BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN NGỌC KIỆN<br />
<br />
THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN<br />
TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM<br />
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự<br />
Mã số: 62 38 01 04<br />
<br />
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Hoàng Thị Minh Sơn<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại<br />
Trƣờng Đại học luật TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
PGS, TS. Hoàng Thị Minh Sơn<br />
<br />
Phản biện 1:……………………………………………….<br />
Phản biện 2:……………………………………………….<br />
Phản biện 3:……………………………………………….<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại<br />
phòng…....Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4,<br />
TP.HCM vào hồi……giờ……phút, ngày……tháng…….năm 2016.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn<br />
Tất Thành, Quận 4, TP.HCM hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN<br />
1. Nguyễn Ngọc Kiện, Một số giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong<br />
điều kiện cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2012;<br />
2. Nguyễn Ngọc Kiện, Mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, Tạp chí Dân chủ và<br />
Pháp luật số 10/2012;<br />
3. Nguyễn Ngọc Kiện, So sánh các quy định về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của<br />
Mỹ, Pháp, Nga và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 7/2014;<br />
4. Nguyễn Ngọc Kiện, Quá trình hình thành và phát triển thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ<br />
thẩm của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua các thời kỳ, Tạp chí Kiểm sát số 11/2014;<br />
5. Nguyễn Ngọc Kiện, Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở Nhật Bản và gợi mở đối với<br />
Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 324 tháng 4/2015;<br />
6. Nguyễn Ngọc Kiện, Một số quyền mang tính phổ quát của bị can,bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm hình sự ở nước<br />
ngoài, Tạp chí Kiểm sát số 08 tháng 4/2015;<br />
7. Nguyễn Ngọc Kiện, Một số nguyên tắc trong tố tụng hình sự chi phối hoạt động xét hỏi, tranh luận tại phiên<br />
tòa hình sự sơ thẩm, Tạp chí Tòa án nhân dân số 12 tháng 6/2015;<br />
8. Nguyễn Ngọc Kiện, Mối quan hệ giữa các chủ thể tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm- thực trạng và đề<br />
xuất, Tạp chí Nghề luật số 06/2015;<br />
9. Nguyễn Ngọc Kiện, Mô hình tố tụng hình sự với yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số<br />
16, tháng 8/2015;<br />
10. Nguyễn Ngọc Kiện, Bảo đảm quyền bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm, http/moj.gov.vn (Tạp chí dân chủ và<br />
pháp luật- Bộ Tư pháp), đăng ngày 23/11/2015;<br />
11. Nguyễn Ngọc Kiện, Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét hỏi tại phiên<br />
tòa sơ thẩm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22, tháng 11/2015;<br />
12. Nguyễn Ngọc Kiện, Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục tranh luận tại<br />
phiên tòa sơ thẩm, http/moj.gov.vn (Tạp chí dân chủ và pháp luật- Bộ Tư pháp), đăng ngày 24/11/2015.<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do lựa chọn đề tài<br />
Ở nước ta, trước yêu cầu khách quan của nhu cầu đổi mới kinh tế xã hội- giai đoạn đầu Nhà nước tập<br />
trung hoàn thiện pháp luật về kinh tế (đổi mới pháp luật nội dung), về sau chú trọng đến đổi mới thủ tục tố tụng<br />
(pháp luật hình thức) để nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phù hợp với các chuẩn mực chung<br />
của quốc tế. Trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay, nhà nước mong muốn đạt được mục tiêu là hoạt động xét<br />
xử được diễn ra theo hướng tranh tụng, công bằng, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong tố<br />
tụng hình sự. Vì lẽ đó, nhu cầu hoàn thiện pháp luật tố tụng và đổi mới phiên tòa hình sự, hoàn thiện thủ tục xét<br />
hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trở nên cấp thiết cao.<br />
Việc lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu với đề tài Luận án tiến sỹ luật học: “Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại<br />
phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” dựa trên:<br />
Một là, sự cần thiết phải làm rõ lý luận khoa học luật tố tụng hình sự về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại<br />
phiên tòa hình sự sơ thẩm: Trong giai đoạn cải cách tư pháp đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta, đặt ra cho các nhà<br />
khoa học pháp lý trách nhiệm giải quyết thấu đáo về mặt lý luận việc đổi mới phiên tòa hình sự gắn liền với đổi<br />
mới thủ tục xét hỏi và tranh luận. Vì thủ tục xét hỏi, tranh luận có vị trí trung tâm trong quá trình tranh tụng tại<br />
phiên tòa hình sự sơ thẩm; ở đó còn là cơ sở để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền lợi ích hợp<br />
pháp của công dân và xã hội.<br />
Hai là, sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục xét hỏi, tranh luận và nâng cao chất lượng xét hỏi và tranh<br />
luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm: Pháp luật tố tụng hình sự nước ta qua hai lần pháp điển hoá (ra đời Bộ luật tố<br />
tụng hình sự năm 1988 và năm 2003), ở đó nhà lập pháp đã thiết lập thành công một hệ thống thủ tục tố tụng<br />
hình sự, là công cụ sắc bén để phòng, chống tội phạm và tăng cường pháp chế. Tuy nhiên mô hình tố tụng hình<br />
sự nước ta chưa tiếp thu nhiều các hạt nhân hợp lý của mô hình tranh tụng, nhiều quy định của Bộ luật tố tụng<br />
hình sự năm 2003 đã trở nên bất cập, trong đó quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận chưa đáp ứng được yêu<br />
cầu của thực tiễn tranh tụng.<br />
Trên thực tế, trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực về mọi mặt trong hoạt động tư pháp<br />
hình sự, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả xét xử vẫn chưa cao; việc tổ chức phiên tòa hình sự và hoạt động tranh<br />
tụng tại phiên tòa còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong xã hội. Về tổ chức phiên toà theo<br />
tinh thần cải cách tư pháp và vấn đề văn hoá pháp lý cũng có tính thời sự được dư luận quan tâm; thực trạng án<br />
bị huỷ, sửa do vi phạm thủ tục tố tụng đáng kể hoặc có trường hợp gây oan, sai xâm phạm đến quyền lợi ích hợp<br />
pháp của công dân .v.v.<br />
Ba là, yêu cầu cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và một số văn bản mới được ban hành:<br />
Trước yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự phải khẩn trương cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy<br />
đoán vô tội và các nguyên tắc khác được Hiến pháp năm 2013 quy định mới và sửa đổi, bổ sung. Đồng thời với<br />
việc triển khai, thi hành các luật như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm<br />
2014 và các luật quan trọng khác. Theo đó phải thiết lập cơ chế bảo đảm nó cả về mặt quy phạm, cả về mặt thực<br />
tiễn. Bên cạnh đó tinh thần Hiến pháp năm 2013 coi trọng bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một trong<br />
những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trong đó nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự<br />
phải được xác định rõ và thực thi có hiệu quả.<br />
<br />
2<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Mục đích nghiên cứu:<br />
Trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận, nghiên cứu và làm rõ thực trạng thủ tục xét hỏi và<br />
tranh luận trong tố tụng hình sự (sau đây viết tắt: TTHS) Việt Nam, Luận án đề xuất giải pháp bảo đảm thực<br />
hiện thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.<br />
- Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
Để đạt được mục đích trên, Luận án có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:<br />
+ Làm rõ lý luận về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm;<br />
+ Nghiên cứu, phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về thủ tục xét hỏi và<br />
tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (sau đây viết tắt: PTHSST), chỉ ra những bất cập của những quy định<br />
này; đồng thời phân tích, đánh giá quy định của pháp luật ở một số nước trên thế giới về thủ tục xét hỏi và tranh<br />
luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.<br />
+ Làm rõ thực tiễn thực hiện những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về thủ tục xét hỏi và tranh<br />
luận tại PTHSST, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của nó.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về thủ tục xét hỏi và tranh<br />
luận tại PTHSST trong TTHS Việt Nam.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
Về thời gian: Luận án chủ yếu phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về thủ tục<br />
xét hỏi, tranh luận tại PTHSST, mà trọng tâm là theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; đồng thời<br />
so sánh, đánh giá những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cùng vấn đề này; bên cạnh đó Luận án<br />
còn tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST trong nền lập pháp<br />
TTHS nước ta từ giai đoạn năm 1945, cũng như nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS một số nước trên<br />
thế giới về vấn đề này.<br />
Luận án nghiên cứu thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật TTHS về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại<br />
PTHSST ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2015.<br />
Về không gian: Để bảo đảm tính khái quát cao, Luận án không nghiên cứu bao hàm các khái niệm pháp<br />
lý xung quanh thủ tục TTHS và không giàn trải ở các yếu tố liên quan đến tranh tụng khác, mà chỉ biện luận các<br />
cơ sở và lý luận cho việc xây dựng khái niệm khoa học về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST và phân tích<br />
đặc điểm, ý nghĩa của xét hỏi và tranh luận. Luận án nghiên cứu có giới hạn các yếu tố và cơ sở xác định thủ tục<br />
xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.<br />
Luận án không nghiên cứu hết các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự (sau đây viết tắt:<br />
PTHS) mà chỉ chuyên sâu ở các quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Tuy nhiên,<br />
để bảo đảm tính hệ thống và hiệu quả của mục tiêu nghiên cứu, thì phân tích, lý giải một số quy định chứa đựng<br />
các yếu tố tranh tụng là không thể thiếu được. Bên cạnh đó là sự lựa chọn nghiên cứu đối với pháp luật của các<br />
nước Hoa Kỳ, Pháp và Nhật Bản về quy định thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.<br />
Luận án chỉ đánh giá thực tiễn thực hiện thủ tục xét hỏi, tranh luận ở cấp xét xử sơ thẩm, cùng với một số<br />
vụ án hình sự đã được xét xử.<br />
<br />