intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng" nhằm xây dựng được phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; Đánh giá được tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam và Hải Dương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM HÀ HẢI DƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP. ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CHO MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Kỹ thuật tài nguyên nước Mã số : 62 58 02 12 HÀ NỘI, 2014
  2. Công trình đã được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học : 1. GS.TS. Trần Thục - Viện Khoa học KTTV&MT 2. GS.TS Lars Ribbe - Trường Đại học Cologne, Đức Phản biện 1: PGS. TS Trần Viết Ổn Trường Đại học Thủy lợi Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Thái Đại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Tỉnh Tổng cục Thủy lợi – Bộ NN&PTNT Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Địa chỉ 171 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Vào hồi …… giờ…..ngày…..tháng…..năm 2014. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; - Thư viện Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường.
  3. 1 MỞ ĐẦU I. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng được phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; Đánh giá được tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam và Hải Dương. II. Ý nghĩa khoa học của luận án Bổ sung và hoàn thiện về mặt học thuật một phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đặc biệt tập trung tại cấp cộng đồng; Cung cấp một bộ chỉ số sử dụng cho việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp; Cung cấp quy trình tính toán các chỉ số phụ và chỉ số chính của chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương; Cung cấp cơ sở lý luận để xây dựng một công cụ hỗ trợ đánh giá được khuyến nghị áp dụng cho các nghiên cứu tương tự. III. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Xây dựng được một công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá, xác định vùng dễ bị tổn thương nhất và đã được áp dụng vào thực tế cho 04 tỉnh là Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng và Hải Dương; Đánh giá thí điểm thực tế cho 04 tỉnh là Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng và Hải Dương nhằm xác định tỉnh/thành phố nào có mức độ dễ bị tổn thương nhất. IV. Đóng góp mới của luận án Xây dựng được một phương pháp với quy trình thống nhất để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp; Xác định các chỉ tiêu chính và chỉ tiêu thành phần cấu thành tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với nhu cầu nước phục vụ trồng trọt; Xây dựng được bộ chỉ số và bộ bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với nhu cầu nước phục vụ trồng trọt cho vùng nghiên cứu điển hình; Xây dựng được một công cụ hỗ trợ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu: Phần mềm CVASS (Climate Vulnerability Assessment Support Software).
  4. 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tổng quan về các khung và phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nước và trên thể giới có thể thấy rằng, nói chung, các nghiên cứu đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương được chia làm ba loại: 1.1. Cách tiếp cận từ trên xuống Cách tiếp cận “từ trên xuống” tập trung đánh giá các rủi ro khí hậu trong dài hạn như vài thập kỷ và thường đến 2100 và dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu. Điển hình các khung, phương pháp sử dụng cách tiếp cận “từ trên xuống” bao gồm: Phương pháp 7 bước của IPCC; Phương pháp đánh giá của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Hoa Kỳ. 1.2. Cách tiếp cận từ dưới lên Cách tiếp cận từ dưới lên mới được đưa ra trong những năm gần đây, bổ sung cho cách tiếp cận “từ trên xuống“ do dựa trên các chiến lược đối phó của địa phương, công nghệ và kiến thức bản địa, năng lực và khả năng đối phó của cộng đồng và chính quyền trước các dao động khí hậu hiện tại. Cách tiếp cận này rất hữu ích trong việc xây dựng các chiến lược cụ thể và thực hiện chính sách. Điển hình cho cách tiếp cận này là phương pháp được sử dụng trong Chương trình Hành động Thích ứng Quốc gia (NAPA), Phòng hợp tác quốc tế Mỹ và hầu hết các khung và phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương được sử dụng tại Việt Nam đều theo cách tiếp cận “từ dưới lên” bao gồm khung và phương pháp của Hội chữ thập đỏ, chương trình giảm thiểu biến đổi khí hậu tại các thành phố châu Á, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường… 1.3. Cách tiếp cận tổng hợp Kết hợp hai cách tiếp cận trên được gọi là cách tiếp cận tổng hợp như dự án “Đánh giá rủi ro do biến đổi khí hậu và kế hoạch thích ứng tại vùng ven biển Mandurah - Úc” được thực hiện bởi Chính Phủ Úc năm 2009, khung hướng dẫn đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và hành động (CV&A) của Văn phòng Phát triển Quốc tế Canada, phương pháp luận đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương theo MASSCOTE (FAO) và phương pháp của Viện Môi trường Stockholm và Viện Công nghệ Ấn Độ.
