BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP<br />
<br />
TRẦN VĂN THẮNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIẢI PHÁP QUẢN LÝ<br />
THỦY VĂN PHỤC VỤ PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG Ở<br />
VƢỜN QUỐC GIA U MINH THƢỢNG TỈNH KIÊN GIANG<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP<br />
Chuyên ngành: Lâm sinh<br />
Mã số: 62.62.02.05<br />
<br />
hHA<br />
HÀ NỘI - 2017<br />
HAH<br />
<br />
Luận án đƣợc hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội.<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS. Thái Thành Lượm<br />
<br />
Phản biện 1:....................................................................................................<br />
........................................................................................................<br />
Phản biện 2:....................................................................................................<br />
........................................................................................................<br />
Phản biện 3:....................................................................................................<br />
........................................................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: .......<br />
.........................................................................................................................<br />
Vào hồi …… giờ, ngày..............tháng.................năm 2017.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc gia và Thƣ viện<br />
trƣờng Đại học Lâm nghiệp<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của luận án<br />
Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang là một trong hai khu rừng đầm lầy than bùn<br />
quan trọng còn lại ở Việt Nam (khu vực khác là VQG U Minh Hạ) được công nhận là Vườn di sản ASEAN<br />
và khu đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế. Cháy rừng tràm trên than bùn với quy mô và mức độ thiệt<br />
hại nghiêm trọng trong những năm qua đã trở thành mối quan tâm của nhiều ngành nhiều cấp và nhân dân cả<br />
nước. Nó được xem là nhân tố chủ yếu đang đe doạ sự tồn tại của bể than bùn còn lại của nước ta với tất cả<br />
nguồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) quý giá trên đó.<br />
Trong nhiều năm trở lại đây, việc giữ nước được coi là một giải pháp cần thiết cho phòng cháy chữa<br />
cháy (PCCC) rừng tràm ở VQG U Minh Thượng. Sau trận cháy rừng năm 2002, cao trình ở VQG không<br />
đồng nhất, việc giữ nước để PCCC rừng gần như suốt năm, ngay cả thời kỳ khô hạn nhất mực nước vẫn cao<br />
hơn mặt than bùn tới hàng chục centimet (cm). Sau nhiều năm giữ nước để phòng cháy chữa cháy (PCCC)<br />
rừng, tình trạng ngập nước đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng rừng tràm. Ở nhiều nơi cây tràm bị đổ gẫy<br />
hàng loạt, rừng không còn sức sống, chim thú mất nơi trú ngụ.<br />
Việc giữ nước ở VQG U Minh Thượng về cơ bản đã giảm được nguy cơ cháy rừng, nhưng lại làm cho<br />
sinh trưởng rừng và hoàn cảnh sinh thái nói chung bị biến đổi nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài, rừng<br />
tràm có thể bị mất hẳn trong tương lai, đất nước sẽ mất đi những hình mẫu tiêu biểu của cảnh quan thiên<br />
nhiên cùng với nguồn tài nguyên ĐDSH phong phú của rừng tràm. Vậy giữ nước như thế nào để vừa làm tốt<br />
công tác PCCC rừng nhưng vẫn đảm bảo điều kiện sinh thái cho hệ sinh thái (HST) rừng tràm và các HST<br />
khác phát triển bền vững? Vì vậy, việc làm sáng tỏ những cơ sở khoa học của giải pháp quản lý thủy văn vừa<br />
đảm bảo kiểm soát PCCC rừng, vừa duy trì các giá trị đa dạng sinh học và phục hồi rừng Tràm trên đất than<br />
bùn lại càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là lý do để thực hiện luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học<br />
của giải pháp quản lý thủy văn phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh<br />
Kiên Giang’’.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho quản lý thuỷ văn và PCCC rừng tràm ở<br />
Việt Nam.<br />
Luận án có những mục tiêu cụ thể sau:<br />
1. Xác định được ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng và tính ổn định của HST rừng<br />
tràm.<br />
2. Xác định được ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến nguy cơ cháy rừng tràm.<br />
3. Đề xuất giải pháp quản lý mực nước đảm bảo sinh trưởng rừng tràm và PCCC rừng ở VQG U Minh<br />
Thượng.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là rừng tràm ở VQG U Minh Thượng. Luận án tập trung nghiên cứu<br />
ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng của quần thể tràm và mức đa dạng của thực vật tầng thấp,<br />
đây là những thành phần chính có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của rừng tràm.<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
4.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Luận án cung cấp hệ thống tư liệu về đặc điểm HST rừng tràm, làm rõ quy luật tác động của chế độ<br />
ngập nước đến một số nhân tố sinh thái và sinh trưởng rừng tràm, góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của<br />
các giải pháp kỹ thuật về PCCC rừng.<br />
4.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Góp phần nâng cao hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật về PCCC rừng tràm. Đề xuất được chế độ<br />
quản lý nước thích hợp đáp ứng yêu cầu kiểm soát PCCC rừng và bảo tồn ĐDSH rừng tràm trên đất than bùn<br />
ở VQG U Minh Thượng.<br />
<br />
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
5.1. Về lý luận:<br />
- Luận án đã xác định được cơ sở khoa học quan trọng áp dụng cho quản lý thủy văn đảm bảo cho<br />
rừng sinh trưởng bình thường và an toàn về lửa cho HST rừng tràm.<br />
- Đã lượng hóa được mối quan hệ giữa mực nước với ĐDSH, sinh trưởng rừng tràm, phát thải CO2<br />
trong đất than bùn và nguy cơ cháy rừng.<br />
- Dự báo được xu thế phát triển của thảm thực vật rừng ở VQG U Minh Thượng.<br />
5.2. Về thực tiễn:<br />
Luận án đã xác định được chế độ nước và phương án quản lý nước thích hợp đảm bảo cho PCCC<br />
rừng và bảo tồn ĐDSH ở VQG U Minh Thượng.<br />
<br />
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN<br />
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trên thế giới và trong nước theo các chủ<br />
điểm: (1) Tổng quan và đánh giá các tài liệu liên quan đến PCCC rừng; (2) Tổng quan và đánh giá các tài<br />
liệu về PCCC rừng tràm; (3) Tổng quan và đánh giá các tài liệu về thủy văn rừng tràm. Tác giả rút ra một số<br />
nhận xét:<br />
+ Trên thế giới các nghiên cứu đã chứng minh cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên<br />
xảy ra ở các loại rừng dễ cháy đã gây nên những tổn thất to lớn về tài nguyên, của cải vật chất và cả tính<br />
mạng con người. Tác động của nó sẽ ảnh hướng tới nhiều ngành, lĩnh vực và các vùng lãnh thổ. Trên Thế<br />
giới, những nghiên cứu về PCCC rừng tập trung vào sáu lĩnh vực: nghiên cứu bản chất của cháy rừng;<br />
phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng, các công trình PCCC rừng; phương pháp chữa cháy rừng; phương<br />
tiện chữa cháy rừng và tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng. Ở nước ta, hiện còn rất ít<br />
những nghiên cứu về hiệu lực của các công trình PCCC rừng cũng như những phương pháp và phương tiện<br />
PCCC rừng. Các nghiên cứu về PCCC rừng ở Việt Nam chủ yếu hướng vào thử nghiệm và phân tích hiệu<br />
quả của giải pháp đốt trước nhằm giảm khối lượng vật liệu cháy (VLC), nghiên cứu phương pháp dự báo<br />
nguy cơ cháy rừng, phương pháp phát hiện sớm cháy rừng, các giải pháp kinh tế - xã hội PCCC rừng, tập<br />
đoàn cây trồng có khả năng chống chịu lửa, những thiết bị chữa cháy rừng, các phần mềm dự báo nguy cơ<br />
cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng, ...<br />
+ Những nghiên cứu về PCCC rừng tràm chủ yếu là xây dựng hệ thống kênh, mương, đập, cống điều<br />
tiết để giữ nước vào cuối mùa mưa; duy trì độ ẩm cho rừng trong suốt mùa khô, làm tốt công tác dự báo cháy<br />
rừng; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sống ven rừng; phát hiện sớm và chữa cháy kịp<br />
thời, hiệu quả. Những giải pháp này là những đề xuất cho PCCC rừng tràm, chưa được thử nghiệm và xây<br />
dựng trên những cơ sở khoa học về quản lý thủy văn dựa trên đặc điểm của HST rừng tràm trên đất than bùn.<br />
+ Những nghiên cứu về thủy văn các vùng đất than bùn cho thấy bản chất của một vùng đất than bùn<br />
được điều khiển bởi các quá trình thủy văn. Các quần thể thực vật đặc trưng cho một vùng đất than bùn<br />
không chỉ phụ thuộc vào nguồn nước mà còn phụ thuộc vào mức độ và thời gian ngập nước. Nhân tố cơ bản<br />
để bảo vệ các vùng đất than bùn nhiệt đới đó là duy trì mực nước ngầm ở mức vừa phải, đảm bảo an toàn cho<br />
PCCC rừng mà vẫn duy trì được các quẩn thể thực vật.<br />
+ Hiện nay, ở nước ta chưa có tác giả nào thực hiện nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho quản lý<br />
thuỷ văn và PCCC rừng tràm.<br />
Từ những kết luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu tổng quan, cho phép tác giả xác định ba vấn<br />
đề chính sẽ được giải quyết trong luận án: (1) Xác định ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng cây<br />
rừng và ĐDSH thực vật rừng tràm. (2) Xác định ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến phát thải CO2 trong<br />
đất than bùn. (3) Xác định ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến nguy cơ cháy rừng ở VQG U Minh Thượng.<br />
Trên cơ sở đó xác định chế độ quản lý mực nước đảm bảo sinh trưởng rừng tràm và PCCC rừng ở VQG U<br />
Minh Thượng.<br />
<br />
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Nội dung nghiên cứu<br />
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu luận án xác định những nội dung nghiên cứu cụ thể sau:<br />
2.1.1. Nghiên cứu hiện trạng và cơ chế quản lý nước ở VQG U Minh Thượng<br />
2.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến phân bố thảm thực vật và sinh trưởng rừng tràm<br />
ở VQG U Minh Thượng.<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến phân bố thảm thực vật.<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng rừng tràm.<br />
2.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến ĐDSH thực vật rừng tràm.<br />
- Nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài thực vật ở các chế độ ngập nước khác nhau.<br />
- Nghiên cứu chế độ ngập nước thích hợp để duy trì ĐDSH.<br />
2.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến phát thải CO2 từ than bùn.<br />
- Nghiên cứu đặc điểm phát thải CO2 từ than bùn.<br />
- Đề xuất giải pháp giảm phát thải CO2 để ổn định than bùn ở VQG U Minh Thượng.<br />
2.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ngập nước nước đến nguy cơ cháy rừng tràm ở VQG U Minh<br />
Thượng.<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ ngập nước đến nguy cơ cháy rừng.<br />
- Nghiên cứu xác định vùng rừng tràm có nguy cơ cháy cao liên quan đến chế độ ngập nước.<br />
2.1.6. Nghiên cứu đề xuất chế độ quản lý nước thích hợp nhằm đảm bảo sinh trưởng rừng tràm và phòng<br />
cháy rừng ở VQG U Minh Thượng.<br />
- Nghiên cứu cân bằng nước và nhu cầu nước cần thiết cho PCCC rừng.<br />
- Nghiên cứu xây dựng quy trình điều tiết mực nước cho PCCC rừng và bảo tồn HST rừng tràm.<br />
2.2. Phƣơng pháp tiếp cận<br />
2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài<br />
- Kế thừa các thông tin và tài liệu đã có:<br />
Trong khoảng 30 năm gần đây ở VQG U Minh Thượng đã có hàng loạt những nghiên cứu ở nhiều lĩnh<br />
vực khác nhau, những nghiên cứu này chủ yếu hướng vào hiện trạng rừng và tài nguyên sinh vật, chế độ thủy<br />
văn rừng tràm, PCCC rừng tràm, bảo tồn HST rừng tràm v.v... Mặc dù còn rời rạc, chưa hệ thống nhưng<br />
những kết quả các nghiên cứu này đã trở thành tài liệu tham khảo quý cho công tác tổ chức và hoạt động<br />
thực tiễn của VQG. Để giảm chi phí, nhân lực và thời gian, đề tài này chủ trương kế thừa những số liệu và<br />
kết quả nghiên cứu có liên quan của tất cả các đề tài và dự án đã được thực hiện tại VQG U Minh Thượng.<br />
- Cách tiếp cận hệ thống:<br />
Cháy rừng là một hiện tượng tự nhiên, không những ảnh hưởng đến các hiện tượng khác trong tự<br />
nhiên mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố khác, đặc biệt là điều kiện khí tượng thủy văn, điều kiện địa<br />
hình, thổ nhưỡng và thảm thực vật. Tùy thuộc vào đặc điểm của các yếu tố trên mà cháy rừng có thể hình<br />
thành và phát triển, cũng có thể suy yếu và tắt đi. Vì vậy, trên quan điểm hệ thống người ta có thể giảm thiểu<br />
nguy cơ cháy rừng bằng việc tác động làm thay đổi các yếu khác của tự nhiên. Ở VQG U Minh Thượng, nơi<br />
có địa hình tương đối bằng phẳng và một mùa khô kéo dài thì yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ<br />
cháy rừng là mực nước. Vì vậy, có thể xem quản lý nước để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng là một giải pháp<br />
điều khiển hệ thống ở VQG U Minh Thượng.<br />
- Cách tiếp cận hệ sinh thái:<br />
Các nghiên cứu về sinh thái rừng đã chỉ ra rằng lửa là một nhân tố sinh thái. Ở VQG U Minh Thượng,<br />
lửa cháy định kỳ đã trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo cho quá trình tái sinh theo dạng khảm với thành<br />
phần chủ yếu là cây tràm, duy sự cân bằng của các HST tự nhiên hướng đến bảo tồn tính toàn vẹn của HST,<br />
bảo tồn các loài động thực vật, bảo tồn cấu trúc và các tiến trình sinh thái rừng.<br />
Vì tính lệ thuộc lẫn nhau của các yếu tố trong rừng tràm mà quản lý nước sẽ không chỉ tính đến PCCC<br />
rừng, mà còn phải đảm bảo sinh trưởng rừng tràm, bảo vệ các loài động thực vật đặc trưng khác và bảo vệ<br />
<br />