intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá về thực tiễn phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022, chỉ ra những hạn chế trong tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng ngừa THTP này và nguyên nhân của các hạn chế đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN SỸ DUYÊN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 9.38.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Văn Đệ Phản biện 1: PGS. TS Đồng Đại Lộc Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Đức Hạnh Phản biện 3: PGS. TS Trần Văn Luyện Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, gồm 06 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích tự nhiên trên 50.576 km2, chiếm 15% đất liền của cả nước, có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc, với 04 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu chính và hàng trăm đường mòn, lối mở qua lại hai bên biên giới. Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, được mệnh danh là “phên dậu”, “địa đầu” và “lá phổi xanh” của đất nước. Với hơn 35 năm đổi mới, kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc tiếp tục có những bước phát triển; tuy nhiên, đây vẫn là khu vực kinh tế phát triển chậm, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống một bộ phận Nhân dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo (317.798 hộ, chiếm 16% của cả nước), hộ cận nghèo (118.735 hộ, chiếm tỷ lệ 9,1% của cả nước), hộ tái nghèo (12.283 hộ, chiếm 39,4% của cả nước) trong vùng còn cao; vấn đề việc làm, chính sách xã hội, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã và đang làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp mới ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế, văn hóa, an ninh, trật tự của các địa phương vùng Tây Bắc; ngoài ra, lợi dụng địa hình hiểm trở, đường biên giới trên bộ dài, dân cư thưa thớt, phong tục tập quán lạc hậu, các thế lực thù địch đã hoạt động, tuyên truyền đạo trái pháp luật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tội phạm về ma túy được đánh giá là phức tạp nhất cả nước cả về quy mô lẫn tính chất nguy hiểm; các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm, tội phạm TCTS cũng không ngừng hoạt động với thủ đoạn phạm tội mới xuất hiện, tính chất ngày càng nguy hiểm gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có lúc đã gây tâm lý lo lắng, hoang mang trong quần chúng nhân dân...; trong số các tội xảy ra trên địa bàn, thì tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện chiếm tỷ lệ đáng kể. Theo số liệu thống kê, trong 10 năm (từ 2013 đến 2022) trên địa bàn vùng Tây Bắc xảy ra 572 vụ TCTS do NCTN thực hiện (chiếm tỷ lệ 34,7%) số vụ NCTN vi phạm pháp luật của cả địa bàn (572 vụ/1.650 vụ); thủ đoạn phạm tội không còn đơn giản là hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà đã có sự tính toán, chuẩn bị tinh vi, cá biệt có vụ nhiều người cùng tham gia, thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, có sự cấu kết chặt chẽ từ hành vi trộm cắp đến việc tiêu thụ tài sản...; đã gây những thiệt hại lớn về tài sản, gây tâm lý hoang mang, lo lắng và bức xúc trong Nhân dân; ngoài ra, còn gây ảnh hưởng đến những thế hệ trẻ - thế hệ “rường cột” của tương lai nước nhà, những người nếu làm tốt công tác phòng ngừa sẽ không trở thành nạn nhân, trở thành tội phạm, mà sẽ là nguồn lực quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước tình 1
  4. hình đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng Tây Bắc đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót như: công tác nắm tình hình về an ninh, trật tự tại các địa bàn, tuyến trọng điểm chưa thật sự hiệu quả; hoạt động phòng ngừa xã hội còn chưa được triển khai đồng bộ ở nhiều địa phương cũng như địa bàn dân cư; công tác tham mưu, hướng dẫn tuyên truyền chưa phát huy hiệu quả dẫn tới nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật ở một bộ phận quần chúng nhân dân còn thấp; công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở còn nhiều hạn chế; ngoài ra, một số quy định trong hệ thống pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm vẫn còn bất cập, nhiều hành vi TCTS chỉ bị xử lý về hành chính, thiếu tính răn đe, giáo dục, trong khi đây là tội phạm xảy ra khá phổ biến. Về lý luận, đấu tranh phòng, chống tội phạm TCTS do NCTN thực hiện đã có một số công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, đặc biệt là các công trình khoa học trong lĩnh vực tội phạm học; tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc để có những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm này thời gian tới. Từ những vấn đề trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc” làm đề tài luận án tiến sĩ là hoàn toàn cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, góp phần làm rõ thêm cũng như hoàn thiện lý luận về vấn đề này; trên cơ sở đó luận án có mục đích đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. - Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổng quan về tình hình nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. + Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, như: khái niệm, đặc điểm, mục đích, cơ sở, nguyên tắc, nội dung, chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm này. 2
  5. + Phân tích, đánh giá thực tiễn phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022. + Dự báo và đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: + Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. + Phạm vi về chủ thể phòng ngừa: Các cấp ủy, chính quyền; các cơ quan tiến hành tố tụng; các cơ quan, tổ chức có liên quan và quần chúng nhân dân các địa phương vùng Tây Bắc. + Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Các địa phương vùng Tây Bắc, gồm 06 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái + Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 đến năm 2022. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu, luận án xác định các câu hỏi cần nghiên cứu và đặt ra giả thuyết nghiên cứu để chứng minh 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành Công an về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phương pháp hệ thống, nghiên cứu tài liệu, phân tích, bình luận, suy luận logic, thống kê, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu án điển hình, khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm, mô hình, trao đổi, tọa đàm, tham vấn chuyên gia; ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác của tội phạm học, như: quy nạp, diễn dịch; mô tả; suy luận logic; dự báo...; tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu trong từng chương của luận án mà nghiên cứu sinh lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học, như sau: 3
  6. - Một là, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022. - Hai là, luận án làm sâu sắc, bổ sung thêm lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. - Ba là, luận án cung cấp những thông số mới nhất về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022. - Bốn là, luận án phân tích, làm rõ thực tiễn phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. - Năm là, luận án đưa ra các dự báo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng: - Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. Luận án có thể là một tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể. - Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là hệ thống các giải pháp sẽ giúp các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn vùng Tây Bắc nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn thời gian tới. Luận án cũng có thể là tài liệu để giúp các cơ quan, tổ chức tham khảo, vận dụng vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho Nhân dân, đoàn viên, hội viên, học sinh về các phương thức, thủ đoạn, hoạt động, tính chất mức độ nguy hiểm, hậu quả tác hại do tội phạm này gây ra, góp phần phục vụ cho hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục các bảng biểu, sơ đồ. Luận án được kết cấu thành 04 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện. Chương 3. Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. 4
  7. Chương 4. Dự báo và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Luận án đã hệ thống hóa và phân tích kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở trong nước theo 04 nhóm, gồm: nhóm một số công trình nghiên cứu về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; nhóm một số công trình nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội; nhóm một số công trình nghiên cứu về phòng ngừa tội TCTS; nhóm một số công trình nghiên cứu về phòng ngừa tội TCTS do NCTN thực hiện. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Luận án đã phân tích những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở ngoài nước trên 03 nhóm: gồm: nhóm một số công trình nghiên cứu về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; nhóm một số công trình nghiên cứu về NCTN phạm tội; nhóm một số công trình nghiên cứu về phòng ngừa tội TCTS. 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu 1.3.1. Những vấn đề được kế thừa, phát triển Qua nghiên cứu, tiếp cận một số công trình trong và ngoài nước cho thấy số lượng các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án rất lớn, phong phú, đa dạng và được nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều hướng, từ nhiều góc độ, khía cạnh, giai đoạn, địa bàn khác nhau và gắn liền với luật pháp, chế độ chính trị, kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, có thể nói các công trình đó đều có những hướng đi chung của tội phạm học hiện đại; hầu hết các công trình nghiên cứu đều tiếp cận, lý giải diễn biến, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trong mối liên hệ mật thiết với chế độ chính trị, kinh tế - xã hội, địa lý, dân cư, văn hóa của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn cụ thể. Một số công trình đã cung cấp những lý luận cơ bản về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; về tình hình, nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa tình hình tội TCTS; về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện…; nghiên cứu sinh nhận thức đây là những công trình có giá trị khoa học và thực tiễn cao, là nguồn tư liệu cần thiết, có giá trị tham khảo quan trọng để tiếp tục nghiên cứu vận dụng vào PNTP và tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện ở Việt Nam, cũng như phòng ngừa tình hình tội phạm này trên địa bàn vùng Tây Bắc. 5
  8. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, nhiệm vụ của luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Một là, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, gồm: khái niệm, đặc điểm, mục đích, cơ sở, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, giải pháp phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. - Hai là, xuất phát từ tên đề tài luận án là “Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc”; vì vậy, nhiệm vụ của đề tài cần phải nghiên cứu những nội dung mang tính chất đặc thù của các địa phương vùng Tây Bắc, về vị trí địa lý, dân số, dân tộc, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội… đồng thời, phân tích, đánh giá, làm rõ thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm này này trên địa bàn vùng Tây Bắc từ năm 2013 đến năm 2022. - Ba là, luận án cần đưa ra những dự báo và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong tương lai. Tiểu kết Chương 1 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN 2.1. Khái niệm, nội dung, mục đích của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.1.1.1. Khái niệm tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện Qua phân tích những vấn đề về TCTS, có thể đưa ra khái niệm tội TCTS do NCTN thực hiện như sau: Tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự do người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác mà theo quy định phải bị xử lý hình sự. 2.1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản 2.1.1.3. Khái niệm tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 6
  9. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về tình hình tội phạm, khái niệm tội TCTS do NCTN thực hiện, có thể khái niệm về tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện như sau: Tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện là một hiện tượng pháp lý - hình sự, xã hội tiêu cực, phản ánh thực trạng và diễn biến của tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện đã xảy ra trong một đơn vị không gian và thời gian nhất định. 2.1.1.4. Khái niệm phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về phòng ngừa tội phạm, có thể hiểu: Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sử dụng tổng hợp các biện pháp Nhà nước và xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, không để tội phạm xảy ra; đồng thời tiến hành các biện pháp kịp thời phát hiện, xử lý tội phạm nhằm tiếp tục phòng ngừa tội phạm. Từ những vấn đề đã phân tích và khái niệm về phòng ngừa tội phạm nêu trên, có thể đưa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, như sau: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, sử dụng tổng hợp các biện pháp mang tính Nhà nước và xã hội, như: kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, nghiệp vụ… tác động vào nguyên nhân, điều kiện, những yếu tố làm phát sinh tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện nhằm ngăn ngừa trước (không để tội phạm xảy ra), không để tội phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; đồng thời, tiến hành các biện pháp kịp thời phát hiện, xử lý tội phạm nhằm tiếp tục phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện. 2.1.2. Nội dung phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện - Một là, nghiên cứu, đánh giá, xác định tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc. - Hai là, phân tích làm rõ các nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh, tồn tại của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. - Ba là, chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch phòng ngừa; đề ra các giải pháp, biện pháp, khắc phục, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện và các yếu tố tiêu cực của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. 7
  10. 2.1.3. Mục đích của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện - Một là, phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Hai là, phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nhằm bảo đảm quyền con người, quyền sở hữu, quyền nhân thân. - Ba là, phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện không để NCTN phạm tội, góp phần đào tạo NCTN có phẩm chất đạo đức tốt, là chủ nhân tương lai của gia đình và đất nước. 2.2. Đặc điểm phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.2.1. Đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội 2.2.2. Đặc điểm địa bàn vùng Tây Bắc 2.3. Cơ sở, nguyên tắc, chủ thể phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.1. Cơ sở phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.1.1. Cơ sở lý luận của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.1.2. Cơ sở chính trị - pháp lý của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.1.3. Cơ sở thực tiễn của phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.2. Nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện Nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, định hướng toàn bộ các hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm này từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, các nguyên tắc đó, gồm: 2.3.2.1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.2.2. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.2.3. Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.2.4. Nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 8
  11. 2.3.2.5. Nguyên tắc khoa học và hiện đại trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.2.6. Nguyên tắc đồng bộ và toàn diện trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.2.7. Nguyên tắc cụ thể hóa trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.2.8. Nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện. 2.3.3. Chủ thể phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện 2.3.3.1. Nhóm chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chính sách, pháp luật làm cơ sở cho hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện - Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức đảng các cấp. - Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. - Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. 2.3.3.2. Nhóm chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện Các cơ quan thuộc Công an nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao. 2.3.3.3. Nhóm chủ thể tham gia phối hợp trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện - Các cơ quan, tổ chức. - Công dân. Tiểu kết Chương 2 Chương 3 THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC 3.1. Thực trạng và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc 3.1.1. Thực trạng tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc 3.1.1.1. Mức độ của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc 9
  12. Theo số liệu thống kê, từ năm 2013 đến năm 2022, trên địa bàn vùng Tây Bắc xảy ra 572 vụ TCTS với 746 NCTN thực hiện (chiếm tỷ lệ 34,7%) số vụ NCTN vi phạm pháp luật của cả địa bàn (572 vụ/1.650 vụ), trung bình mỗi năm xảy ra trên dưới 57 vụ với trên dưới 74 NCTN thực hiện, cụ thể: năm 2013 xảy ra 67 vụ (chiếm tỷ lệ 11,7%), năm 2014 xảy ra 109 vụ (chiếm tỷ lệ 19%), năm 2015 xảy ra 85 vụ (chiếm tỷ lệ 14,9%), năm 2016 xảy ra 48 vụ (chiếm tỷ lệ 8,4%), năm 2017 xảy ra 39 vụ (chiếm tỷ lệ 6,8%), năm 2018 xảy ra 55 vụ (chiếm tỷ lệ 9,6%), năm 2019 xảy ra 38 vụ (chiếm tỷ lệ 6,6%), năm 2020 xảy ra 36 vụ (chiếm tỷ lệ 6,3%), năm 2021 xảy ra 46 vụ (chiếm tỷ lệ 8%), năm 2022 xảy ra 49 vụ (chiếm tỷ lệ 8,6%), đặc biệt năm 2014 xảy ra nhiều nhất là 109 vụ TCTS với 158 NCTN thực hiện, năm 2020 xảy ra ít nhất là 36 vụ TCTS với 43 NCTN thực hiện. 3.1.1.2. Diễn biến của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc Nếu lấy năm 2013 là năm định gốc, lấy giá trị số vụ án của năm 2013 là 100% làm gốc để so sánh thì sự tăng, giảm các năm tiếp theo của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc, là: năm 2014 tăng 62,7%, năm 2015 tăng 26,9%, năm 2016 giảm 28,4%, năm 2017 giảm 41,8%, năm 2018 giảm 18%, năm 2019 giảm 43,3%, năm 2020 giảm 46,7%, năm 2021 giảm 31,3%, năm 2022 giảm 26,9%. Còn tính trên số người thực hiện hành vi TCTS thì sự tăng, giảm sẽ là: năm 2014 tăng 110,7%, năm 2015 tăng 78,7%, năm 2016 giảm 24%, năm 2017 giảm 33,3%, năm 2018 giảm 18%, năm 2019 giảm 37,3%, năm 2020 giảm 42,7%, năm 2021 giảm 25,3%, năm 2022 giảm 18,7%. 3.1.1.3. Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc Cơ cấu của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc từ năm 2013 đến năm 2022, cụ thể: Hòa Bình: 113 người (chiếm tỷ lệ 15,1%), Sơn La: 215 người (chiếm tỷ lệ 28,8%), Điện Biên: 67 người (chiếm tỷ lệ 9%), Lai Châu: 113 người (chiếm tỷ lệ 15,1%), Lào Cai: 109 người (chiếm tỷ lệ 14,6%), Yên Bái: 129 người (chiếm tỷ lệ 17,3%); địa phương có số NCTN thực hiện hành vi TCTS nhiều nhất là Sơn La (215 người, tỷ lệ 28,8%), địa phương có số NCTN thực hiện hành vi TCTS ít nhất là Điện Biên (67 người, tỷ lệ 9%). Nghiên cứu đặc điểm nhân thân của NCTN thực hiện hành vi TCTS trên địa bàn vùng Tây Bắc cho thấy: - Về giới tính: đa số NCTN thực hiện hành vi TCTS là nam giới (chiếm tỷ lệ 97,7%), nữ giới chiếm tỷ lệ ít hơn (chỉ có 2,3%). 10
  13. - Về độ tuổi: số NCTN thực hiện hành vi TCTS tập trung nhiều nhất trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là 727 người (chiếm tỷ lệ 97,5%), từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là 19 người (chiếm tỷ lệ 2,5%). - Về dân tộc: số NCTN thực hiện hành vi TCTS là dân tộc Kinh 184 người (chiếm tỷ lệ 24,7%), số NCTN thực hiện hành vi TCTS là dân tộc thiểu số 562 người (chiếm tỷ lệ 75,3%). - Về trình độ học vấn: số NCTN thực hiện hành vi TCTS không biết chữ 56 người (chiếm tỷ lệ 7,5%); có trình độ tiểu học 131 người (chiếm tỷ lệ 17,6%), có trình độ trung học cơ sở 370 người (chiếm tỷ lệ 49,6%), có trình độ trung học phổ thông 189 người (chiếm tỷ lệ 25,3%). - Về nơi cư trú: các vụ TCTS do NCTN thực hiện chủ yếu thường trú ở các địa phương vùng Tây Bắc (721 người, chiếm tỷ lệ 96,6%), có một số ít NCTN thực hiện hành vi TCTS từ nơi khác đến cư trú ở các địa phương vùng Tây Bắc (19 người, chiếm tỷ lệ 2,5%), hoặc không có nơi ở rõ ràng (06 người, chiếm tỷ lệ 0,8%). - Về nghề nghiệp: số NCTN thực hiện hành vi TCTS không nghề nghiệp là 241 người (chiếm tỷ lệ 32,3%), số NCTN lao động tự do là 106 người (chiếm tỷ lệ 14,2%), số NCTN làm nông là 340 người (chiếm tỷ lệ 45,6%), số NCTN có nghề nghiệp là 59 người (chiếm tỷ lệ 7,9%). - Về tiền án, tiền sự: số NCTN thực hiện hành vi TCTS có tiền án, tiền sự là 84 người (chiếm tỷ lệ 11,3%), số NCTN thực hiện hành vi TCTS chưa có tiền án, tiền sự là 662 người (chiếm tỷ lệ 88,7%). - Về mức độ hành vi phạm tội: phạm tội lần đầu chiếm 78,9%, phạm tội lần thứ hai chiếm 13,8%, phạm tội lần thứ ba chiếm 3,5%, phạm tội lần thứ tư chiếm 2,1%, phạm tội lần thứ năm chiếm 0,7%, phạm tội lần thứ sáu trở lên chiếm 0,9%. 3.1.1.4. Cơ cấu về tình hình tài sản và giá trị tài sản bị trộm cắp; thời gian, địa điểm; công cụ, phương tiện; phạm tội đơn lẻ, đồng phạm; phương thức, thủ đoạn phạm tội 3.1.2. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc 3.1.2.1. Nguyên nhân, điều kiện từ nhận thức của người phạm tội (nguyên nhân chủ quan) Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần, nhận thức chưa đầy đủ về những hậu quả, tác hại do hành vi của mình gây ra nên dễ bị rủ rê, lôi kéo, kích động tham gia vào những việc làm sai trái để thoả mãn nhu cầu cá nhân hoặc để thể hiện phong 11
  14. cách, bản lĩnh nên đã vi phạm pháp luật hoặc nhiều gia đình bố, mẹ mải làm ăn nên không có thời gian quan tâm, chăm sóc con cái; trong khi đó một bộ phận thanh thiếu niên mới lớn, lười lao động, tụ tập chơi bời, mang tâm lý thụ hưởng, nghiện chơi game… khi không có tiền đã nảy sinh ý định trộm cắp. 3.1.2.2. Nguyên nhân, điều kiện từ phía môi trường gia đình (nguyên nhân khách quan) Về cơ bản các trường hợp NCTN thực hiện hành vi TCTS trên địa bàn vùng Tây Bắc thường là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, như: bố, mẹ ly hôn, thiếu tình thương yêu của gia đình; hoặc điều kiện kinh tế của gia đình quá khó khăn; bên cạnh đó, một số gia đình có phương pháp giáo dục không phù hợp, để các phát triển tự do hoặc sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường thiếu sự chặt chẽ, thường xuyên… hậu quả là các em sống tự do, buông thả, bỏ học, ham chơi, đua đòi, tụ tập, bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo sa ngã vào con đường phạm tội, như: sử dụng ma túy, lừa đảo, trộm cắp, cướp… 3.1.2.3. Nguyên nhân, điều kiện từ phía môi trường nhà trường Công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật trong Nhà trường còn nhiều hạn chế; công tác quản lý học sinh còn lỏng lẻo; tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường còn xảy ra. Một số thầy, cô giáo chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, còn có thầy, cô giáo sống buông thả, vi phạm đạo đức nhà giáo; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn chưa thường xuyên, chặt chẽ… đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi TCTS ở các em. 3.1.2.4. Nguyên nhân, điều kiện từ môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh, các trang mạng xã hội, công tác quản lý của các cơ quan chức năng còn chưa chặt chẽ, lỏng lẻo… đã tác động tiêu cực đến việc hình thành tư tưởng, nhân cách, suy nghĩ của NCTN. Tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài trong nhiều năm đã ảnh hưởng trực tiếp đến lao động, việc làm, thất nghiệp, một bộ phận người dân có thể làm bất cứ việc gì để mưu sinh và thậm chí là phạm tội để đáp ứng nhu cầu vật chất, trong đó phổ biến là trộm cắp; quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn…; trước những đổi thay nhanh chóng đó, một số NCTN chưa bắt kịp với sự thay đổi của đời sống xã hội, chưa có những hiểu biết, kiến thức cần thiết để đề kháng lại với những thay đổi đó nên rất dễ bị sa ngã vào các tệ nạn, vi phạm pháp luật. 12
  15. 3.1.2.5. Nguyên nhân, điều kiện từ những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, đặc biệt từ công tác phòng ngừa của các lực lượng chức năng trên địa bàn vùng Tây Bắc Công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng, quản lý trẻ em lang thang còn chưa triệt để; công tác quản lý, kiểm tra các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, như: dịch vụ cầm đồ, kinh doanh vàng bạc, trò chơi điện tử, casino… còn chưa chặt chẽ, vô hình chung đã để NCTN lợi dụng phạm tội. Hoạt động tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn trọng điểm phức tạp; công tác quản lý người có tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy còn chưa được hiệu quả. 3.1.2.6. Nguyên nhân, điều kiện từ phía người quản lý tài sản (nạn nhân của tội phạm) Với đặc thù địa hình đồi, núi, nhiều nương rẫy, Nhân dân các địa phương vùng Tây Bắc khi đi lao động sản xuất thường xuyên để phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp) của mình trên đường không có người quản lý, trông coi, không có biện pháp bảo vệ tài sản hoặc do đặc điểm địa hình dân cư thưa thớt, các hộ dân ở cách xa nhau, chăn nuôi trâu, bò thường thả rông trong rừng, không có chuồng trại hay làm chuồng quá sơ sài… một số NCTN ban đầu chưa có ý định TCTS, nhưng khi thấy “điều kiện” thuận lợi đã nảy sinh ý định và thực hiện hành vi TCTS ngay sau đó. Khi bị trộm cắp, nhiều người bị hại đã không đến cơ quan chức năng để trình báo vì có tâm lý “của đi thay người”, giá trị tài sản không lớn, đi lại xa xôi, sợ mất thời gian, thậm chí có trường hợp người bị hại còn lo sợ bị trả thù... điều này đã tạo tâm lý cho người phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp, coi thường pháp luật và thách thức cơ quan chức năng. 3.2. Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc 3.2.1. Thực tiễn các biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc 3.2.1.1. Thực tiễn nhận thức về tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc - Những kết quả đã đạt được - Những hạn chế nhận thức về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc 3.2.1.2. Thực trạng tổ chức lực lượng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc - Những kết quả đã đạt được 13
  16. - Những hạn chế về tổ chức lực lượng phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc 3.2.1.3. Thực tiễn tổ chức biện pháp kinh tế - xã hội trong phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc - Những kết quả đã đạt được - Những hạn chế trong tổ chức biện pháp kinh tế - xã hội 3.2.1.4. Thực tiễn tổ chức biện pháp văn hóa, giáo dục trong phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc - Những kết quả đã đạt được - Những hạn chế trong tổ chức biện pháp văn hóa, giáo dục 3.2.1.5. Thực tiễn tổ chức biện pháp quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc - Những kết quả đã đạt được - Những hạn chế trong tổ chức biện pháp quản lý nhà nước về an ninh, trật tự 3.2.1.6. Thực tiễn tổ chức biện pháp xử lý tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc - Những kết quả đã đạt được - Những hạn chế trong tổ chức biện pháp xử lý tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc 3.2.2. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc Qua phân tích, đánh giá cho thấy hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được là cơ bản thì cũng còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau; trong đó, nguyên nhân chủ yếu vẫn là: (1). Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện có lúc, có nơi, có thời điểm còn chưa thực sự hiệu quả; (2). Nhận thức về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện của một số chủ thể phòng ngừa còn hạn chế; (3). Lực lượng tiến hành hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện nói riêng còn hạn chế về số lượng và chất lượng; (4). Việc triển khai các biện pháp phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc còn 14
  17. thiếu tính đồng bộ và hiệu quả chưa cao; (5). Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể còn chưa hiệu quả; (6). Những hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội; do đặc thù về văn hóa của các địa phương vùng Tây Bắc cũng là nguyên nhân, tác động đến hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. Ngoài các nguyên nhân cơ bản trên, còn có nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, hệ thống pháp luật, việc đánh giá, tổng kết các hoạt động phòng ngừa của các lực lượng chức năng, cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu của khoa học kỹ thuật vào hoạt động giám sát, quản lý nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc còn nhiều hạn chế. Tiểu kết Chương 3 Chương 4 DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY BẮC 4.1. Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc trong thời gian tới 4.1.1. Cơ sở dự báo Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ các địa phương vùng Tây Bắc nhiệm kỳ 2020 - 2025; trong thời gian tới, vùng Tây Bắc sẽ tiếp tục có nhiều phát triển năng động và mạnh mẽ trên các lĩnh vực, trở thành vùng kinh tế trọng điểm, có đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, sẽ là đầu mối giao lưu với khu vực và trên thế giới trong hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhiều địa phương trong vùng đang triển khai xây dựng mô hình các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị, điều này sẽ dẫn đến tình trạng người nhập cư đến sinh sống, làm việc, học tập, tham quan, du lịch tại các địa phương vùng Tây Bắc sẽ gia tăng và nhiều người sẽ lợi dụng vấn đề này để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Do địa hình phức tạp, địa bàn rộng, thành phần dân cư đa dạng, đan xen nên hoạt động của người phạm tội sẽ ngày càng phức tạp, vì vậy 15
  18. hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện sẽ có những yếu tố khó khăn, phức tạp hơn. 4.1.2. Nội dung dự báo 4.1.2.1. Về tình hình, tính chất của tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện Thời gian tới, tình hình tội phạm, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện vẫn có những diễn biến phức tạp cả về tính chất, quy mô và mức độ nghiêm trọng, sẽ có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong nhóm tội xâm phạm sở hữu. 4.1.2.2. Về nhân thân người chưa thành niên thực hiện hành vi trộm cắp tài sản Dự báo trong thời gian tới tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc ngày càng đa dạng về thành phần; người phạm tội chủ yếu vẫn là nam giới, là người dân tộc thiểu số chiếm đa số và ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, người phạm tội là nữ giới chiếm tỷ lệ nhỏ; về trình độ học vấn, phổ biến vẫn là những người có trình độ học vấn thấp, không có việc làm; bên cạnh đó, sẽ có một số trường hợp người phạm tội xuất thân từ những gia đình khá giả, có bố, mẹ là cán bộ viên chức nhà nước... 4.1.2.3. Về phương thức, thủ đoạn hoạt động, phương tiện, công cụ gây án của người chưa thành niên thực hiện hành vi tội trộm cắp tài sản - Thời gian tới, sẽ xuất hiện những phương thức, thủ đoạn mới mang tính chất tinh vi, xảo quệt, nguy hiểm hơn; sẽ có sự chuẩn bị kỹ về kế hoạch, công cụ, phương tiện gây án... - Phương tiện, công cụ mà người phạm tội chuẩn bị để thực hiện hành vi TCTS sẽ hiện đại, đa dạng, nhỏ gọn, cơ động, dễ ngụy trang; sử dụng công cụ hiện đại, tinh vi hoặc lợi dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 để trộm cắp… trong một số trường hợp, người thực hiện hành vi TCTS còn mang theo hung khí để sử dụng trong lúc thực hiện hành vi trộm cắp và sẵn sàng sử dụng để chống trả, đe dọa nếu bị phát hiện. 4.1.2.4. Về địa bàn, thời gian, tài sản của tình hình tội trộm cắp do người chưa thành niên thực hiện - Phạm vi, địa bàn hoạt động của tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện không chỉ tập trung tại các khu vực dân cư, nhà riêng, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm mà còn có xu hướng vào các khu công nghiệp, các cơ quan có nhiều tài sản giá trị hoặc hướng sang liên địa bàn, liên tuyến sang các huyện, thị xã, tỉnh giáp ranh, nhất là các khu vực tiếp giáp biên giới, cửa khẩu với Lào, Trung Quốc để khi bị phát hiện, truy đuổi sẽ dễ dàng tẩu thoát, lẩn trốn. 16
  19. - Thời gian thực hiện hành vi phạm tội diễn ra bất cứ lúc nào trong ngày, tập trung nhiều nhất vào khung giờ từ sau 18 giờ đến 24 giờ. - Tài sản mà người phạm tội chủ yếu nhằm vào vẫn là những tài sản gọn nhẹ, dễ tẩu thoát, dễ mang theo hoặc cất giấu, như: điện thoại, tiền, vàng, xe máy, xe đạp, gia súc, gia cầm… đặc biệt là xe máy có nguy cơ cao nhất. 4.1.2.5. Về lực lượng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện Với lực lượng tham gia hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện là toàn xã hội và các cơ quan thuộc lực lượng Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án của các địa phương vùng Tây Bắc…; nếu trong những năm tới, nguồn nhân lực không được bổ sung, tăng cường cho lực lượng này và công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ gắn với bố trí, sử dụng cán bộ không được quan tâm chú trọng đúng mức thì khó có thể bảo đảm được nhiệm vụ chuyên môn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện trên địa bàn. 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc 4.2.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc - Thống nhất nhận thức về quan điểm, mục tiêu, phương hướng; đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan tiến hành tố tụng và các đoàn thể, tổ chức của các địa phương vùng Tây Bắc trong phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. - Nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về phòng ngừa tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện, chú ý đến người có nguy cơ tiềm ẩn thực hiện hành vi TCTS và những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của các vụ TCTS. 4.2.2. Tăng cường lực lượng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc - Đối với lực lượng Công an các địa phương vùng Tây Bắc + Rà soát khung tiêu chuẩn, tiêu chí để bố trí cán bộ ở từng cấp Công an đi đôi với đổi mới phương thức hoạt động, phương pháp công tác. + Tăng cường biên chế thêm mỗi xã từ 03 đến 05 cán bộ Công an chính quy; bố trí, bổ nhiệm mỗi xã, thị trấn một điều tra viên để xử lý, giải quyết các bước quy trình đầu tiên trong hoạt động điều tra, cũng như nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm, tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. + Chú trọng tăng cường, bổ sung biên chế cho lực lượng Cảnh sát hình sự; ưu tiên điều động, bố trí, phân công các trinh sát viên, điều tra viên có trình 17
  20. độ, năng lực, kinh nghiệm cho Công an cấp huyện và tương đương hoặc phụ trách các xã, thị trấn để theo dõi, hướng dẫn về công tác nghiệp vụ. + Đề xuất thành lập đơn vị, lực lượng chuyên trách (Phòng) từ cục thuộc Bộ đến Công an các địa phương (Đội phòng, chống tội phạm NCTN) để thực hiện nhiệm vụ điều tra, khám phá các vụ án do NCTN gây ra, trong đó có tình hình tội TCTS do NCTN thực hiện. + Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ trinh sát viên, điều tra viên các cấp và lực lượng Công an xã, thị trấn về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, về tiếng dân tộc; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ. - Đối với lực lượng Viện Kiểm sát nhân dân các địa phương vùng Tây Bắc + Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, rà soát, đánh giá và cơ cấu, bố trí lại đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên theo năng lực, sở trường công tác; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ; tăng cường công tác điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác để đào tạo cán bộ kiểm sát viên. + Xây dựng kế hoạch phân công kiểm sát viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các kiểm sát viên, kiểm tra viên mới được bổ nhiệm; tổ chức thi viết cáo trạng, luận tội vụ án hình sự để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức sinh hoạt chuyên đề chuyên sâu về thi hành các bộ luật, kỹ năng trình bày, thuyết trình cho đội ngũ kiểm sát viên, kiểm tra viên. + Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ kiểm sát viên. - Đối với lực lượng Tòa án nhân dân các địa phương vùng Tây Bắc + Cần tổng kết hiệu quả hoạt động của mô hình Tòa Gia đình và người chưa thành niên để nghiên cứu nhân rộng trên phạm vi cả nước, trong đó có các địa phương vùng Tây Bắc, đặc biệt chú trọng thành lập cơ quan, cán bộ chuyên trách và tăng cường bố trí đội ngũ thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký các tòa án cấp huyện và tương đương có kinh nghiệm để thực hiện việc xét xử vụ án TCTS do NCTN thực hiện. + Tăng cường, chú trọng xây dựng cán bộ, nhất là đội ngũ thẩm phán theo hướng nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực, bảo đảm tiêu chuẩn chức danh theo quy định. + Tăng cường các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ xét xử, kỹ năng viết bản án; công tác chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh, kinh nghiệm xã hội và thực tiễn công tác cho đội ngũ thẩm phán, thư ký và hội thẩm nhân dân. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2