intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng về tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN TÀI NĂNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Trần Minh Tuấn 2: PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng Phản biện 1: PGS. TS. Ngô Quang Minh Phản biện 2: PGS. TS. Hoàng Văn Hải Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Xuân Trung Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam vào hồi:….. giờ......phút, ngày …… tháng ……. năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy sự phát triển bền vững của một quốc gia luôn gắn liền với sự thành công của hệ thống giáo dục đại học (GDĐH), trong đó có giao quyền tự chủ. Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế một cách sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt hội nhập trong giáo dục và đào tạo, ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong quá trình triển khai TCTC tại Đại học Huế còn nhiều bất cập, hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay, đòi hỏi Đại học Huế phải có kế hoạch nắm bắt cơ hội tham gia nhiều hơn vào các hoạt động mang tính toàn cầu, với tầm nhìn chiến lược, năng lực lãnh đạo và phương thức tiếp cận nhanh nhạy Đại học Huế có thể triển khai nhiều hoạt động nhằm hoàn thành sứ mệnh được giao. Trong bối cảnh đó, vấn đề “Tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ quản lý kinh tế là có tính thời sự, ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tự chủ tài chính tại các đơn vị SNCL, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả TCTC tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  4. 2 Hệ thống hoá lý luận về tự chủ tài chính tại các đơn vị SNCL; đánh giá thực trạng về tự chủ tài chính tại Đại học Huế; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Thứ nhất, những hạn chế, bất cập nào trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính của các CSGDĐHCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế? - Thứ hai, tiêu chí đánh giá và những yếu tố nào tác động đến việc thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tự chủ tài chính . 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu TCTC dưới góc độ quản lý kinh tế. Phạm vi về không gian: tại Đại học Huế Phạm vi về thời gian: giai đoạn 2016-2021 4. Quy trình và phương pháp nghiên cứu đề tài 4.1. Quy trình nghiên cứu theo trình tự: Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, đề xuất mô hình nghiên cứu, nghiên cứu định tình và nghiên cứu định lượng, xử lý số liệu, bàn luận kết quả, giải pháp và kiến nghị. 4.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận TCTC tại Đại học Huế từ góc độ quản lý kinh tế với các nội dung và tiêu chí đánh giá TCTC tại CSGDĐHCL. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu: tài liệu thứ cấp; định lượng; định tính. 4.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất
  5. 3 TÍNH HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ TỰ CHỦ TÍNH THỐNG NHẤT VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍN TỰ CHỦ TẠO LẬP NGUỒN TÀI CHÍNH H ĐẠI . TỰ CHỦ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH HỌC HUẾ TỰ CHỦ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN Mô hình 1. Mô hình nghiên cứu TCTC tại Đại học Huế Nguồn: Tác giả tổng hợp 4.2.3. Xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu định lượng Các điều kiện thực hiện TCTC với thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 được xem xét bao gồm: Chủ trương - Chính sách; Cơ cấu tổ chức; Hoạt động đào tạo; Nguồn nhân lực; Điều kiện kinh tế - xã hội. 4.2.4. Phương pháp ma trận SWOT 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Làm rõ một số lý luận theo cách tiếp cận của lý thuyết kinh tế học về TCTC đối với các CSGDĐH công lập; nghiên cứu kinh nghiệm TCTC của một số cơ sở đào tạo trên thế giới và trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm; phân tích thực trạng về TCTC tại Đại học Huế, đánh giá thành tựu, hạn chế và, đề xuất giải pháp, kiến nghị. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án góp phần làm rõ lý luận, nội hàm về TCTC và xây dựng các tiêu chí đánh giá về mức độ TCTC. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
  6. 4 Thứ nhất, nghiên cứu chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong TCTC tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thứ hai, đề xuất được quan điểm, định hướng và mô hình TCTC phù hợp với Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thứ ba, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TCTC tại Đại học Huế trong giai đoạn phát triển mới. 7. Cấu trúc của luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chương 3: Thực trạng tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
  7. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về tự chủ đại học và tự chủ tài chính 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu thực tiễn về tự chủ đại học và tự chủ tài chính 1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu tự chủ tài chính ở các đại học Vùng của Việt Nam 1.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu 1.5. Những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu Thứ nhất, chưa có nghiên cứu nào về TCTC của CSGDĐHCL gắn với trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thứ hai, chưa có công trình nghiên cứu nào sử dụng mô hình lượng hóa các tiêu chí đánh giá TCTC của CSGDĐHCL; Thứ ba, chưa có công trình nào nghiên cứu và lượng hóa các yếu tố tác động đến mức độ TCTC của CSGDĐHCL theo mô hình tổ chức hai cấp; Thứ tư, chưa có công trình nào làm rõ mối quan hệ mang tính đặc thù giữa chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Đại học Huế với các đơn vị trực thuộc trong thực hiện TCTC. Thứ năm, chưa có công trình nào nghiên cứu và so sánh TCTC của Đại học Huế (mô hình đại học hai cấp) so với các CSGDĐHCL khác trực thuộc Bộ chủ quản.
  8. 6 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1. Tổng quan về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế 2.1.1 Khái niệm tài chính Tài chính là phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. 2.1.2. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định: “đơn vị SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”. 2.1.3. Khái niệm về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập 2.1.3.1. Tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công được hiểu là các quy định về giao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm đối với những nhiệm vụ mang tính chất thuộc phạm vi cũng như quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp công đối với tổ chức bộ máy, nhân sự, chuyên môn và nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công. 2.1.3.2. Tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính sẽ giúp đơn vị đó chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ được giao.
  9. 7 Thứ hai, thực hiện, cung cấp các dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp. Thứ ba, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư ở một số lĩnh vực, nội dung cụ thể để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển. 2.1.3.3. Tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập Quyền TCTC trong các đơn vị sự nghiệp nói chung, các CSGDĐHCL nói riêng gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật. 2.1.3.4. Tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế Tự chủ tài chính của các CSGDĐHCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế được hiểu là CSGDĐHCL được quyền chủ động trong việc tổ chức khai thác và sử dụng các nguồn lực phát triển giáo dục đại học trong và ngoài nước phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoàn thành được các mục tiêu cơ bản về giáo dục phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao trong đào tạo và nghiên cứu khoa học 2.1.3. Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập - Theo ngành, lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ - Theo tiêu chí mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp 2.2. Lý thuyết về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Mô hình quản lý công mới của Hood, C. (1991); học thuyết quản lý tài chính của mình, Era Solomon.
  10. 8 2.3. Nội dung thực hiện tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập 2.3.1. Ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập 2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến về thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập 2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập 2.3.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập 2.4. Tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế 2.4.1. Tính hiệu lực, hiệu quả Đánh giá việc thực hiện TCTC phải được đặt trong điều kiện phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch, chiến lược phát triển của địa phương; phù hợp với các quy định của nhà nước và các thoả thuận trong hợp tác quốc tế. 2.4.2. Tính thống nhất và công khai Tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính đảm bảo tính thống nhất đảm bảo tính hiệu lực và công khai minh bạch. 2.4.3. Tự chủ tạo lập nguồn tài chính Đối với đơn vị SNCL nói chung, các CSGDĐHCL nói riêng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu 2.4.4. Tự chủ sử dụng nguồn tài chính Theo quy định các đơn vị sự nghiệp nói chung, các CSGDĐHCL nói riêng được chủ động xây dựng định mức chi tiêu nội bộ,
  11. 9 2.4.5. Tự chủ quản lý và sử dụng tài sản i) Mức độ quyền chủ động về tài sản, CSVC của cơ sở giáo dục; ii) Mức độ chủ động trong việc sử dụng các tài sản; iii) Mức độ chủ động trong xây dựng và áp dụng quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý sử dụng tài sản. Tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Tính hiệu quả; Tính thống nhất và công khai; Tự chủ tạo lập nguồn tài chính; Tự chủ sử dụng nguồn tài chính; Tự chủ quản lý và sử dụng tài sản. 2.5. Tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế 2.5.1. Một số nội dung cơ bản về tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế Tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế được xem xét trên các nội dung sau: Trong lĩnh vực quản trị đại học; phát trihu vĩnh vhế giớiện tự c; tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị; hợiếp nhquếp tế trong nghiên cn các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các hoạt động giảng day, NCKH v; bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học. 2.5.2. Tác động của bối cảnh hội nhập quốc tế đến tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục đại học công lập Bối cảnh hội nhập và phát triển mới ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động giáo dục đào tạo đại học và việc huy động các nguồn lực tài chính ngoài NSNN để đáp ứng nhu cầu giáo dục đào tạo trong các cơ sở GDĐH nói chung, ĐHCL nói riêng.
  12. 10 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Yếu tố khách quan: Chủ trương, chính sách; Điều kiện kinh tế - XH. - Yếu tố chủ quan: Yếu tố con người; điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo; mô hình chức các hoạt động của cơ sở đào tạo. 2.7. Kinh nghiệm về tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam, bài học rút ra có thể áp dụng cho Đại học Huế - Kinh nghiệm tự chủ tài chính của một số cơ sở giáo dục đại học trên thế giới: Đại học Nam Queensland (Australia); Đại học James Madison (Hoa Kỳ); Đại học Edinburgh (Vương Quốc Anh). -- Kinh nghiệm tự chủ tài chính của một số trường đại học công lập ở Việt Nam: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Thái Nguyên; Đại học Đà Nẵng; Đại học Cần Thơ. 2.7.3. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng vào Đại học Huế Một là, giao quyền TCTC ở mức độ cao hơn và đi kèm với giao quyền TCĐH. Trao nhiều quyền tự chủ về mức thu hơn nữa cho các trường ĐHCL, trước hết là thu học phí và lệ phí. Hai là, xem xét cho phép các CSGDĐHCL được tự chủ hơn nữa về quản lý và sử dụng tài sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, cũng như chủ động trong việc liên doanh, liên kết, góp vốn với các đơn vị tổ chức khác. Ba là, cần thành lập một cơ quan kiểm định độc lập nằm ngoài sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo để kiểm tra, đánh giá chất lượng của các trường được giao quyền TCTC. Bốn là, tăng cường khai thác các nguồn thu. Năm là, đối với nguồn chi: khi thực hiện TCTC, bên cạnh việc các CSGDĐHCL phải kiểm soát tốt việc sử dụng các nguồn thu thì cần xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý đảm bảo tính công khai, minh bạch và hiệu quả.
  13. 11 Chương 3 THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1. Tổng quan về Đại học Huế 3.1.1. Khái quát về Đại học Huế Đại học Huế có 08 trường đại học thành viên là: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Y dược, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Luật; Trường Du lịch; Khoa Giáo dục Thể chất; Phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị; 3 trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phục vụ, 03 Viện nghiên cứu và Nhà xuất bản. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại học Huế, các đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc được quy định tại Quy chế hoạt động của Đại học Huế ban hành kèm theo Nghị quyết số 36/NQ-HĐĐH ngày 22/5/2022 của Hội đồng Đại học Huế. 3.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế 3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước trong công tác tự chủ tài chính tại Đại học Huế 3.2.1.1. Công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tự chủ tài chính tại Đại học Huế 3.2.1.2. Tuyên truyền, phổ biến về thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Đại học Huế
  14. 12 3.2.1.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Đại học Huế 3.2.1.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Đại học Huế 3.2.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại Đại học Huế theo các tiêu chí đánh giá 3.2.2.1. Tính hiệu lực, hiệu quả Nhìn chung, tính hiệu lực trong công tác TCTC tại Đại học Huế giai đoạn 2016-2021 được đảm bảo, tuân thủ theo các văn bản quy định của Nhà nước hiện hành. Đồng thời Đại học Huế, kể cả các đơn vị trực thuộc đã ban hành các văn bản liên quan khác có điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị quy định cụ thể về quản lý và quản lý tài chính, như: Quy chế tổ chức hoạt động, quy chế phối hợp, quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, … Nguồn nhân lực: quy mô cán bộ, giảng viên của Đại học Huế giai đoạn 2016-2021 có xu hướng tăng nhẹ. Tổng số cán bộ, giảng viên năm 2021 là 4.162 người tăng 462 người tương ứng tăng 12,49% so với năm 2016. Quy mô của các hệ đào tạo: Đại học Huế mở rộng quy mô (đại học hệ chính quy, văn bằng 2, cao học và NCS) và cơ cấu ngành nghề đào tạo một cách hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Hoạt động KHCN: Đến nay, Đại học Huế đã chủ trì thực hiện gần 300 đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, bao gồm các dự án sản xuất thử nghiệm, đề tài độc lập, nhiệm vụ Nghị định thư, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản; gần 1.000 đề tài, nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp Tỉnh. Cơ sở vật chất: Căn cứ Quyết định số 164/QĐ-TTg ngày 17/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung Đại học Huế.
  15. 13 Công tác chỉ đạo, điều hành công tác hợp tác quốc tế:, Đại học Huế đã cập nhật và ban hành các văn bản phục vụ cho công tác quản lý việc triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế. 3.2.2.2 Tính thống nhất và công khai Công khai công tác quản lý tài chính: Quy chế quản lý tài chính của Đại học Huế được ban hành, triển khai đến các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc biết và thực hiện. 3.2.2.3. Tự chủ tạo lập nguồn tài chính Tính đến nay, Đại học Huế hiện có 15 đơn vị dự toán sử dụng trực tiếp ngân sách và khối Cơ quan Đại học Huế, thực hiện quản lý mô hình đơn vị dự toán hai cấp theo Luật NSNN. Tổng nguồn tài chính năm 2021 là 1.626,6 tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ học phí, thu dịch vụ khoa học và sự nghiệp khác 1.114,9 tỷ đồng (chiếm 62,46%), NSNN 591,3tỷ đồng (chiếm 37,54%); so với năm 2016, nguồn tài chính của Đại học Huế năm 2021 tăng 56,4 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,2%; nếu không tính nguồn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn tài chính Đại học Huế tăng 276,3 tỷ đồng, tương ứng tăng 25%.
  16. 14 Bảng 3.7. Cơ cấu nguồn thu của Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021 ĐVT: triệu đồng. Năm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2021 Chỉ tiêu Cơ Cơ Cơ Cơ Cơ Cơ Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu (%) (%) (%) (%) (%) (%) I. Kinh phí NSNN cấp 510.364 47,05 300.982 25,70 351.022 27,39 378.488 26,93 591.370 37,54 511.695 32,48 1. Kinh phí thường xuyên 251.360 23,17 227.093 19,39 255.456 19,93 228.373 16,25 193.640 12,29 190.500 12,09 2. Kinh phí không thường 32.424 2,99 13.006 1,11 85.692 6,69 129.521 9,22 210.848 13,38 171.165 10,87 xuyên 3. Kinh phí xây dựng cơ 226.580 20,89 60.883 5,20 9.874 0,77 20.594 1,47 186.882 11,86 150.030 9,52 bản II. Thu SN, SXKD và 1.026.8 1.114.9 574.285 52,95 870.154 74,30 930.734 72,61 73,07 983.894 62,46 70,78 khác 95 20 1. Thu học phí 500.514 46,15 490.463 41,88 510.864 39,86 542.514 38,60 544.614 34,57 611.359 38,81 2. Thu lệ phí 2.808 0,26 2.973 0,25 3.788 0,30 4.961 0,35 4.572 0,29 4.822 0,31 3. Thu từ hoạt động dịch 41.082 3,79 348.276 29,74 378.695 29,55 450.273 32,04 386.850 24,56 453.495 28,79 vụ 4. Thu khác 29.881 2,75 28.442 2,43 37.387 2,92 29.147 2,07 47.858 3,04 45.244 2,87 1.084.6 100,0 1.171.1 100,0 1.281.7 100,0 1.405.3 100,0 1.575.2 100,0 1.626.6 100,0 Tổng cộng 49 0 36 0 56 0 83 0 64 0 15 0 (Nguồn: Báo cáo quyết toán của Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021)
  17. 15 3.2.2.4. Tự chủ sử dụng nguồn tài chính Bảng 3.9: Cơ cấu chi của Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021 ĐVT: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.227.1 1.318.2 I. Chi thường xuyên 815.051 75,14 1.054.008 90,00 95,74 93,80 1.319.103 83,74 1.395.214 88,57 31 35 1. Chi thanh toán cá nhân 357.874 32,99 460.114 39,29 494.133 38,55 519.482 36,96 516.208 32,77 605.348 38,43 2. Chi nghiệp vụ chuyên 335.570 30,94 422.533 36,08 532.628 41,55 554.568 39,46 562.280 35,69 589.055 37,39 môn 3. Chi mua sắm, SC và 44.544 4,11 48.209 4,12 82.150 6,41 90.330 6,43 55.265 3,51 58.506 3,71 XDCB 4. Trích lập quỹ và Chi 77.063 7,10 123.152 10,52 118.220 9,22 153.855 10,95 185.350 11,77 142.305 9,03 khác II. Chi không thường 43.018 3,97 56.245 5 44.751 3,49 66.554 4,74 69.279 4,40 81.371 5,17 xuyên 1. Chi nghiên cứu khoa 9.894 0,91 15.650 1,34 10.724 0,84 21.782 1,55 24.785 1,57 32.348 2,05 học 2. Chi đào tạo, đào tạo lại 485 0,04 385 0,03 810 0,06 850 0,06 1.365 0,09 1.015 0,06 3. Chi sự nghiệp và dự án 9.003 0,83 13.146 1,12 750 0,06 1.200 0,09 1.857 0,12 2.203 0,14 4. Chi chế độ SV và hỗ 23.636 2,18 27.064 2,31 32.467 2,53 42.722 3,04 41.272 2,62 45.805 2,91 trợ khác III. Chi đầu tư xây dựng 226.580 20,89 60.883 5,20 9.874 0,77 20.594 1,47 186.882 11,86 150.030 9,52 cơ bản 100,0 100,0 1.281.7 100,0 1.405.3 100,0 100,0 TỔNG CHI 1.084.649 1.171.136 1.575.264 1.626.615 100,00 0 0 56 0 83 0 0 (Nguồn: Báo cáo quyết toán của Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021)
  18. 16 Mức độ TCTC của Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc - Số đơn vị tự chủ kinh phí chi thường xuyên đạt trên 100%: 04 đơn vị. - Số đơn vị tự chủ kinh phí chi thường xuyên từ 70 - 100%: 04 đơn vị. - Số đơn vị tự chủ kinh phí chi thường xuyên dưới 70%: 02 đơn vị. 3.2.2.5. Tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản Việc mua sắm, cho thuê tài sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BGDĐT ngày 14/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế quản lý và sử dụng công sản tại Đại học Huế (Quyết định số 79/QĐ-ĐHH ngày 25/11/2021 của Giám đốc Đại học Huế). Kết quả khảo sát về tiêu chí đánh giá mức độ tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nội dung các tiêu chí đánh giá mức độ TCTC Giá trị Giá Giá trị Độ của Đại học Huế nhỏ trị lớn trung lệch nhất nhất bình chuẩn Tính hiệu lực, hiệu quả 1. Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch, chiến lược phát triển của địa 1,00 4,00 2,30 0,83 phương; phù hợp với các quy định của nhà nước và các thoả thuận trong hội nhập quốc tế. 2. Các điều kiện để thực hiện TCTC 1,00 4,00 2,43 0,92 CSGDĐHCL 3. Khả năng gia tăng các nguồn lực tài chính 1,00 4,00 2,37 0,82 của CSGDĐHCL Tính thống nhất, minh bạch 1. Thống nhất trong tố chức bộ máy thực hiện công tác kế toán, thống nhất trong quy trình trong 3,00 5.00 4,10 0,78 thanh toán, quyết toán; định mức thu chi 2. Thực hiện công khai công tác quản lý tài 3,00 5.00 4,17 0,81 chính đúng các quy định
  19. 17 Nội dung các tiêu chí đánh giá mức độ TCTC Giá trị Giá Giá trị Độ của Đại học Huế nhỏ trị lớn trung lệch nhất nhất bình chuẩn 3. Thực hiện thanh tra, kiểm đảm bảo tính hiệu 3,00 5.00 4,03 0,82 lực, hiệu quả trong quản lý tài chính Tự chủ tạo lập nguồn tài chính 1. Kinh phí do NSNN cấp 2,00 4,00 3,07 0,70 2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, thu khác 2,00 5,00 3,27 0,83 3. Quyền tự chủ nguồn thu 2,00 5,00 3,30 0,71 Tự chủ sử dụng nguồn tài chính 1. Nguồn kinh phí NSNN cấp 2,00 5,00 3,05 0,83 2. Nguồn hoạt động sự nghiệp, nguồn khác 2,00 5,00 3,67 0,91 3. Sử dụng kết quả hoạt động tài chính 2,00 5,00 3,73 0,71 Tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản 1. Mức độ được quyền chủ động về tài sản, 3,00 5,00 3,93 0,84 CSVC 2. Mức độ chủ động trong sử dụng các tài sản 3,00 5,00 4,17 0,88 3. Mức độ chủ động trong xây dựng và áp dụng quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý 2,00 5,00 3,43 0,76 sử dụng các tài sản của CSGDĐHCL (Nguồn: Tác giả phân tích từ số liệu khảo sát, 2022) 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của Đại học Huế 3.3.1. Yếu tố khách quan 3.3.2.1. Cơ chế chính sách Trên cơ sở các quy định của Nhà nước cũng như phân cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế đã ban hành các văn bản quản lý nội bộ nhằm đảm bảo sự điều hành thống nhất trong các hoạt động và trong quản lý tài chính đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả nhưng quá trình triển khai thực hiện TCTC tại các trường thành viên gặp không ít khó khăn, vướng mắc. 3.3.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
  20. 18 Đại học Huế đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển dẫn tới việc khó thu hút người học, thu hút đầu tư vào GDĐH, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu của các đơn vị trực thuộc. 3.3.2. Yếu tố chủ quan 3.3.2.1. Nguồn nhân lực Kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ các nhà khoa học của Đại học Huế có trình độ chuyên môn cao - đây là một lợi thế rất lớn để thực hiện nhiệm đào tạo, NCKH và công bố quốc tế các kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao thương hiệu của Đại học Huế. 3.3.2.2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu bộ máy của Đại học Huế chưa phù hợp, kém hiệu quả, có quá nhiều đơn vị đầu mối hoạt động chưa hiệu quả, cơ chế đại học vùng được tổ chức thành hai cấp như hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế. 3.3.2.3. Hoạt động đào tạo Hoạt động đào tạo được tổ chức khá tốt, chương trình đa dạng, linh hoạt; cơ chế điều hành các hoạt động về tuyển sinh, đào tạo là phù hợp, tận dụng được nguồn lực cũng như tạo điều kiện cho người học có nhiều lựa chọn. 3.4. Đánh giá chung 3.4.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, trên cơ sở các văn bản liên quan về TCTC đối với các đơn vị SNCL nói chung, CSGDĐHCL nói riêng, đặc biệt các văn bản cụ thể hoá của Đại học Huế, các trường đại học thành viên thuộc Đại học Huế trong giai đoạn 2016-2021 đã kịp thời và nghiêm túc triển khai thực hiện chính sách TCTC của đơn vị. Thứ hai, việc phổ biến tuyên truyền về chủ trương TCĐH, trong đó có TCTC đã được các trường thành viên thuộc Đại học Huế quan tâm thực hiện thường xuyên, kịp thời với nhiều hình thức phong phú khác nhau. Qua
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0