intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam" nhằm hệ thống hóa các lý thuyết, khái niệm, thuật ngữ về chủ đề FTA thế hệ mới, thu hút, dịch chuyển dòng vốn FDI toàn cầu trong các giai đoạn khác nhau, đưa ra được lý luận chung về tác động thu hút, dịch chuyển FDI vào quốc gia dưới tác động của FTA thế hệ mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------    ------ TỐNG THỊ MINH PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) THẾ HỆ MỚI TỚI VIỆC DỊCH CHUYỂN NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 9310106 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2024
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TẠ VĂN LỢI 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi: ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân
  3. 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chủ đề luôn được các nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm, đặc biệt là những ảnh hưởng tích cực của những hoạt động này đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công trên thế giới. Sau hơn 35 năm thu hút FDI (1988-2024), Việt Nam - một quốc gia đang phát triển và là thành viên tích cực của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) năng động, đã đạt được những thành tựu kinh tế-xã hội nhất định. Bên cạnh đó, những biến động toàn cầu và sự kiện trong nước cũng đặt ra những cơ hội và thách thức lớn đối với việc thu hút dịch chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam. Cụ thể, bối cảnh toàn cầu có thể kể đến sự xuất hiện của đại dịch Covid- 19, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số trên toàn cầu, các căng thẳng địa chính trị, các cuộc chiến tranh thương mại- cụ thể và khắc nghiệt nhất - Mỹ- Trung, xu thế bảo hộ trỗi dậy trên toàn cầu, sự đứt gãy, gián đoạn của các chuỗi cung ứng và thay đổi của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), sự xuất hiện của các siêu hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới…Song song với những biến động toàn cầu, những sự phát triển và sự kiện tầm quốc gia ở Việt Nam cũng gợi ra nhiều thách thức cũng như yêu cầu đối với việc thu hút, dịch chuyển FDI vào Việt Nam như là: các biến động của nền kinh tế vĩ mô, việc hội nhập tích cực vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu của Việt Nam với một loạt các FTA mới và quan trọng được kí kết (đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…), những điều chỉnh của chính sách thu hút đầu tư, hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết Số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành công nhất định trong ứng phó với đại dịch Covid-19 và phát triển kinh tế giai đoạn hậu Covid-19, những thay đổi sau thành công của Đại hội Đảng XIII… Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, có thể thấy, xu hướng FDI vào Việt Nam luôn tăng qua các năm dựa trên số liệu thường niên của Tổng cục Thống kê. Trước đây, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam phần lớn có quy mô và lợi nhuận chưa đáng kể, hầu hết làm thầu phụ cho các công ty đa quốc gia, nằm trong khâu tạo ra giá trị sản phẩm thấp (Malesky, 2010). Những năm gần
  4. 2 đây, từ khi Việt Nam bắt đầu đàm phán và ký kết một loạt FTA thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA, nhiều nhà đầu tư quốc tế mới cùng với nguồn vốn ngoại đã tìm đến các ngành công nghiệp của Việt Nam để đón đầu các cơ hội do các FTA này mang lại, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Về mặt học thuật, lý luận, những nghiên cứu về ảnh hưởng của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào một nước nhận đầu tư còn rất hạn chế. Cụ thể, ý tưởng về các FTA thế hệ mới mặc dù đã xuất hiện trên 10 năm nhưng hiện nay chỉ có một số thực sự được ký kết và đi vào thực thi. Bên cạnh đó, thời gian thực thi của những FTA thế hệ mới này chưa lâu, nên những tác động của việc thực thi loạt FTA này vẫn chưa được quan sát và nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt là những ảnh hưởng đến dịch chuyển đầu tư vào một nước thành viên cụ thể của hiệp định. Thêm vào đó, lý thuyết về dịch chuyển đầu tư cũng cần được làm rõ hơn để tạo điều kiện cho những nghiên cứu về chủ đề này. Về mặt thực tiễn, tại Việt Nam, bối cảnh biến động toàn cầu và trên phương diện quốc gia được dự đoán sẽ có những tác động sâu sắc đến hoạt động dịch chuyển FDI vào Việt Nam. Rất cần một nghiên cứu để đánh giá tổng thể thực trạng dịch chuyển FDI từ các quốc gia vào Việt Nam, trước và sau khi các FTA này đi vào hiệu lực. Liệu FDI từ những nước thành viên và không là thành viên của các FTA thế hệ mới này đã, đang và sẽ có xu hướng vào Việt Nam như thế nào trong tương lai? Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm chứng các nhận định, suy đoán trên. Với các lý do như trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là nghiên cứu và đánh giá tác động của các FTA thế hệ mới tới dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư, cụ thể trường hợp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cung cấp những dẫn chứng cho việc xây dựng định hướng chính sách thu hút dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này bao gồm: lý luận và thực tiễn về tác động của các FTA thế hệ mới đến dịch chuyển dòng vốn FDI vào một quốc gia nhận đầu tư – một nước thành viên FTA, cụ thể trong trường hợp Việt Nam.
  5. 3 Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu tác động tới số lượng và chất lượng FDI vào một nước thành viên của FTA thế hệ mới, cụ thể trường hợp của Việt Nam. Giới hạn về không gian Dữ liệu thống kê quốc tế FDI vào Việt Nam và các dữ liệu khác, bao gồm: (1) Dữ liệu của các nước ký FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, UKVFTA) với Việt Nam CPTPP: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, New Zealand, Singapore EVFTA: 27 nước thành viên EU UKVFTA: Vương Quốc Anh (2) Dữ liệu của một số nước nằm ngoài nhóm ký FTA thế hệ mới với Việt Nam để tìm hiểu các nhà đầu tư từ các nước ngoài nhóm ký FTA thế hệ mới này có thực sự dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam để tận dụng những ưu đãi mà các FTA thế hệ mới này mang lại cho hoạt động thương mại và đầu tư (Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước khu vực ASEAN - trừ Singapore, Malaysia, Brunei vì các nước này đã là thành viên của CPTPP và riêng Singapore đã ký FTA với EU [hiệu lực từ 11/2019], Malaysia và Brunei chưa có FTA với EU, vì vậy hai nước này vẫn phù hợp giả thuyết đầu tư sang Việt Nam để tận dụng lợi thế tiếp cận thị trường 27 nước châu Âu). (3) Các dữ liệu thống kê về Việt Nam Giới hạn về thời gian - Các lý thuyết đầu tư liên quan đề tài được nghiên cứu là các lý thuyết được phát triển qua các giai đoạn đến nay. - Dữ liệu lịch sử, định tính và định lượng, được thu thập trong giai đoạn 2012-2023 (Loạt Báo cáo Đầu tư Thế giới thường niên của UNCTAD (WIR) về đầu tư quốc tế giai đoạn 1980-2022 được nghiên cứu phục vụ cho kinh nghiệm quốc tế (mục 2.5) về sử dụng FTA thúc đẩy đầu tư quốc tế.) -Dữ liệu sơ cấp thu được qua phỏng vấn chuyên gia trong nước và quốc tế, được thực hiện trong tháng 1- 4 năm 2023. -Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu định lượng để nghiên cứu thực trạng dịch chuyển FDI vào Việt Nam được nghiên cứu trong giai đoạn 10 năm từ 2013
  6. 4 - 2022. Lý do để lựa chọn giai đoạn này là vì mặc dù EVFTA bắt đầu có hiệu lực từ 01/08/2020 và CPTPP bắt đầu có hiệu lực từ 14/01/2019 (theo thông tin của Bộ Công Thương), UKVFTA bắt đầu có hiệu lực từ 01/05/2021, các hiệp định CPTPP và EVFTA được bắt đầu đàm phán từ cách đây rất lâu, đối với CPTPP là từ 03/2010, và EVFTA là 06/2012, và thực tế đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đón đầu cơ hội thương mại và đầu tư dự kiến của các FTA thế hệ mới này nên đã đầu tư, dịch chuyển nguồn vốn FDI, nhà máy, công xưởng vào Việt Nam khi có thông tin đàm phán. Hiệp định UKVFTA có nội dung tương tự EVFTA, được tạo ra do sự kiện Brexit khi UK rời khỏi Liên minh châu Âu nên các hiệu ứng về thời gian cũng được giả sử tương tự EVFTA. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến dòng FDI vào các quốc gia và hoạt động dịch chuyển FDI Quá trình tổng quan đã cho thấy ba nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của dòng vốn FDI. Thứ nhất, nhóm bối cảnh toàn cầu và hoàn cảnh quốc gia. Nhóm thứ hai là chiến lược toàn cầu và khu vực của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến dịch chuyển FDI như chiến lược tái cấu trúc mạng lưới sản xuất khu vực, các loại hình FDI và động lực khác nhau...Nhóm yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến dòng dịch chuyển FDI là chính sách hội nhập kinh tế khu vực và di dời công nghiệp của các nước. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào nói về sự tương tác lẫn nhau hay kết hợp của những yếu tố này trong ảnh hưởng đến dịch chuyển FDI. 1.2Tổng quan nghiên cứu về tác động của ký kết FTA thế hệ mới đến luân chuyển nguồn vốn FDI Về mặt lý thuyết, nhiều nghiên cứu của các tác giả quốc tế đã tìm hiểu mối quan hệ giữa việc ký kết FTA và lưu chuyển nguồn vốn FDI. Về các nghiên cứu trong nước: Một số nghiên cứu đã tổng quan tình hình đầu tư quốc tế và đưa ra những dự báo và khuyến nghị về định hướng thu hút FDI vào Việt Nam, thu hút FDI thế hệ mới, tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đánh giá khái quát về tác động của các FTA thế hệ mới, hoặc đánh giá ở một khía cạnh như tác động của FTA thế hệ mới đến nguồn vốn FDI xanh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chưa đưa
  7. 5 ra được các khuyến nghị làm thế nào có thể tận dụng các lợi thế của các FTA thế hệ mới để thúc đẩy FDI dịch chuyển vào một quốc gia. Về mặt phương pháp để nghiên cứu mối quan hệ này, các tác giả có sử dụng phương pháp nghiên cứu đa FTA và nghiên cứu trường hợp (được sử dụng nhiều nhất). Các mô hình được sử dụng là cân bằng tổng thể (GTAP), mô hình tích hợp biến FDI (FTAP), CGE, Mô hình Knowlege – Capital, Mô hình Gravity mở rộng và các mô hình hồi quy khác. 1.3 Khoảng trống nghiên cứu Như vậy, dựa trên kết quả tổng hợp các tài liệu trên, có thể thấy trên thế giới đã có các lý thuyết liên quan đến thu hút FDI, cùng các nghiên cứu về tác động của FTA tới dịch chuyển FDI. Tác giả lựa chọn sử dụng mô hình Gravity mở rộng (sử dụng FDI như biến phụ thuộc) để triển khai nghiên cứu định lượng do đã có số lượng lớn các công trình đã sử dụng mô hình này, cụ thể với trường hợp Việt Nam và mô hình này có sự phù hợp với hướng nghiên cứu của NCS. Một loạt các FTA thế hệ mới đã xuất hiện, và được cho là có nội dung toàn diện, sâu sắc và bao trùm (khi nội dung bao gồm cả những quy định về những chủ đề nằm ngoài những lĩnh vực, vấn đề đã được quy định bởi 164 quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)). Tại Việt Nam, tính đến nay đã có nhiều nghiên cứu phân tích tác động của các FTA đến dòng vốn FDI, tuy nhiên, các FTA này (mô hình truyền thống), chỉ tập trung vào rào cản thương mại, chứ không đi sâu đến các vấn đề phi thương mại khác như các FTA thế hệ mới với các đặc tính: phạm vi cam kết rộng, cam kết về thể chế, chính sách pháp luật, không có lộ trình đệm - kí và thực thi ngay, hay Nhà Nước cũng là một đối tượng của luật FTA. Đặc biệt là, các FTA thế hệ mới có cả những nội dung liên quan trực tiếp và gián tiếp đến cả các vấn đề đầu tư và bảo vệ nhà đầu tư. Những hiệp định này được kỳ vọng tạo ra nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của các thành viên tham gia, cụ thể tạo ra các chuỗi giá trị toàn cầu mới hay thu hút dịch chuyển luồng vốn đầu tư vào một số quốc gia. Nghiên cứu tập trung vào tác động của FTA thế hệ mới đến đầu tư quốc tế, thu hút dịch chuyển FDI còn rất hạn chế. Bởi vậy, luận án này tập trung tìm hiểu về các FTA thế hệ mới (đưa ra định nghĩa và đặc điểm, đề cập ở phần 2.1.2 và 2.1.3 ở Chương 2 luận án này) và tác động của các FTA thế hệ mới này đến việc thu hút dịch chuyển FDI, đặc biệt là FDI vào nước thành viên như Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu này có những đóng góp mới về tác động của FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA (ba
  8. 6 FTA đủ điều kiện thế hệ mới) tới dịch chuyển FDI vào Việt Nam, chứ không phải là thu hút FDI vào Việt Nam nói chung. Những kết quả của luận án là cần thiết và là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh chính sách thu hút FDI, và tìm cách cải thiện dịch chuyển FDI vào Việt Nam dựa vào thực thi các FTA thế hệ mới này. Bên cạnh đó, cụ thể kết quả của luận án cũng chỉ ra dịch chuyển dòng vốn FDI có tính chất như thế nào, dòng FDI tận dụng thị trường-sản phẩm tiêu dùng, hay FDI tận dụng chi phí sản xuất thấp, hay dòng vốn FDI tận dụng các lợi thế nào khác nữa. Về mặt lý luận, luận án cũng đưa ra định nghĩa về dịch chuyển đầu tư để phục vụ cho việc nghiên cứu trong giới hạn luận án này (Chương 2, tiểu mục 2.2.2.2), các hình thức và chủ thể trong dịch chuyển FDI (Bảng 2.4), dấu hiệu của dịch chuyển FDI (tiểu mục 2.2.3), các yếu tố của FTA thế hệ mới tác động đến dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư (mục 2.3), cùng với mô hình nghiên cứu tác động giữa FTA thế hệ mới và dịch chuyển FDI vào Việt Nam (Chương 3). Các nhà nghiên cứu quốc tế đã quan tâm đến tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến FDI vào các quốc gia thành viên, cụ thể là dịch chuyển dòng vốn FDI trong khối ký FTA. Tuy nhiên, sự dịch chuyển FDI từ ngoại khối ký FTA vào các nước khối FTA chưa có được sự chú ý và nghiên cứu trong khi cũng là một nguồn vốn đáng kể về lượng. Ngoài ra, ở cấp độ quốc gia, có một khoảng trống nghiên cứu đối với môi trường Việt Nam, cụ thể, chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của FTA thế hệ mới đến thu hút dịch chuyển FDI vào Việt Nam, cụ thể là cả dòng FDI nội và ngoại khối FTA thế hệ mới đổ vào Việt Nam để đón đầu cơ hội từ FTA thế hệ mới. Thêm vào đó, nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích để đưa ra gợi ý chính sách cho nguồn vốn FDI vào Việt Nam từ nội và ngoại khối các quốc gia ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới với Việt Nam. Về thời điểm nghiên cứu, một số tác giả, nhà nghiên cứu cho rằng tác động của FTA đến FDI có độ trễ, chỉ sau khi FTA có hiệu lực. Tuy nhiên, với giả thuyết rằng, doanh nghiệp có thông tin về các lợi ích của những FTA thế hệ mới này mang lại nên đã tích cực đầu tư từ rất sớm để chuẩn bị và đón đầu cơ hội, luận án này đã thay đổi thời gian lấy số liệu như đã đề cập trong PHẦN MỞ ĐẦU - 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, 3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về thời gian, từ trước khi các FTA có hiệu lực pháp lý, và thời điểm ngay sau khi các bên bắt đầu đàm phán hiệp định CPTPP được lấy làm mốc thời gian cho giai đoạn nghiên cứu: 2013-2022.
  9. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐẾN DỊCH CHUYỂN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1 Khái quát về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Nghiên cứu tập trung vào hai nhóm khái niệm chính: Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA thế hệ mới và phân biệt rõ FTA truyền thống và FTA thế hệ mới, ví dụ về các FTA thế hệ mới trên thế giới, phân loại FTA thế hệ mới theo số lượng thành viên và quy mô kinh tế tác động, chỉ ra một số tác động của FTA thế hệ mới tới dịch chuyển nguồn vốn FDI vào một nước thành viên. Trong đó, với mỗi khái niệm, NCS đã có sự tổng hợp, kế thừa có điều chỉnh từ các công trình nghiên cứu khoa học trước, phù hợp với mục tiêu của luận án, cụ thể là định nghĩa của các cơ quan quốc gia và các tổ chức quốc tế. 2.2 Khái quát về dịch chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài NCS đã tổng hợp một số lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các khái niệm về FDI và dịch chuyển FDI, dấu hiệu của sự dịch chuyển FDI và các nhân tố thúc đẩy dịch chuyển FDI vào một quốc gia Các yếu tố tác động đến dịch chuyển FDI được đề cập đến trong các nghiên cứu của UNCTAD (1998, 2006, 2010), với ba nhóm chính là (1) Các yếu tố đẩy từ môi trường nước đi đầu tư (2) Yếu tố từ môi trường nước nhận đầu tư (3) Môi trường quốc tế. 2.3 Các yếu tố của FTA thế hệ mới tác động đến dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư Luận án này dựa vào lý thuyết Dunning (1977, 1979, 1981, 1988, 2001) và tiếp cận theo hướng môi trường đầu tư của Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2005) để xây dựng kênh tác động của FTA thế hệ mới lên các điều kiện để dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư, khung phân tích tác động định tính, phân tích và đề xuất các kiến nghị chính sách. Sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan, Tăng chuyển hướng và tạo lập thương mại, Các quy định bảo vệ đầu tư nước ngoài, Các vấn đề phi thương mại, Áp lực thay đổi tư duy chính phủ, doanh nghiệp là các yếu tố của FTA thế hệ mới tác động đến các nhân tố ảnh hưởng đến dịch chuyển FDI khiến cho FDI nguồn (FDI của nước đi đầu tư (A)) và FDI thứ cấp (FDI đã được nước đi đầu tư – host country đầu tư tại một nước nhận đầu tư (B)) dịch chuyển vào nước nhận đầu tư mới (C).
  10. 8 Trong đó, các nhân tố mà các tính chất của FTA thế hệ mới tác động đến là: độ mở thương mại, mức độ hạn chế FDI trong khung khổ pháp luật, chi phí lao động, yếu tố liên kết vùng/SMEs tham gia vào GVC, mức độ thuận lợi kinh doanh. Còn hai nhân tố mà các đặc tính của FTA thế hệ mới không tác động vào là quy mô thị trường, nền kinh tế và lượng vốn FDI vào quốc gia đó trong giai đoạn trước. 2.4 Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng FTA để thu hút dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư 2.4.1 Các cú sốc trong đầu tư quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và vai trò của các FTA thế hệ mới Sử dụng phương pháp so sánh, luận án đã xem xét công trình của các nhà nghiên cứu về lịch sử dịch chuyển của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là loạt Báo cáo Đầu tư Thế giới thường niên của UNCTAD (WIR) về đầu tư quốc tế giai đoạn 1980-2022, với các báo cáo cụ thể của các năm 1991-1999, 2008- 2010, 2020-2022 để nghiên cứu sự dịch chuyển toàn cầu của FDI sau các cú sốc kinh tế tương ứng như suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính và phản ứng chính sách của các quốc gia. Trong nghiên cứu này, lịch sử các cú sốc toàn cầu, sự dịch chuyển vốn tương ứng giữa các quốc gia, và phản ứng chính sách từ các chính phủ trên thế giới được tác giả xem xét. 2.4.2 Kinh nghiệm cụ thể ở các quốc gia trên thế giới trong sử dụng FTA thế hệ mới để thu hút dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư Luận án lựa chọn hai quốc gia là Canada và Hàn Quốc (đã kí và thực thi FTA thế hệ mới với EU) để tìm hiểu kinh nghiệm thực thi và vai trò của các FTA này trong việc thúc đẩy dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư. 2.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế: (1) thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư trước, trong và sau giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thế giới, (2) quan tâm và tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào nội dung đàm phán hay mở rộng đàm phán một thế hệ các điều khoản, hiệp định đầu tư thế hệ mới, khiến cho các hoạt động đầu tư quốc tế, cụ thể là thu hút dịch chuyển FDI, phục vụ cho các mục tiêu phát triển của quốc gia trong ngắn hạn và dài hạn.(3) tham khảo các tài liệu hướng dẫn thực thi các hiệp ước, thỏa thuận thương mại và đầu tư quốc tế của các tổ chức quốc tế để tận dụng được các lợi ích mà các điều khoản và thỏa thuận quốc tế này mang lại cho quá trình phát triển quốc gia.
  11. 9 Về kinh nghiệm của các quốc gia trong thực thi các FTA thế hệ mới và các điều khoản, hiệp định bảo hộ đầu tư quốc tế như: Học hỏi cách thức thực thi- vận hành, Đánh giá kịp thời ảnh hưởng của FTA thế hệ mới, Thu thập, lưu trữ, thống kê dữ liệu liên tục, chính xác, ổn định, Xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường trực tuyến, đa ngôn ngữ để doanh nghiệp nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về sản phẩm, dịch vụ, địa điểm và môi trường đầu tư trong nước; Chuẩn bị sẵn sàng cho thỏa thuận đầu tư để có thể triển khai nhanh chóng khi hiệp định được thông qua; Nâng tầm đối tác: cần nhìn nhận các đối tác ký kết FTA không chỉ là đối tác kinh tế mà còn là đối tác trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu tổng thể Căn cứ vào mục tiêu của đề tài, NCS triển khai xây dựng quy trình nghiên cứu. Trong đó, tổng thể quy trình nghiên cứu bao gồm nhiều nội dung và được chia thành các công đoạn thực hiện khác nhau. Cụ thể, theo trình tự: i) xác định khung lý thuyết dựa trên tổng quan cơ sở lý thuyết nền và các nghiên cứu liên quan; ii) nghiên cứu định tính để hoàn thiện khung phân tích, kiểm tra sơ bộ mức độ phù hợp mối quan hệ giữa các biến trong mô hình đề xuất trong bối cảnh thực tế ở Việt Nam; iii) nghiên cứu định lượng để kiểm định các giả thuyết; iv) đánh giá tác động tổng thể của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào Việt Nam qua kết quả từ nghiên cứu định tính, định lượng; v) đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tác động dịch chuyển FDI vào quốc gia của FTA thế hệ mới. Luận án được thực hiện với cách tiếp cận hệ thống và lịch sử. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Mục tiêu Các mục tiêu của nghiên cứu định tính trong đề tài này được xác định, bao gồm: Tìm hiểu, sàng lọc và làm rõ hơn các kênh tác động của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào quốc gia, đồng thời, thu thập các ý kiến đóng góp về cấu trúc bố cục và văn phong được dùng trong phỏng vấn chuyên gia, từ đó hoàn thiện để tiến hành phỏng vấn sâu.
  12. 10 Phương pháp thực hiện Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính là (1) Xây dựng khung phân tích tổng thể tác động FTA thế hệ mới đến FDI vào nước nhận đầu tư; (2) phỏng vấn sâu chuyên gia. 3.2.1.1 Khung phân tích tổng thể tác động FTA thế hệ mới đến FDI vào nước nhận đầu tư Trước hết, các tác động dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư sẽ được rà soát, đánh giá và phân tích thông qua 3 kênh trực tiếp và gián tiếp như hình 3.2, với 9 chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Hình 3.2: Khung phân tích tác động tạo điều kiện tổng thể của FTA thế hệ mới cho dịch chuyển FDI vào quốc gia Nguồn: Tác giả Phương pháp này cung cấp bức tranh tổng thể về tác động của FTA thế hệ mới đến thu hút, dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư, có thể áp dụng phương pháp này ở các phân tích sau này về tác động của các FTA thế hệ mới cụ thể đến thu hút, dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư, cụ thể là Việt Nam. 3.2.1.2 Phỏng vấn chuyên gia Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu 20 chuyên gia được NCS xác định thành 06 nhóm, bao gồm: Cơ quan quản lý Nhà nước, Viện nghiên cứu, Trường Đại
  13. 11 học, Chuyên gia quốc tế nghiên cứu về kinh tế quốc tế và Việt Nam, Đại diện Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Đại diện Đại sứ quán các nước tại Việt Nam. 3.2.1.3 Phương pháp thu thập thông tin, các hạn chế và thách thức trong quá trình phỏng vấn Thời gian thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện từ tháng 01 – 04/2023. Hình thức phỏng vấn sâu là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua cuộc gọi video và điện thoại. Địa điểm phỏng vấn được sắp xếp là tại nơi làm việc và không gian mạng. Thời gian phỏng vấn sâu trong khoảng 45 – 50 phút.Trong suốt quá trình phỏng vấn, NCS nhìn nhận, đánh giá các khó khăn và tìm phương án giải quyết. 3.2.1.4 Phương pháp và công cụ xử lý, phân tích dữ liệu Luận án sử dụng phương pháp đồ thị, so sánh, bảng thống kê để phân tích dữ liệu định tính và định lượng đã thu thập được và trả lời các câu hỏi nghiên cứu.  Phân tích và so sánh dữ liệu thu hút FDI vào Việt Nam trong các khối ký FTA thế hệ mới EVFTA, CPTPP; UKVFTA  Phân tích dữ liệu FDI vào Việt Nam từ các quốc gia ngoài khối ký FTA thế hệ mới (các quốc gia không thuộc EVFTA, CPTPP, UKVFTA) Luận án sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý dữ liệu thu thập được, phân tích và đưa ra kết luận. 3.2.1.5 Khung lý thuyết NCS đưa ra Khung lý thuyết dịch chuyển đầu tư FDI với các chỉ tiêu cụ thể, các nhóm biến độc lập và các tác động (giả thiết). 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp định lượng có hai giai đoạn. Mục tiêu cụ thể ở mỗi giai đoạn: i) Giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ: Đánh giá độ tin cậy của mô hình nhằm loại bỏ các biến quan sát không phù hợp; từ đó điều chỉnh lần 2 hoàn chỉnh lại mô hình để sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức; ii) Giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức: Kiểm tra mức độ phù hợp của các giả thuyết thông qua kiểm định. 3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin NCS thu thập dữ liệu định tính và định lượng thứ cấp trên các website chính thức của các Bộ, Ban, ngành ở Việt Nam, các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF… - Thu thập dữ liệu định lượng thứ cấp: dòng vốn FDI vào Việt Nam từ các nước quốc gia trên thế giới (trong đó có các quốc gia tham gia EVFTA, CPTPP, Hoa Kì,
  14. 12 Trung Quốc, khu vực ASEAN vào Việt Nam, giai đoạn 2013-2020, khoảng cách giữa các quốc gia, GDP đầu người, … 3.2.2.2 Phương pháp và công cụ xử lý, phân tích dữ liệu NCS sử dụng phương pháp đồ thị, so sánh, bảng thống kê để phân tích dữ liệu định tính và định lượng đã thu thập được, và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, bao gồm: • Phân tích và so sánh dữ liệu thu hút FDI vào Việt Nam giữa các quốc gia thuộc khối ký FTA thế hệ mới (EVFTA, CPTPP; UKVFTA), FTA thế hệ cũ và không có FTA với Việt Nam. • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI tại Việt Nam và vai trò của các hiệp định FTA cũng như FTA thế hệ mới. • 736 quan sát đã được đưa vào xem xét, phân tích dòng FDI các nước trên thế giới vào Việt Nam, phân loại thành các nhóm: - FDI từ các quốc gia có FTA truyền thống và thế hệ mới với Việt Nam; - FDI từ các quốc gia chỉ có FTA truyền thống với Việt Nam; - FDI từ các quốc gia chỉ có FTA thế hệ mới với Việt Nam; - FDI từ các quốc gia không có cả FTA truyền thống và thế hệ mới với Việt Nam. Sự phân loại này nhằm tách các kết quả dịch chuyển FDI từ các nước khác nhau vào Việt Nam, làm nổi bật ảnh hưởng của việc có FTA truyền thống và FTA thế hệ mới tới dịch chuyển đầu tư, phục vụ mục đích phân loại, xử lý dữ liệu, mã hóa dữ liệu và dùng công cụ phân tích thống kê để cho ra kết quả phân tích định lượng. Nghiên cứu sử dụng các công cụ xử lý dữ liệu sau đây: Luận án sử dụng phần mềm Microsoft Excel, Stata MP và các công cụ tin học để xử lý dữ liệu thu thập được và đưa ra kết luận. 3.2.2.3 Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích Ta có hai giả thuyết nghiên cứu: (1) FTA thế hệ mới làm tăng đầu tư FDI từ nội khối ký FTA thế hệ mới vào Việt Nam, (2) FTA thế hệ mới cũng làm tăng đầu tư FDI từ nước ngoại khối FTA thế hệ mới vào Việt Nam. 3.2.2.4 Mô hình nghiên cứu Theo Hoang, C. C. & Tran T. N. T. (2016), về mặt lý thuyết, các tác động kinh tế của FTA được chia làm hai nhóm: (1) Hiệu ứng tĩnh (‘tạo lập thương mại’ và ‘chuyển hướng thương mại”) và (2) Hiệu ứng động (trong dài hạn: (1) quy mô gia tăng của thị trường nội địa, nay mở rộng thêm các quốc gia thành viên khác, (2) sẽ có sự ‘gia tăng áp lực cạnh tranh’ đối với các ngành không năng động; và (3) nó sẽ kích thích đầu tư (Urata, 2010).
  15. 13 Dựa trên mô hình kinh tế lượng của Jaumotte (2004), mô hình Gravity (Trong lực) mở rộng trong Thangavelu & Findlay (2011), Hà Văn Sự (2020), NCS xây dựng mô hình Trọng lực mở rộng và sử dụng số liệu chuỗi thời gian để phân tích đánh giá tác động của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư (Việt Nam). Ta có Mô hình như sau: FDIt = f (Khoảng cách, Quy mô GDPđối_tác, Tốc độ phát triểnGDPđối_tác, Tốc độ phát triểnGDPGLOBAL, Dân_sốVN, Tốc độ phát triểnGDPVN, FDIt-I, FTABiến_giả, Độ mở thương mại, Mức độ hạn chế FDIVN, Chi phí lao độngVN, Thuận lợi kinh doanhVN, Yếu tố liên kết vùngVN) (1) Theo đó, mô hình (1) được viết lại thành (2): LnFDIt = δDIST + α1Ln(GDPpartner) + α2GGRpartner +β1Ln(VN_POP) + β2VN_GGRvn + β3Ln(VN_FDIt-1) + β4FTA_Dummy + β5Ln(VN_Open) + β6Ln(VN_FDIR) + β7Ln(VNLab_Cost) + β8Ln(VN_EBDI) + β9 Ln(VN_IZ) + γGGRGLOBAL + ε (2) Mô hình có các điều kiện sau: (1) Mô hình đánh giá tác động của FTAs thế hệ mới đối với sự dịch chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam được thiết kế dựa trên nền tảng các mô hình Gravity mở rộng và kết quả nghiên cứu thực nghiệm các mô hình kinh tế lượng khác. (2) Khác với các nghiên cứu về các FTA thời kỳ trước (đánh giá tác động của các FTA đã có hiệu lực thi hành và thời gian để bộc lộ tác động lên dòng vốn FDI vào các quốc gia tham gia), việc đánh giá tác động của CPTPP, EVFTA, UKVFTA (thời gian thực thi tính đến hiện tại rất ngắn) là đánh giá tác động từ thời điểm đàm phán. Vì vậy, mô hình đề xuất sẽ dự báo khả năng chuyển dịch FDI vào Việt Nam khi bắt đầu đàm phán CPTPP, EVFTA, UKVFTA so với phương án cơ sở là giả định Việt Nam không tham gia các hiệp định này. (3) Các ước lượng dưới dạng logarit. 3.2.2.5 Giải thích các nhân tố tác động của FTA thế hệ mới lên dịch chuyển FDI vào Việt Nam Biến phụ thuộc: Lượng vốn FDI vào Việt Nam Các biến giải thích: Khoảng cách giữa cách đối tác kinh tế (Chi phí logistics), Nhóm biến môi trường nước đi đầu tư, Nhóm biến môi trường quốc tế, Nhóm biến môi trường nước nhận đầu tư (Quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng GDP, FDI thời kỳ trước), Nhóm biến FTA thế hệ mới (độ mở thương mại, chi phí lao động, chỉ số doanh nghiệp SMEs hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu).
  16. 14 Bộ dữ liệu gồm: 736 quan sát, số liệu của 92 nước đối tác đầu tư vào Việt Nam, giai đoạn 2013-2020. 3.2.2.6 Điều chỉnh mô hình sau chạy thử dữ liệu LnFDIt = δDIST + α1Ln(GDPpercapitalpartner) +β1Ln(GDPpercapitalvn) + β2Ln(VN_FDIR) + β3Ln(VN_EBDI) + µ1Both + µ2Onlyfta + µ3Onlynewfta +ε (3) Các biến lượng vốn FDI thu hút trong giai đoạn trước Ln(VN_FDIt-1), quy mô nền kinh tế Ln(VN_POP), tiền lương người lao động β3Ln(VNLab_Cost), độ mở thương mại Ln(VN_Open), chỉ số doanh nghiệp hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu Ln(VN_IZ), tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới GGRGLOBAL và biến giả FTA_Dummy được bỏ khỏi mô hình do không phù hợp về mặt dữ liệu. Các biến được thêm vào mô hình là: Both, Onlyfta, Onlynewfta. Both là Biến giả đại diện việc các nước ký kết cả FTA truyền thống và thế hệ mới, Onlyfta thể hiện việc các nước chỉ ký các FTA truyền thống và biến Onlynewfta thể hiện việc các nước nước chỉ ký FTA thế hệ mới với Việt Nam. CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐẾN DỊCH CHUYỂN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 4.1 Kết quả từ Khung phân tích - Khái quát thực trạng thu hút dịch chuyển FDI vào Việt Nam 4.1.1 Tình hình thu hút FDI từ các nước thuộc khối ký FTA thế hệ mới với Việt Nam 4.1.1.1 Tình hình thu hút dịch chuyển FDI từ EU vào Việt Nam EU là đối tác kinh tế, chính trị quan trọng của Việt Nam. Luận án nhắc lại các mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác hai bên, tình hình đầu tư EU vào Việt Nam giai đoạn 2012-2022. Luận án chỉ ra các ngành thu hút đầu tư FDI của EU tại Việt Nam như Sản xuất và chế biến, Bán buôn và bán lẻ, Bất động sản, Các lĩnh vực khác đã thu hút FDI của EU tại Việt Nam … 4.1.1.2 Tình hình thu hút FDI từ Vương Quốc Anh vào Việt Nam với UKVFTA Luận án nhắc lại một số mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ đầu tư giữa hai quốc gia, đầu tư từ UK vào Việt Nam giai đoạn 2013-2022, các ngành nhận
  17. 15 đầu tư nhiều nhất, xếp hạng vị trí của dòng FDI từ UK vào Việt Nam so với các quốc gia khác trên thế giới có đầu tư FDI tại Việt Nam. 4.1.1.3 Tình hình thu hút FDI từ các nước thuộc CPTPP vào Việt Nam Nhìn chung, tổng vốn FDI đăng ký lũy kế của các nước thuộc khối CPTPP vào Việt Nam giai đoạn 2013-2022 có xu hướng tăng dần. Các ngành thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước CPTPP vào Việt Nam bao gồm: Sản xuất và chế biến, Bán buôn và bán lẻ, Các lĩnh vực khác... 4.1.2 Tình hình thu hút FDI từ các nước ngoại khối FTA thế hệ mới (ngoài EVFTA, CPTPP, UKVFTA) 4.1.2.1 Thu hút FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam Có nhiều lý do khiến cho dòng vốn từ Trung Quốc liên tiếp tăng trong giai đoạn này. Những năm trở lại đây, các doanh nghiệp Trung Quốc muốn tránh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đã tìm cách dịch chuyển dòng vốn đầu tư sang các nước ASEAN khác theo xu hướng “Trung Quốc +1” (Mai Phương & Hà Mai, 2022). Bên cạnh đó, Trung Quốc không là thành viên của CPTPP, các doanh nghiệp của Trung Quốc muốn thâm nhập vào thị trường rộng lớn trong khối CPTPP, bằng cách thông qua Việt Nam khi hiệp định này chính thức đi vào hiệu lực năm 2019 ở Việt Nam. 4.1.2.2 Thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam Dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng dần trong giai đoan bắt đầu đàm phán hiệp định TPP do Hoa Kỳ khởi xướng, tuy nhiên Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp định này. Theo ý kiến của chuyên gia, một số lý do khiến cho đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn còn hạn chế: (1) nhu cầu đầu tư và khả năng tiếp nhận giữa hai nước chưa khớp nhau (Nhà đầu tư Hoa Kỳ đề cao những dự án rất lớn, thời gian dài và chuẩn bị kỹ càng); (2) khoảng cách địa lý lớn giữa hai nước; (3) Việt Nam có thể là thị trường tiềm năng, nhưng chưa đáp ứng được điều kiện của các dự án lớn, công nghệ cao (Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, 2016). Nhìn chung, dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam rất có triển vọng, với số liệu năm 2022 Hoa Kỳ đã lọt vào top 8 nước có đầu tư nước ngoài nhiều nhất vào Việt Nam. 4.1.2.3 Thu hút FDI từ khu vực ASEAN vào Việt Nam Dòng vốn đầu tư từ các nước ASEAN vào Việt Nam có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2013-2022. Đây có thể là kết quả của việc Việt Nam là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, cũng là thành viên của nhiều FTA
  18. 16 quy mô lớn, thế hệ mới. Các nhà đầu tư ASEAN đầu tư vào Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết như EVFTA hay CPTPP để vào thị trường các nước EU hay 10 nước thành viên còn lại của CPTPP. Trong các nước ASEAN, một số quốc gia có đầu tư rất lớn vào Việt Nam và trong thời gian dài nằm trong top 10 các quốc gia có đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam như Singapore, Thái Lan, Malaysia. Các lĩnh vực thu hút FDI từ các quốc gia ASEAN vào Việt Nam bao gồm: Sản xuất và chế biến, Bất động sản, Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, dịch vụ. 4.1.3 FTA thế hệ mới và các kênh tác động dịch chuyển FDI vào Việt Nam 4.1.3.1 So sánh tình hình thu hút FDI của Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 2013-2022 Trong các nước trong khu vực ASEAN, Singapore là quốc gia nhận nhiều FDI nhất qua các năm, và gấp nhiều lần các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Mặc dù lượng vốn FDI của Việt Nam tăng đều qua các năm nhưng vẫn sau Indonesia, quốc gia này thu hút được lượng vốn FDI rất lớn mặc dù không sở hữu các FTAs thế hệ mới như Việt Nam. Việt Nam có thể nghiên cứu học tập các chương trình xúc tiến đầu tư của các quốc gia thành công trong thu hút FDI trên thế giới và ngay trong khu vực. Bên cạnh đó, cũng tìm hiểu và chuẩn bị các nhân tố thu hút đầu tư khác để hỗ trợ thu hút, dịch chuyển FDI vào Việt Nam. 4.1.3.2 FTA thế hệ mới và tăng FDI vào Việt Nam thông qua tự do hóa đầu tư, tăng cơ hội kinh doanh và tiếp cận thị trường; Để chuẩn bị cho đàm phán và ký kết các FTA thế hệ mới đòi hỏi thay đổi nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nguyên tắc điều chỉnh việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp ở các công ty Việt Nam đã được tự do hóa đáng kể theo thời gian. Ví dụ như một số các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đầu tư nước ngoài đã được nêu ra trong luận án. 4.1.3.3 Nâng cấp nền kinh tế để tiếp tục thu hút dịch chuyển đầu tư thông qua; Nâng tầm quan hệ đối tác, quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam, Hoàn thiện hệ thống pháp luật, Cải thiện môi trường kinh doanh, Kết nối vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. 4.1.3.4 Thay đổi tư duy, định hướng, kế hoạch thu hút dịch chuyển FDI Cần có sự thay đổi từ phía doanh nghiệp tại Việt Nam, từ phía chính phủ, từ phía doanh nghiệp nước ngoài.
  19. 17 4.1.3.5 Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút dịch chuyển FDI Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI dựa trên mô hình OLI của Dunning (1977): Việt Nam có một số yếu tố quyết định thu hút FDI trong nhóm bốn động lực chính của FDI đã thu hút các nhà đầu tư FDI đầu tư vào. Trên thực tế, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng đều trong giai đoạn 1990- 2022 so với sự tăng trưởng có sự dao động lên xuống lớn của dòng FDI vào một số nước trong ASEAN như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Malaysia. Đặc biệt, giai đoạn từ 2021 trở đi, FDI vào các quốc gia trên có xu hướng giảm mạnh (trừ Indonesia) thì ở Việt Nam, dòng vốn này vẫn có xu hướng đi lên. 4.2 Kết quả từ phỏng vấn chuyên gia 4.2.1 Thời điểm FTA thế hệ mới bắt đầu có tác động vào dịch chuyển dòng vốn FDI thế hệ mới (đàm phán, khi FTA có hiệu lực, sau khi FTA có hiệu lực) Thời điểm FTA thế hệ mới tác động lên dịch chuyển FDI vào Việt Nam nhận được nhiều câu trả lời khác nhau. Có 6 chuyên gia cho rằng thời điểm tác động là từ khi bắt đầu đàm phán, và 6 chuyên gia cho rằng thời điểm tác động còn phụ thuộc các yếu tố khác. 4 chuyên gia cho rằng khi FTA có hiệu lực thì mới có tác động lên FDI và 3 chuyên gia cho rằng tác động lên FDI đã xuất hiện từ khi có thông tin đàm phán. Không có chuyên gia nào cho rằng chỉ khi FTA có hiệu một thời gian mới có tác động lên FDI. 4.2.2 Tác động của FTA thế hệ mới đến số lượng và chất lượng của dòng vốn FDI vào Việt Nam (có tính tích cực hay tiêu cực và mức độ tác động) Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng FTA thế hệ mới sẽ có tác động tích cực đến số lượng và chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam. Trong đó 85% chuyên gia (17 người) cho thấy dự đoán FTA thế hệ mới có tác động tích cực và 15% chuyên gia (3 người) đưa ra tác động hỗn hợp. 4.2.3 Đánh giá vai trò của FTA thế hệ mới trong thu hút FDI bên cạnh các yếu tố khác Trong 20 chuyên gia được phỏng vấn, 15 chuyên gia (75% tổng số người được hỏi) cho rằng FTA thế hệ mới đóng vai trò rất quan trọng trong các yếu tố thu hút dịch chuyển FDI vào Việt Nam. Trong khi đó, 5 chuyên gia (25%) cho rằng FTA thế hệ mới là yếu tố khá quan trọng trong thu hút dịch chuyển FDI vào Việt Nam.
  20. 18 4.2.4 Các ngành kinh tế nào bị tác động nhiều nhất Từ kết quả phỏng vấn, FDI vào một số ngành, lĩnh vực kinh tế được các chuyên gia nhận định có sự thay đổi nhiều nhất do chịu tác động từ FTA thế hệ mới như công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp nhẹ, công nghệ cao, dịch vụ; nông lâm, thủy sản; ngành hàng xuất khẩu. 4.2.5 Các kênh tác động chính của FTA thế hệ mới đối với dịch chuyển FDI vào Việt Nam Chuyên gia đánh kênh tác động của từng hiệp định ( EVFTA, CPTPP, UKVFTA) lên dịch chuyển FDI vào Việt Nam. 4.2.6 Cơ hội và thách thức mà FTA thế hệ mới mang lại cho Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI 4.2.6.1 Cơ hội Thực thi FTA thế hệ mới mang lại những cơ hội thực chất cho FDI vào Việt Nam, cải thiện vị thế cạnh tranh của Việt Nam với các nước khác trong thu hút dòng vốn FDI, về số lượng, về chất lượng, về nguồn nhân lực, cơ hội đa dạng hóa nguồn FDI từ nhiều quốc gia khác nhau, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ Trung Quốc, cơ hội cho Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh cạnh tranh và đổi mới công nghệ, tiếp nhận công nghệ hiện đại. 4.2.6.2 Thách thức Thách thức với chính phủ trong thực thi các FTA thế hệ mới: cần rà soát tổng thể hệ thống pháp luật để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, không gây cản trở tới môi trường đầu tư và hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, cần tích cực thực hiện các cam kết theo lộ trình FTA ký kết. Một số thách thức cụ thể: Thách thức cho chính phủ khi thực thi FTA thế hệ mới để thu hút FDI vào Việt Nam sau Covid-19, thách thức ở cấp địa phương, Thách thức với doanh nghiệp, Thách thức với nguồn nhân lực, Thách thức của nền kinh tế- xã hội, Thách thức trong cạnh tranh với các nước khác để thu hút FDI 4.2.7 Các yếu tố tác động đến dịch chuyển FDI vào Việt Nam ngoài việc ký kết FTA thế hệ mới Như vậy, bên cạnh việc ký kết FTA thế hệ mới, nhiều yếu tố được các chuyên gia đưa ra được đánh giá đã góp phần vào dịch chuyển FDI vào Việt Nam. Trong đó, yếu tố được đề cập nhiều nhất là môi trường kinh doanh, pháp lý minh bạch và tình trạng tham nhũng, với 11 người lựa chọn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2