã xây dựng 2 mô hình nghiên cứu là mô hình 5 và mô hình 6. Mô hình 5: nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam (sử dụng biến động tỷ giá tính theo phương pháp độ lệch chuẩn) = +∑ +∑ _ +∑ + ∑ + + (3.5.1) _ = +∑ _ +∑ +∑ + ∑ + + (3.5.2) Mô hình 6: nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam (sử dụng biến động tỷ giá tính theo phương pháp GARCH(1,1)) = +∑ +∑ _ +∑ + ∑ + + (3.6.1) _ = +∑ _ +∑ +∑ + ∑ + + (3.6.2)
- 14 3.3. Mô tả các biến và dữ liệu trong mô hình nghiên cứu 3.3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu Các biến đại diện cho tỷ giá thực hiệu lực: REER, Std_reer, V_reer (1) Biến số đại diện cho mức độ tỷ giá thực hiệu lực của Việt Nam tại thời điểm t. Biến số biến trễ của mức độ tỷ giá thực hiệu lực tại thời điểm t. (2) Biến số _ đại diện biến động tỷ giá thực hiệu lực tại thời điểm t, được tính theo phương pháp độ lệch chuẩn. (3) Biến số _ đại diện biến động tỷ giá thực hiệu lực tại thời điểm t, được tính theo phương pháp GARCH(1,1). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Luận án sử dụng biến “ ” đại diện cho vốn FDI vào Việt Nam tại thời điểm t và biến số “ ” đại diện cho biến trễ của vốn FDI vào Việt Nam tại thời điểm t được lấy theo giá trị tuyệt đối của vốn FDI vào Việt Nam theo tần suất quý, đơn vị tính là triệu USD. Số liệu FDI được thu thập từ thống kê tài chính quốc tế, IMF. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) Luận án sử dụng biến “ ” đại diện cho vốn FPI tại thời điểm t và biến số “ ” đại diện cho biến trễ của vốn FPI vào Việt Nam tại thời điểm t được lấy theo giá trị tuyệt đối của vốn FPI vào Việt Nam theo tần suất quý, đơn vị tính là triệu USD. Số liệu FPI được thu thập từ thống kê tài chính quốc tế, IMF. Độ mở thương mại (OPEN) Ðộ mở thương mại được sử dụng làm biến đại diện cho chính sách ngoại thương, được tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP (Erdal và Tatoglu, 2002). Tăng trưởng kinh tế (GROWTH) Căn cứ vào các nghiên cứu đã có, luận án sử dụng biến tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân theo quý, đơn vị tính (%). Dữ liệu tăng trưởng kinh tế (%) được thu thập từ tổng cục thống kê Việt Nam. Biến giả khủng hoảng tài chính toàn cầu (dummy) Căn cứ các nghiên cứu Aizenman và Binici (2016), luận án gán biến giả nhận giá trị 1 trong giai đoạn khủng hoảng 2007:Q2 đến 2009:Q2 và nhận giá trị 0 nếu ngoài giai đoạn khủng hoảng. 3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu Luận án chọn mốc thời gian kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam từ quý 4/2005 đến quý 4/2019.
- 15 Bảng 3.1. Tổng hợp biến, thang đo và cơ sở lý thuyết của việc lựa chọn biến Ký hiệu Tên Thang đo Kỳ vọng biến REE FD FPI Nghiên cứu trước R I Tỷ giá Tỷ giá Combes và cộng sự (2012); Ersoy (2013); Komuves và Ramirez (2014); Nguyễn Thị thực thực hiệu + + Hồng Nhung (2016) reer hiệu lực lực (tương quan 143 đối tác) Biến Đo lường Cushman (1985), Darby, Hallett, Ireland và Piscitelli (1999), Goldberg và Kolstad động tỷ theo (1995), Rapp và Reddy (2000), Bouoiyour và Rey (2005), Brzozowski (2006), giá phương Std thực pháp độ - - Udomkerdmongkol và cộng sự (2009), Takagi và Shi (2011), Opperman và Adjasi hiệu lệch _reer (2017), Mensah và cộng sự (2017) lực chuẩn Đo lường Pozo (2001), Crowley và Lee (2003), Pain và Van Welsum (2003), Kiyota và Urata Biến theo (2004), Kyereboah-Coleman và Agyire Tettey (2006), Vita và Abbott (2007), Gottschalk động tỷ phương V_reer giá pháp - - và Hall (2008), Dhakal và cộng sự (2010), Đỗ Văn Lâm (2014), Polat và Payaslıoğlu thực GARCH (2016), Mensah và cộng sự (2017). hiệu (1,1) lực Froot và Stein (1991); Blonigen (1997); Swenson (1994); Klein và Rosengren (1994); Vốn FDI Kogut và Chang (1996); Baek và Okawa (2001); Kiyota và Urata (2004); Bolling và Vốn ròng vào fdi FDI Việt Nam - cộng sự (2007); Georgopoulos (2008); Udomkerdmongkol và cộng sự (2009); Takagi và Shi (2011); Kodongo và Ojah (2013); Lee (2015); Tsaurai (2015); Mensah và cộng sự (2017); Ibrahim và Raji (2018)
- 16 Eun và Resnick (1988); Agarwal (1997); Bleaney và Greenaway (2001); Brooks và cộng Vốn FPI sự (2004); Ibicioglu (2012); Kodongo và Ojah (2012); Ersoy (2013); Mlambo và cộng Vốn ròng vào fpi FPI Việt Nam - sự (2013); Garg và Dua (2014); Lê Thị Lanh và cộng sự (2015); Waqas và cộng sự (2015); Grossmann và cộng sự (2017); Ali, Spagnolo, and Spagnolo, 2017; Anggitawati và Ekaputra (2018); Gyntelberg và cộng sự (2018) Chakrabarti (2001); Yasin (2005); Abdullah và cộng sự (2006); Drine và Rault (2006); Ang (2008); Yol và Teng (2009); Combes và cộng sự (2012); Jabri và cộng sự (2013); Độ mở open thương XK+NK/ Zakaria và Shakoor (2013); Karimpoor và cộng sự (2014); Leitão (2015); Djulius (2017); mại GDP - + + Opperman và Adjasi (2017); Burakov và cộng sự (2018); Singhania và Saini (2018) Chakrabarti (2001); Abdullah và cộng sự (2006); Drine và Rault (2006); Ang (2008); Yol và Teng (2009); Duasa và Kassim (2009); Jabri và cộng sự (2013); Komuves và Ramirez Tăng %GDP - + + growth trưởng (2014); Opperman và Adjasi (2017); Burakov và cộng sự (2018); Omolola và Adefemi kinh tế (2018); Singhania và Saini (2018) Biến khủng Aizenman và Binici (2016) giả hoảng: 1 dummy khủng Còn lại: 0 + - - hoảng Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.4. Phương pháp phân tích Luận án sử dụng phương pháp phân tích kiểm định mô hình véc tơ tự hồi quy VAR dạng tổng quát, sử dụng phầm mềm Stata phiên bản 13. Trước khi kiểm định 6 mô hình nghiên cứu chi tiết, luận án sẽ kiểm định hiện tượng đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu trong mỗi mô hình. Trường hợp các chuỗi dữ liệu không tồn tại hiện tượng đồng liên kết sẽ sử dụng mô hình VAR. Trường hợp các chuỗi dữ liệu có đồng liên kết, luận án sẽ sử dụng mô hình VECM để phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tại Việt Nam.
- 16 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Diễn biến tỷ giá và dòng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 4.1.1. Phân tích diễn biến tỷ giá đa phương giai đoạn 2005-2019 4.1.2. Phân tích xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam 4.1.3. Phân tích xu hướng dòng vốn FPI vào Việt Nam 4.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI và thảo luận 4.2.1. Kết quả phân tích xác định mô hình tối ưu nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam (xem phụ lục 1) 4.2.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình 1 4.2.1.2. Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu trong mô hình 1 4.2.1.3. Xác định độ trễ tối ưu cho các biến trong mô hình 1 4.2.1.4. Kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình 1 và thực hiện kiểm định mô hình 1: không tồn tại đồng liên kết giữa các biến trong mô hình 1 4.2.1.5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư mô hình 1: không tự tương quan 4.2.1.6. Kiểm định sự ổn định của mô hình 1: mô hình ổn định 4.2.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam và thảo luận 4.2.2.1. Hệ số kiểm định VAR của mô hình 1 Bảng 4.1. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa REER và vốn FDI Biến phụ thuộc Biến độc lập DFDI DREER Độ trễ Hệ số P-value Hệ số P-value *** DFDI L1. -0,8986 0,000 -0,0001 0,807 *** L2. -0,6212 0,000 -0,0005 0,545 ** L3. -0,4051 0,012 0,0005 0,520 L4. 0,0575 0,690 0,0022 0,002*** DREER L1. 10,9983 0,676 0,6017 0,000*** L2. -2,1109 0,940 -0,0527 0,697 L3. -7,6367 0,781 -0,3595 0,007*** L4. 76,6161 0,004*** 0,1183 0,366 DOPEN L1. 272,7190 0,302 1,0457 0,416 L2. 734,3128 0,003*** 0,0415 0,973 *** L3. 861,9655 0,001 2,5798 0,047** L4. 394,3566 0,066* 1,8283 0,079* DGROWTH L1. -157,7604 0,141 1,6670 0,001*** L2. 21,0944 0,851 1,5679 0,004**** L3. 122,8112 0,259 0,4945 0,350 L4. 120,2879 0,351 0,1033 0,869 * DDUMMY L1. 569,5420 0,099 0,6986 0,678 L2. 84,0419 0,794 -2,6964 0,085* L3. -303,7772 0,329 0,1711 0,910 L4. 242,197 0,451 4,3302 0,006*** Cons. 124,8016 0,086* 0,5026 0,155 * ** *** Ghi chú: , và có ý nghĩa tương ứng ở mức 10%, 5% và 1% Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
- 17 4.2.2.2. Kiểm định nhân quả Granger Bảng 4.2. Kết quả kiểm định nhân quả Granger mô hình 1 Equation Excluded Chi2 df Pro> Chi2 DFDI DREER 8,51 4 0,075 DFDI DOPEN 12,16 4 0,002 DFDI DGROWTH 5,74 4 0,220 DFDI DDUMMY 5,00 4 0,286 DFPDI all 44,34 16 0,000 DREER DFDI 18,45 4 0,001 DREER DOPEN 9,30 4 0,054 DREER DGROWTH 18,94 4 0,001 DREER DDUMMY 11,87 4 0,018 DREER all 50,57 16 0,000 Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả 4.2.2.3. Kết quả phân tích phân rã phương sai mô hình 1 Bảng 4.3. Phân rã phương sai tác động của các biến số đến DFDI Độ trễ DFDI DREER DOPEN DGROWTH DDUMMY 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 2 0,9334 0,0078 0,0105 0,0239 0,0244 3 0,8820 0,0071 0,0138 0,0539 0,0431 4 0,8421 0,0221 0,0238 0,0705 0,0415 Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Bảng 4.4. Phân rã phương sai tác động của các yếu tố đến REER Độ trễ REER FDI Open Growth dummy 0 0 0 0 0 0 1 0,9997 0,0002 0 0 0 2 0,8974 0,0008 0,0006 0,0991 0,0020 3 0,8593 0,0238 0,0061 0,0986 0,0122 4 0,8451 0,0267 0,0170 0,0934 0,0177 Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả 4.2.2.4. Kết quả phân tích tác động phản ứng đẩy giữa các biến trong mô hình 1
- 18 Tác động của các yếu tố đến vốn FDI irf1, dreer, dfdi 100 50 0 -50 -100 0 2 4 6 8 step 95% CI impulse response function (irf) Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Phản ứng đẩy của tỷ giá thực hiệu lực đến FDI irf1, dfdi, dfdi irf1, dopen, dfdi 1 1000 .5 500 0 0 -.5 -500 -1 -1000 0 2 4 6 8 0 2 4 6 8 step step 95% CI impulse response function (irf) 95% CI impulse response function (irf) Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Phản ứng đẩy của FDI quá khứ đến FDI hiện tại Phản ứng đẩy của độ mở thương mại đến FDI irf1, dgrowth, dfdi irf1, ddummy, dfdi 500 2000 1000 0 0 -1000 -500 -2000 0 2 4 6 8 0 2 4 6 8 step step 95% CI impulse response function (irf) 95% CI impulse response function (irf) Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Phản ứng đẩy của tăng trưởng kinh tế đến FDI Phản ứng đẩy của khủng hoảng kinh tế đến FDI Hình 4.1. Phản ứng đẩy của các biến số đến FDI hiện tại
- 19 Tác động của các yếu tố đến REER hiện tại (trong mô hình 1) irf1, dfdi, dreer .004 .002 0 -.002 0 2 4 6 8 step 95% CI impulse response function (irf) Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Phản ứng đẩy của FDI đến tỷ giá thực hiệu lực irf1, dreer, dreer irf1, dopen, dreer 1 4 2 .5 0 0 -2 -.5 -4 0 2 4 6 8 0 2 4 6 8 step step 95% CI impulse response function (irf) 95% CI impulse response function (irf) Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Phản ứng đẩy của REER quá khứ đến REER hiện tại Phản ứng đẩy của độ mở thương mại đến REER irf1, dgrowth, dreer irf1, ddummy, dreer 4 10 2 5 0 0 -2 -5 0 2 4 6 8 0 2 4 6 8 step step 95% CI impulse response function (irf) 95% CI impulse response function (irf) Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Phản ứng đẩy của tăng trưởng kinh tế đến REER Phản ứng đẩy của khủng hoảng kinh tế đến REER Hình 4.2. Phản ứng đẩy của các biến số đến REER hiện tại (trong mô hình 1)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn