Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam" là hình thành được khung lý thuyết đánh giá tác động của FDI đến phát triển kinh tế và sử dụng vào đánh giá tác động của nguồn vốn này đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG NGUYỄN TẤN VĂN TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 9310105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2023
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH 2. TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: ……………………………….……………………… Phản biện 2: …………………………………………….………… Phản biện 3: …………………………………………….………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày …… tháng …… năm 20…. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm thông tin - Học liệu và truyền thông, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Các nước đang phát triển nói riêng và các nền kinh tế nói chung đều nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế. Những ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển kinh tế đã trở thành chủ đề đáng quan tâm trong kinh tế học. Các lý thuyết về phát triển kinh tế đều khẳng định tầm quan trọng của vốn đầu tư trong thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, cải thiện đời sống nhân dân. Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế dường như là một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Muốn phát triển nhanh, mỗi quốc gia phải lợi dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, lao động...của nhiều nước khác nhau. Đầu tư nước ngoài đã và đang mang lại lợi ích cho tất cả các nước, kể cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Trong điều kiện kinh tế mở, sự thiếu hụt nguồn đầu tư của các nước đang phát triển sẽ được bổ sung bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong hơn 10 năm qua, Quảng Nam đã nỗ lực thu hút FDI. Tính đến ngày 31/12/2020, tổng số vốn đăng ký là 5,8 tỷ USD, chiếm 0,014% tổng vốn đăng ký của Việt Nam; chủ yếu đến từ châu Á như ASEAN và Đông á; tập trung ở các huyện vùng Đông của tỉnh và lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú ăn uống (du lịch). Việc thu hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các địa phương trong cả nước và những trở ngại về điều kiện cơ sở vật chất đã khiến cho số lượng dự án FDI mà Quảng Nam thu hút vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của tỉnh. Khu vực FDI đóng góp vào GRDP của tỉnh hiện đạt 10% GRDP; khoảng hơn 25% tổng vốn đầu tư; nộp ngân sách khoảng trên dưới 2.000 tỷ đồng/năm; sử dụng khoảng 16 ngàn lao động;... Nhưng mức độ tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và góp phần giảm nghèo như thế nào vẫn chưa được giải đáp. Đây là vấn đề thực tiễn mà các nghiên cứu về chủ đề này cần phải trả lời.
- 2 Để FDI trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian đến, việc nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và góp phần giảm nghèo thế nào là cần thiết, qua đó rút ra các định hướng chính sách phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam có chất lượng, hiệu quả và công bằng. Đây chính là khoảng trống về chính sách đặt ra cho nghiên cứu của luận án. Nhìn chung, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI đến phát triển kinh tế chủ yếu được nghiên cứu ở cấp quốc gia hay khu vực liên quốc gia. Trong khi đó, các nghiên cứu ở quy mô nền kinh tế cấp tỉnh/địa phương cũng có nhưng không nhiều và đặc biệt tại tỉnh Quảng Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này. Vì vậy, một kết quả nghiên cứu về chủ đề “Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam” sẽ góp phần kiểm nghiệm và bổ sung làm phong phú thêm mảng nghiên cứu này trong kinh tế phát triển; đồng thời, đưa ra những định hướng và chính sách phù hợp để FDI trở thành nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ đến. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mục tiêu của Luận án là hình thành được khung lý thuyết đánh giá tác động của FDI đến phát triển kinh tế và sử dụng vào đánh giá tác động của nguồn vốn này đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu cụ thể - Hình thành được khung lý thuyết tác động của FDI đến phát triển kinh tế; - Đánh giá tình hình phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam; - Phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế trên các nội dung (i) gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện năng suất tổng hợp - TFP và giảm nghèo;
- 3 - Đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam có chất lượng, hiệu quả và công bằng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tác động của FDI đến phát triển kinh tế - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Thứ nhất, đánh giá tình hình phát triển kinh tế trên ba nội dung (i) Tăng trưởng kinh tế duy trì dài hạn cùng với thay đổi cơ cấu kinh tế mang tính hiện đại hơn; (ii) Cải thiện năng suất và phân bổ sử dụng nguồn lực hiệu quả; (iii) Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam; Thứ hai, đánh giá tình hình hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam; Thứ ba, phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế trên các nội dung (i) gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện năng suất tổng hợp - TFP và giảm nghèo. + Về không gian: tỉnh Quảng Nam. + Về thời gian: 2010-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phương pháp phân tích định lượng. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập các thông tin dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học của luận án 5.1. Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn Thứ nhất, luận án đã khái quát các lý thuyết về phát triển kinh tế để hình thành khung phân tích tác động FDI đến phát triển kinh tế với địa phương cấp tỉnh ở quốc gia đang phát triển gắn với đặc thù riêng. Thứ hai, nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.
- 4 Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã phát hiện những điểm thành công và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Thứ tư, kết quả nghiên cứu đã có các phát hiện về hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam. Thứ năm, kết quả của luận án đã khẳng định rằng FDI có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam. 5.2. Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Thứ nhất, quan điểm về vai trò của FDI như một bộ phận của kinh tế tỉnh Quảng Nam cần phải được khẳng định rõ ràng và nhất quán tất cả các định hướng phát triển và chính sách của tỉnh. Thứ hai, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư FDI có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Thứ ba, khai thác dư địa, mở rộng ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế qua đó cải thiện tình trạng nghèo đói. 6. Nội dung Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu nội dung gồm 5 chương, cụ thể: Chương 1. Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI đến phát triển kinh tế; Chương 2. Phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Thực trạng phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam; Chương 4. Kết quả tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam; Chương 5: Một số hàm ý chính sách dựa trên kết quả của luận án.
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. CÁC VẤN ĐỂ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Vấn đề chung về FDI 1.1.1.1. Khái niệm, hình thức và động lực của FDI Khái niệm FDI: FDI là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt động sử dụng vốn. Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các cá nhân, công ty (hầu hết là các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Hình thức và động lực của FDI 1.1.1.2. Một số vấn đề căn bản về khu vực FDI Quan niệm và đặc điểm khu vực FDI Khu vực FDI là khu vực bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn bên nước ngoài đóng góp là bao nhiêu. Vai trò của khu vực FDI đối với sự phát triển kinh tế Quan niệm trên thế giới về vai trò của khu vực FDI Quan điểm không ủng hộ FDI; Quan điểm ủng hộ FDI. Quan niệm của Việt Nam về vai trò của khu vực FDI Vừa là cơ hội, vừa đặt ra những thách thức trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển bền vững. 1.1.2. Nội hàm về phát triển kinh tế 1.1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện và tiến bộ
- 6 hơn, đưa nền kinh tế đến trình độ phát triển cao hơn, hiện đại hơn để không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống và tương lai kinh tế cho dân chúng. Phát triển kinh tế bao hàm sự thay đổi cả về lượng và về chất để đạt được chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội của quốc gia. Như vậy phát triển kinh tế hàm ý khá rộng nhưng trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào (i) Tăng trưởng kinh tế duy trì dài hạn cùng với thay đổi cơ cấu kinh tế mang tính hiện đại hơn; (ii) Cải thiện năng suất và phân bổ sử dụng nguồn lực hiệu quả; (iii) Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo. 1.1.2.2. Các nội dung đánh giá phát triển kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế duy trì trong dài hạn cùng với thay đổi cơ cấu kinh tế mang tính hiện đại hơn * Về tăng trưởng kinh tế Các công trình nghiên cứu khác nhau về phát triển kinh tế đều lựa chọn tiêu chí tăng trưởng duy trì trong dài hạn để đánh giá sự phát triển kinh tế. Cụ thể là xu thế tăng trưởng trong dài hạn của GDP hay GNP (GRDP) theo thời gian. Tính ổn định của tăng trưởng thường được xác định bằng tỷ lệ biến thiên – mức ổn định thông qua so sánh sai lệch giữa tăng trưởng hàng năm và trung bình. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Các nghiên cứu tuy được tiếp cận và luận giải khác nhau nhưng đều khẳng định CDCC kinh tế kéo theo cấu trúc nền kinh tế mới với năng suất và hiệu quả phân bổ nguồn lực cao hơn. Nhờ đó năng lực sản xuất mở rộng thúc đẩy gia tăng sản lượng và nâng cao phúc lợi kinh tế của người dân. Vì thế đây cũng được coi là chỉ báo quan trọng phản ánh sự phát triển kinh tế. b. Cải thiện năng suất của nền kinh tế và phân bổ sử dụng nguồn lực hiệu quả Đánh giá phát triển kinh tế trong các nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm đều tập trung phân tích gia tăng năng suất của nền kinh tế nhờ phân bổ sử dụng nguồn lực có chất lượng và hiệu quả. c. Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo
- 7 Các nghiên cứu đều cho rằng: Phát triển kinh tế nhanh gắn với thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo là một tiếp cận đa chiều, nhấn mạnh việc đảm bảo những lợi ích hay cơ hội kinh tế tạo ra từ quá trình tăng trưởng được chia sẻ một cách bình đẳng cho tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt là cho những nhóm yếu thế. 1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.2.1. Nhóm lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế Lý thuyết kinh tế cổ điển; Lý thuyết kinh tế thuộc nhóm “lý thuyết tăng trưởng tuyến tính”; Lý thuyết kinh tế Tân cổ điển; Lý thuyết kinh tế nội sinh. 1.2.2. Lý thuyết cất cánh 1.2.3. Lý thuyết thay đổi cơ cấu kinh tế 1.2.4. Lý thuyết phát triển theo trình độ công nghiệp hóa 1.2.5. Lý thuyết phát triển theo chiều sâu, chất lượng cao 1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.3.1. Các nghiên cứu tác động của FDI đến gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư Các nghiên cứu của nước ngoài: Hoa và Hemmer (2002), Pegkas (2015), Carkovic và Levine (2005), Tran Trong Hung (2005), Nguyen Phi Lan (2006), Agama (2010), Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong (2010), Jiang Jianming và Masaru Ichihashi (2011), Agrawal và đồng sự (2011), Soltani Hassen and Ochi Anis (2012), Naveed Iqbal Chaudhry; Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood (2013), Yilmaz Bayar (2014), Mohammed Ameen Fadhila và cộng sự (2017), Alina Mihaela Ciobanu (2021). Các nghiên cứu ở Việt Nam Lê Xuân Bá và nhóm tác giả (2006), Chien và Linh (2013), Nguyễn Minh Tiến (2015), Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy (2016), Hồ Đình Bảo,
- 8 Lê Thanh Hà, Lê Quốc Hội (2020), Nguyễn Tấn Văn (2021). Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng: FDI tác động tích cực gia tăng sản lượng của nước chủ nhà thông qua đầu tư. 1.3.2. Các nghiên cứu tác động của FDI đến cải thiện năng suất tổng hợp – TFP Các nghiên cứu của nước ngoài: Aschauer (1989a), De Long và Summers (1993), Zhang (2001), Sadik và Bolbol (2001), Yang Li &Shin-Yi Chen (2010), Ibrahim Arisoy (2012), B Ni, M Spatareanu, V Manole, T Otsuki, H Yamada (2015), William Sheng Liu, Frank Wogbe Agbola & Janet Ama Dzator (2016), Sotiris K. Papaioannou, Sophia P. Dimelis (2019). Các nghiên cứu ở Việt Nam: Lê Thanh Thủy (2007), Pham Xuan Kien (2008), Nguyễn Đức Khương và Nguyễn Xuân Hải (2018), Bùi Quang Bình (2019), Hồ Đình Bảo và nhóm tác giả (2020). Đa số các nghiên cứu cho rằng tác động tích cực của FDI đến cải thiện năng suất tổng hợp - TFP. 1.3.3. Các nghiên cứu tác động của FDI đến giảm nghèo Các nghiên cửu ở nước ngoài: Chudnovsky và Lopez (1999), Dollar và Kraay (2000), Jalilian, Hossein; Weiss, John (2002), Karim, Noor Al-Huda Abdul; Ahmad, Shabbir (2009), Ahmad Walid Afzali (2010), Ahmad Walid Afzali (2010) , Nathapornpan Piyaareekul Uttama. (2015), MT Magombeyi, NM Odhiambo. (2018), Mehmed Ganić (2019), Các nghiên cứu ở Việt Nam: Trần Trọng Hùng (2002), Nguyễn Thị Phương Hoa (2002), Hồ Đình Bảo và nhóm tác giả (2020). Nhìn chung, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được giả thiết FDI có tác động tích cực đến giảm nghèo. 1.3.4. Khoảng trống nghiên cứu 1.3.4.1. Khoảng trống nghiên cứu 1.3.4.2. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu quan trọng về tác động của FDI đến phát triển kinh tế KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
- 9 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.1.1. Khung lý thuyết 2.1.2. Quy trình nghiên cứu 2.2. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU: Tiếp cận hệ thống; tiếp cận kinh tế phát triển; tiếp cận thực nghiệm và cách tiếp cận theo vùng. 2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.3.1. Phương pháp phân tích định tính: Phương pháp diễn dịch trong suy luận; phương pháp quy nạp trong suy luận, phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích thống kê 2.3.2. Phương pháp phân tích định lượng a. Phương pháp phân tích tác động của FDI đến gia tăng sản lượng Sử dụng mô hình kinh tế lượng sau: gyit = β0 + β1gfit + β2gdomit+ β3glabit + β4ghit + εit (3) Trong đó: gy là tỷ lệ gia tăng VA của địa phương cấp huyện; gdom là tỷ lệ tăng trưởng vốn sản xuất trong nước theo huyện; gf là tỷ lệ tăng trưởng vốn sản xuất của khu vực FDI theo huyện, glab là tỷ lệ tăng trưởng lao động theo huyện và gh là mức tăng của tỷ lệ lao động qua đào tạo; i là địa phương cấp huyện của tỉnh và t là năm. Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp hồi quy OLS, dữ liệu bảng ngẫu nhiên - REM và cố định - FEM và phương pháp 3SLS – GMM. Dù trong phương pháp hồi quy dữ liệu bảng đã sử dụng phương pháp hồi quy 2 bước để khắc phục hiện tượng nội sinh của biến gfi. b. Phương pháp phân tích tác động của FDI đến cải thiện năng suất tổng hợp - TFP Ở phần này sẽ sử dụng mô hình dưới đây: gtfpit = β0 + β1gfit + β2lnggit + β3gyit + β4gexit + εi (5) Trong đó: gtfp - Tốc độ tăng TFP; gf - Vốn sản xuất của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài; lngg – mức chi tiêu công của huyện; gy – tăng trưởng nền kinh tế; gex - Độ mở nền kinh tế; i là địa phương cấp huyện của tỉnh và t là năm.
- 10 c. Phương pháp phân tích tác động của FDI đến giảm nghèo Tác giả đã lựa chọn mô hình kinh tế lượng sau : gpovertyit = β0 + β1gfit + β2lnGgtit-1 + β3ghit + β4gurbanit + εit (6) Trong đó : gpoverty là tốc độ giảm nghèo (bằng tỷ lệ nghèo năm t trừ đi tỷ lệ nghèo năm t-1, nếu nhỏ hơn không là giảm và ngược lại); gf là tỷ lệ tăng vốn sản xuất của khu vực FDI ; lnGgt-1 là logarit tự nhiên của chi tiêu công huyện năm t-1; gh là mức tăng của tỷ lệ lao động qua đào tạo; gurban là tăng trưởng đô thị hóa; i là địa phương cấp huyện của tỉnh Quảng Nam và t là năm. Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp hồi quy dữ liệu bảng ngẫu nhiên -REM và cố định -FEM và phương pháp 3SLS – GMM. Dù trong phương pháp hồi quy dữ liệu bảng đã sử dụng phương pháp hồi quy 2 bước để khắc phục hiện tượng nội sinh của biến gf. 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp nhằm phục vụ cho phương pháp chuyên gia. 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu được tổng hợp từ Niên giám thống kê của tỉnh Quảng Nam và số liệu thống kê của các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Khoảng thời gian của số liệu sẽ từ năm 2010 đến năm 2020. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI Ở TỈNH QUẢNG NAM 3.1. GIỚI THIỆN CHUNG VỀ TỈNH QUẢNG NAM 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM 3.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam 3.2.1.1. Quy mô, xu thế và tính ổn định của tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam
- 11 Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP tăng liên tục, góp phần nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của tỉnh, nhưng khá biến động và có xu hướng chậm dần. 3.2.1.2. Động lực tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam Động lực tăng trưởng kinh tế thuộc về công nghiệp, khu vực ngoài nhà nước và vùng Đông Quảng Nam ngày càng rõ và quyết định, nhưng đã tạo ra sự bất bình đẳng trong phát triển vùng. 3.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Cơ cấu ngành của nền kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam khi so sánh với các tỉnh DHMT đã cho thấy nền kinh tế tuy đã dựa nhiều vào công nghiệp nhưng tỷ trọng NLTS vẫn cao và giống với phần lớn các tỉnh trong vùng. b. Cơ cấu theo thành phần kinh tế Khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn đang khẳng định tầm quan trọng (năm 2020 chiếm gần 77%). Tỷ trọng của kinh tế có vốn FDI tăng dần và chiếm 7,7% năm 2020. c. Cơ cấu theo vùng kinh tế Tỷ lệ GRDP của vùng Đông tăng dần và đạt gần 80% năm 2019. Vùng Đông chiếm 77,9% số lượng doanh nghiệp, 82,7% lao động và 73,1% đầu tư tài chính của doanh nghiệp trong tỉnh. Do đó vùng Đông là trung tâm sản xuất và động lực chính của nền kinh tế mà hạt nhân là Núi Thành và Điện Bàn. 3.2.2. Phân bổ và sử dụng nguồn lực và năng suất tổng hợp tỉnh Quảng Nam 3.2.2.1. Phân bổ và sử dụng nguồn lực a. Phân bổ và sử dụng vốn Về phân bổ vốn: Phân bổ vốn đầu tư cho các ngành kinh tế trong những năm qua đã tập trung cho phát triển công nghiệp – xây dựng và vùng Đông; khu vực tư nhân chưa được huy động vào nền kinh tế. Điều này nên duy trì giai đoạn đầu và cần điều chỉnh trong dài hạn để tạo ra sự lan tỏa.
- 12 Hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh Quảng Nam khá cao so với cả nước, được cải thiện dần theo thời gian và có sự khác biệt giữa các ngành trong nền kinh tế, trong đó ngành công nghiệp xây dựng có hiệu quả cao nhất. Hiệu quả sử dụng vốn của khu vực nhà nước kém và ngày càng kém trong khi khu vực tư nhân lại ngược lại. b. Phân bổ và sử dụng lao động Nguồn lực lao động đang được phân bổ lại tập trung nhiều cho các ngành phi nông nghiệp, chuyển từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao, thúc đẩy tăng NSLĐ. Tuy nhiên, chuyển dịch lao động còn chậm, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn lớn, hạn chế tăng năng suất lao động. c. Công nghệ sản xuất Giá trị TSCĐ/LĐ của tỉnh tăng dần. Tuy nhiên giá trị C/V giảm từ 2015 tới 2018 mới tăng trở lại. 3.2.2.2. Năng suất của nền kinh tế a. Năng suất tổng hợp – TFP Giai đoạn 2010 -2020, tốc độ tăng TFP trung bình hàng năm đạt 1,67%, đã gia tăng sự đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế giai đoạn này lên 23,91%. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng dựa chủ yếu vào nhân tố chiều rộng (hơn 70%), nhân tố chiều sâu TFP tuy đóng góp đang tăng nhưng còn hạn chế. b. Năng suất lao động NSLĐ của tỉnh tăng liên tục trong 10 năm qua, hiện năm 2020 đạt gần 67 triệu đồng/lao động theo giá 2010, tăng bình quân hơn 7,1% năm, cao hơn mức tăng trưởng GRDP của nền kinh tế là 6,9% trong giai đoạn này. Như vậy, năng suất của nền kinh tế bao gồm TFP và năng suất lao động của tỉnh Quảng Nam có sự cải thiện nhất định, trong đó năng suất tổng hợp – TFP đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng, năng suất lao động duy trì tăng nhờ tác động phân bổ tĩnh và tiềm năng tăng nhờ tác động phân bổ động còn rất lớn.
- 13 3.2.3. Công bằng xã hội và giảm nghèo 3.2.3.1. Thu nhập của dân cư tỉnh Quảng Nam Thu nhập bình quân đầu người của dân cư Quảng Nam tăng nhanh trong hơn 10 năm qua, thu hẹp khoảng cách so với mức thu nhập trung bình vùng DHMT. Thu nhập của người dân thành thị cao hơn gần 2 lần so với nông thôn. 3.2.3.2. Bất bình đẳng thu nhập của dân cư Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng liên tục hơn 10 năm qua, nhưng bất bình đẳng thu nhập ở Quảng Nam có xu hướng được cải thiện rõ và tốt hơn so với DHMT. 3.2.3.3. Giảm nghèo những năm qua Tình trạng nghèo ở Quảng Nam đã được cải thiện đáng kể trong giai đoạn hơn 10 năm vừa qua, nhưng tình trạng nghèo ở vùng phía Tây vẫn khá cao và đáng quan tâm giải quyết. 3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI Ở TỈNH QUẢNG NAM 3.3.1. Thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam Trong hơn 10 năm qua, thu hút 162 dự án FDI, tổng số vốn đăng ký cho đến ngày 31/12/2020 là 5,8 tỷ USD, chiếm 0,014% tổng vốn đăng ký của Việt Nam; chủ yếu đến từ châu Á như ASEAN và Đông á. 3.3.2. Phân bố FDI ở tỉnh Quảng Nam FDI phân bổ chủ yếu vào vùng Đông và vào công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ lưu trú ăn uống (du lịch). Phân bổ theo lựa chọn của nhà đầu tư thay vì định hướng đầu tư của tỉnh. 3.3.3. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp FDI Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Quảng Nam cũng như tình hình chung ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp lỗ chiếm khoảng 22- 25%, doanh thu tăng dần và lợi nhuận sau thuế có xu hướng ổn định. Tình hình này tạo điều kiện để tỉnh thu hút thêm các doanh nghiệp FDI vào tỉnh. 3.3.4. Đóng góp của FDI Trong giai đoạn 2010-2020, FDI đóng góp ngày càng lớn vào kinh tế Quảng
- 14 Nam trên cả nguồn lực và kết quả sản lượng. Tuy nhiên tiềm năng của khu vực này vẫn còn lớn nếu chính sách và năng lực quản lý khu vực này tốt hơn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM 4.1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN GIA TĂNG SẢN LƯỢNG 4.1.1. Mô hình và phương pháp ước lượng Với số liệu của các địa phương tỉnh Quảng Nam, nên luận án sẽ sử dụng phương trình (3) đã nêu ở chương 2 theo địa phương cấp huyện và theo thời gian. gyit = β0 + β1gfit + β2gdomit+ β3glabit + β4ghit + εit (3) Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp hồi quy OLS, dữ liệu bảng ngẫu nhiên - REM và cố định – FEM cho phương trình (3). Kiểm định Hausman test gợi ý chọn REM cho cả hồi quy dữ liệu bảng và hồi quy dữ liệu bảng 2SLS. Dù trong phương pháp hồi quy dữ liệu bảng đã sử dụng phương pháp hồi quy 2 bước để khắc phục hiện tượng nội sinh của biến gfi nhưng ở đây sẽ sử dụng thêm phương pháp 3SLS – GMM để so sánh kết quả. Nhưng để áp dụng phương pháp này cần xây dựng thêm phương trình (3A), do FDI phụ thuộc vào chất lượng thể chế (TN Kiên, NTT Huyền (2020)) và quy mô kinh tế nên phương trình (3A) như sau: gf = β0 + β1lnYit + β3ddciit + uit (3A) Trong đó Y là giá trị GRDP của tỉnh và ddci là chất lượng thể chế (Mức điểm năng lực cạnh tranh cấp huyện của tỉnh). Hệ hai phương trình (3) và (3A) tạo thành hệ phương trình đồng thời. Ở đây biến nội sinh gf được giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phương trình (3A). Trong trường hợp này theo Zellner, A & Theil.H (1962) có thể áp dụng phương pháp ước lượng 3SLS.
- 15 4.1.2. Số liệu và các biến 4.1.3. Kết quả ước lượng và bàn luận Kết quả ước lượng Phương pháp phân tích REM REM - 3SLS -GMM OLS IV(2SLS) Biến phụ thuộc – gy 0.313*** 0.286*** 0.352** 0.606** gf (0.114) (0.123) (0.140) (0.298) 0.352*** 0.466*** 0.454*** 0.301*** gdom (0.061) (0.057) (0.068) (0.082) 0.849*** 0.470** 0.468* 0.803*** glab (0.186) (0.211) (0.258) (0.203) 0.384** 0.376* 0.309 0.525** gh (0.201) (0.308) 0.223 (0.264) Hằng số 0.342 -0.313 -0.594 -1.383 (0.689) (0.825) 0.798 (1.317) R – sq 0.8051 0.7616 0.7885 0.7689 Breusch-Pagan / 0.8062 Cook-Weisberg test for heteroskedasticity vif 1.69 2.75 Durbin-Watson 1.176395 1.50076 N 66 66 66 66 Prob>F 0.000 0.000 0.000 0.000 Wooldridge test for 0.1490 autocorrelation in panel data Hausman test 0.6940 Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ***. **,* là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Bàn luận: Thứ nhất, Hệ số hồi quy của biến độc lập gf – đại diện cho FDI có giá trị dương cho hàm ý rằng FDI tăng sẽ tác động tích cực đến gia tăng sản lượng khi các nhân tố khác không đổi. Kết quả này cũng tương đồng như kết quả nghiên
- 16 cứu của Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong (2010). Thứ hai, Biến vốn đầu tư trong nước cũng có giá trị dương và hàm ý rằng đầu tư trong nước được mở rộng thúc đẩy gia tăng sản lượng. Điều này cũng đúng với thực tế khi đầu tư vẫn đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kết quả này cũng cho thấy đầu tư trong nước và FDI có tác động bổ sung (không có hiệu ứng lấn át của FDI), chẳng hạn nguồn đầu tư trong nước những năm qua đã được sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, khu công nghiệp, cung cấp điện nước…và hạ tầng xã hội, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút và hoạt động của doanh nghiệp FDI. Thứ ba, Yếu tố lao động cũng có dấu dương, nghĩa là lao động cũng ảnh hưởng tích cực đến gia tăng sản lượng của tỉnh. Lao động vẫn là một lợi thế của tỉnh Quảng Nam trong phát triển nói chung và thu hút FDI vào tỉnh nói riêng. Bởi các nhà đầu tư FDI chọn Việt Nam và Quảng Nam vì chính nguồn lực này dễ tìm kiếm và tiền lương chưa cao. Thứ tư, Vốn con người – gh có dấu dương và hàm ý rằng chất lượng lao động có tác động tích cực đến tăng trưởng, đúng với lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã khẳng định. Trong trường hợp này còn cho thấy, chất lượng lao động cũng hấp dẫn các doanh nghiệp FDI khi họ ít phải tổ chức và bỏ ra chi phí đào tạo lao động. 4.1.4. Kết quả đánh giá của chuyên gia Theo các chuyên gia, FDI có vai trò khá quan trọng với gia tăng sản lượng của tỉnh Quảng Nam. Trong 7 câu hỏi thì có 4/7 câu hỏi được chuyên gia đánh giá tác động của FDI lớn và rất lớn từ 80% số ý kiến. Đó là tạo ra gia tăng sản lượng, thúc đẩy kinh tế tư nhân, phát huy lợi thế lao động và đóng góp vào tích lũy vốn sản xuất của tỉnh, trong đó mức cao nhất đối với phát huy lợi thế lao động (92%). Có 2/7 nhận định chỉ ở mức tác động kém và trung bình là tạo nguồn thu ngân sách (44%) và cải thiện hoạt động xuất khẩu (52%), trong đó tạo nguồn thu ngân sách được đánh giá ảnh hưởng kém nhất. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn hiện nay.
- 17 4.2. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TỔNG HỢP - TFP 4.2.1. Tình hình năng suất tổng hợp của tỉnh Quảng Nam 4.2.2. Mô hình và phương pháp ước lượng Với số liệu của các địa phương của tỉnh Quảng Nam, nên luận án sẽ sử dụng phương trình (5) đã nêu ở chương 2 theo địa phương cấp huyện và theo thời gian. gtfpit = β0 + β1gfit + β2lnggit + β3gyit + β4gexit + εi (5) Các biến trong mô hình (5) được định nghĩa trong Bảng 4.5 dưới đây. Phương pháp ước lượng Nguồn số liệu cho phân tích như đã giới thiệu trên có thể áp dụng Hồi quy gộp (Pooled OLS). Nhưng khi sử dụng số liệu các biến trên theo chuỗi thời gian sẽ xuất hiện vấn đề như độ trễ của biến theo thời gian. Tuy nhiên khoảng thời gian ngắn nhưng nghiên cứu vẫn sử dụng kiểm định Dfuller kết quả các biến có tính dừng với độ trễ là không, nghĩa là số liệu bảo đảm tính dừng (kết quả kiểm định trong phụ lục 3 cho phần 4.2). Với phương pháp này, sẽ bỏ qua yếu tố thời gian mà chỉ là các quan sát dữ liệu thuần túy hay sử dụng số liệu chéo. Ước lượng thô là ước lượng OLS trên tập dữ liệu thu được của các đối tượng theo không gian, do vậy, khi đó xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tượng khác nhau và không thay đổi theo thời gian. Chính vì thế nghiên cứu sử dụng thêm ước lượng dữ liệu bảng ngẫu nhiên - REM và cố định – FEM cho phương trình (5). Kiểm định Hausman test gợi ý chọn REM cho cả hồi quy dữ liệu bảng. Đây cũng là hạn chế của phương pháp này là có thể gặp hiện tượng nội sinh từ biến đại diện FDI. Để giải quyết vấn đề, nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp hồi quy 2SLS với biến nội sinh là vốn sản xuất của khu vực FDI. Lượng vốn sản xuất của khu vực FDI phụ thuộc vào chất lượng thể chế (Kiên, T. N., & Huyền, N. T. T. (2020) và chất lượng nhân lực có thể xây dựng phương trình phụ 3AA. gfit = β0 + β1ddciit + β2ghit + αi (3AA). Kết quả sẽ trình bày ở phần dưới.
- 18 4.2.3. Số liệu và các biến 4.2.4. Kết quả ước lượng và bàn luận Kết quả ước lượng Phương pháp REM - OLS REM IV(2SLS) Biến phụ thuộc- gtfp 0.036*** 0.083*** 0.095*** gf (0.010) (0.008) (0.018) 0.123*** 0.042*** 0.036** lngg (0.014) (0.012) (0.017) 0.037*** 0.042*** 0.044*** gex (0.003) (0.005) (0.006) 0.013* 0.011* 0.018* gy (0.008) (0.006) (0.011) 0.279** 0.742*** 0.635*** _cons (0.128) (0.150) (0.192) Observations 66 66 66 Prob>F 0.000 0.000 0.000 vif 2.04 2.93 Durbin-Watson 1.325253 2.2453909 Breusch-Pagan / Cook- Weisberg test for 0.58 heteroskedasticity Wooldridge test for 0.6643 autocorrelation in panel data Hausman test 0.7962 R-squared 0.8837 0.8016 0.7699 Ghi chú: *** p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn