Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
lượt xem 4
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xây dựng và ước lượng mô hình tác động lan tỏa của FDI đến năng lực công nghệ (được đại diện bằng năng suất lao động) của doanh nghiệp Việt Nam; Xây dựng và ước lượng mô hình tác động lan tỏa của FDI đến năng lực xuất khẩu (được đại diện bằng khả năng tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu) của doanh nghiệp Việt Nam;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- PHẠM THẾ ANH PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 62.31.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
- Công trình này được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Trọng Hoài Phản biện 1: ………………………………………………………………. Phản biện 2: ………………………………………………………………. Phản biện 3: ……………………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: ………………………………………………………………………………. Vào hồi …….giờ……..ngày…….tháng………năm……… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ………………………………………
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Phạm Thế Anh & Nguyễn Trọng Hoài (2017). Vai trò của FDI và đặc trưng doanh nghiệp đối với xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế 28(1), 05-23. 2. Nguyễn Trọng Hoài & Phạm Thế Anh (2016). Lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố quyết định: Trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế 27(8), 02-20. 3. Phạm Thế Anh & Nguyễn Thị Hồng Đào (2013). Quản trị Nguồn nhân lực và sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội (4), 24-34. 4. Phạm Thế Anh, Nguyễn Thị Hồng Đào & Phạm Tiến Lâm (2013). Ứng dụng mô hình Probit trong phân tích quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp tại Việt Nam, Tạp chí Thông tin Kinh tế và Dự báo Kinh tế - Xã hội (94),15-22. 5. Phạm Thế Anh & Nguyễn Thị Hồng Đào (2013). Bounds Testing Approach to Cointegration: A Re-examination of FDI and Growth in Vietnam, Journal of Economic Development (218), 94-113. 6. Nguyễn Thị Hồng Đào & Phạm Thế Anh (2012). Hiệu ứng lan tỏa FDI trong ngành công nghiệp chế biến tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế (263), 11-19. 7. Nguyễn Thành Cường & Phạm Thế Anh (2010). Đánh giá rủi ro phá sản của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản (2), 27-33.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1 Bối cảnh thế giới Trong những thập niên gần đây, các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm đã tập trung tìm hiểu về vai trò và tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) đối với doanh nghiệp và nền kinh tế nước tiếp nhận. Trong đó, FDI có thể tạo ra các tác động trực tiếp như bổ sung cho nguồn vốn đầu tư trong nước, tăng thu ngân sách, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo ra công ăn việc làm. Hơn thế nữa, FDI còn tạo ra các tác động gián tiếp hay lan tỏa (spillovers/externalities). Tác động lan tỏa là những hiệu ứng ngoại tác về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay không có chủ đích giữa các chủ thể kinh tế theo thời gian. Thông qua khả năng rò rỉ, phát tán và chuyển giao, chia sẻ thông tin, các doanh nghiệp FDI có thể gián tiếp tác động đến năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. So với các tác động trực tiếp, tác động lan tỏa của FDI là hướng nghiên cứu khá mới và nhận được sự quan tâm ngày càng gia tăng của giới học thuật, các nhà nghiên cứu cũng như nhà hoạch định chính sách trong thời gian gần đây. Những tác động lan tỏa thường được kỳ vọng diễn ra với quy mô lớn hơn nhiều so với các tác động trực tiếp. Đây là một lý do giải thích cho sự cạnh tranh gia tăng giữa chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển trong nỗ lực thu hút dòng vốn FDI thông qua nhiều ưu đãi chính sách. Tuy vậy, các nghiên cứu trước cho thấy kết quả đa dạng và thậm chí là trái chiều về các hiệu ứng lan tỏa. Do đó, các bằng chứng thực nghiệm về lan tỏa từ FDI cần được bổ sung nhằm củng cố các lập luận của tác động lan tỏa khi mà các kết quả nghiên cứu ban đầu chưa có xu hướng thống nhất cao. 1.1.2 Bối cảnh Việt Nam Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý tương đối đồng bộ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng vốn FDI đăng ký tăng từ 735 triệu USD (1990) lên đến 281,9 tỷ USD (2015). Số dự án đăng ký cũng nhảy vọt từ 211 dự án (1988-1990) lên 2,120 (2015). Khu vực FDI phát triển năng động, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong đó, đóng góp của FDI cho đầu tư phát triển xã hội tăng từ 16% giai đoạn 2001-2005 lên gần 24% giai đoạn 2006-2015; đóng góp cho nguồn thu ngân sách tăng từ 5.2% năm 2000 lên hơn 14% năm 2014. Với thị trường lao động, doanh nghiệp FDI đã tạo ra việc làm trực tiếp cho 358,5 nghìn lao động (2000) và tăng lên 4,2 triệu lao động (2015), cũng như giúp tạo hàng triệu việc làm gián tiếp khác. Hơn thế nữa, khu vực FDI có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2015 khu vực này có mức đóng góp kỷ lục chiếm hơn 70% tỷ trọng xuất khẩu của cả nước. Tuy vậy, việc thu hút FDI trong thời gian qua cũng tạo ra nhiều tác động không mong đợi. Một số doanh nghiệp FDI trong khi theo đuổi mục đích lợi nhuận đã bất chấp vấn đề môi trường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hiệu quả trong chuyển giao công nghệ còn thấp khi nhiều nhà đầu tư
- 2 chỉ đưa vào Việt Nam những công nghệ lạc hậu hoặc không then chốt với mục tiêu chính là khai thác lợi thế lao động rẻ, tài nguyên sẵn có. Bên cạnh đó, sự mất cân đối trong cơ cấu ngành, vùng đầu tư; tỷ lệ giải ngân thấp; vấn đề chuyển giá, né tránh thuế, tỷ lệ nội địa hóa thấp...là những tồn tại góp phần làm gia tăng sự ngờ vực về những hiệu quả thực sự và tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu các tác động lan tỏa của FDI càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh đầu tư hiện nay tại Việt Nam. 1.2 Vấn đề nghiên cứu Luận án sẽ tập trung giải quyết ba vấn đề nghiên cứu chính gồm: (i) Tác động của FDI đến năng lực công nghệ (được đại diện bởi năng suất lao động) của các doanh nghiệp Việt Nam (hay sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI); (ii) Tác động của FDI đến năng lực xuất khẩu (được đại diện bởi khả năng tham gia và tỷ trọng xuất khẩu) của doanh nghiệp Việt Nam (hay sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI); (iii) Vai trò của những yếu tố đặc trưng doanh nghiệp đối với khả năng hấp thụ lan tỏa từ FDI của doanh nghiệp Việt Nam (hay các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa từ FDI). Ngoài ra, luận án cũng sẽ nghiên cứu một số vấn đề khác như vai trò của các đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đối với năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước; sự khác biệt về hiệu ứng lan tỏa từ FDI khi sử dụng ba thang đo khác nhau đại diện cho FDI. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tồn tại và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam. Ngành chế biến chế tạo là nhóm ngành có hoạt động công nghệ và hoạt động xuất khẩu nổi bật nhất cũng như thu hút nguồn đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của Việt Nam trong phạm vi cả nước trong giai đoạn 2011 – 2013. Trong đó, hiệu ứng lan tỏa từ FDI tập trung vào kênh chiều ngang giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. 1.5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để làm cơ sở ước lượng tác động lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp trong nước. Cách tiếp cận này cho phép phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI thông qua yếu tố phi truyền thống là năng suất các nhân tố tổng hợp. Về kỹ thuật kinh tế lượng, mô hình tác động lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp trong nước được ước lượng bằng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), và lựa chọn mô hình bằng kiểm định Hausman. Để ước lượng và đánh giá tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI, luận án sử dụng mô hình chọn mẫu Heckman. Đây là cách tiếp cận hiệu quả giúp kiểm soát vấn đề thiên lệch chọn mẫu xảy ra do chỉ có một số lượng nhất định doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu. Trong đó, năng lực xuất khẩu
- 3 của doanh nghiệp trong nước được đại diện bởi: (i) Có/không tham gia xuất khẩu; và (ii) Tỷ trọng xuất khẩu. Mô hình chọn mẫu Heckman được ước lượng bằng phương pháp hợp lý cực đại (MLE). 1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp, dạng dữ liệu bảng ở cấp doanh nghiệp cho giai đoạn 2011 – 2013. Dữ liệu được thu thập từ Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện. Sau quá trình sàng lọc và làm sạch, bộ dữ liệu cuối cùng đưa vào phân tích là dữ liệu bảng gồm 137,419 quan sát. 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu 1.6.1 Ý nghĩa học thuật Thứ nhất, luận án xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa từ FDI phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, thay vì chỉ sử dụng một thang đo đại diện cho FDI như các nghiên cứu trước, luận án đưa vào ba thang đo cho sự hiện diện của FDI. Thứ hai, luận án sử dụng cách tiếp cận mới khi đưa vào mô hình các biến tương tác với FDI để tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa. Việc sử dụng các biến tương tác giúp phát triển và phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa các nhân tố, đặc biệt là vai trò của đặc trưng doanh nghiệp trong nước và mối tương quan với hiệu ứng lan tỏa. Thứ ba, kết quả nghiên cứu từ bộ dữ liệu cho giai đoạn gần đây sẽ đóng góp cho các nghiên cứu về tác động lan tỏa từ FDI tại Việt Nam, nhất là nghiên cứu trước về lan tỏa xuất khẩu từ FDI tại Việt Nam còn rất hạn chế và sử dụng dữ liệu cỡ mẫu nhỏ được điều tra từ 15 năm trước. 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là về sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng, cung cấp bằng chứng thực nghiệm rất có ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách về thu hút FDI, cho những người làm công tác dự báo và cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước. Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI không diễn ra đồng nhất cho toàn bộ các doanh nghiệp mà phụ thuộc vào đặc trưng riêng của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, các chính sách thu hút FDI, các dự báo và hướng liên kết hợp tác giữa hai khối doanh nghiệp này cần dựa trên sự chọn lọc và ưu tiên nhất định. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm phát huy hiệu ứng lan tỏa công nghệ và xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp Việt Nam. 1.7 Bố cục của luận án Bố cục của luận án được kết cấu thành 5 chương. Trong đó, Chương 1 giới thiệu sơ lược luận án. Chương 2 tổng quan lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các tác động lan tỏa. Chương 3 xác định và phân tích phương pháp nghiên cứu của luận án. Chương 4 phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, Chương 5 kết luận và đề xuất các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam.
- 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG LAN TỎA 2.1 Giới thiệu Chương này tổng quan lý thuyết liên quan đến FDI và các tác động lan tỏa giúp xây dựng và định hình khung phân tích chi tiết cho luận án. 2.2 Khái niệm và phân loại FDI 2.2.1 Khái niệm FDI Theo WTO, FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được tài sản ở nước khác cùng với quyền quản lý tài sản đó. Còn theo IMF, FDI là công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp trong một quốc gia khác. Theo Luật Đầu tư của Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức của nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam. 2.2.2 Phân loại FDI Từ góc độ của nhà đầu tư (nước chủ đầu tư), FDI được chia thành 3 loại: FDI theo chiều ngang, FDI theo chiều dọc, FDI kết hợp. Từ góc độ của nước tiếp nhận đầu tư, FDI có thể được phân thành 3 loại: FDI thay thế nhập khẩu; FDI tăng cường xuất khẩu; FDI theo định hướng của chính phủ. 2.3 Tác động lan tỏa từ FDI 2.3.1 Khái niệm tác động lan tỏa Tác động lan tỏa là những ngoại tác động về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay không có chủ đích giữa các chủ thể kinh tế theo thời gian (Rosenbloom & Marshallian, 1990). Những tác động lan tỏa từ FDI có thể diễn ra khi một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI gặp khó khăn trong việc bảo vệ những tài sản chuyên biệt của mình khiến chúng bị rò rỉ ra bên ngoài và các doanh nghiệp trong nước sẽ là đối tượng tiếp thu (Caves, 1996). Doanh nghiệp FDI cũng có thể chủ động chia sẻ thông tin và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong nước là khách hàng hay nhà cung ứng của mình (Görg & Greenaway, 2004). Thông qua khả năng rò rỉ, phát tán và chia sẻ thông tin mà doanh nghiệp FDI có thể tạo ra các tác động gián tiếp ảnh hưởng đến năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. 2.3.2 Sự hiện diện của FDI Các nghiên cứu trước về hiệu ứng lan tỏa thường sử dụng một trong ba biến đại diện cho FDI gồm: (i) tỷ trọng doanh thu; (ii) tỷ trọng lao động; và (iii) tỷ trọng tài sản của các doanh nghiệp FDI trong ngành. Về cơ bản, ba biến đại diện trên đều có những điểm mạnh và hạn chế nhất định (Bảng 2.1). Do đó, việc chỉ sử dụng một thang đo đơn lẻ khó có thể đo lường được toàn diện vài trò của FDI tại nước tiếp nhận. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các kết quả thực nghiệm có nhiều sự khác biệt hay ‘nhạy cảm’ với việc lựa chọn thang đo FDI (Wooster & Diebel, 2010). Để hạn chế sự thiên lệch kết quả ước lượng do việc lựa chọn biến đại diện FDI, luận án này sử dụng cả ba thang đo và đưa ra các so sánh tương quan trong quá trình ước lượng và kiểm định các hiệu ứng lan tỏa.
- 5 2.3.3 Các kênh lan tỏa từ FDI Kênh chiều ngang nói đến những hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng một ngành. Kênh lan tỏa này có thể diễn ra thông qua: (i) sự di chuyển của lao động từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước; (ii) hoạt động biểu thị của doanh nghiệp FDI bằng các ảnh hưởng điển hình và sự bắt chước, học hỏi của doanh nghiệp trong nước; (iii) sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Trong đó, ap lực cạnh tranh trong ngắn hạn có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trong nước, được gọi là hiệu ứng xâm chiếm thị trường. Kênh chiều dọc xảy ra khi các doanh nghiệp trong nước ở một ngành chịu tác động bởi doanh nghiệp FDI ở những ngành khác khi tồn tại mối liên kết cung ứng nhất định. Trong đó, liên kết ngược diễn ra khi doanh nghiệp trong nước cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp FDI. Liên kết xuôi diễn ra khi doanh nghiệp trong nước là khách hàng của doanh nghiệp FDI. Nếu những mối liên kết cung ứng này giúp cho doanh nghiệp trong nước nâng cao trình độ công nghệ và năng lực xuất khẩu thì cho thấy sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc. 2.4 Các lý thuyết về FDI và tác động lan tỏa Lý thuyết tăng trưởng Tác động trực tiếp giúp tân cổ điển bổ sung nguồn vốn Lý thuyết Lý thuyết về khả năng Tác động dài hạn tăng trưởng hấp thụ qua kênh lan tỏa nội sinh Vai trò của đặc trưng doanh nghiệp Lý thuyết Lợi thế vượt trội về DOANH chiết trung sở hữu tài sản DOANH NGHIỆP NGHIỆP Tác động lan tỏa Lý thuyết về TRONG FDI Vai trò của các tập quyền lợi thị đoàn lớn MNEs NƯỚC trường Lý thuyết Lợi thế về kinh vòng đời sản nghiệm xuất khẩu phẩm Lý thuyết sản xuất và Lợi thế về tiến bộ tiến bộ công công nghệ nghệ Sơ đồ 2.1: Khung khái niệm từ các nghiên cứu lý thuyết
- 6 2.5 Lược khảo các nghiên cứu trước 2.5.1 Các nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ từ FDI Luận án lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước về lan tỏa công nghệ từ FDI được thực hiện trong và ngoài nước như: Caves (1974); Globerman (1979); Aitken và Harrison (1999); Li và cộng sự (2001); Kohpaiboon (2006); Le Thanh Thuy (2005); Hoang Van Thanh và Pham Thien Hoang (2010); Nguyen Ngoc Anh và cộng sự (2008); Nguyen Phi Lan (2008); Le và Pomfret (2011); Pham Thi Bich Ngoc (2012); Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (2012); Newman và cộng sự (2014). Trong đó, các đóng góp chính cũng như hạn chế của mỗi nghiên cứu được nêu rõ và so sánh với các nghiên cứu khác và nghiên cứu trong luận án này. 2.5.2 Các nghiên cứu trước về lan tỏa xuất khẩu từ FDI So với lan tỏa công nghệ, các nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu được thực hiện khá muộn và số lượng hạn chế hơn. Luận án lược khảo các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước gồm: Aitken và cộng sự (1997); Kokko và cộng sự (2001); Greenaway và cộng sự (2004); Kneller và Pisu (2007); Buck và cộng sự (2007); Barrios và cộng sự (2001); Phillips và Ahmadi-Esfahani (2010); Ruane và Sutherland (2005); Anwar và Nguyễn (2011); Nguyễn Thị Hồng Đào và Phạm Thế Anh (2012) . Trong đó, các đóng góp chính cũng như hạn chế của mỗi nghiên cứu được nêu rõ và so sánh với các nghiên cứu khác và nghiên cứu trong luận án này. 2.6 Khung phân tích đề nghị cho nghiên cứu của luận án 2.6.1 Khe hổng nghiên cứu Thứ nhất, trong hơn 30 năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút FDI và đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực cho nền kinh tế, song thực tế còn tồn tại những tác động tiêu cực không mong muốn. Vì vậy, việc lượng hóa các tác động lan tỏa của FDI là nghiên cứu có tính cấp thiết trong bối cảnh đầu tư hiện nay tại Việt Nam. Thứ hai, các nghiên cứu về lan tỏa của FDI tại Việt Nam đa phần tập trung vào lan tỏa công nghệ trong khi lan tỏa về xuất khẩu thì số lượng rất hạn chế và được thực hiện dựa trên mẫu khảo sát doanh nghiệp cách đây hơn 10 năm và kích thước mẫu hạn chế. Các nghiên cứu về lan tỏa công nghệ cũng sử dụng dữ liệu trước năm 2011 nên khó phản ánh sát thực những sự thay đổi mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam và tác động lan tỏa của dòng vốn FDI tại Việt Nam trong thời gian qua. Thứ ba, các nghiên cứu về lan tỏa hiện nay chủ yếu tập trung kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa và xác định các kênh lan tỏa từ FDI (lan tỏa chiều dọc, lan tỏa chiều ngang). Trong khi đó, các nhân tố quyết định quy mô hiệu ứng lan tỏa thì vẫn chưa được chú trọng tìm hiểu. Thứ tư, trong khi các nghiên cứu hiện nay về lan tỏa hầu như chỉ sử dụng một thang đo đơn lẻ đại diện cho yếu tố nước ngoài FDI thì việc áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis) với các thang đo khác nhau về FDI trong nghiên cứu này sẽ giúp đưa ra những kết quả ước lượng mang tính so sánh, giúp đánh giá toàn diện hơn về tác động lan tỏa từ FDI. 2.6.2 Khung phân tích đề nghị cho luận án
- 7 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TÁC ĐỘNG LAN TỎA LAN TỎA CÔNG NGHỆ LAN TỎA XUẤT KHẨU Sự hiện diện của FDI Sự hiện diện của FDI - Tỷ trọng doanh thu - Tỷ trọng doanh thu - Tỷ trọng lao động Phân tích độ nhạy - Tỷ trọng lao động Phân tích độ nhạy - Tỷ trọng tài sản - Tỷ trọng tài sản Kênh lan tỏa Nhân tố tác Kênh lan tỏa Nhân tố tác động động lan tỏa + Di chuyển lao động lan tỏa công nghệ + Di chuyển lao động xuất khẩu + Biểu thị/bắt chước + Biểu thị/bắt chước + Cạnh tranh + Cạnh tranh NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU Năng suất lao động của doanh Tham gia và tỷ trọng xuất khẩu nghiệp trong nước của doanh nghiệp trong nước Đặc trưng doanh Đặc trưng Đặc trưng doanh Đặc trưng nghiệp ngành nghiệp ngành Sơ đồ 2.2: Khung phân tích đề nghị cho luận án
- 8 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu Chương này xác định phương pháp nghiên cứu để hiện thực hóa khung phân tích đề nghị của luận án. 3.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu 3.2.1 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI Dựa trên các cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm cũng như bối cảnh FDI và ngành chế biến chế tạo Việt Nam, luận án xây dựng mô hình các khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm: Giả thuyết HA1: Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI được kỳ vọng có tác động đến năng suất lao động của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước hay tồn tại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước. Giả thuyết HA2: Mức độ vốn hóa của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI. Giả thuyết HA3: Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI. Giả thuyết HA4: Quy mô của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI. Giả thuyết HA5: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI được giả thuyết là có sự khác biệt theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước. Giả thuyết HA6: Khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước và doanh nghiệp FDI trong cùng ngành được giả thuyết có ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI. Giả thuyết HA7: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI được giả thuyết là có sự khác biệt theo khu vực địa lý của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước. 3.2.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu từ FDI Dựa trên các cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm cũng như bối cảnh FDI và ngành chế biến chế tạo Việt Nam, luận án xây dựng mô hình các khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm: Giả thuyết HB1: Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI được kỳ vọng có tác động đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước hay tồn tại hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước. Giả thuyết HB2: Kinh nghiệm xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI.
- 9 Giả thuyết HB3: Độ tuổi của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Giả thuyết HB4: Hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI được giả thuyết là có sự khác biệt theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước. Giả thuyết HB5: Vị trí tại khu công nghiệp/khu chế xuất được kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước. Giả thuyết HB6: Mức độ vốn hóa của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Giả thuyết HB7: Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Giả thuyết HB8: Hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI được giả thuyết là có sự khác biệt theo khu vực địa lý của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước. 3.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề nghị 3.3.1 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI Dựa vào cách tiếp cận hàm sản xuất Cobb-Douglas, luận án xây dựng và ước lượng mô hình thực nghiệm dưới đây để kiểm định hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI: ln Pr oductivityijt 0 1 ln K _ int ensity ijt 2 ln L _ quality ijt 3 ln Scale ijt 4 Ownership ijt 5 TechGap ijt 6 d Re gion ijt 7 FDI jt (3.3) 8 FDI jt * ln K _ int ensity ijt 9 FDI jt * ln L _ quality ijt 10 FDI jt * Scale ijt 11 FDI jt * Ownership ijt 12 FDI jt * TechGap ijt 13 FDI jt * d Re gion ijt 13 Concentrat ion jt 14 dIndustry jt 15 dTimeijt ijt Trong đó, biến phụ thuộc là năng suất lao động lnProductivityijt của doanh nghiệp trong nước thứ i thuộc ngành j tại thời điểm t. Biến trọng tâm là hiện diện FDI (FDIjt) và các biến tương tác giữa FDI và đặc trưng doanh nghiệp, bao gồm: mức độ vốn hóa (lnK_intensityijt); chất lượng nhân lực (lnL_qualityijt); quy mô (lnScaleijt); hình thức sở hữu (Ownershipijt); khoảng cách công nghệ (TechGapijt); khu vực địa lý (dRegionijt). Các biến ngành gồm: mức độ cạnh tranh của thị trường (Concentrationjt); sự khác biệt về ngành (dIndustryjt) và thời gian (dYearijt). Nếu kết quả kiểm định có ý nghĩa thì ta thực hiện phép đạo hàm cho phương trình (3.3) để tính được ảnh hưởng cận biên của yếu tố nước ngoài (FDIjt) đến năng suất của doanh nghiệp Việt Nam. Phương trình cận biên (3.4) cho phép tìm hiểu và đánh giá sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô lan tỏa công nghệ từ FDI. Pr oductivityijt 7 8 ln K _ int ensity ijt 9 ln L _ qualityijt 10 Scaleijt (3.4) FDI jt 11Ownership ijt 12TechGap ijt 13 d Re gionijt
- 10 3.3.2 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI Để kiểm định hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng lan tỏa, luận án xây dựng và ước lượng mô hình chọn mẫu Heckman với hai phương trình tham gia xuất khẩu (PARTICIPATE) và tỷ trọng xuất khẩu (INTENSITY) như sau: PARTICIPATEijt 0 1 Experience ijt 2 Ageijt 3Ownership ijt 4 Zoneijt 5 K _ int ensity ijt 6 L _ qualityijt 7 dRegionijt 8 FDI jt 9 FDI jt * Expererien ce jti 10 FDI jt * Ageijt 11 FDI jt * Ownership ijt (3.5) 12 FDI jt * Zoneijt 13 FDI jt * K _ int ensity ijt 14 FDI jt * L _ qualityijt 15 FDI jt * dRegionijt 16 Concentrat ion jt 17 Indexint jt 18 dIndustry jt 19 dTimeijt i INTENSITYijt 0 1 Ageijt 2 Ownership jti 3 Zone jti 4 K _ int ensity ijt 5 L _ qualityijt 6 dRegionijt 7 FDI jt 8 FDI jt * Ageijt (3.6) 9 FDI jt * Ownership ijt 10 FDI jt * Zone jti 11 FDI jt * K _ int ensity jti 12 FDI jt * L _ qualityijt 13 FDI jt * dRegionijt 14 Concentrat ion jt 15 Indexint jt 16 dIndustry jt 17 dTimeijt i Trong đó, PARTICIPATEijt có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp trong nước thứ i trong ngành j xuất khẩu vào thời điểm t, và bằng 0 nếu không xuất khẩu; INTENSITYijt được đo bằng tỷ trọng xuất khẩu trên doanh thu; hai sai số có phân phối chuẩn (i(0,1), i(0,)) và hệ số tương quan bằng (corr(i,i) = ). Biến trọng tâm là hiện diện FDI (FDIjt) và các biến tương tác giữa FDI và đặc trưng doanh nghiệp, bao gồm: kinh nghiệm xuất khẩu (Experienceijt); độ tuổi (Ageijt); hình thức sở hữu (Ownershipijt); khu công nghiệp (Zoneijt); mức độ vốn hóa (lnK_intensityijt); chất lượng nhân lực (lnL_qualityijt); quy mô (lnScaleijt); khu vực (dRegionijt). Các biến ngành gồm: mức độ cạnh tranh (Concentrationjt); tỷ trọng xuất khẩu ngành (Indexintjt); biến giả ngành (dIndustryjt) và thời gian (dYearijt). Nếu kết quả kiểm định có ý nghĩa thì thực hiện đạo hàm cho phương trình (3.5) và (3.6) để tính ảnh hưởng cận biên của yếu tố nước ngoài (FDIjt) đến các quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. PARTICIPATEijt 8 9 Experience ijt 10 Ageijt 11Ownership ijt 12 Zoneijt (3.7) FDI jt 13 K _ int ensity ijt 14 L _ qualityijt 15 d Re gionijt INTENSITYijt 7 8 Ageijt 9 Ownership ijt 10 Zoneijt 11 K _ int ensity ijt FDI jt (3.8) 12 L _ qualityijt 13 d Re gionijt 3.4 Dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng dữ liệu bảng cấp doanh nghiệp được thu thập từ các cuộc điều tra toàn diện doanh nghiệp do Tổng Cục Thống kê thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2013 gồm 137,419 quan sát cho các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến chế tạo. Số doanh nghiệp tăng từ 42,181 doanh nghiệp (2011) lên 45,663 doanh nghiệp (2012) và 49,575 doanh nghiệp (2013). Nhằm kiểm soát tác động của
