intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

98
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu: phân tích đánh giá tác động của các nhân tố từ phía khách hàng, phân tích về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ phía khách hàng theo từng vùng, miền; đánh giá thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank để xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường; đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, XHTDNB đã và đang trở thành công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay và kiểm soát rủi ro tín dụng rất hiệu quả của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng. Theo Quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 30/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank được chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Với vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của Agribank: Dư nợ tín dụng chiếm xấp xỉ 79% tổng tài sản; thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng thu nhập. Do đó, rủi ro trong kinh doanh của Agribank có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng. Theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011, Agribank đã đưa vào sử dụng, vận hành hệ thống XHTDNB do Công ty Ernst&Young tư vấn xây dựng từ năm 2007 đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng XHTDNB hiện nay của Agribank còn tồn tại nhiều bất cập về nội dung, đối tượng khách hàng, bộ tiêu chí chấm điểm… Từ thực tiễn vận hành và nghiên cứu, phân tích hệ thống XHTDNB của Agribank, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” để nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế trên cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường. - Mục tiêu cụ thể: Phân tích đánh giá các nhân tố từ phía khách hàng; phân tích sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ phía khách hàng theo từng vùng; đánh giá thực trạng XHTDNB tại Agribank để xây dựng mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường; đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB tại Agribank. 2 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận án nghiên cứu về công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam có quan hệ tín dụng với Agribank. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về không gian Nghiên cứu lý thuyết phân khúc thị trường; nghiên cứu thực tiễn việc XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, khách hàng hộ sản xuất, khách hàng định chế tài chính… của Agribank và một số NHTM lớn tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống XHTD đối với khách hàng cá nhân của Agribank theo phân khúc thị trường. 3.2.2. Về thời gian - Số liệu thứ cấp: Hệ thống số liệu về tín dụng và số liệu liên quan đến khách hàng tại hệ thống Agribank và các NHTM Việt Nam…qua các trang mạng, thông qua số liệu của Tổng cục Thống kê trong khoảng 5 năm từ năm 2010 đến 30/6/2015. - Số liệu sơ cấp: Thông qua bảng hỏi gửi tới các khách hàng cá nhân của Agribank tại 48/63 tỉnh, thành phố ở tất cả các vùng miền Việt Nam. Mẫu khảo sát khoảng 210 phiếu/mỗi đoạn thị trường được phân chia. Thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 4/2015. 4. Phương pháp, câu hỏi và mô hình nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu 4.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính - Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia nhằm làm sáng tỏ và biện chứng những nhận định, đánh giá; phương pháp phán đoán logic nhằm xác định cơ hội thách thức trong công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường. 4.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Thực hiện qua dữ liệu thứ cấp của Agribank và hệ thống các NHTM trong hơn 5 năm; dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các khách hàng cá nhân của Agribank với quy mô mẫu là 1123 số phiếu có giá trị/1470 phiếu phát ra. - Sử dụng các mô hình thống kê để kiểm định; mô hình kinh tế lượng đề xuất mô hình cho từng phân khúc khách hàng. 3 4 4.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Có thể phân khúc khách hàng theo những tiêu thức nào? Mối liên hệ giữa việc phân khúc khách hàng với việc hình thành hệ thống chỉ tiêu XHTDNB của Agribank? Mức độ tác động? (2) Làm thế nào để xây dựng được một hệ thống XHTDNB phù hợp với sự phân khúc khách hàng? Cách thức tính điểm cho từng chỉ tiêu như thế nào để đánh giá chính xác năng lực của khách hàng? 4.3. Mô hình nghiên cứu Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dưới đây: khúc thị trường; khiếm khuyết cũng như các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tiền đề để các nhà nghiên cứu sau này tiếp tục bổ sung và hoàn thiện công tác XHTDNB tại các NHTM Việt Nam. 5.2. Phương diện thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng ngay vào công tác XHTDNB tại Agribank; giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong ngành ngân hàng Việt Nam có cái nhìn cụ thể hơn về một phương pháp tiếp cận mới trong đo lường và đánh giá các tiêu chí của hệ thống XHTDNB; là hệ thống số liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến XHTDNB tại các NHTM. CÁC NHÂN Tố THUộC NHÓM THÔNG TIN THÂN NHÂN CủA KH VớI NH (BIếN ĐộC LậP) Tác động theo từng phân đoạn thị trường Các chỉ tiêu thuộc nhóm Quan hệ của KH với NH (Biến Phụ thuộc) Các chỉ tiêu thuộc nhóm Quan hệ của KH với NH (đã có tác động ảnh hưởng của các nhân tố thuộc Thông tin thân nhân của KH) (Biến độc lập) Tác động theo từng phân đoạn thị trường Khả năng trả nợ của KH (Biến phụ thuộc) 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Phương diện lý thuyết Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về XHTDNB, hệ thống hóa các tiêu chí, các nhân tố có tác động đến kết quả XHTDNB; đánh giá và đo lường hệ thống các tiêu chí trong đánh giá XHTDNB theo phân CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Một số mô hình xếp hạng tín dụng Phần 1 luận án đã trình bày 6 mô hình XHTD tiêu biểu hiện nay đang được sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam. Theo đó, luận án đã đánh giá những điểm đã đạt được và những hạn chế của các mô hình gồm: - Mô hình chấm điểm: là mô hình được các công ty xếp hạng tín nhiệm (Credit Rating Agency) trên thế giới sử dụng một cách phổ biến như: Moody’s; Standard and Poor; Fitch. - Mô hình điểm số của Altman: là một mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hoá các mối quan hệ giữa các biến qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng. - Mô hình logistic là một mô hình toán học hồi quy sử dụng biến (Y) là biến phụ thuộc và tất cả các biến còn lại là biến độc lập - Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO: là phương tiện kiểm soát tín dụng được gán cho mỗi cá nhân tại một số nước phát triển, giúp cho tổ chức tín dụng ước lượng mức rủi ro khi cho vay. - Mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam (2006). - Mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của Ernst & Young (E&Y). 1.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến XHTDNB Luận án đã trình bày 5 luận án tiến sĩ có nội dung liên quan mật thiết đến hoạt động XHTDNB tại các NHTM Việt Nam hiện nay. Các nội dung 5 6 này được thể hiện từ mục 1.2.1 đến 1.2.5. Thông qua các công trình này, tác giả đã đưa ra những luận điểm, nhận định, đánh giá những điểm đã đạt được và những hạn chế về công tác XHTDNB. 1.3. Một số bài báo, bài nghiên cứu chuyên đề liên quan đến XHTD Tác giả đã nghiên cứu và trình bày 12 công trình nghiên cứu được đăng tải, công bố trên các tạp chí hàng đầu trên thế giới liên quan đến công tác XHTD. 1.4. Những khoảng trống của các công trình nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình, các công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến XHTD, tác giả đã tìm ra những khoảng trống cần nghiên cứu gồm 4 nội dung sau: Một là, phương pháp XHTD và xây dựng hệ thống chỉ tiêu, thang điểm, cách tính điểm số ở mỗi NHTM có sự khác biệt. Hai là, hệ thống chỉ tiêu xếp hạng không được xây dựng riêng cho từng nhóm đối tượng có những đặc điểm khác nhau. Ba là, các chỉ tiêu trong hệ thống XHTD thường mang tính chủ quan, được xác định theo phương pháp chuyên gia, dẫn đến kết quả hạn chế. Bốn là, chưa đi sâu vào nghiên cứu cho đối tượng khách hàng cá nhân. Luận án đã phân tích và khẳng định rõ: Việc phân khúc thị trường tại các NHTM có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Vai trò đó được thể hiện cụ thể ở 4 nội dung: nhận biết được các sản phẩm mà khách hàng lựa chọn; định hướng nhu cầu về các sản vay vốn của khách hàng; nhận biết sớm khả năng thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng; dự đoán, dự phòng và đối phó với những rủi ro tín dụng. 2.1.3. Cơ sở phân khúc thị trường Luận án đã trình bày những tiêu chí thường được sử dụng để phân khúc thị trường. Một trong những tiêu chí đó là phân khúc theo vùng kinh tế. Luận án đã đề cập đến Thông tư số 193/UB-VP ngày 11/2/1963 về tiến hành việc nghiên cứu phân vùng kinh tế. Trong những giai đoạn khác nhau, với mục tiêu phát triển nền kinh tế, Việt Nam đã đưa ra các thức phân vùng kinh tế khác nhau. Hiện nay, Tổng cục Thống kê cũng đã điều tra, khảo sát các số liệu về kinh tế, dân số, thu nhập của 63 tỉnh, thành phố được phân chia theo 7 vùng đó là: (1)Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh; (2)Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh; (3)Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh; (4)Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh; (5)Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh; (6)Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh; (7)Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh. Luận án đã tổng kết một số đặc điểm chung của 7 vùng và tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các số liệu để tìm sự khác biệt về tác động của các chỉ tiêu đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn thông qua mô hình ở chương 4 và chương 5 theo hướng phân khúc khách hàng Agribank theo 7 vùng nêu trên. 2.1.4. Thực tiễn phân khúc các vùng kinh tế Việt Nam Hiện nay, tại Việt Nam các vùng kinh tế thường được phân khúc theo một số phương pháp như sau: Phân khúc theo địa lý; phân khúc theo trình độ dân cư; phân khúc theo mức thu nhập. 2.2. Xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM 2.2.1. Khái niệm XHTDNB Thông qua nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về XHTD, dưới góc độ nghiên cứu về hoạt động XHTDNB một NHTM, tác giả đã đưa ra khái niệm: XHTDNB là một công cụ đo lường rủi ro tín dụng của NHTM trên cơ CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ XHTDNB THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1. Phân khúc thị trường của các NHTM 2.1.1. Thị trường của NHTM Từ những nghiên cứu về lý thuyết về thị trường, tác giả đã khái quát hóa thị trường của NHTM là nơi các khách hàng được các NHTM hướng dẫn sử dụng và thỏa mãn nhu cầu về các dịch vụ về tài chính- ngân hàng.\ 2.1.2. Phân khúc thị trường của NHTM Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm có liên quan đến phân khúc thị trường, tác giả đã đưa ra khái niệm về phân khúc thị trường của NHTM: là phân chia tổng thể khách hàng của ngân hàng thành những nhóm khách hàng nhỏ hơn có nhu cầu tương đồng về tập quán, văn hóa, thói quen, sở thích; về quy mô tài sản; về tiềm năng huy động hoặc vay vốn…. 7 8 sở phân tích, đánh giá, chấm điểm khách hàng thông qua hệ thống thông tin khai thác được liên quan đến khách hàng. 2.2.2. Phương pháp XHTDNB Hiện nay, các NHTM thường sử dụng 2 phương pháp XHTDNB chính là: Phương pháp chuyên gia và phương pháp mô hình toán học. Trong đó: Phương pháp mô hình toán học gồm 2 mô hình chính được sử dụng là: Mô hình hồi qui logistic và mô hình phân tích nhân tố. Luận án đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của 2 phương pháp XHTDNB trên. 2.2.3.Vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM Vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM được thể hiện rõ ở các nội dung sau: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng; làm giảm thiểu các tổn thất, giúp cho các khách hàng tránh được những rủi ro trong quá trình vay vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản vay, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. 2.2.4. Vai trò của XHTDNB trong quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Luận án đã trích dẫn khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2005). Trong đó nhấn mạnh hoạt động quan trọng nhất trong quản lý nợ xấu là tăng cường các biên pháp phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu. Tác giả đã liệt kê 8 vấn đề cần thực hiện để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Trong đó, 4/8 vấn đề được áp dụng trong hoạt động XHTDNB. Có thể coi đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất, giúp các NHTM có thể phân loại khách hàng và đưa ra quyết định cho vay chính xác, khách quan, quản trị rủi ro hiệu quả. 2.3. XHTDNB theo phân khúc thị trường của NHTM. 2.3.1. Khái niệm XHTDNB theo phân khúc thị trường Trên cơ sở khái niệm về XHTDNB của một NHTM tại mục 2.2.1 và khái niệm về phân khúc thị trường tại mục 2.1.2.2, tác giả đưa ra khái niệm: XHTDNB theo phân khúc thị trường là việc xếp hạng, đánh giá về khả năng hoàn trả của khách hàng khi phát sinh quan hệ tín dụng với một NHTM dựa trên hệ thống tiêu chí được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc điểm của khách hàng theo từng khúc thị trường phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. 2.3.2. Đặc trưng của XHTDNB theo phân khúc thị trường Gồm 3 đặc trưng: (1)hệ thống XHTDNB được xây dựng dựa trên cơ sở phân khúc thị trường trong nội bộ NHTM; (2) hệ thống XHTDNB có hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp với những nhóm khách hàng ở cùng một khúc thị trường; (3)hệ thống chỉ tiêu khác nhau trên những khúc thị trường khác nhau. 2.3.3. Vai trò của XHTDNB theo phân khúc khách hàng vay vốn với hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Vai trò của XHTDNB theo phân khúc thị trường được luận án phân tích cụ thể và trình bày rõ ở 3 nội dung chính là: Vai trò trong quản trị rủi ro tín dụng; trong quản lý khách hàng; trong hoạch định chính sách. 2.4. Thực trạng công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam, bài học kinh nghiệm 2.4.1. Sự hình thành và quá trình phát triển XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển XHTDNB được chia thành 2 giai đoạn: Thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (1952 -1988) và giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi từng bước sang cơ chế thị trường (từ năm 1989 đến nay). Từ năm 1989 đến nay, NHNN đã ban hành nhiều qui định để kiểm soát và quản lý tình hình nợ xấu tại các NHTM. XHTD doanh nghiệp được đề cập lần đầu trong nội dung Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế. 2.4.2. Thực trạng công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại một số NHTM Việt Nam Hệ thống XHTDNB ở các NHTM Việt Nam hiện nay thường được xây dựng cho 4 nhóm khách hàng sau: Khách hàng doanh nghiệp; khách hàng cá nhân; khách hàng hộ/cá nhân kinh doanh; khách hàng là định chế tài chính, tổ chức. Tác giả đã mô hình hóa hoạt động chấm điểm XHTDNB của các NHTM Việt Nam hiện nay theo mô hình dưới đây: 9 PHÂN KHÚC ĐỐI TƯỢNG CHẤM ĐIỂM KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY TIÊU DÙNG 10 trên cơ sở tính toán mức độ ảnh hưởng tới khả năng sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng; (3)chưa được tính đến yếu tố tác động của vùng miền, địa phương; (4)công nghệ thông tin trong phòng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM còn hạn chế. 2.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank Agribank cần hoàn thiện hệ thống XHTDNB theo 3 hướng sau: Một là, cần phải có sự phân khúc thị trường trên cơ sở coi trọng việc đánh giá các yếu tố khác biệt về địa lý, môi trường... làm nền tảng để xây dựng hệ thống XHTDNB. Hai là, hệ thống chỉ tiêu phải được xây dựng phù hợp với mỗi đoạn thị trường đã được phân khúc trên cở sở lượng hóa các chỉ tiêu thông qua việc áp dụngcác mô hình toán kinh tế. Ba là, vần xây dựng một cách đồng bộ hệ thống công nghệ nhằm giảm thiểu những yếu tố tác động chủ quan của người thực hiện chấm điểm XHTD. KHÁCH HÀNG HỘ/CÁ NHÂN KD/HỘ NÔNG DÂN THU THẬP THÔNG TIN -VỀ THÂN NHÂN/ CHỦ HỘ - VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NGƯỜI VAY KHÁCH HÀNG KHÁC KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP - PHÂN KHÚC THEO NGÀNH - PHÂN KHÚC THEO QUY MÔ -PHÂN KHÚC THEO LOẠI HÌNH SỞ HỮU CHẤM ĐIỂM THEO BỘ CHỈ TIÊU - BỘ CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH - BỘ CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH TỔNG HỢP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG Mô hình 1.2: Mô hình XHTDNB theo phân khúc tại các NHTM Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phân khúc XHTDNB của một số NHTM lớn Việt Nam, tác giả đã rút ra: XHTDNB tại các NHTM Việt Nam hiện nay đã có sự phân khúc thị trường. Tuy nhiên việc phân khúc còn diễn ra đơn giản và tập trung chủ yếu ở khách hàng doanh nghiệp. 2.4.3. Đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng theo phân khúc thị trường tại một số NHTM tại Việt Nam Thông qua đánh giá thực trạng công tác XHTDNB tại các NHTM Việt Nam, tác giả đã tổng kết một số kết quả đạt được bao gồm các nội dung sau: Đã xây dựng được hệ thống chỉ số, thang điểm, trọng số rất chi tiết, cụ thể; phân loại khách hàng theo khả năng sử dụng và hoàn trả các khoản vay; đánh giá khách hàng một cách đa chiều hơn, khách quan hơn. Bên cạnh đó, luận án đã khẳng định công tác XHTDNB tại các NHTM Việt Nam còn tồn tại 4 hạn chế cơ bản và nêu rõ nguyên nhân của từng hạn chế đó gồm: (1)chưa có sự nhất quán trong việc xây dựng hệ thống XHTDNB tại các NHTM; (2)hệ thống chỉ tiêu chưa được xác định CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG XHTDNB THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG TẠI AGRIBANK 3.1. Tổng quan về Agribank 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Agribank Từ ngày thành lập 26/3/1988 đến 15/10/1996, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên 2 lần: Theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 tên lần đầu là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, sau lần đổi tên lần thứ hai là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam, tên tiếng Anh là Agribank. Ngày 31/01/2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, Agribank được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Agribank được mô hình hóa như sau:

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2