intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất cao su Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1/ Tổng quan nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2/ Lý luận về hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 3/ Kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam. Chương 4/ Định hướng và đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất cao su Việt Nam

MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp<br /> (DN) luôn tìm cách để tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh.<br /> Với những thành tựu trong khoa học quản trị như hiện nay thì việc phân cấp quản lý hình<br /> thành nên các trung tâm trách nhiệm (TTTN) trong hầu hết các DN là tất yếu. Do vậy để tổ<br /> chức sản xuất kinh doanh hiệu quả các DN cần phải đánh giá kết quả đạt được của các TTTN<br /> quản lý cũng như những tồn tại, nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ phận liên quan – Điều<br /> này có nghĩa là các DN cần phải có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá đánh giá các TTTN quản<br /> lý một cách phù hợp. Việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu này thuộc về kế toán trách<br /> nhiệm, một phân hệ quan trọng của kế toán quản trị.<br /> Cao su được đánh giá là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tuy nhiên từ năm<br /> 2013 đến nay các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) cao su thua lỗ kéo dài. Có nhiều lý do trong đó<br /> việc chưa chú trọng nhiều đến khâu đo lường, đánh giá kết quả hoạt động của các TTTN quản lý<br /> đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNSX cao su chưa thực sự hiệu quả. Nhằm đáp<br /> ứng nhu cầu thông tin trên thì việc đề xuất xây dựng và triển khai hệ thống chỉ tiêu đánh giá<br /> TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam là cần thiết và hữu ích. Xuất<br /> phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: "Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm<br /> trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam" làm đề<br /> tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục tiêu nghiên cứu chung: Đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản<br /> lý nhằm giúp nhà quản trị các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam có cơ sở đo lường,<br /> đánh giá thành quả, trách nhiệm cũng như quyền hạn đối với từng TTTN và cũng là căn cứ để<br /> nhà quản trị ra quyết định kinh doanh hữu hiệu.<br /> Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:<br /> Một là, Tổng kết những vấn đề cơ bản về kế toán TTTN, nội dung và phương pháp<br /> xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX nhằm xây dựng những<br /> luận cứ khoa học làm nền tảng cho nghiên cứu của luận án;<br /> Hai là, Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN<br /> quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam;<br /> Ba là, Đề xuất phương hướng và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý<br /> trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam.<br /> 3. Câu hỏi nghiên cứu<br /> Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:<br /> (1) Những lý luận cơ bản về đặc điểm hoạt động kinh doanh, phân cấp quản lý và hệ<br /> thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX?<br /> (2) Thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý và mức độ đáp ứng<br /> nhu cầu thông tin quản trị nội bộ của các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam hiện nay?<br /> <br /> 2<br /> (3) Những đề xuất nào hữu hiệu cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN<br /> quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam?<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá<br /> TTTN quản lý một cách phù hợp và hiệu quả nhằm giúp các DN quản trị tốt các hoạt động<br /> kinh doanh của mình.<br /> Phạm vi nghiên cứu:<br /> Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN<br /> quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su (gọi tắt là các DNSX cao su) Việt Nam;<br /> Phạm vi không gian: Các DNSX Cao su Việt Nam trồng trọt và sơ chế mủ cao su có<br /> quy mô trung bình trở lên;<br /> Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Với mục tiêu của luận án tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ<br /> thể, tác giả thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu và nghiên cứu điển hình (tại 5 công ty tiêu biểu<br /> trong ngành) nhằm tìm hiểu thực trạng về tổ chức sản xuất kinh doanh, phân cấp quản lý, mức<br /> độ vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý từ đó đề xuất phương hướng, xây dựng<br /> hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý hiệu quả cho các DN thuộc ngành sản xuất Cao su<br /> Việt Nam. Quy trình nghiên cứu chung của luận án được tác giả mô tả qua sơ đồ 1.1.<br /> * Phương pháp thu thập dữ liệu:<br /> (1) Về nguồn dữ liệu thu thập: Tác giả tiến hành thu thập từ hai nguồn chính là nguồn<br /> dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập thông qua<br /> nghiên cứu điển hình thực tế tại 5 DNSX cao su (Công ty TNHH MTV Cao su Đălăk, Công ty<br /> cổ phần Tổng công ty Cao su Đồng Nai, Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú, Công ty TNHH<br /> MTV Cao su Chư sê, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam). Nguồn dữ liệu sơ cấp tác giả<br /> thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua phiếu khảo sát (gửi phiếu khảo sát và thu thập<br /> câu trả lời thông qua công cụ Google Docs).<br /> <br /> 3<br /> <br /> Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án<br /> Nguồn: Tác giả tự xây dựng<br /> Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị và các nhân viên<br /> kế toán này để kiểm tra lại thông tin trên các phiếu trả lời cũng như làm rõ các vấn đề về quan<br /> điểm, phương hướng xây dựng hệ thống chỉ tiêu và nhu cầu vận dụng hệ thống chỉ tiêu trong<br /> việc đánh giá các TTTN quản lý của nhà quản trị các DNSX cao su.<br /> Về mẫu các DN thực hiện khảo sát: Tổng số các DN tham gia ngành sản xuất cao su<br /> là 92 DN (Công bố của Hiệp hội Cao su Việt Nam (2016), để đảm bảo cơ sở dữ liệu cho<br /> nghiên cứu luận án, tác giả tiến hành khảo sát trên mẫu tổng thể 92 DN này và thu được 85<br /> phiếu khảo sát trong đó có 77 phiếu trả lời hợp lệ từ 77 DN (gồm 34 công ty TNHH MTV, 4<br /> công ty TNHH HTV trở lên và 39 công ty cổ phần). Như vậy mẫu nghiên cứu được xác định<br /> cuối cùng là 77 DN đạt 83,69% mẫu tổng thể.<br /> (2) Về cách thức thu thập dữ liệu: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thông qua (a):<br /> Gửi phiếu khảo sát qua email thông qua ứng dụng Google Docs; (b) Phỏng vấn sâu và (c)<br /> Nghiên cứu điển hình tại 5 công ty có quy mô trung bình trong nhóm các DN có quy mô lớn.<br /> (3) Về phạm vi thời gian thu thập, khảo sát dữ liệu: Tác giả thực hiện khảo sát, phỏng<br /> vấn, nghiên cứu điển hình tại các DNSX cao su từ năm 2015 đến năm 2017.<br /> 6. Những đóng góp mới của luận án<br /> Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp những nội dung cơ bản sau:<br /> * Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Luận án đã phân tích và tổng hợp từ<br /> các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến những nội dung cơ bản về KTTN, về nội<br /> dung và phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX<br /> cũng như hệ thống hóa các lý thuyết về KTTN, TTTN quản lý và nhu cầu của NQT về đánh<br /> giá TTTN quản lý trong các DNSX. Luận án đã làm rõ nội dung và phương pháp xác định hệ<br /> thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý qua từng giai đoạn khác nhau đồng thời phát triển, bổ<br /> <br /> 4<br /> sung nội dung và phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý ưu việt<br /> trong các DNSX.<br /> * Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án: (1) Luận án đề xuất<br /> xác định nội dung và phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong<br /> DNSX Cao su Việt Nam trên cơ sở vận dụng phương pháp bảng điểm cân bằng; (2) Luận án<br /> đã xác định rõ các nhóm hoạt động cơ bản của từng loại TTTN quản lý trên các khía cạnh của<br /> bảng điểm cân bằng (tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển) từ đó xây<br /> dựng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cụ thể của từng nhóm hoạt động và theo từng khía<br /> cạnh của bảng điểm cân bằng; (3) Luận án đã xác định rõ các mối quan hệ nhân quả giữa các<br /> chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính trong từng TTTN quản lý; từ đó cung cấp<br /> cho NQT thông tin về các kết quả đạt được, nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ phận liên<br /> quan đồng thời cũng là cơ sở thực hiện chế độ đãi ngộ cho người lao động phù hợp, tích cực.<br /> Đây chính là động lực để NQT cùng với nhân viên của mình từng bước đưa DN hoàn thành<br /> sứ mệnh, tầm nhìn đã tuyên bố; (4) Luận án đã đề xuất các khuyến nghị đối với các cơ quan<br /> quản lý Nhà nước, các hội nghề nghiệp Kế toán- Kiểm toán cũng như các DNSX Cao su Việt<br /> Nam về điều kiện để xây dựng và vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý tuy<br /> nhiên để thực hiện thành công các DN cần phải chuẩn bị thật chi tiết, rõ ràng hơn nữa về yêu<br /> cầu, nguyên tắc, quy trình xây dựng, các điều kiện về vật chất, con người,… phù hợp với từng<br /> DN cụ thể.<br /> 7. Kết cấu của luận án:<br /> Ngoài phần tóm tắt, danh mục bảng, hình, sơ đồ, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án<br /> được kết cấu thành 4 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các<br /> DNSX.<br /> Chương 2: Lý luận về hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX.<br /> Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý<br /> trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam.<br /> Chương 4: Định hướng và đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý<br /> trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam.<br /> <br /> 5<br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRUNG TÂM<br /> TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br /> 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước<br /> Kế toán trách nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung, phương pháp và cơ sở thông<br /> tin xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm quản lý vì vậy khi nghiên cứu về hệ thống<br /> chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý các học giả đều bày tỏ các quan điểm về kế toán trách nhiệm<br /> như một tiền đề nền tảng.<br /> 1.1.1. Các kết quả nghiên cứu chung về kế toán trách nhiệm<br /> Phần lớn các nghiên cứu về kế toán trách nhiệm xoay quanh những vấn đề:<br /> * Các yếu tố của một hệ thống kế toán trách nhiệm<br /> Gordon (1963) cho rằng hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm 4 yếu tố sau: (1) Các<br /> TTTN; (2) Các nguyên tắc xác định giá hàng hóa và dịch vụ; (3) Các quy định về trách nhiệm<br /> và quyền hạn cho từng nhà quản trị và TTTN quản lý; (4) Hệ thống phần thưởng. Fowzia<br /> (2011) cho rằng bổ sung thêm hai yếu tố sau: (1) Xây dựng các thước đo hoặc các tiêu chuẩn<br /> để đánh giá trên cơ sở thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá các TTTN quản lý; (2) Đánh giá<br /> thành quả các TTTN quản lý để thực hiện chế độ đãi ngộ phù hợp.<br /> * Các bước thực hiện kế toán trách nhiệm<br /> Để thực hiện kế toán trách nhiệm các DN cần thực hiện các bước công việc sau: (1)<br /> Xác định vấn đề chính của hệ thống kế toán trách nhiệm; (2) Phân tích thực trạng của hệ<br /> thống hiện tại, gồm cả về hệ thống kế toán và hệ thống quản lý; (3) Xem xét các vấn đề về sự<br /> hiểu biết và mức độ tham gia của người lao động đối với hệ thống kế toán trách nhiệm, xác<br /> định các điểm kiểm soát,...; (4) Phát triển phương pháp tiếp cận hệ thống kế toán trách nhiệm;<br /> (5) Thiết kế hệ thống kế toán trách nhiệm; (6) Đào tạo cán bộ cho hệ thống kế toán trách<br /> nhiệm; (7) Thực hiện các công việc đã thiết kế (Anstine và Scott, 1980).<br /> * Báo cáo kế toán trách nhiệm<br /> Vos và O'Connell (1968) đã khẳng định rằng báo cáo kế toán trách nhiệm là nền tảng<br /> cơ bản của hệ thống thông tin quản lý, nó cung thông tin cho việc hoạch định và kiểm soát các<br /> hoạt động. Nội dung cơ bản của báo cáo kế toán trách nhiệm gồm: (1) Các TTTN quản lý; (2)<br /> Tiêu chuẩn đánh giá; (3) Kết quả hoạt động thực tế; (4) Biến động của các đối tượng kỳ thực<br /> hiện so với kỳ dự toán (Cox et al, 1989).<br /> 1.1.2. Các kết quả nghiên cứu về trung tâm trách nhiệm quản lý và hệ thống chỉ tiêu đánh giá<br /> trung tâm trách nhiệm quản lý<br /> * Các TTTN quản lý<br /> Khi đề cập đến TTTN quản lý, các tác giả Melumad, Mookherjee, Dand Reichelstein<br /> (1992) cho rằng trong DN tồn tại 3 loại TTTN quản lý là trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận<br /> và trung tâm đầu tư. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra thực tế của Sarkar và Yeshmin (2005) thì<br /> có đến 33% các DN tồn tại 4 loại TTTN quản lý (trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung<br /> tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư) và 30% các DN tồn tại 3 loại TTTN quản lý (trung tâm chi<br /> phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư). Công trình nghiên cứu của Schoute (2008) đã rút<br /> ra lời khuyên cho các nhà quản trị rằng nên vận hành DN với 4 loại TTTN, đó là trung tâm chi<br /> phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Trong đó: trung tâm chi phí<br /> chịu trách nhiệm chính về chi phí; (2) Trung tâm doanh thu là chịu trách nhiệm về tối đa hóa<br /> doanh thu; (3) Trung tâm lợi nhuận chịu trách nhiệm chính về tăng trưởng lợi nhuận; (4) Trung<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2