- 11 lạm phát, các biến có giá trị tiền tệ được quy đổi về mức giá cơ sở năm 2009. Phần mềm thống kê Stata 11.0 được sử dụng trong các phân tích định lượng và ước lượng dữ liệu của nghiên cứu này. 3.5 Kỹ thuật ước lượng mô hình 3.5.1 Ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI Mô hình tác động lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp trong nước được ước lượng bằng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM). Phương pháp hồi quy POLS có thể được sử dụng để ước lượng dữ liệu bảng nhưng có nhiều hạn chế như không kiểm soát được vấn đề bỏ sót biến, không xét đến các đặc điểm riêng của các đối tượng bảng và sự thay đổi của chúng theo thời gian nên dễ dẫn đến tự tương quan, phương sai thay đổi, ước lượng bị chệch và không nhất quán (Wooldridge, 2009). Kiểm định Hausman (1978) là được sử dụng để so sánh và xác định sự phù hợp của Mô hình FEM hay REM (Baltagi, 2008; Gujarati, 2004). 3.5.2 Ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI Để ước lượng và kiểm định mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI, luận án sử dụng mô hình chọn mẫu Heckman (1974, 1979) nhằm kiểm soát và điều chỉnh vấn đề thiên lệch chọn mẫu do chỉ có một số lượng nhất định doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu. Mô hình chọn mẫu Heckman được ứng dụng phổ biến bởi những đặc tính vượt trội của nó so với Mô hình Tobit kiểm duyệt (Censored Tobit Model) (Tobin, 1958) và Mô hình hai bước (Cragg, 1971). Ước lượng mô hình Heckman bằng kỹ thuật OLS có thể cho các hệ số ước lượng bị chệch và không nhất quán. Để ước lượng mô hình Heckman thì có hai cách tiếp cận: (i) Quy trình ước lượng hai bước của Heckman; và (ii) Ước lượng hợp lý cực đại (MLE). Trong đó, kỹ thuật MLE có nhiều ưu điểm hơn, cho phép ước lượng đồng thời hai phương trình xuất khẩu với sai số chuẩn mạnh để kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu Chương này sẽ phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu về lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013. 4.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu Mô tả chi tiết dữ liệu cho thấy tổng số doanh nghiệp ở 22 nhóm ngành tăng đều khoảng trên 8%. Các doanh nghiệp FDI chiếm gần 10% mẫu nghiên cứu và nhóm 5 ngành thu hút nhiều FDI nhất gồm: Sản xuất trang phục; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; Sản xuất chế biến thực phẩm; và Dệt. Về hoạt động xuất khẩu, 22 ngành chế biến chế tạo đều có doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với nhóm 5 ngành có số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều nhất gồm: Sản xuất chế biến thực phẩm; Sản xuất trang phục; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; và Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế. Về ba thang đo thì sự hiện diện của
- 12 FDI thể hiện rõ nhất là tỷ trọng đóng góp về tài sản khi thang đo fdia có giá trị cao nhất ở hầu hết 22 ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tiếp đến là thang đo fdio và thấp nhất là thang đo fdie. 4.3 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 4.3.1 Các kiểm định cơ bản Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp trong nước được ước lượng bằng cả hai phương pháp tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM). Kết quả kiểm định Hausman cho giá trị bằng 1496.82 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy, ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 và khẳng định rằng mô hình FEM là phù hợp cho tập dữ liệu nghiên cứu. Bảng 4.8 trình bày kết quả ước lượng của mô hình FEM. Bảng 4.8 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam Biến phụ thuộc: Năng suất lao động của doanh nghiệp Mô hình tác động cố định trong nước (lnProductivity) (Fixed Effect Model) Tên biến Hệ số Sai số chuẩn (Variable) (Coef.) (Std. Err.) Mức độ vốn hóa (lnK_intensity) 0.027** 0.011 Chất lượng nhân lực (lnL_quality) 0.453*** 0.025 Quy mô (lnScale) 5.417** 2.530 Hình thức sở hữu (Ownership) 0.277 0.277 Khoảng cách công nghệ (TechGap) 0.0005*** 0.0003 Đồng bằng S.Hồng và miền núi phía Bắc (dRegion1) 0.465 0.387 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung (dRegion2) -0.508 0.416 Hiện diện FDI (fdio) 2.392*** 0.772 fdio*lnK_intensity 0.059** 0.027 fdio*lnL_quality -0.070 0.066 fdio*Scale 1.325*** 1.973 fdio*Ownership -0.96 0.683 fdio*TechGap -0.003*** 0.000 fdio*dRegion1 -0.649*** 0.227 fdio*dRegion2 -0.277 0.334 Mức độ cạnh tranh ngành (Concentration) -1.924*** 0.595 Biến giả ngành (dIndustry*) Y Biến giả năm (dYear*) Y Hằng số (Constant) 3.429*** 0.474 Kiểm định Wald cho ý nghĩa của tổng thể mô hình 99.99*** Kiểm định Wald cho fdio và các biến tương tác với fdio 86.05*** Kiểm định Wald cho các biến tương tác với fdio 95.92*** Kiểm định Hausman 1496.82*** Lưu ý: ***, ** và * lần lượt ký hiệu các mức ý nghĩa ở 1%, 5% và 10%; Y: Có bao gồm trong mô hình Kết quả ước lượng sử dụng thang đo Tỷ trọng doanh thu của FDI trong ngành (fdio). Bảng 4.9 và 4.10 cho thấy vấn đề đa cộng tuyến ít có khả năng ảnh hưởng đến các giá trị ước lượng vì kết quả cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF < 2) và hệ số tương quan (
