HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN VĂN TUẤN<br />
<br />
VAI TRß CñA C¸C C¥ QUAN THANH TRA NHµ NíC<br />
Trong kiÓm so¸t viÖc thùc hiÖn quyÒn hµnh ph¸p<br />
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật<br />
Mã số<br />
<br />
: 62 38 01 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Văn Mậu<br />
<br />
Phản biện 1:..................................................................................<br />
<br />
Phản biện 2:..................................................................................<br />
<br />
Phản biện 3:..................................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp<br />
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia<br />
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp<br />
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một trong những vấn đề lớn đang nhận<br />
được sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu pháp lý. Mục đích của<br />
kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo việc sử dụng quyền lực nhà<br />
nước đúng mục đích, có hiệu quả, quyền lực nhà nước phục vụ lợi ích nhân<br />
dân, đồng thời bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước vận hành nhịp<br />
nhàng, thông suốt, chống lộng quyền, lạm quyền. Trong kiểm soát quyền lực<br />
nhà nước thì kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp là quan trọng nhất.<br />
Bởi vì, hành pháp nắm giữ, quản lý các nguồn lực của quốc gia, chịu trách<br />
nhiệm tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. Hoạt động của<br />
hệ thống hành pháp có ảnh hưởng lớn tới xã hội, tác động trực tiếp tới quyền<br />
và nghĩa vụ của công dân. Do vậy, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp<br />
cần phải được đặc biệt quan tâm, đảm bảo cho quyền lực nhà nước không bị<br />
lạm dụng, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của<br />
công dân, cơ quan, tổ chức.<br />
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội<br />
đã được bổ sung, phát triển năm 2011 xác định: Nhà nước ta là Nhà nước<br />
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả<br />
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp<br />
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp<br />
và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành<br />
pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng<br />
pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.<br />
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Báo cáo chính trị<br />
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc<br />
lần thứ XI của Đảng khẳng định: tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã<br />
hội chủ nghĩa, thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự<br />
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các<br />
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểm<br />
tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.<br />
Cụ thể hóa quan điểm trên, tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 xác định:<br />
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã<br />
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã<br />
<br />
2<br />
<br />
hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước<br />
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với<br />
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có<br />
sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc<br />
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.<br />
Mặc dù các Văn kiện của Đảng và Hiến pháp đã xác định nguyên tắc<br />
trong tổ chức quyền lực nhà nước - Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự<br />
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các<br />
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát giữa các cơ<br />
quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cần tiếp tục<br />
được nghiên cứu làm rõ, nhất là kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp.<br />
Thanh tra nhà nước được ra đời từ năm 1945, các cơ quan thanh tra nhà<br />
nước thể hiện vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, là công cụ sắc bén<br />
giúp thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát việc thực hiện quyền<br />
hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới. Ra đời từ khi mới<br />
thành lập nước để đáp ứng yêu cầu chấn chỉnh công tác thực thi nhiệm vụ của<br />
cán bộ, công chức. Các cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiếp nhận đơn thư,<br />
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm của công chức trong bộ máy nhà<br />
nước. Từ đó, vai trò của của các cơ quan thanh tra trong bộ máy nhà nước<br />
ngày càng được khẳng định. Sau khi đất nước được thống nhất, trải qua giai<br />
đoạn nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp vai trò của các cơ quan thanh tra<br />
rất được đề cao thể hiện ở việc thành lập các cơ quan thanh tra các cấp, các<br />
ngành nhằm kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước.<br />
Từ khi đất nước đổi mới, nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra nhiều thách thức cho công tác<br />
điều hành, quản lý nền kinh tế. Hiện tượng tiêu cực, tham nhũng xẩy ra ở<br />
nhiều cấp, nhiều ngành và đã trở thành một trong những nguy cơ đe dọa sự<br />
tồn vong của chế độ. Biểu hiện tập trung ở những lĩnh vực quản lý nguồn<br />
tiền, tài sản lớn của nhà nước như đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng...<br />
trong bối cảnh đó, hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước đã tiến hành<br />
nhiều cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm hàng ngàn tỷ đồng, hàng ngàn<br />
hécta đất. Thu hồi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền<br />
thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước, kiến nghị xử lý trách nhiệm các cá nhân,<br />
tập thể hữu quan, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp<br />
của công dân. Qua công tác thanh tra, các cơ quan thanh tra cũng đã phát<br />
hiện ra nhiều sơ hở trong việc thực hiện các cơ chế quản lý, chính sách,<br />
pháp luật của nhà nước, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan<br />
<br />
3<br />
<br />
nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật góp phần nâng cao hiệu<br />
lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, việc thực hiện<br />
vai trò kiểm soát của cơ quan thanh tra đối với các cơ quan nhà nước thuộc<br />
thẩm quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có<br />
lúc chưa kịp thời, thiếu tính dự báo; việc phát hiện, xử lý vi phạm, chấn<br />
chỉnh trật tự quản lý chưa cao; việc xử lý cán bộ vi phạm còn tồn tại những<br />
hạn chế, bất cập, bên cạnh đó, một số cơ quan thanh tra cũng lại để xẩy ra<br />
hiện tượng tiêu cực, tham nhũng.<br />
Vì vậy, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ vai<br />
trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động kiểm soát quyền lực<br />
nhà nước (việc thực hiện quyền hành pháp) mà cụ thể là kiểm soát việc<br />
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà<br />
nước; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong các<br />
cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo việc thực thi quyền lực hành pháp<br />
một cách đúng đắn, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp<br />
của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hạn chế tình trạng tiêu cực, tham nhũng. Tuy<br />
nhiên, vấn đề này lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu.<br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Vai trò của các cơ<br />
quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở<br />
Việt Nam”. Mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ luận giải được cơ sở khoa<br />
học, cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc kiểm soát thực hiện quyền hành<br />
pháp thông qua hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, từ đó đề xuất<br />
các giải pháp phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, góp phần<br />
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân<br />
và vì nhân dân.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích của Luận án là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống<br />
những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước<br />
trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua việc thực hiện chức<br />
năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về<br />
thanh tra. Mô hình tổ chức, hoạt động một số cơ quan thanh tra trên thế<br />
giới. Từ đó, chỉ ra những những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về vai trò<br />
của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền<br />
hành pháp ở Việt Nam.<br />
<br />