intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng TTDL ở TP Đà Nẵng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong thời gian tới, để du lịch Đà Nẵng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy KT-XH của TP phát triển nhanh, bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ HOA THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Hoa Phượng 2. TS. Đỗ Thanh Phương Phản biện 1: ............................................................ ............................................................ Phản biện 2: ............................................................ ............................................................ Phản biện 3: ............................................................ ............................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ ngày 1/1/1997, Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam, trở thành thành phố (TP) trực thuộc Trung ương, đến nay, Đà Nẵng đang dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. TP có nhiều lợi thế để phát triển thị trường du lịch (TTDL). Sau hơn 20 năm phát triển TTDL Đà Nẵng đã có nhiều khởi sắc: Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, tốc độ tăng trưởng khách du lịch khá cao, giai đoạn 2007-2016 là 21,93%, doanh thu du lịch bình quân đạt 29,6%, đóng góp 22,92% vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư. Những kết quả đạt được của TTDL TP Đà Nẵng đã thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, làm thay đổi bộ mặt TP, vị thế của TP Đà Nẵng trong nước cũng như quốc tế ngày càng nâng cao. Vì thế, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI của Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục khẳng định “phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch” là một trong ba khâu đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội của TP nhiệm kỳ 2015-2020. Tuy vậy, TTDL ở thành Đà Nẵng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và những lợi thế sẵn có. Đà Nẵng gần như là điểm trung chuyển của khách ra Huế hoặc vào Hội An, Nha Trang do cung ứng sản phẩm du lịch chưa thật phong phú, chưa khắc phục được tính thời vụ, còn thiếu các sản phẩm du lịch đặc sắc, ấn tượng mang bản sắc riêng và có đẳng cấp quốc tế, thiếu các dịch vụ mua sắm giải trí hấp dẫn, đặc biệt thiếu các khu mua sắm, khu vui chơi và dịch vụ giải trí về đêm, trong nhà... Do không có nhiều sự lựa chọn nên khách thường lưu lại ngắn ngày (2-3 ngày), trong khi thời gian du khách lưu lại ở Bali (Indonesia) hay Phuket (Thái Lan) có thể lên tới 7 ngày, thậm chí 15-20 ngày. Mặt khác, môi trường kinh doanh (KD) du lịch chưa thực sự bền vững, nạn chặt chém, nâng giá dịch vụ du lịch, tình trạng ăn xin biến tướng, bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo du khách, vấn đề vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Việc cạnh tranh thiếu lành mạnh của các công ty du lịch chui trong và ngoài nước, những tour du lịch 0 đồng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị KD du lịch TP. Hơn nữa, quá trình khai thác và phát triển du lịch đã phần nào dẫn đến tình trạng ô nhiểm môi trường, làm mất sự đa dạng
  4. 2 sinh học, phá hủy môi trường sinh thái của TP. Bên cạnh đó, khi TTDL Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng với TTDL khu vực và thế giới, đặc biệt năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) và năm 2015 gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) với những chính sách mới về du lịch đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) du lịch có quy mô lớn trong và nước ngoài sẽ đầu tư vào Đà Nẵng, do đó, sẽ là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp kinh doanh (DNKD) du lịch trên địa bàn TP. Vì thế, để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế, thách thức của cơ chế thị trường đưa TTDL TP phát triển cần có những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển TTDL TP Đà Nẵng theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế- xã hội của TP là yêu cầu và nhiệm vụ chiến lược vừa cấp thiết vừa lâu dài. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch, luận án nghiên cứu những yếu tố cấu thành TTDL, các nhân tố ảnh hưởng đến TTDL trong hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng TTDL ở TP Đà Nẵng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong thời gian tới, để du lịch Đà Nẵng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của TP phát triển nhanh, bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ: Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TTDL trong hội nhập quốc tế bao gồm khái niệm TTDL, đặc điểm và vai trò của TTDL, các loại TTDL, các yếu tố cấu thành TTDL và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTDL, kinh nghiệm phát triển TTDL của một số nước và địa phương về phát triển TTDL TP Đà Nẵng có thể tham khảo. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng TTDL thành ở phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến 2016 trên các khía cạnh tình hình hình cung, cầu, giá cả, cạnh tranh của TTDL TP, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó.
  5. 3 Ba là, trên cơ sở đánh giá sát thực thực trạng TTDL TP Đà Nẵng đồng thời căn cứ vào chủ trương, đường lối phát triển TTDL của Đảng và Nhà nước, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển TTDL TP Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu TTDL ở TP Đà Nẵng dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thị trường du lịch, các yếu tố cấu thành TTDL và mối quan hệ kinh tế của các yếu tố trên TTDL bao gồm quan hệ cung-cầu, hàng hóa du lịch, các chủ thể kinh tế tham gia trên TTDL, vấn đề giá cả và cơ chế vận hành thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề cung-cầu, giá cả và cơ chế vận hành của TTDL. Việc nghiên cứu chủ thể được tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng cung ứng sản phẩm của các tổ chức KD du lịch, dịch vụ du lịch để tìm giải pháp thúc đẩy phát triển trước yêu cầu đẩy mạnh hội nhập của nước ta. + Về không gian: Địa bàn TP Đà Nẵng của Việt Nam + Về thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận đưa ra phương pháp Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về du lịch và phát triển TTDL. 4.2. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng trong việc phân tích hệ thống lý luận về TTDL trong hội nhập quốc tế và phân tích quá trình phát triển TTDL TP Đà Nẵng gắn với từng thời kỳ và hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của TP và gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế. + Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để khái quát những đặc điểm, vai trò của TTDL trong hội nhập quốc tế, nguyên nhân của những hạn chế của TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế.
  6. 4 + Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng trong việc phân tích hệ thống lý luận về TTDL trong hội nhập quốc tế và phân tích quá trình hình thành, phát triển TTDL TP Đà Nẵng gắn với từng thời kỳ, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của TP và gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên cơ sở phân tích những yếu tố cấu thành TTDL, tác giả đã tổng hợp đưa ra những đánh giá chung về thành tựu, hạn chế của thực trạng phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế. + Phương pháp so sánh: luận án đi sâu nghiên cứu TTDL TP Đà Nẵng dưới góc độ nghiên cứu kinh tế chính trị. Nội dung phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế được so sánh, đối chiếu với việc phát triển của TTDL của một nước trên thế giới và một số địa phương trong nước nhằm rút ra kinh nghiệm cho phát triển TTDL ở Đà Nẵng. + Phương pháp thu thập số liệu: nhằm phục vụ việc chứng minh cho các luận điểm, các lập luận và nhận định, đánh giá về thực trạng phát TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế, luận án sử dụng thu thập số liệu từ các nguồn tài liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp: Thứ nhất, thu thập từ các nguồn tài liệu thứ cấp, bao gồm: - Các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết, đề án, chiến lược, quy hoạch du lịch của TP và các nguồn số liệu thống kê về kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất KD các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố - Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có về DNKD du lịch, khách du lịch đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, gồm cả các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, kết quả các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý và bản thân các DN ... Thứ hai, phương pháp điều tra xã hội học: Mục đích điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin về cầu về hàng hóa, dịch vụ du lịch trên TTDL TP Đà Nẵng và việc cung ứng hàng hóa dịch vụ du lịch của cung trên TTDL TP Đà Nẵng. Đối tượng điều tra bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế; các DNKD du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng. Phương pháp điều tra, tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 250 khách du lịch trong nước, 250 khách du lịch quốc tế và 65 DNKD du lịch trên địa bàn TP. Việc chọn mẫu của cuộc điều tra này là: đối với khách du lịch, phát phiếu điều tra ngẫu nhiên. Còn đối với các DN, chọn mẫu có phân loại, trên cơ sở danh sách bao gồm 1.297 DNKD du
  7. 5 lịch (không kể hộ KD cá thể) được tổng hợp từ Sở kế hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng, tác giả chọn 5% tương ứng với 65 DN để điều tra. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án tiếp cận vấn đề TTDL dưới góc độ kinh tế chính trị, vì vậy kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về TTDL trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong đó, luận án đi sâu phân tích TTDL trong hội nhập quốc tế trên các phương diện yếu tố cấu thành, chủ thể kinh doanh trên TTDL cũng như vai trò của TTDL đối với sự phát triển kinh tế- xã hội; luận giải những đặc thù của TTDL thể hiện qua quan hệ cung, cầu, giá cả, cơ chế vận hành và các nhân tố ảnh hưởng đến TTDL trong hội nhập quốc tế. Từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển TTDL của một số quốc gia và địa phương trong nước, luận án đã rút ra những bài học quý báu cho phát triển TTDL ở TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế. - Luận án phân tích, nghiên cứu thực trạng TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế. Phân tích những kết cấu của TTDL về vấn đề cung, cầu TTDL, hàng hóa, dịch vụ du lịch, các chủ thể kinh doanh và cơ chế, giá cả vận hành TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập kinh tế. Từ những thành tựu, hạn chế, luận án đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến sự mở rộng và phát triển TTDL của TP. - Luận án luận giải bối cảnh và dự báo xu hướng phát triển TTDL trên thế giới và trong khu vực cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đưa ra những phương hướng và mục tiêu phát triển TTDL ở TP Đà Nẵng trong hội hập quốc tế để làm luận cứ đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy phát triển TTDL TP Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
  8. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước về thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Các tác giả, John Ward, Phil Higson và William Campbell (1994) “Leisure and Tourism”; Erik Lundberg (2011) “Evaluation of Tourism Impacts-a sustainable development perspective”; Chien Shin University of Science and Technology; Park Kyung-Hye and Han In-Soo (2016) “Japanese Michino Eki initiavefor rural economy and sustainable tourism- Cases and success factors’’ .... Những công trình nghiên của các tác giả nước ngoài đã trình bày tổng quát về quy hoạch tổng thể du lịch, công nghệ du lịch, khái niệm kinh tế du lịch, quan hệ cung cầu và cơ chế vận hành hoạt động KD du lịch và TTDL 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Các công trình nghiên cứu dưới dạng sách tham khảo và chuyên khảo: - Nguyễn Văn Lưu (1998), “Thị trường du lịch”; Nguyễn Văn Dung (2009) “Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố”; Đỗ Thanh Phương (chủ biên 2009), Khai thác tiềm năng phát kinh tế du lịch ở các tỉnh duyên hải miền Trung, ... Ngoài các công trình sách tham khảo, chuyên khảo còn có các đề tài khoa học, luận án tiến sĩ nghiên cứu về du lịch và TTDL trong hội nhập quốc tế: - Đề án (2001), “Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung-Tây Nguyên”. Tổng cục du lịch Việt Nam; Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), “Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây”... Các công trình trên nghiên cứu về ngành du lịch mà tác giả đã khái quát trên đã tạo ra nhiều góc nhìn đa dạng về du lịch, TTDL. Nnhiều công trình đã tập trung nêu bật tiềm năng du lịch của miền Trung-Tây Nguyên trong đó có Đà Nẵng, nhiều đề tài đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch hay tầm quan trọng của vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành du lịch của TP Đà Nẵng. Đây là nguồn tài liệu thiết thực, phong phú, có giá trị khoa học có thể tham khảo. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tổng thể về phát triển TTDL của TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị.
  9. 7 Ngoài sách tham khảo, chuyên khảo, các đề tài, luận án tiến sĩ còn có các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về du lịch và TTDL dưới các góc độ khác nhau: - Lê Tuấn Anh (2013), “Du lịch thế giới và những tác động đối với du lịch Việt Nam’’; Ngô Ngọc Hậu (2015), “Đà Nẵng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù’’; Đỗ Thanh Phương (2015), “Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bền vững của TP Đà Nẵng’’... * Khái quát những kết quả đã làm rõ của các công trình nghiên cứu về du lịch và thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước về du lịch, kinh tế du lịch, TTDL đã luận giải được những nội dung chủ yếu sau đây: Một là, những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế du lịch, TTDL như: khái niệm du lịch, du lịch bền vững, sản phẩm du lịch, cung, cầu của du lịch, năng lực cạnh tranh TTDL, nguồn nhân lực du lịch, quản lý nhà nước về TTDL … Hai là, đặc điểm, tình hình và xu hướng phát triển TTDL ở các quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở nước ta hiện nay. Những kinh nghiệm để Đà Nẵng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch để phát triển TTDL. Ba là, phân tích, làm rõ sản phẩm du lịch, cơ cấu sản phẩm du lịch, vai trò của những yếu tố cấu thành TTDL, vai trò của TTDL đối với sự phát triển KT-XH của đất nước, của các vùng trên các khía cạnh, các yếu tố cấu thành cung và cầu du lịch, sự hình thành, vận hành và phát triển của TTDL. Bốn là, một số tác giả đã đề xuất những phương hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch, TTDL và KD du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa phẩm du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả nguồn vốn để phát triển sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, về mặt lý luận cần phải làm sáng tỏ khái niệm TTDL dưới góc độ kinh tế chính trị, đặc điểm của TTDL, phân tích có hệ thống các yếu tố cấu thành TTDL, mối quan hệ giữa TTDL với các thị trường khác trong nền kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến TTDL trong hội nhập quốc tế. Về mặt thực tiễn, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về thực trạng TTDL Đà Nẵng trên các mặt: thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó. Đồng thời, các tác giả chưa đưa ra một cách có hệ thống các
  10. 8 mục tiêu, phương hướng và giải pháp để phát triển TTDL ở Đà Nẵng, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt. 1.3. Những vấn đề còn trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ về thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Các kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về TTDL và một phần bức tranh chung về thực trạng TTDL ở nước ta hiện nay. Những kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo hữu ích đối với tác giả luận án khi luận giải những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của luận án. Những vấn đề luận án cần tiếp tục phải làm rõ là: Thứ nhất, cần thiết phải làm sáng làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về TTDL trên các khía cạnh: khái niệm TTDL, đặc điểm và vai trò của TTDL, các loại TTDL, các yếu tố cấu thành TTDL và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTDL trong bối cảnh phát triển mới của tình hình trong nước và quốc tế hiện nay. Thứ hai, từ những kinh nghiệm thành công của các nước trên thế giới cũng như các tỉnh TP trong nước về phát triển TTDL trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng có thể tham khảo. Thứ ba, cần phân tích, đánh giá thực trạng phát triển phát triển TTDL của Đà Nẵng trên các phương diện cung, cầu, cơ chế vận hành TTDL. Tìm ra những tồn tại, hạn chế và những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển TTDL TP Đà Nẵng, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương trong giai đoạn tiếp theo. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1. Thị trường du lịch và các loại hình của thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế 2.1.1. Thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế 2.1.1.1. Khái niệm thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi
  11. 9 giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch Thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế là sự phản ánh mối quan hệ trao đổi, mua, bán hàng hóa và dịch vụ du lịch dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và dưới sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan, có sự kiểm soát của nhà nước ở từng quốc gia tham gia hội nhập. 2.1.1.2. Đặc điểm của thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Trong bối cảnh các quốc gia đều tham gia vào quá trình hội nhập, sự phát triển của TTDL cũng phải đặt trong mối quan hệ quốc tế. Tức là sự phát triển của TTDL không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố trong nước, mà nó còn bị chi phối bởi các yếu tố quốc tế. TTDL trong hội nhập quốc tế được thể hiện ở những đặc điểm sau: Một là, các chủ thể tham gia vào TTDL trong hội nhập quốc tế không chỉ trong nước mà còn có sự tham gia của nước ngoài, do vậy, tất yếu sẽ phải tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế. Hai là, TTDL trong hội nhập quốc tế phản ánh mối quan hệ trao đổi, mua, bán hàng hóa và dịch vụ du lịch giữa cung và cầu dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia vì thế cần phải có sự kiểm soát của nhà nước ở từng quốc gia tham gia hội nhập. Ba là, TTDL trong hội nhập quốc tế có tính liên kết cao. 2.1.2. Các loại hình thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Một là, căn cứ vào quan hệ cung cầu, chia TTDL thành hai loại, TTDL bên bán và bên mua. Hai là, căn cứ theo đặc điểm không gian của cung và cầu, chia TTDL thành thị trường gửi khách và thị trường nhận khách. Ba là, căn cứ theo thời gian, có TTDL quanh năm và TTDL thời vụ. Bốn là, căn cứ vào động cơ và mục đích của chuyến đi của khách du lịch, có thể chia TTDL chia thành các loại sau: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch công vụ, du lịch sức khỏe, du lịch tâm linh, du lịch dân tộc.... 2.2. Yếu tố cấu thành thị trường du lịch, các nhân tố ảnh hưởng và vai trò của thị trường thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế 2.2.1. Các yếu tố cấu thành thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế bao gồm các yếu tố: * Cầu trên thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Cầu du lịch trong hội nhập quốc tế là một bộ phận nhu cầu của xã hội có khả năng thanh toán về hàng hóa vật chất và dịch vụ du lịch, đảm bảo nhu cầu du lịch
  12. 10 của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi ngoài nước, nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần và các mục đích khác. Đó là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua ở những mức giá nhất định, trong một phạm vi thời gian và không gian nhất định. Yếu tố cấu thành cầu du lịch trong hội nhập quốc tế bao gồm: chủ thể của cầu về du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế; Cầu về dịch vụ du lịch; Cầu về hàng hóa vật chất và hàng lưu niệm Đặc điểm của cầu trên TTDL trong hội nhập quốc tế: cầu trên TTDL trong hội nhập quốc tế chủ yếu là cầu về dịch vụ; có tính đan xen; Đa dạng, phong phú và luôn thay đổi theo các điều kiện kinh tế, tâm lý, độ tuổi, nhận thức của cộng đồng xã hội; Có tính linh hoạt cao; Nằm phân tán và cách xa cung về mặt không gian và mang tính chu kỳ. * Cung trên thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Cung du lịch trong hội nhập quốc tế là toàn bộ hàng hóa và dịch vụ du lịch được các chủ thể kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế đưa ra trên thị trường du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch trong một thời gian và không gian nhất định. Các yếu tố cấu thành cung du lịch trong hội nhập quốc tế bao gồm: Sản phẩm du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Đặc điểm của cung du lịch trong hội nhập quốc tế: Cung du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng hàng hóa dịch vụ vô hình; Không có tính linh hoạt cao; Có tính chuyên môn hóa cao; Thường được tổ chức một cách thống nhất và có tính phối hợp cao; * Hàng hóa du lịch trên thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Hàng hóa du lịch là tập hợp các hàng hóa và dịch vụ cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Các yếu tố cấu thành hàng hóa du lịch trong hội nhập quốc tế bao gồm: Tài nguyên du lịch; Các hàng hóa du lịch; Đặc điểm của hàng hóa du lịch trong hội nhập quốc tế: Hàng hóa du lịch mang tính vô hình; Mang tính không đồng nhất; Không đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng;Mau hỏng và không sử dụng được; * Các chủ thể tham gia trên thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Các chủ thể KD trên TTDL trong hội nhập quốc tế bao gồm các DNKD du lịch, các hộ KD cá thể, tổ hợp tác trong và ngoài nước.
  13. 11 * Cơ chế hình thành giá cả, cạnh tranh trên thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế hình thành giữa khách du lịch và nhà KD. Trên thị trường này, lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ du lịch được xã hội chấp nhận phải thông qua tương tác giữa cung và cầu, chính sự tác động giữa cung và cầu trên TTDL hình thành nên giá cả thị trường. Thông qua quan hệ cung cầu, giá cả cạnh tranh trên TTDL dễ dàng nhận thấy những ưu điểm nổi bật của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, quá trình cạnh tranh tìm kiếm lợi nhuận tất yếu xuất hiện những khuyết tật cơ chế thị trường. Vì thế, cần có sự can thiệp của nhà nước, của chính quyền địa phương nhằm làm hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường và phát huy những thế mạnh của cơ chế thị trường trên TTDL nhằm đưa TTDL ngày càng phát triển. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Thị trường du lịch phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: * Môi trường quốc tế là tổng thể các nhân tố như: môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, tài chính... những nhân tố này tồn tại ở trong mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của TTDL trong thời kỳ hội nhập. Trước hết, những nhân tố này tác động trực tiếp tới cung du lịch, đặc biệt là các DNKD du lịch. Thứ hai, cầu du lịch chỉ phát triển khi môi trường chính trị ổn định. * Môi trường trong nước là tổng thể các nhân tố như: môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, tài chính... và cơ chế, chính sách của một quốc gia. những nhân tố này tồn tại ở trong mỗi quốc gia, chúng tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của TTDL trong thời kỳ hội nhập. * Cơ chế, chính sách của một quốc gia. Hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc, cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng vì thế, TTDL luôn chịu ảnh hưởng của chính sách dài hạn và ngắn hạn nhằm phát triển TTDL của một quốc gia, hơn thế những chính sách đó luôn đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. * Điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế- xã hội và dân số. Một quốc gia, địa phương có vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thuận lợi, atif nguyên du lịch phong phú, điều kiện kinh tế- xã hội phát triển, thu nhập dân cư cao, cơ cấu
  14. 12 dân số phù hợp cùng với sự hiểu biết, thân thiện của cộng đồng dân cư là yếu tố quan trọng thúc đẩy TTDL phát triển. * Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội tham gia phục vụ du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy TTDL phát triển trong thời kỳ hội nhập. * Năng lực hoạt động của các chủ thể kinh doanh du lịch được biểu hiện ở những khía cạnh: Một là, năng lực cung ứng các hàng hóa, dịch vụ du lịch. Hai là, năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu. 2.2.3. Vai trò của thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế - Hình thành các điểm đến và sản phẩm du lịch góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch cho phát triển kinh tế. - Thị trường du lịch đóng vai trò thu hút và phục vụ khách du lịch. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Thị trường du lịch góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Góp phần thúc đẩy thị trường khác phát triển. - Thị trường du lịch góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của các chủ thể KD du lịch. Bảy là, TTDL phát triển tạo ra những tác động tích cực về kinh tế- xã hội. 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương về phát triển thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế 2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Kinh nghiệm của một số nước ASEAN như Thái Lan Singapore và Malaysia về phát triển TTDL: Thứ nhất, coi trọng chiến lược, kế hoạch nhằm thúc đẩy TTDL phát triển. Thứ hai, thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách. Thứ ba, chính sách đa dạng hóa các hàng hóa, dịch vụ du lịch. Thứ tư, chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Thứ năm, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ TTDL. Thứ sáu, điều chỉnh giá cả sản phẩm du lịch và đẩy mạnh marketing du lịch. 2.3.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về phát triển thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Dưới đây là kinh nghiệm của Khánh Hòa và Quảng Ninh về phát triển TTDL trong hội nhập quốc tế:
  15. 13 - Tập trung phát triển các thị trường trọng điểm. - Đẩy mạnh phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch mới. - Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực du lịch. - Chú trọng marketing du lịch. - Đẩy mạnh liên kết nhằm phát triển thị trường du lịch. 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Đà Nẵng về phát triển thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế Qua nghiên cứu sự phát triển TTDL của một số nước và một số địa phương, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào phát triển TTDL ở TP Đà Nẵng: Một là, xây dựng chiến lược phát triển TTDL dài hạn. Hai là, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch. Ba là, chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bốn là, đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ du lịch. Năm là, đẩy mạnh quảng bá du lịch. Sáu là, tăng cường liên kết phát triển TTDL. Chương 3 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2016 3.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế 3.1.1. Những thuận lợi trong phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng * Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch: Thành phố Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng lớn nhất miền Trung, với vị trí địa lý, địa hình của mình, Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội cũng như trong việc sử dụng kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm Miền trung, hành lang kinh tế Đông Tây: tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không quốc tế; Địa hình vừa có núi, biển sông và xen kẽ vùng đồng bằng ven biển... là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch với nhiều loại hình đa dạng như du lịch sinh thái, du thuyền, tắm biển, lướt ván, thể thao trên biển, thám hiểm leo núi, nghĩa dưỡng... và một số loại hình dịch vụ cao cấp khác không thua kém các điểm du lịch của các nước trong khu vực
  16. 14 Với đặc điểm khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động, đã tạo sức thu hút du khách đến với các loại hình du lịch: du lịch biển, du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng. Tài nguyên du lịch: Đà Nẵng là thành phố có tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Với nhiều cảnh quan thiên nhiên sinh động, nhiều bãi biển đẹp, nhiều di tích văn hóa, lịch sử đặc trưng lâu đời. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là được bao bọc bởi 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điều kiện quan trọng để TP phát triển TTDL. * Tình hình kinh tế-xã hội, điều kiện quan trọng thúc đẩy TTDL phát triển: Với dân số trên 1 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, hiện đại là điều kiện thuận lợi để phát triển TTDL trên địa bàn TP trong thời kỳ hội nhập. 3.1.2. Những khó khăn trong phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng Thứ nhất, hàng năm, Đà Nẵng chịu sự tác động của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm bất lợi cho phát triển TTDL. Thứ hai, địa hình TP Đà Nẵng đồi núi dốc chiếm diện tích lớn, thêm vào đó, hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, nên khi có lũ lụt hoặc bão tố gây ra những thiệt hại làm tổn hại đến tài nguyên du lịch,… đồng thời hạn chế việc tiếp cận các điểm du lịch cũng như hủy các chuyến bay, tàu; các tour, sự kiện du lịch,… ở TP Đà Nẵng. Thứ ba, vấn đề ô nhiễm môi trường do thiếu ý thức của người dân, của khách du lịch, việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vu ̣phục vụ du lịch. Thứ tư, việc tăng nhanh quy mô dân số của Đà Nẵng đã đặt TP trước thách thức lớn về sự suy giảm môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của TTDL. Thứ năm, cùng với đó, tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây. Thứ sáu, tuy đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế- xã hội trong những năm qua, nhìn chung kinh tế của TP còn nhiều bất cập.
  17. 15 3.2. Thực trạng thị trường du lịch thành phố đà nẵng giai đoạn 2000-2016 3.2.1. Thực trạng cầu du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế 3.2.1.1. Thực trạng về khách du lịch Tốc độ trăng trưởng khách du lịch bình quân giai đoạn 2000-2006 đạt 15,02%. Chỉ sau 10 năm gia nhập WTO (2007-2016), tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân thời kỳ 2007-2016 là 21,93%, tăng 1,69 lần so với giai đoạn trước hội nhập (2000-2006). 3.2.1.2. Thực trạng cầu về hàng hóa du lịch Qua khảo sát của tác giả, mức chi tiêu bình quân của du khách nội địa còn thấp từ 1 đến 3 triệu cũng chiếm tỷ lệ cao 38,8%. Dưới 1 triệu đồng chiếm tỷ lệ tương đối khá lên đến 30,4% lượng du khách khảo sát... Đối với khách du lịch trong nước đến với Đà Nẵng phần lớn có nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ du lịch như: thưởng thức đặc sản ẩm thực 56%. Tham quan, vui chơi giải trí 51,2%. Các dịch vụ mua sắm, hàng lưu niệm 43,6%… Mức chi tiêu bình quân của du khách quốc tế chưa thật sự cao, từ 100 đến dưới 500 USD triệu cũng chiếm tỷ lệ cao 35,2%. Từ 500 đến 900 USD chiếm tỷ lệ tương đối khá lên đến 31,6% lượng du khách khảo sát. Tỷ lệ du khách chi tiêu từ 1000 đến dưới 3000 nghìn USD chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn 18,4%... Mặt khác, du khách quốc tế đến với Đà Nẵng phần lớn có nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ du lịch như: Tham quan, vui chơi giải trí là 57,6%, thưởng thức đặc sản ẩm thực là 55,2%. Các dịch vụ mua sắm, hàng lưu niệm chiếm 40,8%... 3.2.2. Thực trạng cung du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế 3.2.2.1. Chính sách của thành phố Đà Nẵng về phát triển du lịch Chính sách chung của TP về phát triển du lịch: Đà Nẵng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn do vậy, mỗi giai đoạn TP đều có chính sách phù hợp nhằm đưa TTDL phát triển và hội nhập sâu hơn với TTDL quốc tế. Chính sách về xúc tiến du lịch. Trong những năm qua công tác xúc tiến du lịch đã được TP chú trọng đầu tư: Tổ chức các đoàn Famtrip; Tổ chức thành công các chương trình hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng đến các thị trường trong nước; Thường xuyên quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng thông qua các ấn phẩm tập gấp, brochure... 3.2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch thành phố Đà Nẵng Nhằm tạo điều kiện cho TTDL phát triển, trong những năm qua Đà Nẵng không ngừng nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của TP phát triển cả về số lượng và chất lượng:
  18. 16 Về hệ thống cơ sở lưu trú. giai đoạn từ 2000-2006, bình quân số khách sạn tăng 8,38% và số phòng tăng 4,29% (năm 2000 có 60 khách sạn với 2.121 phòng, đến năm 2006 là 105 khách sạn và 3244 phòng). Giai đoạn từ 2007-2016, bình quân số khách sạn tăng hơn 2 lần so với giai đoạn trước đó, đạt 19,28% (từ 137 khách sạn năm 2007 lên 572 khách sạn năm 2016), và số phòng tăng bình quân hơn gần 6 lần so với giai đoạn trước, đạt 23,1% (năm 2007: 4.134 phòng, năm 2016: 21.197 phòng). Về hoạt động KD lữ hành: Giai đoạn 2000-2006, tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,39% (năm 2000 có 52 đơn vị KD lữ hành, đến năm 2006 có 72 đơn vị KD lữ hành). Giai đoạn 2007-2016, tốc độ tăng trưởng DN lữ hành trung bình năm là 14,55%, cao gấp gần 3 lần so với giai đoạn trước hội nhập (năm 2007 có 74 đơn vị KD lữ hành và lên đến 270 đơn vị KD lữ hành vào năm 2016). Về dịch vụ ăn uống: Giai đoạn 2000-2006, tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,78%. Năm 2000 có 38 đơn vị KD dịch vụ ăn uống, đến năm 2006 có 69 đơn vị KD dịch vụ ăn uống. Giai đoạn 2007-2016, tốc độ tăng trưởng DNKD dịch vụ ăn uống bình năm là 23,80%, cao gấp gần 3 lần so với giai đoạn 2000-2006. Năm 2007 có 131 đơn vị KD dịch vụ ăn uống và lên đến 454 đơn vị KD dịch vụ ăn uống vào năm 2016. Về kết cấu hạ tầng giao thông: Trong những năm qua, kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của TP không ngừng được đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải, phương tiện vận tải của TP tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, theo đó năng lực vận chuyển khách du lịch được tăng lên. Về cơ sở vui chơi giải trí-thể thao: Giai đoạn từ 2000- 2006, TP mới có một số điểm vui chơi giải trí như công viên 29/3, siêu thị Bài Thơ, siêu thị Big C.... Đến giai đoạn 2007-2016 các khu vui chơi, thể thao giải trí của TP có sự phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt công trình lớn, hiện đại về du lịch được hoàn thành, đưa vào hoạt động như cáp treo Bà Nà, khu giải trí Fantasy Park, vòng quay Mặt trời (Sun Wheel), công viên Châu Á, khu giải trí Helio Center, khu giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores, sân golf The Dunes Hòa Hải 3.2.2.3. Thực trạng nhân lực trên thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế Quy mô nhân lực du lịch TP Đà Nẵng thể hiện ở số lượng nhân lực du lịch và về độ tuổi lao động: Giai đoạn 2000-2006, số lượng lao động du lịch phát triển chậm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,66%. Năm 2000 có 1.489 lao động trên
  19. 17 lĩnh vực du lịch. Đến năm 2006 có 2.815 lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO và AEC (2007-2016), trong giai đoạn này số lượng lao động tăng lên nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 26,6%. Năm 2007 có 3.254 lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đến cuối năm 2016, tổng số lao động trong lĩnh vực này là 27.000 người (tăng 81% so với năm 2015), gấp hơn 8 lần so với thời điểm mới gia nhập WTO năm 2007). Trong đó tập trung chủ yếu lao động trên lĩnh vực lưu trú (khách sạn) chiếm 56,19%, nhà hàng chiếm 23,46%, còn lại là lao động ở lĩnh vực lữ hành và khác. Chất lượng nhân lực du lịch TP Đà Nẵng. Đến nay, chất lượng nhân lực ngành du lịch đã từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của TTDL trong thời kỳ hội nhập, thể hiện ở: Về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành du lịch: Qua kết quả điều tra của tác giả về nhân lực du lịch Đà Nẵng năm 2016 cho thấy, lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao 60,04%, trong đó lao động có trình độ đại học cao đẳng chiếm 12,5%, lao động có trình độ trung cấp, nghề lần lượt là 13,32% và 34,11%. Trình độ ngoại ngữ: lao động của ngành du lịch trên địa bàn thành có trình độ ngoại ngữ tương đối cao 64,57%, trong khi đó cả nước chiếm 60%. Bên cạnh nhân lực thì việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất được TP và các DN chú trọng. 3.2.3. Thực trạng về hàng hóa du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế Đà Nẵng là địa phương có tiềm năng du lịch và có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những hóa du lịch đa dạng, hấp dẫn du khách. Các hóa du lịch chủ yếu, thế mạnh như du lịch biển, du lịch đường sông, du lịch văn hóa... đang được chú ý khai thác, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng trên TTDL. 3.2.4. Thực trạng các chủ thể tham gia trên thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế DNKD du lịch bao gồm: DNKD dịch vụ lưu trú, DNKD dịch vụ lữ hành và DNKD dịch vụ ăn uống. Ngày 23/11/2001, khi luật DN ra đời, các DNKD du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng có sự phát triển đáng kể, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO và AEC thì số lượng lượng DNKD du lịch tăng hàng năm. Giai đoạn 2000-2006 bình quân mỗi năm có 14,85 DN đăng ký mới, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 7,66% (năm 2000 có 150 DN, đến năm 2006, tăng lên 246 DN). Giai đoạn 2007-2016 bình quân mỗi năm có 93,4 DN đăng ký mới, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 18,78%. (năm 2007 có 342 DN, đến năm 2016, tăng lên 1.297 DN).
  20. 18 Hộ cá thể KD du lịch: Tính đến nay trên địa bàn TP có 15.286 hộ cá thể KD dịch vụ du lịch. Các hộ cá thể KD du lịch trên địa bàn TP chủ yếu KD trên các lĩnh vực dịch vụ lưu trú (các khách sạn mini, hay các nhà nghĩ) và dịch vụ ăn uống. Số ít KD lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí (sản xuất đá mỹ nghệ, KD karaoke, massage...). Quy mô KD của các hộ cá thể đa số nhỏ lẻ, chủ yếu một người KD, đối tượng KD thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau; nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của nhiều hộ KD chưa cao. Tổ hợp tác KD du lịch: Tổ hợp tác KD du lịch ở Đà Nẵng với thành viên là những hộ dân đang KD loại hình dịch vụ du lịch Homstay trên địa bàn TP. Hiện nay, ngoài những tổ hợp tác KD du lịch homestay, trên địa bàn TP có khoảng 15 hộ KD homestay dưới dạng nhà vườn, các hộ KD là các DN tư nhân trong nước. 3.2.5. Cơ chế giá cả và cạnh tranh trên thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế Trong thời gian qua, TP Đà Nẵng đã thực hiện chính sách giá cả các hàng hóa du lịch đều do thị trường quyết định; Chính quyền TP phối hợp với các sở, ban ngành liên quan thực hiện niêm iết giá và tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết nhằm ổn định TTDL; Mức phí tham quan các danh lam, thắng cảnh trên địa bàn đều được niêm iết giá theo quy định của Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân TP trong từng năm, từng thời điểm... 3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thị trường du lịch thành phố đà nẵng trong hội nhập quốc tế 3.3.1. Những kết quả đạt được 3.3.1.1. Phát triển cầu du lịch TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế Với những nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đa dạng sản phẩm dịch vụ đáp ứng như cầu đa dạng của du khách trong thời kỳ hội nhập, vì thế khách du lịch trên TTDL TP Đà Nẵng ngày tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Đà Nẵng trong những năm qua (2007-2016) là 21,93%/năm, tăng gấp gần 2 lần so với giai đoạn trước (2000-2006,chỉ 15,2%). TTDL phát triển đã đóng góp thúc đẩy kinh tế- xã hội TP phát triển. 3.3.1.2. Phát triển cung du lịch TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế Một là, quản lý của thành phố Đà Nẵng đối với thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế. Công tác quản lý nhà nước về TTDL ở Đà Nẵng đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy TTDL phát triển, thể hiện ở nhiều khía cạnh: Về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển TTDL luôn được chú trọng; Về công tác quản lý đầu tư ngành du lịch; Về quản lý nhà nước trên TTDL từng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1