- 13 dụng cỡ mẫu lớn nên có thể giảm thiểu hiện tượng đa cộng tuyến (Brambor & cộng sự, 2006). So với phương pháp hồi quy POLS thì FEM và REM ít có khả năng xảy ra tình trạng phương sai thay đổi và tương quan chuỗi hay tự tương quan (Wooldridge, 2009). Tuy vậy, để giúp kiểm soát tốt hơn vấn đề tự tương quan hay tương quan chuỗi và phương sai thay đổi, luận án ước lượng mô hình FEM và REM sử dụng sai số chuẩn mạnh (Robust standard errors) (Stock & Watson, 2008; Petersen, 2009). Bảng 4.9 Kết quả VIF cho các biến số trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI Biến số Hệ số VIF Fdio 1.140 lnK_intensity 1.060 lnL_quality 1.070 Scale 1.030 Ownership 1.030 TechGap 1.000 Concentration 1.140 Bảng 4.10 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI lnK lnL Concen fdio _intensity _quality Scale Own TechGap _tration fdio 1 lnK_intensity -0.077 1 lnL_quality 0.044 0.213 1 Scale -0.022 0.054 0.060 1 Own 0.017 -0.070 -0.102 -0.146 1 TechGap -0.002 0.009 -0.006 -0.001 0.002 1 Concentration -0.326 -0.012 0.046 0.093 -0.033 0.003 1 4.3.2 Tác động lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu từ Bảng 4.8 cho thấy, ước lượng tham số fdio mang giá trị dương (2.393) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; kết quả kiểm định Wald cho mức ý nghĩa đồng thời của biến fdio và các biến tương tác là 86.05 (P_value =0.000). Như vậy, ta có thể kết luận rằng sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng lan tỏa đến năng suất của doanh nghiệp trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết HA1 về sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Để phân tích các nhân tố quyết định lan tỏa công nghệ, ta thực hiện kiểm định mức ý nghĩa đồng thời của các biến tương tác giữa fdio và các đặc trưng doanh nghiệp trong nước. Kết quả kiểm định Wald là 95.92 (P_value=0.000). Điều này cho thấy hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI phụ thuộc vào đặc trưng của doanh nghiệp trong nước. Từ đó, ta có thể thực hiện phép đạo hàm đối với phương trình (3.3) để tìm hiểu tác động cận biên của yếu tố FDI như sau:
- 14 ln Pr oductivityijt 2.393 0.059 ln K _ int ensity ijt 1.325 ln Scaleijt fdiojt - 0.003 TechGap ijt - 0.649 d Re gion1ijt Phương trình cho thấy các đặc trưng nội tại của doanh nghiệp trong nước có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI. Như vậy, hiệu ứng lan tỏa công nghệ có tồn tại nhưng quy mô lan tỏa không đồng nhất mà phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi doanh nghiệp hay khả năng hấp thụ hiệu ứng lan tỏa của mỗi doanh nghiệp trong nước. Thứ nhất, các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước có mức độ vốn hóa (K_intensity) cao hơn sẽ có lợi thế hơn trong hấp thu lan tỏa tích cực từ FDI để nâng cao năng lực công nghệ và hiệu quả sản xuất. Thứ hai, quy mô sản xuất (lnScale) cũng có tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Thứ ba, khoảng cách công nghệ (TechGap) là nhân tố có ảnh hưởng ngược chiều đến quy mô lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Thứ tư, so với các doanh nghiệp ở khu vực ở Đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc thì doanh nghiệp ở Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long được hưởng lợi nhiều hơn từ lan tỏa công nghệ của FDI. 4.3.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước Kết quả ước lượng từ Bảng 4.8 cũng cho thấy các đặc trưng doanh nghiệp (mức độ vốn hóa, chất lượng nhân lực, quy mô, khoảng cách công nghệ) và ngành nghề (mức độ cạnh tranh, khác biệt về ngành) có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất của doanh nghiệp trong nước. 4.3.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis) Kết quả phân tích độ nhạy với hai thang đo tỷ trọng lao động (fdie) và tỷ trọng tài sản (fdia), cho thấy sự tương đồng tương đối cao về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến số. Kiểm định Hausman cho thấy Mô hình FEM phù hợp cho tập dữ liệu khi ước lượng lan tỏa công nghệ từ FDI sử dụng thang đo fdie và fdia. Kết quả kiểm định Wald cũng khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước khi sử dụng hai thang đo này. Các tham số ước lượng trong cả hai mô hình sử dụng fdie và fdia có sự nhất quán về dấu và độ lớn so với các ước lượng trong mô hình chính sử dụng thang đo fdio. Trong đó, ước lượng fdie có giá trị dương nhưng không có ý nghĩa thống kê và giá trị cũng có sự chênh lệch đáng kể so với ước lượng fdio và fdia. Phân tích mẫu nghiên cứu cho thấy thang đo tỷ trọng lao động (fdie) có giá trị thấp nhất, chiếm 30.6% tổng số lao động của ngành trong khi thang đo fdio và fdia lần lượt là 37.4% và 44%. 4.4 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 4.4.1 Các kiểm định cơ bản Từ Bảng 4.13, kết quả kiểm định Wald về ý nghĩa tổng thể mô hình cho thấy các hệ số hồi quy đều đồng thời có ý nghĩa ở mức 1%. Thêm vào đó, kiểm định Wald cho hệ số tương quan () giữa hai sai số của phương trình (2.5) và (2.6) có giá trị 4.98 và ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này bác bỏ giả thuyết H0 về sự bất tương quan giữa các sai số (H0: = 0) và cho thấy giả định của
- 15 Cragg (1971) là không phù hợp. Kết quả này khẳng định hai phương trình xuất khẩu (2.5) và (2.6) không phải là hai quyết định hoàn toàn độc lập mà có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau. Các hệ số athrho và lnsigma đều có ý nghĩa lần lượt ở mức 5% và 1% khẳng định sự tồn tại của vấn đề thiên lệch lựa chọn mẫu. Do vậy, mô hình chọn mẫu Heckman là mô hình phù hợp cho tập dữ liệu trong nghiên cứu này. Bảng 4.13 Kết quả ước lượng mô hình Heckman về lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (1) MÔ HÌNH QUYẾT ĐỊNH (2) MÔ HÌNH QUYẾT ĐỊNH THAM GIA XUẤT KHẨU TỶ TRỌNG XUẤT KHẨU (PARTICIPATE) (INTENSITY) Tên biến Hệ số Sai số chuẩn Hệ số Sai số chuẩn (Variable) (Coef.) (Std. Err.) (Coef.) (Std. Err.) Kinh nghiệm xuất khẩu (Experience) 0.421*** 0.048 N Độ tuổi (Age) 0.021*** 0.002 0.001 0.001 Hình thức sở hữu (Ownership) –0.829*** 0.097 –0.012 0.021 Khu công nghiệp (Zone) 1.035*** 0.059 –0.011 0.016 Mức độ vốn hóa (K_intensity) –6.04e-07 0.000 4.20e-06 5.39e-06 Chất lượng nhân lực (L_quality) 0.000 0.000 –0.000 0.000 Khu vực Đồng bằng S.Hồng và miền núi phía Bắc (dRegion1) –0.168*** 0.040 –0.026** 0.011 Khu vực Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung (dRegion2) –0.384*** 0.057 0.036* 0.020 Hiện diện FDI (fdio) 2.277*** 0.515 –0.281** 0.134 fdio*Experience 0.530*** 0.1090 N fdio*Age 0.032*** 0.006 –0.002 0.002 fdio*Ownership 0.746*** 0.249 0.021 0.042 fdio*Zone –0.061 0.140 0.002 0.033 fdio*K_intensity 0.0002** 0.000 –0.000 0.000 fdio*L_quality 5.87e-06 0.000 0.000 0.000 fdio*dRegion1 0.337*** 0.093 0.005 0.023 fdio*dRegion2 0.446*** 0.144 –0.077* 0.046 Mức độ cạnh tranh trong ngành (Concentration) –1.529** 0.774 0.141 0.196 Tỷ trọng xuất khẩu ngành (Indexint) 0.223 0.158 –0.088 0.054 Biến giả ngành (dIndustry*) Y Y Biến giả năm (dYear*) Y Y Hằng số (Constant) –1.338*** 0.224 0.065 0.050 Log pseudolikelihood -17009.69 Kiểm định Wald cho ý nghĩa của tổng thể mô hình 218.04*** Kiểm định Wald cho sự độc lập giữa 4.98** phương trình (1) và (2) Kiểm định Wald cho fdio và các biến 145.41*** tương tác với fdio Kiểm định Wald cho các biến tương tác với fdio 82.01*** Athrho –0.093** 0.042 lnsigma –1.888*** 0.026
- 16 rho –0.093 0.042 sigma 0.151 0.004 lambda –0.014 0.006 Lưu ý: ***, ** và * lần lượt ký hiệu các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%; Y: Có trong mô hình ; N: Không có trong mô hình. Kết quả ước lượng sử dụng thang đo Tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp FDI trong ngành (fdio). Các kết quả kiểm định từ Bảng 4.14 và 4.15 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF < 2) và hệ số tương quan (
- 17 Để biết được các nhân tố quyết định hiệu ứng lan tỏa thì ta thực hiện kiểm định mức ý nghĩa đồng thời của các biến tương tác giữa fdio và các đặc trưng doanh nghiệp trong nước. Kết quả kiểm định Wald với mô hình quyết định tham gia xuất khẩu là 82.01 (P_value =0.000). Điều này cho thấy hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến phụ thuộc vào các đặc trưng của doanh nghiệp trong nước. Từ đó, ta có thể thực hiện phép đạo hàm đối với phương trình (3.5) để tìm hiểu tác động cận biên của yếu tố FDI đến quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam như sau: PARTICIPATE ijt 2.277 0.530 Experience ijt 0.032 Ageijt 0.746 Ownership ijt FDI jt 0.0002 K _ int ensity ijt 0.337 dRegion1 ijt 0.446 d Re gion 2 ijt Phương trình cho thấy các đặc trưng doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến quy mô lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp trong nước. Thứ nhất, kinh nghiệm xuất khẩu (Experience) có tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu. Thứ hai, doanh nghiệp thành lập lâu năm (Age) có tiềm lực mạnh hơn trong học hỏi và hấp thụ hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu tích cực từ các doanh nghiệp FDI. Thứ ba, doanh nghiệp sở hữu tư nhân (Ownership) là đối tượng hấp thụ được nhiều lan tỏa tích cực về xuất khẩu từ FDI hơn. Thứ tư, các doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa (K_intensity) cao hơn sẽ có lợi thế hơn trong hấp thu lan tỏa tích cực về xuất khẩu từ FDI. Thứ năm, các doanh nghiệp ở khu vực phía Bắc và Trung hấp thụ được nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực hơn từ FDI trong ngành. 4.4.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước Kết quả Bảng 4.13 cho thấy đặc trưng doanh nghiệp (kinh nghiệm xuất khẩu, độ tuổi, hình thức sở hữu, khu công nghiệp, vị trí địa lý) và ngành nghề (mức độ cạnh tranh, tỷ trọng xuất khẩu ngành, khác biệt về ngành) có ảnh hưởng đáng kể đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. 4.4.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis) Kết quả phân tích độ nhạy sử dụng hai thang đo khác đại diện cho FDI (bao gồm, tỷ trọng lao động (fdie) và tỷ trọng tài sản (fdia) của FDI trong ngành) cho thấy sự tương đồng tương đối cao về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến số. Kiểm định Wald cho hệ số tương quan () và các hệ số athrho và lnsigma đều cho thấy quan hệ giữa hai quyết định xuất khẩu và sự tồn tại của vấn đề chọn mẫu, do vậy khẳng định sự phù hợp của mô hình chọn mẫu Heckman khi ước lượng lan tỏa xuất khẩu từ FDI sử dụng hai thang đo fdie và fdia. Kết quả kiểm định Wald cũng khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến quyết định tham gia xuất khẩu doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước khi sử dụng hai thang đo này. Các tham số ước lượng trong cả hai mô hình sử dụng fdie và fdia có sự nhất quán về dấu và độ lớn so với mô hình chính sử dụng thang đo fdio. Trong đó, với mô hình sử dụng thang đo fdie, tham số ước lượng biến fdie có giá trị ước lượng thấp hơn so với các ước lượng fdio và fdia. Điều này có khả năng liên quan đến sự khác biệt về mức độ tập trung của FDI trong ngành khi thang đo tỷ trọng lao động (fdie) có giá trị thấp nhất so với hai thang đo còn lại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 307 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn