intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

100
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp cận từ góc độ kinh tế phát triển, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp làng nghề, qua đó, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> ĐỖ VIỆT HÙNG<br /> <br /> PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ<br /> VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG<br /> Chuyên ngành: Kinh tế phát triển<br /> Mã số: 62.31.01.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI, 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> <br /> Tập thể hướng dẫn khoa học:<br /> 1. TS. TRẦN MINH YẾN<br /> 2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái<br /> Phản biện 2: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn<br /> Phản biện 3: TS. Nguyễn Bá Ân<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,<br /> tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội<br /> Vào hồi giờ, ngày .... tháng … năm 201..<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia<br /> - Thư viện Học viện Khoa học xã hội<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ<br /> ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> 1. Đỗ Việt Hùng (2016), “Phát triển bền vững làng nghề Hà Nội trong<br /> bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Phát triển bền vững vùng, quyển 6, số 4,<br /> tháng 12/2016, Tr. 52-58.<br /> 2. Đỗ Việt Hùng (2016), “Phát triển làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng”,<br /> Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 10 (461), tháng 10/2016, Tr 70-80.<br /> 3. Đỗ Việt Hùng (2016), “Phát triển làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng:<br /> Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - xã<br /> hội, số 125, tháng 5/2016, Tr. 16-21.<br /> 4. Đỗ Việt Hùng (2016), “Kinh nghiệm phát triển nghề thủ công của<br /> một số nước châu Á và bài học cho phát triển làng nghề đồng bằng<br /> sông Hồng”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, kỳ II,<br /> tháng 4/2016, Tr 46-48.<br /> 5. Đỗ Thị Thanh Loan, Đỗ Việt Hùng (2016), “Phát triển du lịch gắn<br /> với làng nghề truyền thống tại Hà Nội, bài học kinh nghiệm cho các<br /> tỉnh Miền Trung”, Hội thảo Quốc tế “Phát triển du lịch bền vững<br /> khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam”, Nxb Hồng Đức, Hà<br /> Nội Tr. 577-587.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Phát triển đa dạng ngành nghề kinh tế nông thôn là nội dung trong<br /> chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Trong đó, phát triển làng<br /> nghề là một trong những vấn đề quan trọng của quá trình công nghiệp<br /> hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.<br /> Phát triển công nghiệp làng nghề là một trong những nội dung của<br /> công nghiệp nông thôn, là bộ phận có tầm quan trọng trong quá trình<br /> phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nó không những tác động tích<br /> cực, có hiệu quả tới sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu<br /> kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; không chỉ đóng vai trò tích cực<br /> trong việc phát triển ngành tiểu thủ công, ngành nghề truyền thống và<br /> ngành mới, mà còn có vai trò trong tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng<br /> cao đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo.<br /> Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố. Đây là<br /> vùng có tính đại diện cao về quy mô, số lượng làng nghề, làng có nghề;<br /> sự đa dạng về nghề và sản phẩm làng nghề, có tính điển hình trong<br /> phương thức sản xuất. Là nơi hội tụ tiềm năng, cơ hội phát triển với hàng<br /> vạn lao động lành nghề và các nghệ nhân; sản xuất nhiều mặt hàng thủ<br /> công phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.<br /> Tuy nhiên, quá trình phát triển làng nghề vùng đồng bằng sông<br /> Hồng đang bộc lộ những hạn chế: Chưa có quy hoạch, sản xuất tự phát,<br /> nhỏ lẻ, phân tán, chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng sản phẩm<br /> thấp, mẫu mã ít sáng tạo; thiết bị sản xuất thủ công, lạc hậu; năng lực<br /> cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm làng nghề hạn chế, việc phân bổ và<br /> sử dụng nguồn lực chưa phù hợp, tình trạng ô nhiễm môi trường gia<br /> tăng; chưa phát huy được vai trò, thế mạnh trong phát triển kinh tế, văn<br /> hóa, xã hội của địa phương, chưa phát huy lợi thế so sánh trong phát<br /> 1<br /> <br /> triển bền vững, chưa phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và<br /> xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế.<br /> Phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp là hướng đi phù hợp<br /> nhằm làm thay đổi hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa năng<br /> lực của các làng nghề, thỏa mãn nhu cầu liên kết trong phát triển, phục<br /> vụ chuỗi sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng<br /> thời, để các làng nghề phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, qua đó thay<br /> đổi hiệu quả hoạt động sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội<br /> của địa phương trong xu thế đổi mới và hội nhập. Trong bối cảnh đó,<br /> vấn đề "Phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông<br /> Hồng" được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế phát triển.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Tiếp cận từ góc độ kinh tế phát triển, luận án hệ thống hóa cơ sở lý<br /> luận và thực tiễn về công nghiệp làng nghề, qua đó, đánh giá thực trạng<br /> và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp làng<br /> nghề vùng ĐBSH.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp làng nghề.<br /> - Khảo cứu thực tiễn của một số nước, một số vùng ở nước ta và rút<br /> ra bài học kinh nghiệm cho phát triển CNLN vùng ĐBSH.<br /> - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển CNLN vùng ĐBSH,<br /> đánh giá thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế.<br /> - Phân tích bối cảnh, từ đó đề xuất các quan điểm có tính định<br /> hướng, các giải pháp phát triển CNLN vùng ĐBSH đến năm 2020 và<br /> tầm nhìn 2030.<br /> <br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2