Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị lợi nhuận trong trường hợp mua bán, sáp nhập: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 7
download
Luận án "Quản trị lợi nhuận trong trường hợp mua bán, sáp nhập: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận tại các công ty mua trong thương vụ M&A trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu bàn luận kết quả và đưa ra hàm ý góp phần hạn chế quản trị lợi nhuận của người quản lý nói chung và gắn với thương vụ M&A nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị lợi nhuận trong trường hợp mua bán, sáp nhập: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM NGUYỄN ĐÌNH TUẤN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TRONG TRƢỜNG HỢP MUA BÁN, SÁP NHẬP: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2023
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Phƣơng Phản biện 1: ....................................................................................... Phản biện 2: ...................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày.....tháng .....năm 2023. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia Trung tâm học liệu, Đại học Đà Nẵng
- 1 CHƢƠNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, hoạt động M&A tại Việt Nam cũng dần trở nên nhộn nhịp và phát triển về cả số lượng lẫn giá trị. Sự bùng nổ hoạt động M&A tại Việt Nam dù chỉ diễn ra trong vòng hơn 10 năm trở lại đây (từ 2009 đến 2019) nhưng với 4.424 thương vụ M&A và tổng giá trị là 45,9 tỷ USD gấp 8 lần về số lượng và 10 lần về giá trị so với các giai đoạn trước đó. Trong thương vụ M&A, các công ty mua có sự chủ động lựa chọn công ty mục tiêu, thời gian thực hiện và phương thức thanh toán. Đối với trường hợp phương thức hoán đổi cổ phiếu được công ty mua lựa chọn, việc xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu – là số cổ phiếu của công ty mua đổi 1 cổ phiếu công ty mục tiêu, giữa công ty mua và công ty mục tiêu dẫn đến động cơ lợi ích cho QTLN của người quản lý. Người quản lý sẽ có xu hướng tìm cách tăng chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trên BCTC. Điều này bắt nguồn từ chỉ tiêu lợi nhuận thường là thước đo quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như khi xác định giá trị doanh nghiệp và đây là những yếu tố sẽ có ảnh hưởng đến việc xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu. Người quản lý tại công ty mua với sự chủ động khi thực hiện thương vụ M&A sẽ tìm cách điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán trong các năm (hay quý) liền trước thời điểm công bố về thương vụ M&A và dùng những dữ liệu trên BCTC đã được điều chỉnh này nhằm đạt được một tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu có lợi so với công ty mục tiêu. Từ đó, người quản lý đạt được nhiều mục tiêu như: tăng giá cổ phiếu, tăng số lượng cổ phiếu nhận được khi hoán đổi, tránh giảm quyền biểu quyết và giảm sự pha loãng cổ phiếu sau thương vụ M&A tại công ty mua. Các nghiên cứu ban đầu về QTLN trong thương vụ M&A chủ yếu xuất phát tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển và hoạt động M&A sôi nổi, đây cũng là bối cảnh nghiên cứu có quy định về kế toán, quy định pháp
- 2 luật xoay quanh hoạt động M&A hoàn thiện như Mỹ (Erickson & Wang, 1999), Anh (Botsari & Meeks, 2008), Canada (Francoeur và cộng sự, 2012), Pháp (Njah & Jarboui, 2013), Nhật Bản (Higgins, 2013),… Ngoài ra, một số ít các nghiên cứu được đặt ra trong bối cảnh tại các nước đang phát triển, vốn vẫn còn thiếu sự bảo vệ cho nhà đầu tư như Hy Lạp (Koumanakos và cộng sự, 2005), Malaysia (Ardekani và cộng sự, 2012),… Đặc biệt là nghiên cứu của Karim và cộng sự (2016) cho thấy mức độ QTLN của công ty mua trong thương vụ M&A gia tăng ở các nước đang phát triển. QTLN trong thương vụ M&A vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ trong bối cảnh Việt Nam. Từ đó để lại khoảng trống nghiên cứu gồm thiếu bằng chứng về QTLN của công ty mua trong thương vụ M&A, cũng như là chưa thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN này. Cùng với sự phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam, điều này đòi hỏi phải có nghiên cứu thực hiện việc nhận diện, đo lường QTLN của công ty mua trong thương vụ M&A và các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN của công ty mua trong thương vụ M&A. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để giải thích cho nghi vấn liệu người quản lý công ty mua có thực hiện QTLN trong thương vụ M&A hay không?. Bên cạnh đó, nếu QTLN trong thương vụ M&A có tồn tại ở các công ty mua tại Việt Nam thì liệu sẽ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đưa ra các hàm ý chính sách liên quan. Đây là đóng góp quan trọng không chỉ về mặt nghiên cứu tại Việt Nam mà còn có thể vận dụng cho các nghiên cứu tại nước ngoài với bối cảnh tương đồng như tại các nước đang phát triển. Xuất phát từ nhận định này, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị lợi nhuận trong trường hợp mua bán, sáp nhập: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để thực hiện luận án Tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung là nghiên cứu QTLN trong thương vụ M&A tại các công ty mua niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó, tác giả đề xuất
- 3 hàm ý từ kết quả nghiên cứu nhằm góp phần hạn chế QTLN. Từ mục tiêu chung, nghiên cứu xây dựng các mục tiêu cụ thể như sau: + Nhận diện và đánh giá QTLN tại các công ty mua trong thương vụ M&A trên thị trường chứng khoán Việt Nam. + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN tại các công ty mua trong thương vụ M&A trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu bàn luận kết quả và đưa ra hàm ý góp phần hạn chế QTLN của người quản lý nói chung và gắn với thương vụ M&A nói riêng. 3. Câu hỏi nghiên cứu + Người quản lý công ty mua trong thương vụ M&A trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện QTLN như thế nào và mức độ thực hiện ra sao? + Những nhân tố nào ảnh hưởng đến QTLN của người quản lý công ty mua trong thương vụ M&A trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là QTLN của công ty mua trong thương vụ M&A và các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN của công ty mua trong thương vụ M&A. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu lựa chọn các công ty mua niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) có thương vụ M&A hoàn thành. Về thời gian: Nghiên cứu sử dụng danh sách các thương vụ M&A, số liệu Báo cáo tài chính theo năm, Báo cáo thường niên trong giai đoạn 2009-2018. 5. Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định các giả thuyết về QTLN của người quản lý công ty mua trong thương vụ M&A và các giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến QTLN của người quản lý công ty mua trong thương vụ M&A. Nghiên cứu xác định các biến phụ thuộc – đại diện cho
- 4 QTLN của công ty mua thông qua mô hình đo lường của Kothari và cộng sự (2005); Roychowdhury (2006). Các biến độc lập được xác định từ cơ sở tổng quan trong và ngoài nước. Nghiên cứu thực hiện bàn luận và đề xuất hàm ý liên quan từ kết quả thu được. 6. Những đóng góp của nghiên cứu Về mặt học thuật Nghiên cứu này góp phần: (i) hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về QTLN, xác định khoảng trống nghiên cứu QTLN tại các công ty mua trong thương vụ M&A và các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN của công ty mua trong thương vụ M&A hiện nay; (ii) cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam về QTLN tại công ty mua trong thương vụ M&A và vai trò ảnh hưởng từ các nhân tố, qua đó góp phần bổ sung vào khuôn khổ lý thuyết về QTLN trong thương vụ M&A. Về mặt thực tiễn Kết quả có ý nghĩa với: (i) những nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý của Nhà nước về thị trường chứng khoán có cái nhìn bao quát, chuyên sâu về QTLN, từ đó xây dựng các quy định mang tính khả thi, phù hợp với đặt thù bối cảnh Việt Nam; (ii) các công ty niêm yết có thể tự đáng giá, cân nhắc về QTLN và xây dựng cơ chế quản trị phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích công ty, cổ đông và các bên liên quan. 7. Kết cấu của nghiên cứu Nghiên cứu được chia thành bốn chương, cụ thể như sau: Chương một: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu. Chương hai: Thiết kế nghiên cứu. Chương ba: Kết quả nghiên cứu. Chương bốn: Bàn luận và hàm ý.
