intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thống kê Tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam

Chia sẻ: Dai Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

49
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung vào việc nghiên cứu làm rõ những khái niệm cơ bản về tài khoản vệ tinh du lịch cũng như các khái niệm liên quan, từ đó nghiên cứu biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam nhằm phản ánh và đánh giá một cách đầy đủ vị trí, vai trò của hoạt động du lịch Việt Nam cũng như những đóng góp của hoạt động du lịch đối với nền kinh tế quốc dân. Dựa vào các tài khoản vệ tinh do luận án đề xuất và số liệu về thống kê du lịch cho phép, luận án thử nghiệm tính một số bảng trong tài khoản vệ tinh du lịch và đưa ra các kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thống kê Tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đi du lịch đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá, xã hội của con người. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, hoạt động du lịch đã và đang trở thành một hoạt động kinh doanh hấp dẫn đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao cho nhiều nước. Để phân tích một cách đầy đủ và toàn diện vị trí, vai trò cũng như những tác động tích cực của hoạt động du lịch ở Việt Nam đối với các ngành kinh tế khác và đối với toàn bộ nền kinh tế thì cần phải thu thập được đầy đủ những thông tin về hoạt động du lịch. Việc nghiên cứu biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) ở Việt Nam sẽ đáp ứng được yêu cầu đó. TSA sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá một cách khoa học và chính xác hoạt động du lịch cũng như tác động của nó đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, TSA còn cho phép đo lường một cách trực tiếp vai trò của hoạt động du lịch nhằm so sánh hoạt động du lịch với các hoạt động kinh tế khác theo cùng một phương pháp tính của Hệ thống tài khoản quốc gia, so sánh hoạt động du lịch Việt Nam với hoạt động du lịch của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Xuất phát từ thực tế này tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê Tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam” để nghiên cứu và viết luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án Luận án tập trung vào việc nghiên cứu làm rõ những khái niệm cơ bản về tài khoản vệ tinh du lịch cũng như các khái niệm liên quan, từ đó nghiên cứu biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam nhằm phản ánh và đánh giá một cách đầy đủ vị trí, vai trò của hoạt động du lịch Việt Nam cũng như những đóng góp của hoạt động du lịch đối với nền kinh tế quốc dân. Dựa vào các tài khoản vệ tinh do luận án đề xuất và số liệu về thống kê du lịch cho phép, luận án thử nghiệm tính một số bảng trong tài khoản vệ tinh du lịch và đưa ra các kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam
  2. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là TSA và các vấn đề có liên quan. Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu biên soạn TSA của Việt Nam. 4. Các phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chính luận án sử dụng bao gồm: - Phương pháp thu thập thông tin: Các thông tin được thu thập chủ yếu từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch, từ các cuộc hội thảo về TSA do Tổng cục Du lịch tổ chức, qua ý kiến chuyên gia và từ internet… - Phương pháp xử lý thông tin: Luận án đã sử dụng các phương pháp như tổng hợp thông tin, phân tích thông tin… để thấy được những vấn đề cơ bản nhằm định hướng cho việc biên soạn TSA ở Việt Nam hiện nay. 5. Những đóng góp mới của luận án - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về TSA nói chung và nội dung cơ bản của các chỉ tiêu trong TSA do Tổ chức Du lịch Thế giới đề xuất, - Nghiên cứu TSA ở một số nước, rút ra kinh nghiệm để tiến hành biên soạn TSA ở Việt Nam. - Nghiên cứu biên soạn TSA ở Việt Nam, cụ thể: Nghiên cứu đề xuất 6 bảng TSA ở Việt Nam. trong đó giải thích rõ mục đích biên soạn các bản đó, có so sánh với các bảng trong TSA do UNWTO đề xuất; Giải thích nội dung, phương pháp tính, nguồn thông tin tính các chỉ tiêu trong bảng. - Tiến hành thử nghiệm tính toán một số bảng trong TSA đã biên soạn nhằm minh chứng tính khả thỉ của các phương pháp tính đã nêu ra, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc biên soạn TSA ở Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 3 chương Chƣơng 1 : Những vấn đề lý luận chung về tài khoản vệ tinh du lịch Chƣơng 2 : Nghiên cứu biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam. Chƣơng 3 :Thử nghiệm tính toán tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam và một số kiến nghị.
