intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng chỉ số đo lường phát triển du lịch bền vững cho các điểm đến Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Xây dựng chỉ số đo lường phát triển du lịch bền vững cho các điểm đến Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Đề xuất phương pháp tính chỉ số thành phần cho sáu khía cạnh (kinh tế, môi trường, văn hóa - xã hội, thể chế, cơ sở hạ tầng và công nghệ) của phát triển du lịch bền vững phù hợp với các điểm đến/địa phương của Việt Nam; Áp dụng đo lường và so sánh chỉ số từng khía cạnh, và chỉ số tổng hợp du lịch bền vững giữa các tỉnh/thành phố (TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng và tỉnh Kiên Giang) được chọn ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng chỉ số đo lường phát triển du lịch bền vững cho các điểm đến Việt Nam

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thảo Nguyên XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHO CÁC ĐIỂM ĐẾN VIỆT NAM Chuyên ngành : Thống kê kinh tế Mãsố: 9460201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2023
  2. 1 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Vũ TS. Hà Văn Sơn Phản biện 1: ....................................................................................... ............................................................................................................ Phản biện 2: ....................................................................................... ............................................................................................................ Phản biện 3: ....................................................................................... ............................................................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại ....................................................................................................... ............................................................................................................ Vào hồi……. giờ…..…..ngày.…....tháng…....năm………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: .................................................
  3. 2 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thảo Nguyên (2023) Các chỉ số phát triển du lịch cho điểm đến: kết quả nghiên cứu delphi tại Việt Nam. Hội thảo quốc tế: Đổi mới và phát triển du lịch sau đại dịch covid-19 (NXB: Đại học Thái Nguyên), trang 853. (ISBN: 978-604-3-50156-8) 2. Nguyễn Thảo Nguyên (2023) Mô hình cấu trúc cho phát triển du lịch bền vững tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Hội thảo quốc tế: Biến đổi khí hâu, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững vùng. (NXB: Lao Động), trang 821. (ISBN: 978-604-480-085-1). 3. Nguyen Thao Nguyen & Tran Chau Thanh Mai (2022), Factors influencing the tourist’s intention to select green tourism in Vietnam. International conference: Resilience by technology and design. (Information and communications publishing house), page 44. 4. Nguyen Thao Nguyen & Tran Hoang Thanh Phuong (2023), The assessment of sustainable tourism: application to Kien Giang destination in Viet Nam, Economics and Business Adminitration, (expected publish in volume 12, Issue 1). (ISSN: 2734-9314). 5. Nguyen Thao Nguyen (2023), Measuring tourism sustainability in Vietnamese destinations: Residents’ perceptions. Journal of International Economics and Management. (Bài viết đang trong giai đoạn chỉnh sửa theo yêu cầu).
  4. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Du lịch hiện là một trong những lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngành du lịch nổi tiếng với khả năng tạo ra cơ hội việc làm, hỗ trợ cuộc chiến chống thất nghiệp và nghèo đói. Bất chấp tiềm năng của ngành du lịch trong việc hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế, việc thiếu các chính sách, chiến lược phù hợp và đầy đủ có thể tạo ra những tác động tiêu cực bên ngoài do các hoạt động du lịch gây ra. Vì lý do đó, tính bền vững là nền tảng trong phát triển du lịch. Mối quan tâm ngày càng tăng về nhu cầu thực hành bền vững hơn trong ngành du lịch, đặc biệt là từ sau đại dịch COVID-19. Các quyết định dựa trên thông tin thống kê ở mọi quy mô đều cần thiết để du lịch có thể là một đóng góp tích cực cho phát triển bền vững theo đúng vai trò của nó. Khó khăn hơn là các chỉ tiêu đo lường “phát triển du lịch bền vững” còn rất mới. Tuy nhiên, nếu được sử dụng đúng cách, các chỉ tiêu có thể trở thành công cụ quản lý chính - các thước đo hiệu quả cung cấp thông tin cần thiết cho cả các nhà quản lý và tất cả các bên liên quan trong du lịch. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá du lịch bền vững không chỉ cần thiết đối với các quốc gia trên thế giới, mà còn rất quan trọng đối với Việt Nam. Những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển. Sự phát triển không ngừng của ngành du lịch đóng góp vào GDP của Việt Nam (đóng góp trung bình từ 6 - 10% trong GDP/năm). Đại dịch COVID-19 đã mang đến cơ hội đặc biệt cho những bên liên quan của ngành du lịch Việt Nam nhìn lại, điều chỉnh và suy nghĩ lại về hướng đi bền vững hơn cho sự phát triển của du lịch Việt Nam trong tương lai. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững vẫn còn ở bước sơ khai. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đóng góp
  5. 2 các đánh giá về tính bền vững nhưng họ không xác định đánh giá phát triển du lịch bền vững là mục tiêu nghiên cứu rõ ràng. Những vấn đề nêu trên chính là động lực lớn cho tác giả trong nghiên cứu du lịch Việt Nam và tập trung vào đo lường phát triển du lịch bền vững. Việc giải thích, hiểu và đo lường chỉ số du lịch bền vững trong bối cảnh Việt Nam là một lĩnh vực chưa được nghiên cứu và kết quả nâng cao kiến thức về cách khái niệm này diễn ra trong một bối cảnh cụ thể. Tác giả chọn đề tài “Xây dựng chỉ số đo lường phát triển du lịch bền vững cho các điểm đến Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu này cũng sẽ là cơ sở tham chiếu cho các đo lường phát triển du lịch bền vững điểm đến tương tự. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này hướng đến thực hiện mục tiêu sau: • Đề xuất phương pháp tính chỉ số thành phần cho sáu khía cạnh (kinh tế, môi trường, văn hóa - xã hội, thể chế, cơ sở hạ tầng và công nghệ) của phát triển du lịch bền vững phù hợp với các điểm đến/địa phương của Việt Nam. Từ đó, xây dựng chỉ số tổng hợp phát triển du lịch bền vững. • Áp dụng đo lường và so sánh chỉ số từng khía cạnh, và chỉ số tổng hợp du lịch bền vững giữa các tỉnh/thành phố (TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng và tỉnh Kiên Giang) được chọn ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số phương hướng thiết thực cho chính quyền địa phương để cải thiện hình ảnh của điểm đến và tính bền vững ở các tỉnh/thành phố của Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài này đưa ra các câu hỏi nghiên cứu chính sau: RQ1: Phát triển du lịch bền vững bao gồm những khía cạnh nào? Làm thế nào để đo lường phát triển du lịch một cách toàn diện nhất?
  6. 3 Làm thế nào để xây dựng chỉ số du lịch bền vững để giám sát du lịch bền vững? RQ2: Làm thế nào để áp dụng chỉ số du lịch bền vững để so sánh sự phát triển bền vững của du lịch giữa các điểm đến? Những ý nghĩa thiết thực đối với chính quyền địa phương nhằm phát triển bền vững cho ngành du lịch là gì? Việc xây dựng và xác nhận các chỉ tiêu bền vững là cần thiết trong bối cảnh từng bước xây dựng du lịch phát triển bền vững. Dựa trên các chỉ tiêu đã được xác nhận, việc đo lường và giám sát tính bền vững hoàn toàn có lợi cho bất kỳ điểm đến hoặc địa phương nào (Alfaro et al., 2020). Chỉ số du lịch bền vững cũng hữu ích cho việc so sánh giữa các không gian và thời gian. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng chỉ số đo lường phát triển du lịch bền vững tại các điểm đến Việt Nam,. Đối tượng khảo sát: Là du khách và người dân địa phương tại 4 tỉnh/ thành phố (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Kiên Giang). Đáp viên có trình độ học vấn Cấp/THCN trở lên. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu định tính được kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng để kết quả nghiên cứu đạt độ tin cậy. 1.6. Kết cấu luận án Đề tài nghiên cứu có 5 chương được trình bày theo thứ tự như sau: Chương 1: Giới thiệu; Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu có liên quan; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu; Chương 5: Tóm tắt kết quả và kết luận đề tài bằng cách nêu bật những đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài.
  7. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2. 1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Tính bền vững Theo định nghĩa do Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (World Commission on Environment and Development - WCED) đề xuất, có hai vấn đề chính quan trọng: thứ nhất, nhu cầu của con người luôn muốn được thỏa mãn và thứ hai, sự khan hiếm tài nguyên và môi trường. Việc lạm dụng các nguồn lực khan hiếm trong đáp ứng nhu cầu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của con người ở hiện tại và trong tương lai. Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững có thể được hiểu là quá trình xem xét sự phát triển cân bằng giữa các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Ba khía cạnh then chốt này luôn không thể tách rời khi nghiên cứu tính bền vững. 2.1.2 Du lịch và tính bền vững Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch bền vững. Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và người dân địa phương trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tái tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”. Ở Việt Nam, Luật Du lịch năm 2017 đưa ra định nghĩa: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu
  8. 5 cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”. 2.1.3 Các chỉ tiêu về du lịch bền vững Khái niệm du lịch bền vững cần có các chỉ tiêu tốt và rõ ràng để có thể đo lường và đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch của các địa phương. Rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc xác định các chỉ tiêu để đánh giá mức độ bền vững du lịch và kết quả là rất nhiều tổ chức quốc tế đã đề xuất các chỉ tiêu khác nhau (Rebollo & Baidal, 2003). Các nghiên cứu đề cập đến các chỉ tiêu như một công cụ cần thiết để đo lường tính bền vững bằng cách giám sát sự phát triển trong lĩnh vực du lịch (Castellani & Sala, 2010) và truyền đạt kiến thức dưới dạng dữ liệu đáng tin cậy về du lịch ((Blancas et al., 2010; Roberts & Tribe, 2008). Rõ ràng là từ tổng quan tài liệu không có danh sách các chỉ tiêu được chấp nhận chung cũng như không có bất kỳ đề xuất duy nhất nào để đo lường tính bền vững. Các khía cạnh thành phần và chỉ tiêu cụ thể của từng khía cạnh trong các nghiên cứu trước sẽ được nêu ra ở mục 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước. 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước 2.2.1 Tổng quan chỉ tiêu đo lường phát triển du lịch bền vững Các chỉ tiêu cơ sở về du lịch bền vững do các tài liệu trước đề xuất chủ yếu tập trung ở ba khía cạnh (kinh tế, môi trường, xã hội) (Bonett & Wright, 2015; Lozano-Oyola et al., 2019; Torres-Delgado & Palomeque, 2018). Một số tác giả đã xem xét khía cạnh thể chế (Asmelash & Kumar, 2019) và di sản (Perez et al., 2013) và tích hợp các chỉ tiêu cơ sở về du lịch và dịch vụ trong khuôn khổ du lịch bền vững (Castellani & Sala, 2010). Các chỉ tiêu được đề xuất đã được chứng minh là không thích ứng với thực tiễn quản lý du lịch vì chúng
  9. 6 được thiết kế chủ yếu cho một điểm đến và thường không phù hợp với các điểm đến khác (Asmelash & Kumar, 2019; Blancas et al., 2010); và thường yêu cầu dữ liệu có thể không có sẵn, đặc biệt ở các nước đang phát triển (Asmelash & Kumar, 2019; Blancas et al., 2010). Nhìn chung, một số nghiên cứu xây dựng chỉ số tổng hợp dựa trên số liệu thống kê chính thức, một trong những chỉ số đầy đủ nhất là chỉ số được đề xuất bởi (Blancas et al., 2015). Các tác giả này sử dụng 89 chỉ số được nhóm lại thành ba khía cạnh - xã hội, kinh tế và môi trường - để xây dựng chỉ số tổng hợp có trọng số, với các trọng số được ấn định theo ý kiến của 57 chuyên gia. Một vài nghiên cứu dựa trên dữ liệu chủ quan, đặc biệt đáng chú ý là nghiên cứu của (Ghoochani et al., 2020; McCool et al., 2001), tác giả tham khảo ý kiến của những người liên quan đến ngành du lịch và xác định các khía cạnh mà họ cho là quan trọng theo mức độ phân tích được sử dụng - phân tích tiểu bang, khu vực hoặc địa phương. Trong nước, một số công trình nghiên cứu đã đưa ra một số chỉ tiêu về phát triển bền vững du lịch ở các mức độ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một bộ chỉ tiêu thống nhất để đánh giá về phát triển bền vững du lịch và cũng chưa có bộ chỉ tiêu nào đề ra đầy đủ các giá trị cụ thể cần đạt được trong mỗi nhóm chỉ tiêu. (Mai Anh Vu & Ha Thi Bich Hanh, 2021) đề xuất một bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững du lịch có thể áp dụng cho cấp tỉnh Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây trong bối cảnh Việt Nam (Mai Anh Vu & Ha Thi Bich Hanh, 2021(Ngo & Creutz, 2022) chỉ dừng lại ở bước đề nghị bộ các chỉ tiêu đo lường phát triển du lịch bền vững dựa trên 3 khía cạnh kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội, chưa áp dụng vào điều kiện thực tế cũng như là xây dựng một chỉ số đo lường tổng hợp duy nhất để có thể dễ dàng so sánh giữa các điểm đánh giá.
  10. 7 Tóm lại, bất chấp những phát triển trong các nghiên cứu, vẫn còn ít sự đồng thuận về vấn đề bền vững, ý nghĩa chính xác và các khía cạnh của nó (Bell & Morse, 2012; Dimoska & Petrevska, 2012; Javed & Tučková, 2019; Tsaur & Wang, 2007). Tính bền vững của du lịch không chỉ là một hình thức đơn lẻ mà tất cả các khía cạnh liên quan đến ngành du lịch phải bền vững và các công cụ được phát triển để đánh giá các tác động cũng không đầy đủ (Asmelash & Kumar, 2019), điều này cản trở thực tiễn đánh giá tính bền vững trong du lịch. 2.2.2 Tổng quan xây dựng chỉ số đo lường phát triển du lịch bền vững Hai vấn đề của việc tính toán chỉ số tổng hợp bao gồm: (1) xác định trọng số từng chỉ tiêu, và (2) thiết lập công thức của chỉ số tổng hợp theo trọng số. Để tính toán chỉ số tổng hợp, từ góc độ phương pháp luận, một số tác giả (Blancas et al., 2015; Blancas et al., 2016; Blancas et al., 2018; Lozano-Oyola et al., 2019) áp dụng chỉ số tổng hợp động Vectơ (VDCI). VDCI được xác định bởi một véc tơ gồm hai thành phần: thành phần tĩnh (SC) và thành phần động (DC). Điểm hạn chế trong công thức tính toán chỉ số tổng hợp theo thành phần tĩnh và động đó là: Thứ nhất, chủ quan để xác định chỉ tiêu nào tác động dương, chỉ tiêu nào âm. Thứ hai, giá trị kỳ vọng được ấn định chủ quan của nhà nghiên cứu. Các điểm đến trong cùng nhóm cần có sự đồng đều cao về quy mô. Giá trị kỳ vọng nói chung sẽ phụ thuộc vào quốc gia, do đó sẽ không tồn tại giá trị kỳ vọng duy nhất (Perez et al., 2013). Thứ ba, để đo thành phần động, các nghiên cứu cần phải lấy dữ liệu sau 4 năm, để có thể thấy được mức độ tiến bộ của điểm đánh giá và 1 năm sau đó để thu thập đẩy đủ số liệu, như vậy để đánh giá phát triển du lịch bền vững cần ít nhất 5 năm, thời gian như vậy được cho là quá dài cho một nghiên cứu.
  11. 8 Một số nghiên cứu chỉ dừng lại ở bước hình thành các chỉ số theo phương pháp Delphi (M. Ghoochani et al., 2020), đưa ra các chỉ tiêu cơ sở dựa trên đánh giá của chuyên gia chứ chưa thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá các chỉ tiêu hay các nghiên cứu của (Fernández & Rivero, 2009; McLoughlin et al., 2018) được phân loại theo yếu tố của mô hình DPSIR của Cơ quan Môi trường Châu Âu (động lực - áp lực – trạng thái – tác động – phản ứng), không đưa ra một chỉ số tổng hợp duy nhất. Ngoài ra không ít nhà nghiên cứu chọn chỉ số tổng hợp là là trung bình cộng đơn giản (Castellani & Sala, 2010; Torres-Delgado & Palomeque, 2018). 2.3 Xây dựng chỉ số phát triển du lịch bền vững 2.3.1 Xác định các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững Theo định nghĩa do World Commission on Environment and Development (WCED) đề xuất, phát triển bền vững là quá trình xem xét sự phát triển cân bằng giữa các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Ba yếu tố then chốt này luôn không thể tách rời khi nghiên cứu tính bền vững. Bền vững kinh tế Khía cạnh kinh tế là một trong ba khía cạnh quan trọng của phát triển bền vững. Các nghiên cứu trước liên quan đến phát triển du lịch bền vững đều chứng minh vai trò của khía cạnh kinh tế trong phát triển du lịch bền vững. Tác động kinh tế được đặc trưng bởi việc tạo ra tăng trưởng kinh tế và tính bền vững của cộng đồng địa phương, bao gồm phát triển nghề nghiệp, việc làm, lao động, đầu tư và thương mại… (UNWTO, 2010). Bền vững về văn hóa - xã hội Yếu tố văn hóa và xã hội tập trung vào tác động của du lịch lên khía cạnh văn hóa và xã hội của một điểm đến, chẳng hạn như sự phát
  12. 9 triển và hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe, sự hiện diện và chất lượng của đô thị xanh, danh tiếng văn hóa của điểm đến. Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo giảm thiểu tệ nạn xã hội, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến giá trị văn hóa địa phương, khai thác hợp lý đồng thời bảo tồn thiên nhiên. Yếu tố bền vững xã hội của phát triển bền vững ít được quan tâm trong nghiên cứu du lịch Việt Nam. Bền vững về môi trường Môi trường du lịch ở đây được hiểu là những vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch (tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn như văn hóa địa phương, cảnh quan, không khí, nguồn nước...). Theo (Mrkša & Gajić, 2014), phát triển du lịch bền vững ở cấp địa phương cần có sự quan tâm đồng đều và quan tâm đến mối quan hệ giữa du lịch và môi trường. Vì vậy, khi liên quan đến phát triển du lịch bền vững, phải chú ý đến bảo vệ tài nguyên môi trường, di sản quốc gia và các điểm du lịch. Ngoài ba khía cạnh truyền thống của phát triển bền vững, đề tài đưa ba khía cạnh thể chế, cơ sở hạ tầng, và công nghệ vào hệ thống chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững du lịch sau: Bền vững thể chế địa phương (quản lý địa phương) Thể chế liên quan đến các chính sách phát triển bền vững của địa phương, chính phủ, quốc gia và toàn cầu. (Vargo & Lusch, 2011) xem các thể chế như một tập hợp các hướng dẫn (luật pháp, chuẩn mực xã hội, quy ước, ý nghĩa biểu tượng, thói quen giao tiếp) tạo khung cho các tương tác và điều chỉnh trao đổi trong quá trình đồng tạo giá trị (Vargo & Lusch, 2016). Rất ít nhà nghiên cứu chú ý đến việc điều tra có chủ đích vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong giải quyết vấn đề phát triển bền vững trong bối cảnh điểm đến du lịch.
  13. 10 Bền vững cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng du lịch cũng có thể được coi là xương sống của ngành du lịch vì cơ sở hạ tầng giúp du khách lưu trú và sử dụng các điểm tham quan du lịch như cơ sở vật chất liên quan đến lưu trú, ẩm thực và giao thông (Panasiuk, 2007). Cơ sở hạ tầng tốt hơn, đường rộng, giao thông tốt cũng là cần thiết cho sự bền vững của du lịch. Một số tác giả khác cũng chỉ ra vai trò của cơ sở hạ tầng đối với tính bền vững của du lịch.(Boers & Cottrell, 2005) định nghĩa cơ sở hạ tầng du lịch bền vững là cơ sở hạ tầng du lịch “cho phép phát triển du lịch bền vững” và cho phép du khách hiện thực hóa mong muốn và trải nghiệm mong đợi. Bền vững công nghệ Tính bền vững về công nghệ là rất quan trọng đối với du lịch trong giai đoạn hiện nay vì vai trò của công nghệ đối với du lịch đã tăng lên nhiều. Những đổi mới và việc sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được sự bền vững (Rantala, Ukko, Saunila, & Havukainen, 2018). Việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều cần thiết cho sự bền vững. Do đó, tính bền vững về công nghệ trong du lịch có thể được gắn với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của du lịch. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tập trung vào khía cạnh bền vững công nghệ này vì tính chất đổi mới liên tục và khó đo lường (Asmelash & Kumar, 2019). Như vậy khi đo lường phát triển du lịch bền vững, tác giả xem xét sáu khía cạnh bao gồm bền vững kinh tế, bền vững văn hóa – xã hội, bền vững môi trường, bền vững thể chế, bền vững cơ sở hạ tầng, bền vững công nghệ.
  14. 11 2.3.2 Xác định trọng số cho chỉ số tổng hợp phát triển du lịch bền vững Tác giả đề xuất một chỉ số tổng hợp đo lường phát triển du lịch bền vững cho các điểm đến (STI): α+β+γ+δ+∝+ω STI= √Iα .Iβ .Iγ δ ∝ ω KT MT VHXH .ICSHT .ICN .ITC (1) 𝛼, 𝛽, 𝛾, 𝛿, ∝, 𝜔: là các trọng số tương ứng với các khía cạnh Kinh tế (IKT), Môi trường (IMT), Văn hóa – xã hội (IVHXH), Cơ sở hạ tầng (ICSHT) Công nghệ (ICN), Thể chế (ITC), là % phương sai trích lấy từ kết quả phân tích thành phần chính. Tóm lại, phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) được sử dụng vì nó cho phép tổng hợp một tập hợp các chỉ tiêu riêng lẻ trong khi vẫn bảo toàn tỷ lệ tối đa có thể có của tổng biến động trong tập dữ liệu gốc và không cần phải chọn chỉ một chỉ tiêu; trọng số được ấn định một cách khách quan.
  15. 12 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận phương pháp kết hợp (định tính và định lượng). Nguồn: Tác giả tự xây dựng Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài 3.2 Xây dựng khung lý thuyết Một khung lý thuyết hợp lý là điểm khởi đầu trong việc xây dựng chỉ số tổng hợp. Xác định rõ ràng đối tượng cần được đo lường: chỉ
  16. 13 số du lịch bền vững. Tác giả phân tách khái niệm về tính bền vững của du lịch thành 6 khía cạnh lớn: kinh tế, môi trường, văn hóa – xã hội, cơ sở hạ tầng, công nghệ, và thể chế. Xác định các chỉ tiêu cơ sở, các tiêu chí lựa chọn chỉ tiêu cơ sở. 3.3. Lựa chọn các khía cạnh và chỉ tiêu bền vững Bước tiếp theo là chọn các khía cạnh bền vững và các chỉ tiêu sẽ cung cấp nội dung cho từng khía cạnh được xem xét trong hệ thống ban đầu. Kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu trước đây của các chuyên gia về vấn đề này được tác giả lấy làm cơ sở để giảm số lượng các chỉ tiêu được xem xét ban đầu, lựa chọn các vấn đề bền vững mà tác giả đưa vào từng khía cạnh. Trong quá trình lựa chọn này, các cân nhắc lý thuyết và thực tiễn đã có tác động qua lại. Cụ thể, tác giả đã đi từ một hệ thống ban đầu gồm 110 chỉ tiêu bền vững về du lịch. 3.4 Chọn lọc các chỉ tiêu Phương pháp Delphi hai vòng để đạt được danh sách cuối cùng của các chỉ tiêu cơ sở. Vòng đầu tiên, tác giả sử dụng một bảng câu hỏi kín qua email từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2022, giúp mỗi thành viên chuyên gia, khi nêu ý kiến của mình, không ảnh hưởng đến quan điểm của người khác. 100 chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, khách sạn; cơ quan thống kê nhà nước, đào tạo (thống kê, du lịch), quản lý nhà nước đã được liên hệ. Tuy nhiên, chỉ có 91 người tham gia trả lời bảng câu hỏi. Những người được hỏi cũng yêu cầu đề xuất bất kỳ chỉ tiêu quan trọng và phù hợp nào bị bỏ sót trong danh sách. Trong vòng thứ hai của phương pháp Delphi, số lượng người trả lời ít hơn (67 người trả lời). Các thước đo đánh giá chỉ tiêu bao gồm: Trung bình: thể hiện xu hướng trọng tâm của câu trả lời. Sự đồng thuận = độ lệch chuẩn vòng 1 - độ lệch chuẩn vòng 2
  17. 14 Sự đồng thuận và tầm quan trọng (CC) chung cho từng khía cạnh: số lượng chọn điểm 1 ∗ (−2) + số lượng chọn điểm2 ∗ (−1) + ( số lượng chọn điểm 3 ∗ (0) + số lượng chọn điểm4 ∗ (1) + ) số lượng chọn điểm 5 ∗ (2) CC = số chọn lựa Kết quả chọn lọc chỉ tiêu cơ sở từ 110 còn 86 chỉ tiêu (các chỉ tiêu có điểm trung bình dưới 4 ở cả 2 vòng Delphi sẽ bị loại) và điều chỉnh một số từ ngữ để phù hợp trong bối cảnh khảo sát người dân và du khách. Trong 6 khía cạnh của phát triển du lịch bền vững, khía cạnh thể chế có sự đồng thuận và quan trọng cao nhất (1,22). Vai trò của chính phủ quốc gia, chính quyền địa phương được coi là một khía cạnh quan trọng trong phát triển du lịch bền vững. 3.5 Nghiên cứu thử nghiệm: Nghiên cứu thử nghiệm giúp xác định các thiếu sót và các mục không liên quan và biết thời gian cần thiết để điền vào bảng câu hỏi. Mẫu cho mục đích này được lấy từ người dân địa phương và du khách tại 4 thành phố/tỉnh nghiên cứu, việc này cũng sẽ giúp giảm thiểu sự khác biệt trong ngôn ngữ vùng miền. Các thước đo đánh giá độ tin cậy chỉ tiêu Tương quan biến tổng item-total correlation chỉ ra sự tương quan của một chỉ tiêu với điểm thang đo tổng hợp. Công thức như sau: 𝑘 𝑟𝑖−𝑡 = 𝑟(𝑋 𝑖 , ∑ 𝑖=1 𝑋 𝑖 ) (3) ri-t là hệ số tương quan biến tổng với tổng giá trị của k chỉ tiêu có trong bộ thang đo tổng hợp. (Hair et al., 2006) đề ra quy tắc ngón tay cái tương quan biến tổng phải vượt quá 0,5 để thang đo đạt độ tin cậy. Đánh giá tính bền vững của toàn bộ thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha (ký hiệu α).
  18. 15 𝑘 𝑘 ∑ 𝑖=1 𝜎 2 𝑋 𝑖 𝛼= (1 − ) (4) 𝑘−1 𝜎2 𝑘 ∑ 𝑖=1 𝑋 𝑖 k là số chỉ tiêu có trong bộ thang đo tổng hợp σ2Xi là phương sai của chỉ tiêu thứ i 2 𝜎∑ 𝑘 𝑋 là phương sai của tổng giá trị của k chỉ tiêu có trong bộ 𝑖=1 𝑖 thang đo tổng hợp. Các yêu cầu đối với phân tích thành phần chính PCA: Không có giá trị ngoại lệ. Tương quan biến tổng (đã kiểm tra bằng hệ số tương quan biến tổng và cronbach’s Alpha) KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến quan sát Xi và Xj với hệ số tương quan riêng phần của chúng, thể hiện qua công thức KMO như sau: ∑ 𝑖 ∑ 𝑗≠𝑖 𝑟 2 𝑥 𝑥𝑖 𝑗 𝐾𝑀𝑂 = ∑ 2 2 (5) 𝑖 ∑ 𝑗≠𝑖 𝑟 𝑥 𝑖 𝑥 𝑗 +∑ 𝑖 ∑ 𝑗≠𝑖 𝛼 𝑥 𝑖 𝑥 𝑗 𝑟 2𝑖 𝑥 𝑗 : bình phương hệ số tương quan giữa cặp chỉ tiêu xi và xj 𝑥 𝛼 2 𝑖 𝑥 𝑗 : bình phương hệ số tương quan riêng phần giữa chúng. 𝑥 Khi 𝛼 2 𝑖 𝑥 𝑗 tiến tới 0 thì KMO tiến tới 1. KMO càng gần 1 càng tốt 𝑥 và giới hạn tối thiểu để có thể áp dụng EFA cho một bộ dữ liệu là KMO >0,5. Kểm tra toàn bộ ma trận tương quan bằng kiểm định Bartlett (Bartlett’s test). 3.6 Xây dựng chỉ số Du lịch Bền vững (STI) Giai đoạn xác thực các chỉ tiêu và tiến hành đo lường định lượng tại bốn tỉnh/thành phố (Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội và Kiên Giang). Theo cách này, bốn điểm du lịch đã được chọn từ mỗi địa phương với kích thước mẫu là 220 người ở mỗi thành phố/tỉnh bao
  19. 16 gồm người dân, du khách. 3.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Trong đề tài này tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp với người dân địa phương và du khách. Như tác giả đã trình bày, với các chỉ tiêu được đưa ra, cả du khách và người dân đều được khảo sát để có thông tin về nhận thức của họ về các khía cạnh cụ thể liên quan đến phát triển du lịch bền vững bằng thang điểm đánh giá Likert 5 điểm, xếp hạng 1 hoàn toàn không đồng ý và 5 hoàn toàn đồng ý. 3.6.2 Cỡ mẫu và thủ tục lấy mẫu Dữ liệu cho nghiên cứu chính thức được tác giả lấy mẫu theo phương pháp định mức. Như đã trình bày ở chương 2, PCA không có yêu cầu chính xác về cỡ mẫu, nhưng sau khi tổng hợp các đề nghị của các nghiên cứu trước. Theo cách này, với kích thước mẫu là 220 người ở mỗi thành phố/tỉnh bao gồm người dân, du khách. Tổng mẫu đạt được là 880 người, tuy nhiên tác giả đã loại bỏ các phiếu khảo sát không hợp lệ và cỡ mẫu cuối cùng cho phân tích là 818. 3.6.3 Xác định trọng số, xây dựng chỉ số tổng hợp Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp PCA. Dựa vào hệ số tương quan của từng chỉ tiêu với từng khía cạnh, tác giả đề xuất sử dụng hệ số factor loading làm cơ sở để xác định trọng số. Bởi bản chất của hệ số factor loading cao nhất trong trường hợp phép xoay varimax phản ánh mức độ chặt chẽ giữa từng chỉ tiêu với khía cạnh. Chỉ tiêu từng khía cạnh (6 khía cạnh) được xây dựng bằng giá trị trung bình nhân với trọng số là hệ số tải nhân tố factor loading: ∑ℎ 𝑖=1 𝑓𝑙𝑖 𝐼= √∏ 𝑖=1 𝑃𝐶 𝑖 𝐹𝐿𝑖 𝑘 (6) FLi = Hệ số factor loading của từng chỉ tiêu cơ sở lên khía cạnh đại diện (6 khía cạnh) .
  20. 17 I: chỉ tiêu khía cạnh (6 khía cạnh: IKT, IMT, IVHXH, ICSHT, ICN, ITC) PCi: Chỉ tiêu cơ sở thuộc về mỗi khía cạnh Như vậy, chỉ số tổng hợp đo lường phát triển du lịch bền vững như sau (STI): 𝛼+𝛽+𝛾+𝛿+∝+𝜔 𝛼 𝛽 𝛾 𝛿 𝜔 𝑆𝑇𝐼 = √ 𝐼 𝐾𝑇 . 𝐼 𝑀𝑇 . 𝐼 𝑉𝐻𝑋𝐻 . 𝐼 𝐶𝑆𝐻𝑇 . 𝐼 ∝ . 𝐼 𝑇𝐶 𝐶𝑁 (7) 𝛼, 𝛽, 𝛾, 𝛿, ∝, 𝜔: là các trọng số tương ứng với các khía cạnh Kinh tế (IKT), Môi trường (IMT), Văn hóa – xã hội (IVHXH), Cơ sở hạ tầng (ICSHT) Công nghệ (ICN), Thể chế (ITC), là % phương sai trích lấy từ kết quả phân tích thành phần chính. 3.6.4 Trực quan hóa Lập bản đồ vị trí với đo lường đa hướng (Multidimensional scaling (MDS): Bản đồ là cách biểu diễn trực quan vị trí tương đối các điểm đến du lịch dựa trên sáu khía cạnh của phát triển du lịch bền vững. Nó hữu ích trong việc đo lường và so sánh giữa các điểm đến, giúp xác định những điểm yếu và điểm mạnh tương ứng của từng thành phố /điểm đến, từ đó sẽ cải thiện những khía cạnh yếu hơn và giúp phân biệt thế mạnh của từng điểm đến. 3.7 Khu vực nghiên cứu Các điểm du lịch của Việt Nam được chọn là có mục đích, cụ thể là TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP. Hà Nội và Tỉnh Kiên Giang vì: Thứ nhất, đây là những tỉnh/thành phố nổi tiếng về du lịch của Việt Nam. Thứ hai, các điểm đến này có sân bay quốc tế, hàng năm đón một lượng khách quốc tế đáng kể. Thứ ba, các tỉnh/thành phố này có các di sản văn hóa địa phương nổi tiếng, thậm chí là được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Thứ tư, ba thành phố là đại diện ba điểm du lịch trọng điểm ba vùng Nam, Trung, Bắc và một tỉnh có du lịch là nền kinh tế trọng điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
56=>2