  5. 3 CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NHU CẦU NƯỚC PHỤC VỤ TRỒNG TRỌT 2.1. Xây dựng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đối với trồng trọt và nhu cầu nước 2.1.1. Lựa chọn khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương Về khía cạnh khái niệm, luận án chọn khái niệm của IPCC (2001) về tình trạng dễ bị tổn thương cho việc đề xuất phương pháp cũng như quy trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương. Như vậy, tình trạng dễ bị tổn thương (Vulnerability) có thể được biểu thị là hàm của mức độ tiếp xúc (Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và tình trạng thích ứng (Adaptation Capacity). V = f(E, S, AC) 2.1.2. Cách tiếp cận xây dựng phương pháp Việc xây dựng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương được đề xuất dựa trên cách tiếp cận sau (Hình 2.1): Hình 2.1: Sơ đồ tiếp cận xây dựng phương pháp 2.1.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương Dựa vào khái niệm về tình trạng dễ bị tổn thương của IPCC, cách tiếp cận và yêu cầu đối với phương pháp, luận án đề xuất một
  6. 4 phương pháp 5 bước để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với nhu cầu nước phục vụ trồng trọt như sau: Hình 2.2: Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với nhu cầu nước phục vụ trồng trọt 2.2. Quy trình và nội dung của phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đối với nhu cầu nước phục vụ trồng trọt 2.2.1. Bước 1: Chuẩn bị; Thu thập tài liệu thứ cấp; Xác định phạm vi đánh giá: Phạm vi đánh giá gồm 2 vùng: (i) vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng và (ii) vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu và không có nước biển dâng. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được lựa chọn sử dụng trong phương pháp cũng như được sử dụng cho đánh giá thí điểm là: Kịch bản phát thải trung bình (B2). Sàng lọc tác động chính do biến đổi khí hậu: Sàng lọc các tác động của biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu là bước quan trọng nhằm xác định sơ bộ các tác động của biến đổi khí hậu của vùng thí điểm trước khi triển khai đánh giá thực địa. 2.2.2. Bước 2: Đánh giá thực địa - Giai đoạn chuẩn bị đánh giá: bao gồm các hoạt động sau: (i) Xây dựng đề cương đánh giá; (ii) Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu; (iii) Xác định phạm vi đánh giá; (iv) Chuẩn bị nội dung, bảng
  7. 5 biểu và công cụ thu thập số liệu; và (v) Chuẩn bị công cụ cho khảo sát đánh giá thu thập số liệu cấp cộng đồng. Trình tự đánh giá ở cấp cộng đồng: Gồm các hoạt động sau: Hoạt động 1: Làm việc với địa phương (Tỉnh, huyện, xã ); Hoạt động 2: Thành lập nhóm đối tác và tập huấn cho nhóm đối tác; Hoạt động 3: Thu thập tài liệu; và Hoạt động 4: Thảo luận cùng nhóm đối tác và người dân; 2.2.3. Bước 3: Xác định các yếu tố của tình trạng dễ bị tổn thương Nội dung của bước 3 là xác định mức độ tiếp xúc (E), mức độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) phục vụ cho việc xây dựng chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương của bước 4. Kết quả của bước 3 là các bảng kết quả thu thập số liệu cho chỉ số phụ và chỉ số thành phần con tương ứng. 2.2.4. Bước 4: Xây dựng chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương - Xác định chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương; - Xây dựng bản đồ dễ bị tổn thương. 2.2.5. Bước 5: Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương Xác định xem tỉnh nào trong vùng, huyện nào trong tỉnh và xã nào trong huyện có tình trạng dễ bị tổn thương là cao nhất, từ đó đề xuất được kế hoạch ứng phó thích hợp. 2.3. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thuật toán xây dựng phần mềm hỗ trợ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương 2.3.1. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương bằng phương pháp chỉ số Chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương bao gồm ba chỉ số chính: mức độ tiếp xúc (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) và các thành phần phụ tương ứng. 2.3.2. Xây dựng quy trình tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương Việc tính toán xác định các chỉ số chính, chỉ số phụ và các chỉ số thành phần con tương ứng được sơ đồ hóa như sau:
  8. 6 Hình 2.3: Sơ đồ tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương 2.3.2.1. Chuẩn hóa các chỉ số Quá trình chuẩn hóa được thực hiện theo công thức (1) và được thực hiện cho cấp thấp nhất là E11 ÷ E1n, En1 ÷ Enn, S11 ÷ S1n, Sn1 ÷ Snn, và AC11 ÷ AC1n, ACn1 ÷ ACnn: 2.3.2.2. Xác định trọng số cho các chỉ số Việc cần thiết sau khi chuẩn hóa được các số liệu đầu vào là việc xác định trọng số cho từng yếu tố. Trong khuôn khổ của luận án trọng số của các yếu tố sẽ được xác định bằng phương pháp trọng số bất cân bằng theo số lượng các biến thành phần. 2.3.2.3. Xác định các biến phụ Như đã đề cập ở trên, đối với từng biến chính đều có các biến phụ và các biến phụ này lại có thể có các biến thành phần để hợp thành các biến phụ và được xác định bằng công thức sau: ∑ 2.3.2.4. Xác định các biến chính ∑ ∑ 2.3.2.5. Xác định chỉ số dễ bị tổn thương 2.3.3. Sơ đồ quy trình xác định và tính toán chỉ số dễ bị tổn thương
  9. 7 Việc xây dựng bài toán ở trên, chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) cũng như các chỉ số về Mức độ tiếp xúc (E), Độ nhạy cảm (S) và Khả năng thích ứng được xác định theo sơ đồ như sau: Hình 2.4: Quy trình xác định và tính toán
  10. 8 2.3.4. Xác định chỉ số mức độ tiếp xúc (E) Chỉ số phụ mức độ tiếp xúc (E) được sử dụng trong luận án này bao gồm các chỉ thị phụ như sau: (i) Hiện tượng khí hậu cực đoan (E1); (ii) Thay đổi các biến khí hậu (E2); và (iii) Nước biển dâng (E3). Nguồn Yếu tố phụ Yếu tố thành phần Đơn vị Hiện tại 2030 Hiện tượng Số trận bão cấp 10 trung bình hằng năm (E11) Trận TK Giả định khí hậu cực Số trận lụt trung bình hằng năm (E12) Trận TK Giả định đoan (E1) Số trận hạn hán trung bình hằng năm (E13) Trận TK Giả định Lượng mưa năm cao nhất (E21) mm TK Kịch bản Thay đối Lượng mưa năm thấp nhất (E22) mm TK Kịch bản các biến khí Nhiệt độ năm cao nhất (E23) To TK Kịch bản hậu (E2) Nhiệt độ năm thấp nhất (E24) To TK Kịch bản Độ ẩm không khí trung bình (E25) % TK Kịch bản Nước biển Mực nước biển dâng (E31) cm TK Kịch bản dâng (E3)
  11. 9 2.3.5. Xác định chỉ số độ nhạy cảm (S) Các yếu tố phụ của mức độ nhạy cảm được lựa chọn sử dụng bao gồm: (i) Sử dụng đất (S1); (ii) Nguồn nước (S2); (iii) Lao động và thu nhập (S3); (iv) Tác động do khí hậu cực đoan (S4). Nguồn Yếu tố phụ Yếu tố thành phần Đơn vị Hiện tại 2030 Diện tích đất sử dụng cho trồng trọt (S11) ha TK LUP Sử dụng đất (S1) Diện tích đất trồng trọt được tưới (S12) ha TK IDP Tổng lượng dòng chảy tại đầu mối (S21) m3 TT TT Nguồn nước (S2) Nhu cầu nước cho trồng trọt (S22) m3 TT TT Hiệu quả vận hành công trình đầu mối (S23) % TT TT Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp (S31) % TK SDP Lao động và thu Tổng số hộ nghèo (S32) Hộ TK SDP nhập (S3) Tổng thu nhập từ nông nghiệp (S33) VND TK SDP Đất trồng trọt bị ảnh hưởng do bão (S41) ha TK Giả định Ảnh hưởng do Đất trồng trọt bị ảnh hưởng do hạn hán (S ) ha TT TT 42 khi hậu cực Mực nước đỉnh lũ (S43) ha TT TT đoan (S4) Khoảng cách xâm nhập mặn tối đa (S44) ha TT TT
  12. 10 2.3.6. Xác định chỉ số khả năng thích ứng (AC) Các chỉ thị chính và đại diện cho khả năng thích ứng sẽ bao gồm: (i) Cơ sở hạ tầng (AC1); (ii) Kinh tế (AC2); và (iii) Xã hội (AC3). Yếu tố Nguồn Yếu tố thành phần Đơn vị phụ Hiện tại 2030 Hệ thống tưới tiêu được cứng hóa (AC11) % TK IDP Cơ sở hạ Đường giao thông nông thôn được cứng hóa (AC12) % TK SDP tầng (AC1) Đường giao thông nội đồng được cứng hóa (AC13) % TK SDP Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp (AC14) % TK SDP Tỷ lệ đầu tư trong sản xuất nông nghiệp (AC21) % TK SDP Kinh tế Đầu tư nâng cấp công trình đầu mối (AC22) VND TT TT (AC2) Đầu tư nâng cấp hệ thống tưới tiêu (AC23) VND TT TT Xã hội GDP (AC31) TK SDP (AC3) Phát triển con người (AC32) TK SDP Ghi chú: TK: Thống kê; TT: Tính toán; LUP: Kế hoạch sử dụng đất; IDP: Quy hoạch thủy lợi; SDP: Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
  13. 11 2.4. Xây dựng phần mềm hỗ trợ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương 2.4.1. Chức năng cơ bản của phần mềm: Cơ sở dữ liệu bao gồm: Các thông tin, dữ liệu phục vụ tính toán chỉ số và xây dựng bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương. Chức năng tính toán: Nhằm để tính toán mức độ tiếp xúc (E); Tính toán mức độ nhạy cảm (S); Tính toán khả năng thích ứng (AC); và tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương (CVI). Chức năng hiển thị kết quả: Nhằm để hiển thị bộ chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương; Bản đồ dễ bị tổn thương; và các loại biểu đồ liên quan. 2.4.2. Sơ đồ khối phần mềm Hình 2.5: Sơ đồ khối của phần mềm đánh giá
  14. 12 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỔI VỚI NHU CẦU NƯỚC PHỤC VỤ TRỒNG TRỌT TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐIỂN HÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Lựa chọn vùng đánh giá thí điểm và kịch bản biến đổi khí hậu 3.1.1. Lựa chọn vùng đánh giá Căn cứ vào cơ sở phân vùng tác động, căn cứ điều kiện tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng của từng vùng và đặc biệt là sự sẵn có và khả thi về số liệu đầu vào, luận án chỉ chọn các tỉnh sau đây cho từng vùng để đánh giá TTDBTT: - Vùng 1: Nam Định (xã Giao Xuân và Giao Lạc, huyện Giao Thủy), Hải Phòng (xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy); - Vùng 2: Hà Nam (xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng), Hải Dương (xã Tiền Tiến và xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà). 3.1.2. Mốc thời điểm đánh giá Hiện tại hầu hết các tỉnh/thành phố đều đã xây dựng được chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như kế hoạch, quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy lợi đến năm 2030, hơn nữa hầu hết các tỉnh/thành phố đều đã xây dựng được kế hoạch hành động ứng phó BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó luận án chỉ chọn 2 mốc thời điểm để đánh giá đó là mốc thời điểm hiện tại (2010) và mốc năm 2030.
  15. 13 3.2. Kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương cấp tỉnh/thành phố 3.2.1. Chỉ số và bản đồ mức độ tiếp xúc (E) cấp tỉnh Bảng 3.1: Chỉ số về mức độ tiếp xúc (E) cấp tỉnh Vùng/địa Thời điểm đánh giá phương Hiện tại Mức độ Năm 2030 Mức độ Nam Định 0.322 3 0.384 4 Hải Phòng 0.626 1 0.697 1 Hà Nam 0.493 2 0.493 2 Hải Dương 0.256 4 0.399 3 Ghi chú: (Mức độ 1  4: Cao  Thấp) Hình 3.1: Bản đồ mức độ tiếp xúc (E) cấp tỉnh
  16. 14 3.2.2. Chỉ số và bản đồ độ nhạy cảm (S) cấp tỉnh Bảng 3.2: Chỉ số về độ nhạy cảm (S) cấp tỉnh Vùng/địa Thời điểm đánh giá phương Hiện tại Mức độ Năm 2030 Mức độ Nam Định 0.898 1 0.825 1 Hải Phòng 0.337 3 0.379 3 Hà Nam 0.130 4 0.170 4 Hải Dương 0.477 2 0.578 2 Ghi chú: (Mức độ 1  4: Cao  Thấp) Hình 3.2: Bản đồ độ nhạy cảm (S) cấp tỉnh
  17. 15 3.2.3. Chỉ số và bản đồ khả năng thích ứng (AC) cấp tỉnh Bảng 3.3: Chỉ số về khả năng thích ứng (AC) cấp tỉnh Vùng/địa Thời điểm đánh giá phương Hiện tại Mức độ Năm 2030 Mức độ Nam Định 0.556 2 0.659 1 Hải Phòng 0.414 3 0.413 3 Hà Nam 0.389 4 0.392 4 Hải Dương 0.601 1 0.579 2 Ghi chú: (Mức độ 1  4: Cao  Thấp) Hình 3.3: Bản đồ khả năng thích ứng (AC) cấp tỉnh
  18. 16 3.2.4. Chỉ số và bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) cấp tỉnh Bảng 3.4: Chỉ số về tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) cấp tỉnh Vùng/địa Thời điểm đánh giá phương Hiện tại Mức độ Năm 2030 Mức độ Nam Định 0.555 1 0.517 1 Hải Phòng 0.516 2 0.554 2 Hà Nam 0.411 3 0.424 4 Hải Dương 0.377 4 0.466 3 Ghi chú: (Mức độ 1: Tổn thương cao; 4: Mức độ tổn thương thấp) Hình 3.4: Bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) cấp tỉnh
  19. 17 3.3. Kết quả tính toán chỉ số và biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương cấp cộng đồng 3.3.1. Kết quả tính toán chỉ số Bảng 3.5: Bảng tổng hợp tính toán chỉ số E, S, AC và CVI cấp xã trong hiện tại Vùng/địa Thời điểm đánh giá Hiện tại phương E Mức độ S Mức độ AC Mức độ CVI Mức độ Tân Trào 0,700 1 0,432 5 0,535 6 0,533 1 Giao Lạc 0,322 3 0,754 1 0,627 4 0,483 2 Giao Xuân 0,322 3 0,616 2 0,635 3 0,435 3 Tiền Tiến 0,256 4 0,604 3 0,697 1 0,388 5 Phượng Hoàng 0,256 4 0,583 4 0,684 2 0,385 6 Liên Sơn 0,493 2 0,251 6 0,536 5 0,403 4 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp tính toán chỉ số E, S, AC và CVI cấp xã năm 2030 Vùng/địa Thời điểm đánh giá năm 2030 phương E Mức độ S Mức độ AC Mức độ CVI Mức độ Tân Trào 0,697 1 0,389 5 0,410 5 0,558 1 Giao Lạc 0,384 4 0,687 1 0,574 2 0,499 3 Giao Xuân 0,384 4 0,560 4 0,506 3 0,479 5 Tiền Tiến 0,399 3 0,633 2 0,584 1 0,483 4 Phượng Hoàng 0,399 3 0,612 3 0,409 6 0,534 2 Liên Sơn 0,493 2 0,222 6 0,439 4 0,425 6
  20. 18 3.3.2. Kết quả xây dựng biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương Hình 3.5: Biểu đồ chỉ số mức độ tiếp xúc (E) cấp xã Hình 3.6: Biểu đồ chỉ số mức độ nhạy cảm (S) cấp xã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0