- 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận Từ định nghĩa của các nhà nghiên cứu trước đây, trong phạm vi nghiên cứu tác giả nhận định QTLN là việc người quản lý vận dụng linh hoạt các chính sách kế toán trong khuôn khổ chuẩn mực kế toán và các quy định có liên quan hoặc/và đưa ra các quyết định kinh tế có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp (tăng hoặc giảm so với lợi nhuận thực) nhằm đạt được mục tiêu nào đó. Mục tiêu của người quản lý có thể xuất phát từ lợi ích cá nhân hoặc doanh nghiệp, hệ quả là có thể gây hiểu nhầm và ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan. 1.2. Các lý thuyết giải thích quản trị lợi nhuận 1.2.1. Lý thuyết kế toán thực chứng 1.2.2. Lý thuyết đại diện 1.2.3. Lý thuyết thông tin bất đối xứng 1.3. Động cơ và cơ sở thực hiện quản trị lợi nhuận 1.3.1. Động cơ thực hiện quản trị lợi nhuận trong thƣơng vụ M&A Erickson và Wang (1999) cho rằng công ty mua thực hiện QTLN trong thương vụ M&A nhằm tìm cách giảm tỷ lệ hoán đổi tránh làm giảm quyền biểu quyết và quyền kiểm soát của cổ đông. 1.3.2. Cơ sở thực hiện quản trị lợi nhuận 1.3.2.1. Quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích Nhà quản lý thực hiện thông qua sự lựa chọn linh hoạt các nguyên tắc kế toán, chính sách kế toán và ước tính kế toán. 1.3.2.2. Quản trị lợi nhuận dựa vào các quyết định kinh tế Nhà quản lý thực hiện thông qua giảm giá bán hoặc nới lỏng quy định cho nợ nhằm tăng doanh số hàng bán trong kỳ; tăng số lượng hàng sản xuất trong kỳ; cắt giảm các khoản chi phí tùy ý như chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển, chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
- 6 1.3.2.3. Mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích và dựa vào các quyết định kinh tế 1.4. Một số mô hình đo lƣờng quản trị lợi nhuận 1.4.1. Mô hình đo lƣờng quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích 1.4.1.1. Mô hình Jones (1991) 1.4.1.2. Các mô hình phát triển của Jones (1991) Hai mô hình tiêu biểu phát triển từ mô hình Jones (1991) gồm Dechow và cộng sự (1995); Kothari và cộng sự (2005). 1.4.2. Mô hình đo lƣờng quản trị lợi nhuận dựa vào các quyết định kinh tế Mô hình của Roychowdhury (2006) thường được sử dụng để đo lường QTLN dựa vào các quyết định kinh tế. 1.5. Tổng quan nghiên cứu về quản trị lợi nhuận trong thƣơng vụ M&A 1.5.1. Nghiên cứu đo lƣờng quản trị lợi nhuận trong thƣơng vụ M&A 1.5.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu đầu tiên của Erickson và Wang (1999) đã cho thấy các công ty mua có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận trong quý trước thời điểm công bố thông tin về M&A. Heron và Lie (2002) thực hiện nghiên cứu tương tự nhưng kết quả lại không cho thấy sự hiện diện về QTLN của công ty mua. Chính điều này mở ra khoảng trống cho các nhà nghiên cứu tiếp theo tìm cách kiểm định lại thông qua nhiều phương pháp hoặc bối cảnh thị trường khác nhau, điển hình: Giai đoạn ban đầu các nghiên cứu như Botsari và Meeks (2008); Louis (2004) tiếp tục sử dụng các mô hình mới trong đo lường QTLN trên cơ sở dồn tích như Dechow và cộng sự (1995); Kothari và cộng sự (2005) để kiểm định kết quả trong bối cảnh các thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Anh,… Giai đoạn thứ hai kể từ khi mô hình của Roychowdhury (2006) được công bố nhằm đo lường QTLN thông qua các quyết định kinh tế. Các nghiên cứu sau đó như Chang và Pan (2020); Farooqi và cộng sự (2017); Fasipe và Sun
- 7 (2020); Kassamany và cộng sự (2017) đã vận dụng mô hình này để cho ra các kết quả mới trong cùng bối cảnh các nước phát triển. Các nhà nghiên cứu đã linh hoạt trong việc sử dụng nhiều mô hình đo lường QTLN và bối cảnh nghiên cứu không còn chỉ tập trung tại các nước Mỹ, Anh mà dần lan rộng sang các quốc gia khác như Trung quốc (Lennox và cộng sự, 2018), Pháp (Njah & Jarboui, 2013), Ba Lan (Piosik & Genge, 2020), Hàn Quốc (Jeong & Bae, 2013), một số nghiên cứu với bối cảnh rộng như Karim và cộng sự (2016) tại 18 nước phát triển và 12 nước đang phát triển. 1.5.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Nhiều nghiên cứu đo lường QTLN được công bố gắn với các bối cảnh và sự kiện của doanh nghiệp như: phát hành thêm cổ phiếu (Phạm Thị Bích Vân, 2017), QTLN nhằm tránh lỗ (Nguyễn Thị Phượng Loan & Nguyễn Minh Thao, 2016), gắn với nguy cơ phá sản (Võ Văn Nhị & Hoàng Cẩm Trang, 2013),… Trong bối cảnh diễn ra thương vụ M&A, nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn và cộng sự (2019) xuất phát điểm từ phía các công ty mục tiêu thay vì tập trung vào công ty mua. 1.5.2. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng quản trị lợi nhuận và vận dụng trong thƣơng vụ M&A 1.5.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng quản trị lợi nhuận trong nghiên cứu thế giới và Việt Nam a. Cơ cấu sở hữu Các nhân tố về cơ cấu sở hữu thường được vận dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng đến QTLN như: sở hữu người quản lý (Ngô Hoàng Điệp, 2019; Teshima & Shuto, 2008; Yang và cộng sự, 2008), sở hữu tổ chức (Koh, 2007; Lo và cộng sự, 2017), sở hữu nước ngoài (Guo và cộng sự, 2015; Nguyễn Hà Linh, 2017; Shayan-Nia và cộng sự, 2017), sở hữu Nhà nước (Cheng và cộng sự, 2015; Nguyễn Hà Linh, 2017; Wang và cộng sự, 2008) và sở hữu tập trung (Iturriaga & Hoffmann, 2005).
- 8 b. Đặc điểm HĐQT Trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, hầu hết nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận các nhân tố liên quan đến đặc điểm HĐQT và được thể hiện qua số lượng thành viên HĐQT (Nguyễn Hà Linh, 2017; Xie và cộng sự, 2003), tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT (Klein, 2002; Ngô Hoàng Điệp, 2019) và sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT (Phạm Thị Bích Vân, 2017; Xie và cộng sự, 2003). c. Kiểm toán độc lập Kiểm toán độc lập có vai trò hạn chế QTLN nói chung cũng như được kỳ vọng trong các bối cảnh sự kiện như thương vụ M&A. 1.5.2.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A Các nghiên cứu hiện nay mang tính kiểm định rời rạc một vài nhân tố đến QTLN trong thương vụ M&A như Quy mô thương vụ (Erickson & Wang, 1999; Fakhfakh & Nasfi, 2012; Lehmann, 2016); Cơ cấu sở hữu (Fakhfakh & Nasfi, 2012; Francoeur và cộng sự, 2012; Lehmann, 2016) và một số đặc điểm từ HĐQT (Fakhfakh & Nasfi, 2012; Lehmann, 2016). 1.6. Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu 1.6.1. Nhận xét về các nghiên cứu liên quan Đây là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu trên các nước phát triển quan tâm và minh chứng là một loạt các nghiên cứu được công bố tại Mỹ Erickson và Wang (1999); (Farooqi và cộng sự, 2017; Fasipe & Sun, 2020); Heron và Lie (2002); Louis (2004), Anh (Kassamany và cộng sự, 2017; Lehmann, 2016), Pháp (Njah & Jarboui, 2013)… Ngược lại, chỉ có một số ít nghiên cứu tại các nước đang phát triển như: Koumanakos và cộng sự (2005) tại Hy Lạp, Ardekani và cộng sự (2012) tại Malaysia, Jeong và Bae (2013) tại Hàn Quốc,…
- 9 Tại Việt Nam, chỉ có nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn và cộng sự (2019) với xuất phát điểm từ phía các công ty mục tiêu không cho thấy xu hướng thực hiện QTLN mạnh mẽ trong thương vụ M&A. Ngoài ra, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến QTLN trong thương vụ M&A còn nhiều hạn chế, chưa có nghiên cứu đầy đủ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. 1.6.2. Khoảng trống nghiên cứu Nghiên cứu xác định khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, chưa có đầy đủ các nghiên cứu hướng đến bối cảnh thương vụ M&A tại các quốc gia đang phát triển, có thị trường chứng khoán mới phát triển và chính sách pháp luật cũng như các quy định nhằm bảo vệ nhà đầu tư còn chưa thực sự đầy đủ. Thứ hai, chưa có đầy đủ các nghiên cứu mang tính tổng hợp đầy đủ về nhân tố ảnh hưởng đến QTLN trong thương vụ M&A từ góc độ thế giới lẫn tại Việt Nam. 1.6.3. Định hƣớng nghiên cứu Định hướng của nghiên cứu là: Thứ nhất, nhận diện và đo lường QTLN tại các công ty mua trong thương vụ M&A trên sàn chứng khoán Việt Nam thông qua các mô hình đo lường AEM và REM. Thứ hai, tìm hiểu và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN tại các công ty mua trong thương vụ M&A trên sàn chứng khoán Việt Nam. từ đó bàn luận và xây dựng các hàm ý liên quan. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Khung nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng quy trình chia thành 3 giai đoạn:
- 10 Bước 1: Nghiên cứu thực hiện tổng hợp các nghiên cứu có liên quan trong nước và trên thế giới về QTLN trong thương vụ M&A. Bước 2: Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu về danh sách các công ty mua trong thương vụ M&A và dữ liệu BCTC, BCTN tương ứng. Bước 3: Nghiên cứu thực hiện bàn luận kết quả và xây dựng hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.2. Giả thuyết nghiên cứu 2.2.1. Giả thuyết về quản trị lợi nhuận của công ty mua trong thƣơng vụ M&A Từ mục tiêu kiểm toán, giả thuyết nghiên cứu về QTLN của công ty mua được đặt ra là: Giả thuyết H1: Công ty mua lựa chọn hoán đổi cổ phiếu có thực hiện quản trị lợi nhuận gắn với thương vụ M&A. Giả thuyết H2: Công ty mua lựa chọn thanh toán bằng tiền có thực hiện quản trị lợi nhuận gắn với thương vụ M&A. 2.2.2. Giả thuyết về ảnh hƣởng của các nhân tố đến quản trị lợi nhuận trong thƣơng vụ M&A 2.2.2.1. Quy mô thương vụ M&A Giả thuyết H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô thương vụ M&A và quản trị lợi nhuận. 2.2.2.2. Nhóm nhân tố thuộc cơ cấu sở hữu Sở hữu người quản lý Giả thuyết H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi cá nhân thành viên HĐQT, Ban giám đốc và quản trị lợi nhuận. Sở hữu tổ chức Giả thuyết H5: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi các tổ chức và quản trị lợi nhuận. Sở hữu nước ngoài
- 11 Giả thuyết H6: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi nhà đầu tư nước ngoài và quản trị lợi nhuận. Sở hữu Nhà nước Giả thuyết H7: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn của Nhà nước và quản trị lợi nhuận. Sở hữu tập trung Giả thuyết H8: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn của cổ đông lớn và quản trị lợi nhuận. 2.2.2.3. Nhóm nhân tố gắn với đặc điểm Hội đồng quản trị Số lượng thành viên HĐQT Giả thuyết H9: Có mối quan hệ ngược chiều giữa số lượng thành viên trong HĐQT và quản trị lợi nhuận. Tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT Giả thuyết H10: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT và quản trị lợi nhuận. Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT Giả thuyết H11: Có mối quan hệ cùng chiều giữa việc chủ tịch HĐQT đồng thời kiêm nhiệm tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành và quản trị lợi nhuận. 2.2.2.4. Kiểm toán độc lập Giả thuyết H12: Có mối quan hệ ngược chiều giữa việc được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big4 và quản trị lợi nhuận. 2.2.3. Giả thuyết về ảnh hƣởng từ các biến điều tiết đến quản trị lợi nhuận 2.2.3.1. Quy mô thương vụ M&A Giả thuyết H13: Quy mô thương vụ M&A có tác động điều tiết đến mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và quản trị lợi nhuận. 2.2.3.2. Sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị
- 12 Giả thuyết H14: Sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT có tác động điều tiết đến mối quan hệ giữa các đặc điểm HĐQT và quản trị lợi nhuận. Giả thuyết H15: Sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT có tác động đến mối quan hệ giữa việc được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big4 và quản trị lợi nhuận. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng 2.3.1. Thời điểm đo lƣờng quản trị lợi nhuận tại công ty mua trong thƣơng vụ M&A Thời điểm công bố thông tin M&A được xác định là năm t0, nghiên cứu thực hiện đo lường khoảng thời gian từ giai đoạn trước thời điểm công bố thông tin (từ các năm t-4 đến năm t-1) và giai đoạn sau thời điểm công bố thông tin (từ năm t1 đến năm t4) 2.3.2. Mô hình đo lƣờng quản trị lợi nhuận 2.3.2.1. Đo lường quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích Mô hình Kothari và cộng sự (2005) được sử dụng để đo lường do sự phổ biến và những ưu điểm của mô hình này trong các nghiên cứu về QTLN. 2.3.2.2. Đo lường quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế Ba mô hình trong nghiên cứu của Roychowdhury (2006) được vận dụng để đo lường ba quyết định gắn với QTLN. 2.3.2.3. Đo lường tổng hợp quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế Nghiên cứu sử dụng hai biến tổng hợp được trình bày trong nghiên cứu của Cohen và Zarowin (2010); Zang (2012). 2.3.3. Mô hình nhân tố ảnh hƣởng Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng:
- 13 (2.13) Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng điều tiết từ Quy mô thương vụ M&A: (2.14) | | | | Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng điều tiết từ sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT: (2.15) | | Trong đó: i: doanh nghiệp; t: kỳ quan sát; D: Quy mô thương vụ M&A; MO: Sở hữu người quản lý; IO: Sở hữu tổ chức; FO: Sở hữu nước ngoài; SO: Sở hữu Nhà nước; CO: Sở hữu tập trung; Bsize: Số lượng thành viên HĐQT; Bindep: Tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT; Dual: Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT; Big4: Kiểm toán độc lập; Lev: Đòn bẩy tài chính; Size: Quy mô công ty mua; ROA: Hiệu quả kinh doanh công ty mua. 2.3.4. Thu thập dữ liệu 2.3.4.1. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 43 công ty mua thực hiện hoán đổi cổ phiếu từ 2009 đến 2018 được phân loại theo các ngành với tỷ lệ gồm: công nghiệp (35%), công nghệ thông tin (2%), dược phẩm và y tế (5%), dịch vụ tiêu dùng (5%), hàng tiêu dùng (23%), nguyên vật liệu (23%), tiện ích cộng đồng (7%).
- 14 Mẫu các công ty mua thanh toán bằng tiền gồm 322 quan sát với tỷ lệ theo ngành: công nghiệp (45%), công nghệ thông tin (4%), dược phẩm và y tế (3%), dịch vụ tiêu dùng (10%), hàng tiêu dùng (22%), nguyên vật liệu (11%), tiện ích cộng đồng (4%). 2.3.4.2. Mẫu ước tính các hệ số trong mô hình đo lường quản trị lợi nhuận Mẫu ước tính được xây dựng từ 5.584 quan sát thuộc 7 ngành từ năm 2009 đến năm 2018 với tỷ lệ: công nghiệp (45%), công nghệ thông tin (4%), dược phẩm và y tế (4%), dịch vụ tiêu dùng (10%), hàng tiêu dùng (16%), nguyên vật liệu (15%), tiện ích cộng đồng (7%). 2.3.5. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng và các kiểm định KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Quản trị lợi nhuận tại các công ty mua trong thƣơng vụ M&A 3.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình đo lƣờng quản trị lợi nhuận 3.1.2. Quản trị lợi nhuận tại các công ty mua thực hiện hoán đổi cổ phiếu 3.1.2.1. Kết quả đo lường dồn tích tùy ý (DA) Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận được điều chỉnh cao nhất trong năm công bố thông tin năm t0 và kéo dài đến năm tiếp theo năm t1. 3.1.2.2. Kết quả đo lường dòng tiền bất thường từ hoạt động kinh doanh (Ab_CFO) Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận được điều chỉnh từ năm t0 và mạnh nhất tại năm t1. 3.1.2.3. Kết quả đo lường chi phí sản xuất bất thường (Ab_PROD) Kết quả nghiên cứu cho thấy người quản lý thực hiện QTLN thông qua chính sách sản xuất bắt đầu ngay khi từ năm t0 và kéo dài đến năm t2. 3.1.2.4. Kết quả đo lường chi phí tùy ý bất thường (Ab_SGA) Bằng chứng hạn chế về việc công ty mua cắt giảm chi phí tùy ý nhằm tăng lợi nhuận cho thương vụ M&A.
- 15 3.1.2.5. Kết quả đo lường biến tổng hợp REM1 Kết quả chỉ ra người quản lý có QTLN bắt đầu từ năm t0 và kết thúc sau thời điểm hoàn thành thương vụ M&A một năm. 3.1.2.6. Kết quả đo lường biến tổng hợp REM2 Kết quả đã chỉ ra người quản lý thực hiện bắt đầu thực hiện QTLN từ trước hai năm so với thời điểm công bố thông tin về thương vụ M&A (năm t0) và kết thúc sau khi thương vụ hoàn tất (năm t1). 3.1.3. Quản trị lợi nhuận tại các công ty mua thực hiện thanh toán bằng tiền 3.1.3.1. Kết quả đo lường dồn tích tùy ý (DA) Kết quả không chỉ ra bằng chứng về QTLN gắn với công ty mua thực hiện thanh toán bằng tiền trong thương vụ M&A. 3.1.3.2. Kết quả đo lường dòng tiền bất thường từ hoạt động kinh doanh (Ab_CFO) Kết quả nghiên cứu không cho thấy người quản lý công ty mua thực hiện QTLN gắn với thương vụ M&A 3.1.3.3. Kết quả đo lường chi phí sản xuất bất thường (Ab_PROD) Kết quả nghiên cứu cho thấy không có QTLN thông qua tăng số lượng hàng sản xuất gắn với thương vụ M&A. 3.1.3.4. Kết quả đo lường chi phí tùy ý bất thường (Ab_SGA) Kết quả nghiên cứu không chỉ ra QTLN từ việc cắt giảm chi phí tùy ý tại công ty mua trong thương vụ M&A. 3.1.3.5. Kết quả đo lường biến tổng hợp REM1 Kết quả nghiên cứu tương tự khi sử dụng hai biến Ab_PROD và Ab_SGA, khi không cho thấy QTLN tại công ty mua. 3.1.3.6. Kết quả đo lường biến tổng hợp REM2 Kết quả nghiên cứu tương tự khi sử dụng hai biến Ab_CFO và Ab_SGA, khi không cho thấy QTLN tại công ty mua.
- 16 3.2. Ảnh hƣởng từ các nhân tố đến quản trị lợi nhuận tại công ty mua trong thƣơng vụ M&A 3.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nhân tố ảnh hƣởng 3.2.1.1. Các biến phụ thuộc trong mô hình nhân tố ảnh hưởng 3.2.1.2. Các biến độc lập trong mô hình nhân tố ảnh hưởng 3.2.2. Ma trận tƣơng quan các biến trong mô hình nhân tố ảnh hƣởng Ma trận tương quan cho thấy các biến độc lập không có sự phụ thuộc đáng kể với nhau. 3.2.3. Kiểm định mô hình nhân tố ảnh hƣởng Kết quả kiểm định cho thấy mô hình ngẫu nhiên với tùy chọn vce(robust) sẽ được dùng để ước lượng đối với biến phụ thuộc Ab_SGA. Mô hình cố định với tùy chọn vce(robust) được dùng để ước lượng đối với các biến phụ thuộc DA, Ab_CFO, Ab_PROD, REM1 và REM2. 3.2.4. Kết quả hồi quy mô hình nhân tố ảnh hƣởng 3.2.4.1. Mô hình biến phụ thuộc dồn tích tùy ý (DA) Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa DA và các biến như sau: SO (-0,284 và p < 0,05); DxMO (0,00790 và p < 0,05); DxIO (0,359 và p < 0,05); DxFO (0,296 và p < 0,01); Dual(D)xBSize (0,299 và p < 0,05); ROA (0,398 và p < 0,01). 3.2.4.2. Mô hình biến phụ thuộc dòng tiền hoạt động kinh doanh bất thường (Ab_CFO) Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa Ab_CFO và các biến như sau: D (0,00539 và p < 0,05); FO (0,332 và p < 0,1; SO (-0,431 và p < 0,01); DxMO (0,00796 và p < 0,05); DxIO (0,260 và p < 0,01); DxSO (0,857 và p < 0,1); Dual(D)xBSize (0,266 và p < 0,05); Size (-0,0444 và p < 0,01); ROA (-0,223 và p < 0,05). 3.2.4.3. Mô hình biến phụ thuộc chi phí sản xuất bất thường (Ab_PROD)
- 17 Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa Ab_PROD và các biến như sau: D (0,0273 và p < 0,01); FO(0,464 và p < 0,05; MO (-0,454, p < 0,05); DxMO (- 0,0323 và p < 0,01); DxCO (-0,244 và p < 0,05). 3.2.4.4. Mô hình biến phụ thuộc chi phí tùy ý bất thường (Ab_SGA) Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa Ab_SGA và các biến như sau: MO (0,0660 và p < 0,1); Bindep (0,0584 và p < 0,1); Bsize (-0,116 và p < 0,05); DxMO (0,00756 và p < 0,01); DxSO (0,197 và p < 0,1); Dual(D)xBSize (0,183 và p < 0,01); Size (0,0212 và p < 0,05). 3.2.4.5. Mô hình biến phụ thuộc tổng hợp (REM1) Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa REM1 và các biến như sau: D (0,0279 và p < 0,01); FO (0,468 và p < 0,05); MO (-0,396 và p < 0,05); IO (-0,584 và p < 0,1); DxMO ( -0,0217 và p < 0,01); DxCO ( -0,209 và p < 0,05); Dual(D)xBSize (0,545 và p < 0,1). 3.2.4.6. Mô hình biến phụ thuộc tổng hợp (REM2) Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa REM2 và các biến như sau: D (0,00601 và p < 0,1); FO (0,336 và p < 0,1); SO (-0,428 và p < 0,01); DxMO (0,0185 và p < 0,01); DxFO (0,274 và p < 0,01); Dual(D)xBSize (0,433 và p < 0,05). KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý 4.1. Bàn luận 4.1.1. Bàn luận kết quả đo lƣờng quản trị lợi nhuận tại các công ty mua Kết quả nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H1 đã đặt ra cho thấy Công ty mua lựa chọn hoán đổi cổ phiếu có QTLN gắn với thương vụ M&A. Nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H2 và do đó kết luận Công ty mua lựa chọn thanh toán bằng tiền không có QTLN gắn với thương vụ M&A. Kết quả nghiên cứu khẳng định QTLN chỉ xuất hiện ở các công ty mua thực hiện hoán đổi cổ phiếu mà không xuất hiện tại nhóm thực hiện thanh toán
- 18 bằng tiền trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Phương thức thực hiện QTLN bao gồm việc dựa vào cơ sở dồn tích và thông qua chính sách bán hàng nhằm tăng doanh thu, chính sách sản xuất nhằm giảm giá vốn và chính sách cắt giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu dẫn xuất từ động cơ trong thương vụ M&A tại bối cảnh khác trên thế giới như Erickson và Wang (1999); Louis (2004) tại Mỹ, Botsari và Meeks (2008); Kassamany và cộng sự (2017) tại Anh, Francoeur và cộng sự (2012) tại Canada, Njah và Jarboui (2013) tại Pháp và một số nghiên cứu tại Châu Á như Higgins (2013) tại Nhật Bản, Lennox và cộng sự (2018) tại Trung Quốc, Ardekani và cộng sự (2012) tại Malaysia,… 4.1.2. Bàn luận kết quả ảnh hƣởng từ các biến độc lập trong mô hình đến quản trị lợi nhuận tại các công ty mua Nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H3, H5, H7, H9 cho thấy các nhân tố Quy mô thương vụ, Sở hữu tổ chức, Sở hữu Nhà nước, Quy mô HĐQT có ảnh hưởng đến QTLN trong thương vụ M&A. Nghiên cứu cho thấy QTLN của công ty mua chịu ảnh hưởng bởi Quy mô thương vụ M&A và đây là nhân tố có vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và mức độ QTLN. Điều này khẳng định, tại các thương vụ M&A có giá trị lớn, lợi ích mà các nhóm nắm giữ cổ phần công ty càng lớn và do đó điều này sẽ thúc đẩy các nhóm khuyến khích công ty mua thực hiện QTLN. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT cũng có ảnh hưởng điều tiết làm giảm vai trò từ HĐQT và kiểm toán đến QTLN. 4.1.3. Bàn luận kết quả ảnh hƣởng từ các biến điều tiết trong mô hình đến quản trị lợi nhuận tại các công ty mua 4.1.3.1. Quy mô thương vụ M&A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn