intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập" được nghiên cứu với mục tiêu là: Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập; Phân tích thực trạng QLNN về nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2015- 2021, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong công tác QLNN và nguyên nhân của những hạn chế đó; Xác định quan điểm, mục tiêu và giải pháp phù hợp nhằm tăng cường QLNN. Đối với ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá theo hướng hội nhập quốc tế giai đoạn 2023 – 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THANH HẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 93.40.410 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Lê Anh Vũ Hướng dẫn 2: TS. Trần Thị Minh Ngọc Phản biện 1: ............................................ Phản biện 2: ............................................. Phản biện 3: ............................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm 2022 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - ..................................................................... - ..................................................................... - .....................................................................
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thanh Hải (2019), Tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí kinh tế dự báo số 32 tháng 11/2019, trang 125-127 2. Nguyễn Thị Thanh Hải (2021), Chuyển dịch và tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí kinh tế dự báo số 20 tháng 7/2021, trang 80-83 3. Nguyễn Thị Thanh Hải (2022), Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá, Tạp chí kinh tế dự báo số 29 tháng 10/2022
  4. 1 MỞ ĐÀU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ, theo số liệu tổng điều tra dân số 2021, dân số Thanh Hoá là 3.716.400 người đứng thứ 3 toàn quốc sau TP HCM và Hà Nội, trong đó dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng hơn 70%. Trong những năm qua nông nghiệp Thanh Hóa đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, chính trị của tỉnh: Ngành nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá cao; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm, thủy sản ngày càng tăng. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp của Thanh Hoá thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Chất lượng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp còn thấp, phụ thuộc nhiều vào tăng các yếu tố đầu vào; tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn…Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất nằm ở những bất cập trong QLNN về nông nghiệp của địa phương dẫn đến tình trạng: Công tác dự báo, xây dựng quy hoạch ở một số khâu còn chưa sát với thực tiễn; việc triển khai một số chính sách, chương trình, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp còn có lúc chưa hiệu quả, chưa gắn với những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh; việc phát triển thị trường cho sản phẩm còn chưa hiệu quả dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; năng lực dự báo và khả năng khắc phục, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trước những biến động của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu còn hạn chế; việc phân cấp, phân quyền gắn với quy định trách nhiệm của ngành, các cấp chưa đủ rõ và đồng bộ… Đây thực sự là những “nút thắt” trong QLNN về nông nghiệp của địa phương rất cần được tháo gỡ. Đặc biệt trong thời gian tới khi thực hiện Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, Thanh Hoá sẽ
  5. 2 được xây dựng và phát triển trở thành tỉnh kiểu mẫu, thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển của đất nước. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng QLNN trong lĩnh vực nông nghiệp, đặt nó trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 để chỉ ra những tồn đọng, nguyên nhân và rào cản trong QLNN về nông nghiệp sẽ giúp địa phương thấy rõ được những bất cập trong QLNN về nông nghiệp từ đó có những biện pháp hữu hiệu để tăng cường QLNN, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, NCS đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh hội nhập” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và các giải pháp nhằm tăng cường QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập. - Phân tích thực trạng QLNN về nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2015- 2021, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong công tác QLNN và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Xác định quan điểm, mục tiêu và giải pháp phù hợp nhằm tăng cường QLNN. Đối với ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá theo hướng hội nhập quốc tế giai đoạn 2023 – 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động QLNN ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập: Công tác quy hoạch, lập kế hoạch; Vận dụng và cụ thể hoá thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp; công tác kiểm tra, giám sát đối với ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
  6. 3 - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, tập trung điều tra dữ liệu sơ cấp ở các huyện tiêu biểu về phát triển nông nghiệp trong 3 vùng của tỉnh. - Phạm vi về thời gian: + Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2021, các thông tin sơ cấp được thu thập qua khảo sát các đối tượng điều tra được thực hiện trong năm 2020. + Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2023 - 2030. - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước ngành nông nghiệp ở phạm vi cấp tỉnh. Do nội dung QLNN đối với ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập rất rộng và phức tạp. Vì vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu nội dung chính của QLNN về nông nghiệp: Công tác Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; việc vận dụng và cụ thể hoá chính sách chính sách và công tác thanh, kiểm tra, giám sát đối với nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập 4. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về QLNN trong nông nghiệp, qua đó cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác QLNN đối với hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp. Luận án đã đưa ra một khái niệm mới về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Thứ hai: Luận án nghiên cứu về công tác QLNN trong lĩnh vực nông nghiệp đã có những đóng góp mới về phương pháp tiếp cận, phương pháp đánh giá thực hiện QLNN. Thứ ba: Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng, kết quả đạt được, nguyên nhân hạn chế của công tác QLNN về nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa, giúp cho các nhà quản lý thấy được bức tranh tổng thể và những vấn đề cụ thể trong nội dung QLNN về nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua. Thứ tư: Trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển mới (tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng phát triển của nông nghiệp trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0…) của nông nghiệp Việt Nam, và định hướng phát triển của nông nghiệp Thanh Hóa, luận án đã đưa ra một số quan điểm và 7 giải pháp để tăng cường QLNN về nông nghiệp trong giai đoạn tới khi Thanh Hóa trở thành một tỉnh kiểu mẫu, một cực tăng trưởng mới.
  7. 4 Thứ năm: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan QLNN trên địa bàn như: UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.... và những người quan tâm tham khảo trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa thời kỳ hội nhập Chương 5: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp 1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và hội nhập kinh tế Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và hội nhập kinh tế như : E. Wesley và F. Peterson (1986); Scott W. Richard (1997); Du Ying (2000); Gertrud Bucherieder (2010); Nhóm tác giả Ian Coxhead, Kim N.B Ninh, Vu Thi Thao, Nguyen Thi Phuong Hoa (2010); …. 1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước trong nông nghiệp Hầu hết các các học giả nước ngoài khi nghiên cứu vấn đề phát triển nông nghiệp đều xem xét QLNN về nông nghiệp như một thành tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới.
  8. 5 Với tư cách QLNN, chính phủ các quốc gia đã tạo môi trường thể chế và hành lang pháp lý thuận lợi giúp kinh tế nông nghiệp phát triển; đồng thời cũng điều tiết và khắc phục những thất bại của thị trường trong quá trình phát triển. Một số tác phẩm tiêu biểu như Uaiene, R.N., Arndt, C. và Masters, W.A. (2017); Roger D., Norton (2004); Lars Andersson (2017); Humphrey, J và Schmitz, H. (2001); Kaaya (1999); Phougat (2006); Samah (2009) 1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và hội nhập kinh tế Một số công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và hội nhập kinh tế như: Bùi Xuân Lưu (2004); Phạm Hảo, Võ Xuân Tiến (2004); Võ Xuân Tiến (2005); Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2005); Trần Tiến Khải (2007); Hà Văn Chức (2007); Đặng Kim Sơn (2008) ; Võ Tòng Xuân (2008) ; Nguyễn Hữu Đễ (2009); Lê Phương Hòa (2009); Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu (2010); Nguyễn Từ (2010); Hà Thị Thanh Bình (2012); Mai Lan Hương (2012); Trần Hoa Phượng (2013); Nguyễn Bích Thủy (2015); Tạ Thị Đoàn (2017); Hà Thị Thu Thủy (2019); Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2020)... 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước trong nông nghiệp Các nghiên cứu về QLNN trong nông nghiệp không có nhiều và thường tập trung phân tích một nội dung trong QLNN hoặc một số yếu tố tác động đến QLNN về nông nghiệp, tiêu biểu là các nghiên cứu: Hoàng Sỹ Kim (2006); Hoàng Sỹ Kim (2007); Hoàng Văn Chử (2016); Nguyễn Thị Phong Lan (2017); Nguyễn Thị Thu Nguyên (2019); Nguyễn Minh Tuân (2021); … 1.2. Những kết quả đạt được qua nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống trong nghiên cứu 1.2.1. Những kết quả đạt được qua nghiên cứu tài liệu tổng quan 1.2.2. Khoảng trống trong các công trình nghiên cứu và xác định những định hướng nghiên cứu của luận án * Về lý luận Trong luận án của mình tác giả sẽ kế thừa những vấn đề lý luận về QLNN trong nông nghiệp của các tác giả trong và ngoài nước đồng thời
  9. 6 làm rõ và bổ sung thêm những nội dung mới của QLNN về nông nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế thể hiện: - Nội dung và chức năng của QLNN về nông nghiệp - Tác động của hội nhập kinh tế đến QLNN trong nông nghiệp - Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về nông nghiệp - Các tiêu chí đánh giá công tác QLNN về nông nghiệp Các vấn đề nghiên cứu trên đều được xem xét và đặt trong bối cảnh nông nghiệp tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Về thực tiễn Trong phần phân tích và đánh giá thực trạng luận án sẽ tập trung đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của các vấn đề: - Thực trạng phát triển nông nghiệp ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. - Thực trạng thực hiện QLNN ở các nội dung cụ thể: lập quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp; ban hành và thực thi cơ chế chính sách; thực trạng tổ chức bộ máy QLNN; chất lượng cán bộ QLNN trong nông nghiệp; thực hiện công tác thanh, kiểm tra, giám sát; thực hiện QLNN trong quá trình hội nhập quốc tế của địa phương. Kết quả thực hiện QLNN về trong nghiệp trong thời gian qua cũng được tác giả đánh giá qua thực hiện điều tra xã hội học. Để thực hiện luận án này, tác giả đã kế thừa có lựa chọn những kết quả nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước, đi sâu nghiên cứu bổ sung, phát triển những vấn đề trọng yếu của đề tài. Đồng thời kết hợp việc nghiên cứu lý luận gắn với khảo sát thực tiễn QLNN về nông nghiệp của Thanh Hóa để phân tích, đối chứng. Từ đó phân tích, luận giải, đánh giá và đề xuất có căn cứ khoa học quan điểm, giải pháp tăng cường QLNN về nông nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và khát vọng phát triển của Thanh Hóa trong bối cảnh mới.
  10. 7 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập 2.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập Từ những quan điểm về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp đã được các nhà khoa học đề cập đến khi đặt nó vào bối cảnh hội nhập, NCS đã đưa ra quan điểm như sau: Quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập là một bộ phận quản lý nhà nước về kinh tế, trong đó bao gồm các hoạt động: Xây dựng bộ máy quản lý tinh gọn, vận dụng và cụ thể hoá các chính sách, công cụ, xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với yêu cầu quốc tế; đồng thời tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thành, đồng thời kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động đó giúp ngành nông nghiệp đạt được mục tiêu phát triển đặt ra trong bối cảnh hội nhập đầy thách thức. 2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập 2.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập 2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về nông nghiệp 2.1.4.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp 2.1.4.3.Vận dụng và cụ thể hoá chính sách phù hợp với bối cảnh hội nhập 2.1.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến QLNN về nông nghiệp 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập 2.2.1. Nhân tố khách quan 2.2.2. Nhân tố chủ quan
  11. 8 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập của một số địa phương 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế Luận án tập trung phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nưới đối với nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập của một số địa phương của hai quốc gia Thái Lan và Hàn Quốc 2.3.2. Kinh nghiệm trong nước Luận án tập trung phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập của tỉnh Sơn La, Quảng Ninh và Nghệ An. 2.3.3. Bài học đối với tỉnh Thanh Hóa trong quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp Thứ nhất, cần làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp của quốc gia và địa phương dựa trên điều kiện tự nhiên sinh thái, thổ nhưỡng đặc thù để có thể tận dụng những nguồn lực cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả nhất. Thứ hai, tập trung xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững. Thứ ba, cần quyết liệt trong tổ chức thực hiện các quy hoạch, chương trình, chính sách. Thứ tư, tăng cường công tác kiểm soát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch, chương trình, các chính sách phát triển nông nghiệp cho phù hợp với thực tế. Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Việc đặt câu hỏi nghiên cứu rất quan trọng vì đây chính là những nội dung cần giải quyết trong luận án, hệ thống câu hỏi bao gồm: 1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua? 2. Những nhân tố nào tác động đến công tác quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa? 3. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa? Nguyên nhân?
  12. 9 4. Giải pháp nào để tăng cường công tác quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới? 3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 3.2.1. Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận có sự tham gia - Tiếp cận hệ thống - Tiếp cận thể chế - Tiếp cận phân tích chính sách - Tiếp cận theo vùng 3.2.2. Khung phân tích của luận án QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NÔNG NGHIỆP Các nhân tố ảnh hưởng - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp Quan - Xây dựng ban hành văn bản pháp luật, chính sách, quy điểm định đối với các hoạt động Nhân tố Nhân tố chủ quan phát triển sản xuất, kinh khách quan - Nhận thức chủ doanh nông nghiệp - Điều kiện tự thể tham gia phát - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nhiên - Điều kiện triển NN và chủ nước về nông nghiệp thể QLNN về - Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kinh tế xã hội nông nghiệp - Cách mạng thực hiện kế hoạch phát triển - Năng lực quản công nghiệp lý và trình độ nông nghiệp 4.0 chuyên môn của - Công tác thanh tran, kiểm tra Giải - Kinh tế thị đội ngũ công giám sát và xử lý vi phạm liên trường và xu chức trong bộ quan đến QLNN về nông pháp hướng toàn máy ngành Nông nghiệp cầu hóa hội nghiệp nhập kinh tế quốc tế HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
  13. 10 3.3. Chọn điểm nghiên cứu và khảo sát 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu Luận án lựa chọn điểm nghiên cứu tại 6 huyện đại diện cho 3 vùng sản xuất: Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Quảng Xương, Hoằng Hóa. Trong đó 2 huyện vùng đồng bằng: Yên Định, Vĩnh Lộc là các huyện có các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) đại diện cho lĩnh vực trồng trọt (rau, lúa, ngô và cây ăn quả) và lĩnh vực chăn nuôi (lợn, bò, gia cầm); 2 huyện vùng miền núi: Thạch Thành, Cẩm Thủy là các huyện tập trung quy hoạch mô hình vùng cây ăn quả CNC (cam, bưởi, thanh long ruột đỏ, ổi.. ), cây công nghiệp, cây đặc sản và chế biến lâm sản; 2 huyện vùng ven biển: Quảng Xương, Hoằng Hóa là các huyện có các mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tập trung quy mô lớn. 3.3.2. Chọn đối tượng nghiên cứu Tác giả tiến hành khảo sát bảng hỏi với các đối tượng bao gồm: 1) Cán bộ quản lý các cấp, sở ngành của tỉnh Thanh Hóa (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện, xã tại 6 huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Quảng Xương, Hoằng Hóa) đây là đối tượng chủ thể để tiến hành ra quyết định quản lý và điều hành việc thực hiện chính sách QLNN được ban hành ở tỉnh Thanh Hóa; 2) Các doanh nghiệp, HTX, hộ SXKD cá thể, trang trại là đối tượng thụ hưởng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 3.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu Kích thước mẫu điều tra: Chọn mẫu điều tra khi biết tổng thể được tính theo công thức (Slowin 1960) như sau: N n 1  Ne 2 Trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định. N: Số lượng tổng thể e: sai số cho phép, lựa chọn e = 0,05 (5%) Thời gian điều tra được thực hiện từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2020. Số phiếu phát ra là 950 phiếu, trong đó có 662 phiếu trả lời từ các bên thụ hưởng chính sách (Doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ SXKD cá thể), 288 phiếu trả lời từ các cán bộ quản lý nhà nước.
  14. 11 3.4. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu 3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát 3.4.3. Thiết kế bảng hỏi 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.5.2. Phương pháp thống kê so sánh 3.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Trong luận án sử dụng tiếp cận theo mục tiêu và kết quả, việc đánh giá QLNN của cấp tỉnh về phát triển nông nghiệp được đánh giá dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu, đó là (i) nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nông nghiệp qua các thời kỳ; và (ii) nhóm chỉ tiêu đánh giá về kết quả thực hiện công tác QLNN về phát triển nông nghiệp thông qua các nội dung hoạt động hoạt động của QLNN về nông nghiệp. Chương 4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ HỘI NHẬP 4.1. Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá. 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế 4.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá 4.2. Thực trạng QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2021 4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về nông nghiệp Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp Chính phủ Bộ NN & PTNT UBND tỉnh Sở NN & PTNT UBND huyện Phòng NN UBND xã Cán bộ NN xã
  15. 12 Nguồn: NCS tổng hợp từ các quy định của Chính phủ về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ được giao của các cấp quản lý ngành nông nghiệp 4.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp Quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp là cơ sở nền tảng cho phát triển nông nghiệp của quốc gia và địa phương. Thông qua kết quả điều tra cán bộ quản lý về đánh giá công tác quy hoạch và kế hoạch hầu hết được đánh giá ở mức độ tốt với điểm trung bình đạt được từ 3,2 – 3,5. Bảng 4.7: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ĐVT: Người Mức độ đánh giá Chỉ  Nội dung Rất Trung X tiêu Kém Tốt Rất tốt kém bình (Người) (Người) (Người) (Người) (Người) Quy hoạch phát triển nông nghiệp 8 12 84 62 78 3,8 phù hợp với điều kiện địa phương Quy hoạch có Đánh tầm nhìn, có giá 11 21 109 44 59 3,5 tính khả thi công cao tác Quy hoạch quy tận dụng hoạch những nguồn và kế lực cho phát 15 31 119 43 36 3,2 hoạch triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa Lập kế hoạch có tính khoa học và kịp 6 14 121 47 56 3,5 thời phù hợp với quy hoạch
  16. 13 Mức độ đánh giá Chỉ  Nội dung Rất Trung X tiêu Kém Tốt Rất tốt kém bình (Người) (Người) (Người) (Người) (Người) Kế hoạch được lập 8 17 118 57 44 3,5 trong cả dài hạn, trung hạn Nội dung kế hoạch đảm bảo đầy đủ, 7 10 88 91 48 3,7 chi tiết đến từng lĩnh vực cụ thể Kế hoạch có tính thực tiễn 5 12 138 43 46 3,5 cao, phù hợp, ít điều chỉnh Việc lập kế hoạch có sự 41 43 95 45 20 2,8 tham gia của người dân Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả Qua kết quả điều tra chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, HTX và hộ sản xuất kinh doanh cá thể về công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp được đánh giá ở mức tốt. Bảng 4.8: Đánh giá của chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, HTX và hộ sản xuất kinh doanh cá thể về công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Mức độ đánh giá Tiêu Rất Trung  Nội dung Kém Tốt Rất tốt X chí kém bình (Người) (Người) (Người) (Người) (Người) Công Nhận thức được tác tầm quan trọng quy của quy hoạch 42 55 111 139 207 3,7 hoạch và xây dựng kế và kế hoạch
  17. 14 Mức độ đánh giá Tiêu Rất Trung  Nội dung Kém Tốt Rất tốt X chí kém bình (Người) (Người) (Người) (Người) (Người) hoạch Đối tượng phát SXKD nông triển nghiệp có sản hưởng lợi từ 0 42 125 180 207 4,0 xuất công tác quy nông hoạch và xây nghiệp dựng kế hoạch của Quy hoạch được tỉnh công khai đến các đối tượng 42 69 111 139 193 3,7 SXKD nông nghiệp Sự tham gia của các đối tượng SXKD nông 139 166 83 111 54 2,6 nghiệp vào công tác quy hoạch Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả. Như vậy, có thể thấy Thanh Hóa đã làm tương đối tốt công tác xây dựng Quy hoạch tổng thể cho 3 vùng nông nghiệp; hoạch định kế hoạch cho phát triển nông nghiệp dựa trên những điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù của địa phương để sử dụng tốt các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp. 4.2.3. Vận dụng và cụ thể hóa tổ chức thực hiện chính sách Dựa trên những chính sách chủ trương của nhà nước nhằm phát triển ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị định của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghị quyết, kế hoạch của Tỉnh ủy... về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để triển khai, thực hiện các nghị quyết và chương trình hành động trên, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy định về cơ chế, chính sách mới hỗ trợ phát
  18. 15 triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân, huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Qua kết quả điều tra cán bộ quản lý về công tác thực hiện QLNN trong nông nghiệp được đánh giá ở mức độ trung bình và tốt. Bảng 4.9: Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện QLNN trong nông nghiệp Mức độ đánh giá Chỉ  Nội dung X tiêu Rất kém Kém TB Tốt Rất tốt (Người) (Người) (Người) (Người) (Người) Công khai quy hoạch bằng các pano để người dân 7 12 23 124 78 4,0 được biết Triển khai kế hoạch đến từng lĩnh vực có liên quan 11 15 159 18 41 3,3 và người dân Triển khai các chính sách phát triển sản xuất nông 9 8 117 91 19 3,4 nghiệp Cô Những chính sách ban ng hành về phát triển nông 6 14 105 97 22 3,5 tác nghiệp phù hợp và hiệu tổ quả chứ Những chính sách phát c triển nông nghiệp được 5 8 102 102 27 3,6 thự ban hành rộng rãi đến c người dân hiệ Công tác hỗ trợ, tư vấn n trực tiếp về sản xuất sản 10 17 131 61 25 3,3 phẩm an toàn (sạch) Công tác hỗ trợ về định hướng thị trường xuất 19 30 142 32 21 3,0 khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập Công tác hỗ trợ thị trường, 15 25 132 54 18 3,1 tiêu thụ nông sản phẩm Công tác khắc phục hậu 7 11 136 67 23 3,4 quả do thiên tai, dịch bệnh Thực hiện việc chuyển đổi 10 18 118 61 37 3,4 cơ cấu cây trồng, vật nuôi
  19. 16 Mức độ đánh giá Chỉ  Nội dung X tiêu Rất kém Kém TB Tốt Rất tốt (Người) (Người) (Người) (Người) (Người) Thực hiện tái cơ cấu sản 12 14 132 50 36 3,3 xuất nông nghiệp Phát triển sản xuất nông 18 25 143 30 28 3,1 sản theo chuỗi giá trị Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả Kết quả điều tra đánh giá về công tác lãnh đạo QLNN đối với nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa của cán bộ quản lý thể hiện ở bảng 4.14 cho thấy các chỉ tiêu được cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ trung bình và tốt. Bảng 4.10: Đánh giá về công tác lãnh đạo QLNN đối với nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa Mức độ đánh giá Chỉ  Nội dung Rất kém Kém TB Tốt Rất tốt X tiêu (Người) (Người) (Người) (Người) (Người) Triển khai các chính sách phát triển nông nghiệp của 5 12 140 53 34 3,4 trung ương Xây dựng các chính sách của tỉnh để thực hiện quy 6 15 108 87 28 3,5 hoạch và kế hoạch Chỉ đạo thực hiện các chính sách quản lý phát triển sản 9 17 125 58 35 3,4 xuất ngành nông nghiệp của Công tỉnh tác - Chính sách đất đai 7 13 117 90 17 3,4 lãnh - Chính sách hỗ trợ về vật đạo 5 6 70 114 49 3,8 tư, giống, phân bón, … - Chính sách hỗ trợ về thị 15 35 124 46 24 3,1 trường và tiêu thụ sảm phẩm - Chính sách hỗ trợ định 21 38 122 44 19 3,0 hướng xuất khẩu nông sản - Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản 8 15 130 54 37 3,4 xuất và phát triển khu nông nghiệp ứng dụng CNC
  20. 17 Mức độ đánh giá Chỉ  Nội dung Rất kém Kém TB Tốt Rất tốt X tiêu (Người) (Người) (Người) (Người) (Người) - Chính sách đầu tư phát 7 14 133 52 38 3,4 triển hạ tầng nông thôn Việc chỉ đạo khắc phục thiên tai, dịch bệnh xảy ra 11 16 141 36 40 3,3 kịp thời Tổ chức đối thoại với người dân để lắng nghe những khó 14 35 152 23 20 3,0 khăn của họ Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả Kết quả điều tra thông qua đánh giá của chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, HTX và hộ sản xuất kinh doanh cá thể về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp cho thấy những chính sách để phát triển nông nghiệp đang thực hiện có tính phù hợp, khả thi và hiệu quả đa số được đánh giá ở mức tốt và rất tốt. Bảng 4.11: Đánh giá của chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, HTX và hộ sản xuất kinh doanh cá thể về QLNN đối với nông nghiệp Mức độ đánh giá Rất Trung  Tiêu chí Nội dung Kém Tốt Rất tốt X kém bình (Người) (Người) (Người) (Người) (Người) 1. Những Tính phù hợp 0 14 42 125 373 4,5 chính sách để phát Tính khả thi 0 28 69 263 193 4,1 triển nông nghiệp đang Tính hiệu quả 0 19 97 202 234 4,2 thực hiện Những chính 0 83 83 180 207 3,9 sách hỗ trợ 2. Công tác Tính kịp thời 14 55 97 139 248 4,0 triển khai Sự rõ ràng, rành thực hiện mạch và cụ thể 0 0 139 194 221 4,2 các văn bản của các văn bản đã ban Tính công khai 0 0 69 139 345 4,5 hành và minh bạch Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2