  3. 3 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI KHOẢN VỆ TINH DU LỊCH 1.1 Khái niệm và vai trò của tài khoản vệ tinh du lịch 1.1.1 Khái quát về hệ thống tài khoản quốc gia (SNA – System of National Accounts) 1.1.2 Khái niệm tài khoản vệ tinh du lịch 1.1.2.1 Khái niệm tài khoản vệ tinh Do các tài khoản trong Hệ thống tài khoản quốc gia chỉ đáp ứng chủ yếu yêu cầu phân tích vĩ mô và phân tích các ngành kinh tế chính thuộc hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, nhưng trong thực tế nhiều hoạt động kinh tế mặc dù không được xếp vào hệ thống phân ngành nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu phân tích chuyên sâu các hoạt động kinh tế đó, Hệ thống tài khoản quốc gia đưa ra một số tài khoản vệ tinh như tài khoản vệ tinh môi trường, tài khoản vệ tinh du lịch, tài khoản vệ tinh công nghệ thông tin…. Có thể hiểu “Tài khoản vệ tinh là những tài khoản dùng để phản ánh và phân tích một cách chi tiết nhu cầu và nguồn cung của các hoạt động kinh tế đặc biệt, những hoạt động mà không được định nghĩa như một ngành kinh tế thuộc Hệ thống Tài khoản quốc gia nhưng vẫn có sự liên hệ với Hệ thống tài khoản quốc gia.” 1.1.2.2 Khái niệm “Du lịch” Mặc dù hoạt động du lịch đã hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ nhanh nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều khái niệm du lịch khác nhau. Tuy nhiên, nhiều khái niệm chỉ mang tính định tính, chủ yếu phản ánh những lợi ích mà hoạt động du lịch mang lại. Các khái niệm này không giúp cho việc lượng hóa hoạt động du lịch để giúp phân biệt hoạt động du lịch với các hoạt động đi lại khác. Vì thế, trong luận án này, đứng trên giác độ nghiên cứu thống kê du lịch, tác giả nhất trí với khái niệm “Du lịch” do UNWTO đưa ra: “Du lịch là hoạt động của các cá nhân đi tới một nơi ngoài môi trường sống thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn một năm, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
  4. 4 1.1.2.3 Khái niệm tài khoản vệ tinh du lịch Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ, chính thức nào về tài khoản vệ tinh du lịch. Xuất phát từ nội dung của Hệ thống Tài khoản Quốc gia, cùng với quan điểm về tài khoản vệ tinh du lịch mà các tổ chức quốc tế, cá nhân đưa ra như trên, tác giả tạm tổng hợp thành một khái niệm về tài khoản vệ tinh du lịch, đó là “Tài khoản vệ tinh du lịch (Tourism Satellite Account – TSA) là một hệ thống các khái niệm, định nghĩa, các bảng bảng và các chỉ tiêu kinh tế được sắp xếp logic và thống nhất nhằm đo lường tính toán và phản ánh kết quả các mặt hoạt động du lịch theo quan điểm cung cầu và trong mối quan hệ qua lại với các ngành kinh tế quốc dân khác theo cùng một nguyên tắc tính của tài khoản quốc gia, nhằm đảm bảo tính so sánh được giữa các vùng, các nước hoặc các nhóm nước”. 1.1.3 Vai trò của tài khoản vệ tinh du lịch. TSA ra đời là một công cụ chính thức, cung cấp nguồn thông tin toàn diện cho phép quan sát mối quan hệ tương quan giữa cung và cầu của hoạt động du lịch, đánh giá một cách đầy đủ chi tiết về vị trí, vai trò, đóng góp của hoạt động du lịch đối với nền kinh tế, cụ thể : - Đánh giá được qui mô và tầm quan trọng về mặt kinh tế của hoạt động du lịch trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc thống nhất với các nguyên tắc của Hệ thống tài khoản quốc gia. - Cung cấp những thông tin chính xác, đáng tin cậy về hoạt động du lịch, coi du lịch như là một ngành kinh tế chính thức và so sánh với các ngành kinh tế khác đã được ghi nhận chính xác trong Hệ thống Tài khoản quốc gia. - Có cơ sở đưa ra những đánh giá quan trọng về cán cân thanh toán quốc tế của một nước. - Tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô về hoạt động du lịch như giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm... - Cung cấp các thông tin cụ thể, cần thiết cho việc đánh giá sự phát triển của hoạt động du lịch và tác động của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế của các vùng và toàn nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, việc tính toán và phân tích các bảng trong TSA là cơ sở quan trọng cho việc tiến hành so sánh quốc tế về hoạt động du lịch.
  5. 5 1.2 Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển tài khoản vệ tinh du lịch Quá trình hình thành và phát triển tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) có thể được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn trước năm 1992 : Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành ý tưởng về việc xây dựng các hướng dẫn mang tầm quốc tế về TSA. Giai đoạn từ 1992 đến 2000 : Giai đoạn nghiên cứu biên soạn TSA và thông qua tài liệu “Các đề xuất về hệ thống phương pháp luận cho tài khoản vệ tinh du lịch”. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay : Các nước tiến hành biên soạn TSA của nước mình. Theo ước tính của UNWTO, năm 2001 có khoảng 44 quốc gia đã biên soạn TSA. Năm 2005, TSA đã được biên soạn tại 62 quốc gia và đến 2009 có khoảng 80 quốc gia đã áp dụng TSA. 1.3 Nội dung tài khoản vệ tinh du lịch của Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO). Dựa trên khái niệm về TSA đã nêu ra ở phần trên, có thể thấy, TSA bao gồm một tập hợp các khái niệm, phân loại và các bảng tổng hợp nhằm nghiên cứu toàn bộ hoạt động du lịch theo quan điểm cung cầu. Do đó luận án trình bày nội dung TSA ở 2 khía cạnh là các khái niệm cơ bản và hệ thống bảng dùng trong TSA. 1.3.1 Các khái niệm cơ bản trong tài khoản vệ tinh du lịch 1.3.1.1 Một số khái niệm liên quan tới cầu du lịch a. Khái niệm “khách du lịch” b. Khái niệm “tiêu dùng của khách du lịch” 1.3.1.2 Khái niệm liên quan đến cung du lịch a. Khái niệm “Sản phẩm du lịch” b Các hoạt động mang đặc điểm du lịch 1.3.2 Nội dung của tài khoản vệ tinh du lịch Theo sơ đồ mà UNWTO đưa ra, Tài khoản vệ tinh du lịch gồm 10 bảng. Các bảng trong tài khoản vệ tinh du lịch của UNWTO đề xuất có nội dung như sau : Bảng 1: Tiêu dùng du lịch của khách quốc tế phân theo sản phẩm và loại khách (Chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của khách du lịch dưới dạng tiền mặt) (Giá trị thuần)
  6. 6 Bảng 2: Tiêu dùng du lịch của khách nội địa phân theo sản phẩm và loại khách (Chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của khách du lịch dưới dạng tiền mặt)(Giá trị thuần) Bảng 3: Tiêu dùng du lịch của khách nội địa ra nước ngoài phân theo sản phẩm và loại khách (Chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của khách du lịch dưới dạng tiền mặt)(Giá trị thuần) Bảng 4: Tiêu dùng du lịch trên lãnh thổ quốc gia phân theo sản phẩm và loại khách (Giá trị thuần) Bảng 5: Tài khoản sản xuất các ngành du lịch và các ngành liên quan đến du lịch (Giá trị thuần). Bảng 6: Nguồn cung ứng trong nước và cầu tiêu dùng du lịch nội địa chia theo sản phẩm (Giá trị thuần). Bảng 7: Lao động trong các ngành du lịch. Bảng 8: Tổng tích lũy tài sản cố định du lịch của các ngành du lịch và các ngành khác Bảng 9: Tiêu dùng du lịch tập thể chia theo chức năng và cấp quản lý nhà nước. Bảng 10: Một số chỉ tiêu thống kê không bảng hiện bằng tiền về hoạt động du lịch. Trong 10 bảng trên, các bảng 1,2,3,4,5,6, và 10 được coi là các bảng cốt lõi của TSA vì các bảng này tập trung nhất vào tiêu dùng của du khách hoặc vào nguồn cung ứng của các hoạt động mang đặc điểm du lịch. Do đó UNWTO khuyến nghị đối với các nước trong giai đoạn đầu biên soạn TSA, chỉ cần tập trung vào các bảng này. Ba bảng còn lại là bảng 7, 8 và 9, mặc dù cũng quan trọng nhưng do khó khăn trong việc thu thập số liệu nên có thể biên soạn trong giai đoạn sau. 1.4 Nguyên tắc và nguồn thông tin biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch. 1.4.1 Nguyên tắc biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch - Nguyên tắc thường trú và lãnh thổ kinh tế ; - Nguyên tắc kỳ tính toán - Nguyên tắc về giá tính các chỉ tiêu trong TSA - Nguyên tắc đảm bảo so sánh quốc tế.
  7. 7 1.4.2 Nguồn thông tin biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch Nguồn thông tin biên soạn TSA có thể lấy từ thông tin để biên soạn SNA kết hợp với việc tiến hành các cuộc điều tra chuyên môn như điều tra về chi tiêu khách du lịch, về tài sản cố định du lịch.. 1.5 Nghiên cứu tài khoản vệ tinh du lịch ở một số nƣớc. 1.5.1 Nội dung tài khoản vệ tinh du lịch ở một số nước Trong phần này luận án trình bày các nội dung cơ bản của TSA ở một số nƣớc là Philippin, Indonexia, Australia. 1.5.2 Nhận xét khái quát về tài khoản vệ tinh du lịch một số nước và kinh nghiệm rút ra Từ nội dung TSA của một số nước trên thế giới có thể thấy về cơ bản các nước đều dựa trên cơ sở nội dung kết cấu chuẩn của các bảng TSA mà UNWTO đề xuất để biên soạn TSA của nước mình. Và việc biên soạn TSA ở các nước đều hướng tới mục đích nhằm quan sát một cách toàn diện cung cầu hoạt động du lịch, đánh giá một cách đầy đủ vị trí và vai trò của hoạt động du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Điểm khác biệt chủ yếu trong TSA ở các nước chỉ ở cách sắp xếp các chỉ tiêu trong các bảng. Có nước tách các chỉ tiêu trong một bảng của UNWTO ra thành nhiều bảng ở nước mình, có nước gộp một số bảng của UNWTO thành một bảng. Do cách sắp xếp khác nhau nên số lượng bảng trong TSA của các nước cũng khác nhau, chẳng hạn của Philippin là 11 bảng, của Indonexia là 7 bảng trong khi số bảng TSA của Australia là 19 bảng. Về việc phân loại sản phẩm và dịch vụ trong TSA: Việc phân loại sản phẩm và dịch vụ du lịch trong TSA của các nước cũng khác so với cách phân loại sản phẩm trong TSA của UNWTO. Nhìn chung các nước phân loại sản phẩm du lịch không chi tiết bằng cách phân loại trong TSA của UNWTO. Các chỉ tiêu trong các bảng TSA do các nước biên soạn cũng đơn giản hơn nhằm phù hợp với khả năng thu thập thông tin cũng như tính toán các chỉ tiêu trong TSA của các nước. Tóm lại, khi một nước tiến hành biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở nước mình, cần căn cứ vào điều kiện cụ thể về nguồn thông tin, về hệ thống tổ chức thu thập thông tin cũng như điều kiện tài chính, nhân lực để quyết định số lượng bảng trong tài khoản vệ tinh du lịch, các chỉ tiêu trong các bảng và cách phân loại sản phẩm du lịch và tiêu dùng của khách du lịch.
  8. 8 CHƢƠNG 2 NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN TÀI KHOẢN VỆ TINH DU LỊCH Ở VIỆT NAM 2.1 Sự cần thiết biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Cùng với sự hội nhập đó, hoạt động du lịch Việt Nam đã phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Với sự phát triển của hoạt động du lịch Việt Nam, việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin kinh tế cần thiết về hoạt động du lịch thông qua việc tính toán và phân tích một hệ thống chỉ tiêu có căn cứ khoa học có tác dụng rất lớn giúp các cơ quan quản lý du lịch trong công tác quản lý kinh tế. Do vậy, công tác thống kê du lịch, đặc biệt việc biên soạn TSA của Việt Nam giữ một vai trò hết sức quan trọng. Việc biên soạn TSA ở Việt Nam sẽ giúp cung cấp số liệu chi tiết, đáng tin cậy để đánh giá đầy đủ và phân tích sâu về kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam, đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò, đóng góp của hoạt động du lịch Việt Nam đối với nền kinh tế quốc dân, là căn cứ giúp cho việc tính toán các chỉ tiêu tổng hợp theo hệ thống tài khoản quốc gia ở các ngành kinh tế khác của Việt Nam một cách đầy đủ, đảm bảo tính so sánh quốc tế, cung cấp những thông tin cần thiết cho việc đánh giá cũng như dự đoán sự phát triển của hoạt động du lịch Thế giới. 2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam 2.2.1 Thuận lợi - Việc biện soạn TSA ở Việt Nam được sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ Việt Nam. - Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu thống nhất một số khái niệm cơ bản về hoạt động du lịch trên cơ sở khái niệm chuẩn của WTO khuyến nghị.
  9. 9 - Tổng cục Thống kê cũng từng bước nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tổ chức thu thập thông tin du lịch theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ cũng như phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức một số cuộc điều tra chuyên môn về du lịch. - Bên cạnh đó, ngành thống kê Việt Nam đã triển khai biên soạn Hệ thống Tài khoản quốc gia trên phạm vi cả nước từ năm 1993. Đây là một tiền đề quan trọng để Thống kê Việt Nam tiếp cận nghiên cứu về TSA. 2.2.2 Khó khăn - Thông tin phục vụ cho việc biên soạn TSA còn chưa đầy đủ. - Số cán bộ am hiểu về TSA còn ít, đội ngũ làm công tác thống kê du lịch cũng còn mỏng không tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu cung cấp thông tin cho TSA. - Chưa có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan chức năng trong việc cung cấp các thông tin có liên quan phục vụ cho việc biên soạn TSA ở Việt Nam. 2.3 Nguồn thông tin biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở VN 2.3.1 Thực trạng và hệ thống thu thập thông tin thống kê du lịch của Việt Nam hiện nay. Trong phần này luận án trình bày thực trạng hệ thống văn bản pháp qui hiện nay về thống kê du lịch, hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch cũng như hệ thống và hình thức tổ chức thu thập thông tin về hoạt động du lịch mà Thống kê Việt Nam đang sử dụng. 2.3.2 Đánh giá chung về thông tin thống kê du lịch Việt Nam hiện nay. 2.3.2.1 Những ƣu điểm Trong các năm qua, Tổng cục du lịch phối hợp với Tổng cục Thống kê đã từng bước hoàn thiện hệ thống chế độ báo cáo thống kê định kỳ, đồng thời tiến hành được một số cuộc điều tra thống kê du lịch. Kết quả thực hiện chế độ báo cáo và thực hiện các cuộc điều tra thống kê du lịch đã tạo cơ sở để lập được một số hệ thống số liệu hàng năm phản ánh kết quả hoạt động du lịch, đáp ứng được một phần quan trọng về yêu cầu thông tin nghiên cứu hoạt động du lịch. 2.3.2.2 Những tồn tại Hệ thống số liệu thống kê du lịch hiện nay chưa phản ánh được hết phạm vi hoạt động du lịch và chưa phân tổ theo những tiêu thức cần
  10. 10 thiết, còn thiếu một số chỉ tiêu quan trọng. Vì vậy, thống kê hiện nay chưa đánh giá được đúng mức vị trí, vai trò của hoạt động du lịch trong nền kinh tế quốc dân, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu thông tin phục vụ nghiên cứu, quản lý hoạt động du lịch. 2.4 Định hƣớng biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam TSA do UNWTO đề xuất gồm 10 bảng, tuy nhiên theo hướng dẫn của UNWTO, các nước trong giai đoạn đầu biên soạn TSA chỉ cần tập trung vào một số bảng là bảng 1(Tiêu dùng du lịch của khách quốc tế phân theo sản phẩm và loại khách), bảng 2 (tiêu dùng du lịch của khách nội địa phân theo sản phẩm và loại khách), bảng 3 (Tiêu dùng du lịch của khách du lịch nội địa ra nước ngoài phân theo sản phẩm và loại khách), bảng 4 (Tiêu dùng du lịch trên lãnh thổ quốc gia phân theo sản phẩm và loại khách), bảng 5 (Tài khoản sản xuất các ngành thuộc lĩnh vực du lịch và các ngành liên quan đến du lịch), bảng 6 (Nguồn cung ứng trong nước và cầu tiêu dùng du lịch nội địa chia theo sản phẩm) , và bảng 10 (Một số chỉ tiêu thống kê không bảng hiện bằng tiền về hoạt động du lịch). Các bảng 7 (Lao động trong các ngành thuộc lĩnh vực du lịch), bảng 8 (Tổng vốn cố định du lịch của ngành du lịch và các ngành khác) và bảng 9 (Chi tiêu du lịch chung chia theo chức năng và các cấp quản lý nhà nước) do chưa nhất trí về phương pháp luận và khó khăn về việc thu thập và tổng hợp số liệu nên sẽ biên soạn ở giai đoạn sau. Vì vậy, luận án tiến hành biên soạn TSA Việt Nam theo nội dung các bảng 1,2,3,4,5,6, và 10 như UNWTO đã đề xuất, trong đó ngoài việc đưa ra cấu trúc các bảng áp dụng cho Việt Nam theo hướng đơn giản hơn, phù hợp với điều kiện thu thập thông tin về thống kê du lịch của Việt Nam, luận án đã chỉ rõ nội dung, và phương pháp tính các chỉ tiêu trong bảng, đây là những nội dung mà các đề tài trước chưa thực hiện. 2.5 Nội dung biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam 2.5.1 Nguyên tắc biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam Nguyên tắc biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam cũng dựa trên nguyên tắc biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch do UNWTO đề xuất đã trình bày ở chương 1 của luận án, đó là: Nguyên tắc thường trú và lãnh thổ kinh tế; Nguyên tắc kỳ tính toán; Nguyên tắc về giá tính các chỉ tiêu trong tài khoản; Nguyên tắc đảm bảo so sánh quốc tế.
  11. 11 2.5.2 Cấu trúc tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam Luận án đề xuất tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam gồm 6 bảng: Bảng TSA 1 Tiêu dùng du lịch của khách du lịch quốc tế chia theo loại sản phẩm Sản phẩm Số tiền tiêu dùng của khách (tỷ VNĐ) Khách du lịch Khách du lịch theo tour tự tổ chức A 1 2 1. Dịch vụ đại lý du lịch và du lịch lữ hành. 2. Dịch vụ lưu trú. 3. Dịch vụ vận chuyển 3.1- Đường sắt 3.2 – Đường bộ 3.3 - Đường hàng không 3.4 - Đường thủy 3.5 - Dịch vụ khác liên quan đến vận chuyển. 4. Dịch vụ ăn uống 5. Dịch vụ văn hóa thể thao, vui chơi, giải trí. 6. Dịch vụ phục vụ du lịch khác. 7. Các dịch vụ liên quan đến du lịch. Tổng số Bảng TSA 1 phản ánh toàn bộ số tiền tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chia theo các sản phẩm tiêu dùng khi đi du lịch. Từ việc lập bảng này, có thể xác định được số tiền tiêu dùng cho hoạt động du lịch của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, từ đó xác định doanh thu du lịch thu từ khách du lịch quốc tế để phục vụ cho việc tính toán giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch. Nội dung của bảng này gần giống với bảng 1 trong TSA do UNWTO đề xuất, chỉ khác là số tiền tiêu dùng của khách du lịch quốc tế không chia cụ thể cho khách du lịch trong ngày và khách du lịch nghỉ
  12. 12 qua đêm vì hiện nay nguồn thông tin thống kê về du lịch của Việt Nam chưa cho phép xác định chính xác số lượt khách quốc tế tự tổ chức đi trong ngày. Nhưng trong bảng 1 này, luận án đề xuất khách du lịch được chia thành khách du lịch đi theo tour và khách du lịch tự tổ chức vì thông tin này có thể thu thập được. Bảng TSA 2 Tiêu dùng du lịch của khách du lịch nội địa chia theo loại sản phẩm Số tiền tiêu dùng của khách (tỷ Sản phẩm VNĐ) Khách du lịch Khách du lịch theo tour tự tổ chức A 1 2 1. Dịch vụ đại lý du lịch và du lịch lữ hành. 2. Dịch vụ lưu trú. 3. Dịch vụ vận chuyển 3.1- Đường sắt 3.2 – Đường bộ 3.3 - Đường hàng không 3.4 - Đường thủy 3.5 - Dịch vụ khác liên quan đến vận chuyển. 4. Dịch vụ ăn uống 5. Dịch vụ văn hóa thể thao, vui chơi, giải trí. 6. Dịch vụ phục vụ du lịch khác. 7. Các dịch vụ liên quan đến du lịch. Tổng số Bảng TSA 2 phản ánh toàn bộ số tiền tiêu dùng của khách du lịch nội địa Việt Nam chia theo sản phẩm tiêu dùng của khách khi đi du lịch. Thông qua số tiền mà khách du lịch nội địa Việt Nam tiêu dùng, có thể xác định được doanh thu thu được từ khách du lịch nội địa để phục vụ cho việc tính VA của hoạt động du lịch. Nội dung của bảng này giống một phần bảng 2 trong TSA của UNWTO. Bảng 2 của UNWTO phản ảnh số tiền tiêu dùng du lịch trong
  13. 13 nước của khách du lịch thường trú bao gồm tiêu dùng của khách du lịch thường trú đi du lịch trong nước và phần tiêu dùng trên lãnh thổ của khách du lịch thường trú đi du lịch nước ngoài. Còn bảng TSA 2 mà luận án đề xuất đã tách thành hai bảng là bảng TSA 2 phản ánh tiêu dùng của riêng khách nội địa Việt Nam đi du lịch trong nước và bảng TSA 3 phản ánh tiêu dùng của khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Và cũng giống như bảng TSA 1, số tiền tiêu dùng của khách du lịch nội địa được chia thành khách du lịch đi theo tour và khách du lịch tự tổ chức. Bảng TSA 3 Tiêu dùng du lịch của khách du lịch nội địa ra nƣớc ngoài chia theo loại sản phẩm Sản phẩm Số tiền tiêu dùng của khách trước và sau chuyến đi (Tỷ VNĐ) A 1 1. Dịch vụ đại lý du lịch và du lịch lữ hành. 2. Dịch vụ lưu trú. 3. Dịch vụ vận chuyển 3.1- Đường sắt 3.2 – Đường bộ 3.3 - Đường hàng không 3.4 - Đường thủy 3.5 - Dịch vụ khác liên quan đến vận chuyển. 4. Dịch vụ ăn uống 5. Dịch vụ văn hóa thể thao, vui chơi, giải trí. 6. Dịch vụ phục vụ du lịch khác. 7. Các dịch vụ liên quan đến du lịch. Tổng số Nội dung của bảng TSA 3 phản ánh số tiền tiêu dùng của khách du lịch trong nước đi ra nước ngoài nhưng chỉ tính phần tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam (trước và sau chuyến đi du lịch). Thông qua bảng này, tính được số tiền mà khách du lịch Việt Nam tiêu dùng trên lãnh thổ, từ đó xác định được doanh thu du lịch thu được từ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài để từ đó tính VA của hoạt động du lịch.
  14. 14 Như đã nhận xét ở bảng TSA 2 phần trên, bảng TSA 3 này có nội dung giống một phần trong bảng 2 của TSA do UNWTO đề xuất và cũng như bảng TSA1 và bảng TSA 2, khách du lịch trong nước đi du lịch nước ngoài trong bảng TSA 3 không được chia thành khách du lịch trong ngày và khách du lịch nghỉ qua đêm vì khó khăn trong việc thu thập số liệu. Khách du lịch trong nước ra nước ngoài cũng có 2 loại là đi du lịch theo tour và tự tổ chức, nhưng trong đó hầu hết là khách đi theo tour. Vì vậy, trong bảng này chỉ tập trung nghiên cứu xác định số tiền tiêu dùng của khách du lịch trong nước đi ra nước ngoài theo tour du lịch trọn gói. Bảng TSA 4 Cấu thành tiêu dùng du lịch trên lãnh thổ quốc gia chia theo loại sản phẩm và loại khách Đơn vị tính : Tỷ VNĐ Số tiền tiêu dùng của các loại khách Tổng số Khách DL Sản phẩm tiền tiêu Khách Khách nội địa ra dùng DL DL nội nƣớc quốc tế địa ngoài A 1 2 3 4 1. Dịch vụ đại lý du lịch và du lịch lữ hành. 2. Dịch vụ lưu trú. 3. Dịch vụ vận chuyển 3.1- Đường sắt 3.2 – Đường bộ 3.3 - Đường hàng không 3.4 - Đường thủy 3.5 - Dịch vụ khác liên quan đến vận chuyển. 4. Dịch vụ ăn uống 5. Dịch vụ văn hóa thể thao, vui chơi, giải trí. 6. Dịch vụ phục vụ du lịch khác. 7. Các dịch vụ liên quan đến du lịch. Tổng số Nội dung của bảng TSA 4 phản ánh tổng tiêu dùng của tất cả các loại khách du lịch tại Việt Nam (gồm khách du lịch nước ngoài đến Việt
  15. 15 Nam, khách du lịch nội địa Việt Nam và khách du lịch trong nước ra nước ngoài) và cấu thành tổng tiêu dùng du lịch chia theo sản phẩm tiêu dùng và loại khách. Bảng này có kết cấu gần giống như bảng 4 trong TSA của UNWTO đưa ra nhưng ở bảng 4 của UNWTO có thêm một cột phản ánh tiêu dùng du lịch khác của khách, đó là phần tiêu dùng của khách du lịch dưới dạng hiện vật, chuyển nhượng xã hội (phúc lợi xã hội, trợ giúp xã hội…). Trong bảng TSA 3 mà luận án đề xuất áp dụng ở Việt Nam không đưa cột này vào vì không có số liệu để tính. Bảng TSA 5: Đóng góp của du lịch trong nền kinh tế quốc dân Doanh Giá trị Giá trị Tỷ lệ Tỷ lệ giá thu du sản xuất tăng giá trị trị tăng Sản phẩm lịch (tỷ du lịch thêm du tăng thêm du VNĐ) (tỷ lịch (tỷ thêm lịch trong VNĐ) VNĐ) du lịch VA các trong hoạt động GDP dịch vụ (%) (%) A 1 2 3 4 1. Dịch vụ đại lý du lịch và du lịch lữ hành. 2. Dịch vụ lưu trú. 3. Dịch vụ vận chuyển 3.1- Đường sắt 3.2 – Đường bộ 3.3 - Đường hàng không 3.4 - Đường thủy 3.5 - Dịch vụ khác
  16. 16 liên quan đến vận chuyển. 4. Dịch vụ ăn uống 5. Dịch vụ văn hóa thể thao, vui chơi, giải trí. 6. Dịch vụ phục vụ du lịch khác. 7. Các dịch vụ liên quan đến du lịch. Tổng số Nội dung của bảng TSA 5 phản ánh về tổng doanh thu du lịch cũng như các chỉ tiêu GO, VA của hoạt động du lịch liên quan đến các ngành kinh tế quốc dân. Với kết quả số liệu có được về VA theo từng hoạt động du lịch, ta có thể xác định được vai trò của hoạt động du lịch trong việc đóng góp để tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Việt Nam và tạo ra giá trị tăng thêm của các hoạt động dịch vụ; tức là tính được tỷ lệ % đóng góp của hoạt động du lịch trong GDP ở Việt Nam và tỷ lệ % đóng góp của hoạt động du lịch trong tổng giá trị tăng thêm của các hoạt động dịch vụ. Bảng TSA 5 do luận án đề xuất có nội dung tương ứng với bảng 6 “Nguồn cung ứng trong nước và cầu tiêu dùng du lịch nội địa chia theo sản phẩm” trong TSA mà UNWTO đề xuất và 2 bảng này đều là những bảng trung tâm trong TSA. Nội dung chính của 2 bảng này đều nhằm xác định, đánh giá đóng góp của hoạt động du lịch trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc xác định VA của hoạt động du lịch và tỷ lệ VA trong GDP.
  17. 17 Bảng TSA 6 : Số lƣợt khách, ngày khách du lịch 6.1 – Số lượt khách, ngày khách chia theo loại khách Tổng số ngày Tổng số lƣợt Loại khách khách ngủ qua khách đêm A 1 2 I – Khách du lịch quốc tế - Đi theo tour - Tự tổ chức II – Khách du lịch nội địa - Đi theo tour - Tự tổ chức III – Khách du lịch nội địa ra nước ngoài - Đi theo tour - Tự tổ chức Tổng số 6.2 – Số lượt khách quốc tế chia theo mục đích, phương tiện đến Tổng số lƣợt Tổng số ngày khách Mục đích, phƣơng tiện khách ngủ qua đêm A 1 2 I – Chia theo mục đích đến Du lịch, nghỉ ngơi Thăm họ hàng, bạn bè Chữa bệnh Trao đổi công việc, hội nghị Mục đích khác II – Chia theo phương tiện Đường không Đường thủy Đường bộ Đường sắt
  18. 18 Bảng TSA 6 gồm 2 bảng nhỏ là bảng TSA 6.1 và bảng TSA 6.2. Bảng TSA 6.1 phản ánh tổng số lượt khách và tổng số ngày khách nghỉ qua đêm chia theo loại khách là khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và khách du lịch nội địa ra nước ngoài. Ở từng loại khách này lại được chia thành khách du lịch đi theo tour và khách du lịch tự tổ chức. Còn bảng TSA 6.2 phản ánh tổng số lượt khách và tổng số ngày khách nghỉ qua đêm của khách du lịch quốc tế chia theo mục đích du lịch (như nghỉ ngơi, thăm họ hàng bạn bè, chữa bệnh, hội nghị hội thảo…) và phương tiện đến (đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy). Mục tiêu biên soạn bảng này là để cung cấp một số thông tin không bảng hiện bằng tiền nhưng đóng vai trò khá quan trọng trong việc nghiên cứu thống kê hoạt động du lịch nói chung và cung cấp thông tin trong việc tính toán số tiền tiêu dùng của khách du lịch ở bảng TSA1, TSA 2 và TSA 3 của Việt Nam. 2.5.3 Các phân loại chủ yếu trong tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam 2.5.3.1 Phân loại sản phẩm du lịch trong tài khoản vệ tinh du lịch Các sản phẩm du lịch trong TSA đề xuất được chia thành 7 nhóm, chủ yếu là các sản phẩm dịch vụ, bao gồm: – Dịch vụ Đại lý du lịch và du lịch lữ hành – Dịch vụ lưu trú – Dịch vụ vận chuyển – Dịch vụ ăn uống – Dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí – Các dịch vụ phục vụ du lịch khác - Các dịch vụ liên quan đến du lịch 2.5.3.2 Phân loại số lƣợt khách du lịch, số ngày khách du lịch trong tài khoản vệ tinh du lịch Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể phân loại số lượt khách, số ngày khách du lịch theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên trong tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam, số lượt khách, số ngày khách du lịch được phân loại theo các tiêu thức sau:  Theo loại khách du lịch, khách du lịch bao gồm:
  19. 19 - Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam - Khách du lịch nội địa Việt Nam - Khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài  Theo mục đích du lịch: Theo tiêu thức này, khách du lịch được chia thành các loại theo các mục đích chính của chuyến đi du lịch. Các mục đích chính của chuyến đi du lịch bao gồm: - Du lịch, nghỉ ngơi: - Thăm họ hàng, bạn bè - Chữa bệnh - Trao đổi công việc, hội nghị - Mục đích khác  Theo phương tiện du lịch, khách du lịch được chia thành các loại dựa trên loại phương tiện đi lại chủ yếu được khách du lịch sử dụng trong chuyến đi. Đối với khách du lịch nội địa Việt Nam, phương tiện đi lại chủ yếu là loại phương tiện được sử dụng trên quãng đường dài nhất đã đi. Còn đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hoặc khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài thì phương tiện du lịch chủ yếu là phương tiện sử dụng để đi qua biên giới của quốc gia sẽ đến thăm. Theo tiêu thức này, khách du lịch bao gồm: - Khách du lịch bằng đường không - Khách du lịch bằng đường thủy - Khách du lịch bằng đường bộ - Khách du lịch bằng đường sắt  Theo hình thức du lịch - Khách du lịch đi theo tour - Khách du lịch tự tổ chức 2.5.4 Phương pháp tính các chỉ tiêu của từng bảng trong tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam. Phần này được trình bày chi tiết từ trang 91 đến trang 104 của luận án.
  20. 20 CHƢƠNG 3 THỬ NGHIỆM TÍNH TOÁN TÀI KHOẢN VỆ TINH DU LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Thử nghiệm tính toán một số bảng trong tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam 3.1.1 Nguồn số liệu sử dụng để thử nghiệm tính toán một số bảng trong tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam. Trong chương này luận án tiến hành thử nghiệm tính toán một số bảng trong tài khoản vệ tinh du lịch đã đề xuất ở chương 2. Luận án sử dụng các nguồn số liệu sau: - Nguồn số liệu từ Niên giám thống kê, cụ thể: + Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2005 và 2007 chia theo mục đích đến và phương tiện đến. + Số lượt khách nội địa tại Việt Nam năm 2005 và 2007 + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005 và 2007 + Chỉ số giá tiêu dùng năm 2005 và 2007 + Tỷ giá USD/VNĐ năm 2005 - Số liệu thu từ kết quả cuộc điều tra mẫu về chi tiêu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2005 do Tổng cục Du lịch tiến hành. - Số liệu thu từ kết quả cuộc điều tra mẫu về chi tiêu khách du lịch nội địa Việt Nam năm 2007 do Tổng cục Du lịch tiến hành. Vớí các nguồn số liệu như trên, có thể thấy hạn chế của nguồn số liệu này trong việc biên soạn tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam, đó là: - Nguồn số liệu thu thập được không đồng bộ. Năm 2005 có số liệu về chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhưng lại không có số liệu về chi tiêu của khách du lịch nội địa Việt Nam. Ngược lại năm 2007 có số liệu về chi tiêu của khách du lịch nội địa Việt Nam nhưng lại không có số liệu về chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. - Không có số liệu về khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Do đó, để thử nghiệm tính toán tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam năm 2005 và 2007, luận án đã thực hiện: - Tiến hành ước tính mức chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch nội địa tại Việt Nam năm 2005 và mức chi tiêu bình quân một lượt khách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2