1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
Việc sử dụng các giống bông lai chống chịu được sâu bệnh đã nâng cao năng suất<br />
bình quân ở Việt Nam tăng gấp đôi so với trước đây. Tuy nhiên, năng suất này vẫn chưa<br />
thể hiện hết tiềm năng năng suất của giống do chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ<br />
thuật. Nghiên cứu sinh lý của ruộng bông để làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp<br />
kỹ thuật tăng năng suất bông là có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Việc xây dựng quy<br />
trình kỹ thuật để có ruộng bông năng suất cao đều phải thông qua các quá trình sinh lý<br />
của cây bông. Timiriazep- nhà Sinh lý học thực vật người Nga đã nói “Sinh lý thực vật<br />
là cơ sở của trồng trọt hợp lý”. Để đạt được năng suất cao của cây bông không thể<br />
thiếu được sự hiểu biết về sinh lý của cây bông năng suất cao, vì năng suất cao là kết<br />
quả của một sự phối hợp tốt nhất của các quá trình sinh lý khác nhau của cây. Tuy<br />
nhiên, ở Việt Nam vấn đề này còn rất ít được quan tâm, đặc biệt là việc nghiên cứu<br />
xác định các chỉ tiêu sinh lý có quan hệ chặt với năng suất như chỉ số diện tích lá, hiệu<br />
suất quang hợp... và các giải pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây bông.<br />
Năng suất kinh tế cao là mục tiêu của người trồng trọt, đồng thời cũng là mục tiêu<br />
cuối cùng của các nhà nghiên cứu nông học và sinh lý thực vật. Vì vậy, việc nghiên<br />
cứu một số chỉ tiêu sinh lý cây bông nhằm làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các<br />
biện pháp kỹ thuật thích hợp là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng<br />
tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các<br />
chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ”.<br />
2. Mục tiêu của đề tài<br />
2.1. Mục tiêu tổng quat<br />
Nghiên cứu xác định được một số chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông<br />
có liên quan chặt với năng suất bông trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ, làm cơ sở<br />
xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cho các giống bông.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật (giống, mật độ gieo trồng,<br />
phân bón, chất điều hòa sinh trưởng PIX) đến một số chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học<br />
và năng suất của cây bông.<br />
- Xác định được tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học với năng<br />
suất bông dưới tác động của các biện pháp kỹ thuật.<br />
- Xây dựng mô hình thâm canh tăng năng suất bông trong vụ đông xuân tại Duyên<br />
hải Nam Trung Bộ.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học<br />
- Các kết quả thu được của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về mối quan hệ<br />
giữa một số chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học với năng suất của một số giống bông lai<br />
<br />
2<br />
<br />
trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ.<br />
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công<br />
tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác khuyến nông cây bông.<br />
3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao năng suất bông, hoàn<br />
thiện quy trình sản xuất bông đông xuân đạt năng suất cao cho vùng bông Duyên hải<br />
Nam Trung Bộ.<br />
4. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh<br />
lý và nông sinh học với năng suất bông làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các<br />
biện pháp kỹ thuật trồng bông đạt năng suất cao.<br />
- Đã xác định được chỉ số diện tích lá tối ưu cho năng suất bông cao của một số<br />
giống bông mới.<br />
- Đã xác định được các biện pháp kỹ thuật hợp lý (mật độ, bón phân, phun PIX)<br />
để đạt được chỉ số diện tích lá tối ưu cho một số giống bông mới đạt năng suất cao.<br />
- Thông qua mô hình xây dựng đề tài đã ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tối ưu<br />
vào sản xuất bông trong vụ đông xuân tại Duyên hải Nam Trung Bộ đạt năng suất cao.<br />
5. Giới hạn của đề tài<br />
- Đề tài chỉ tiến hành trên các giống bông lai F1, thuộc loài bông luồi (G. hirsutum<br />
L.) là những giống có triển vọng và hiện đang trồng phổ biến tại các vùng bông<br />
chính của Việt Nam.<br />
- Chỉ tiến hành nghiên cứu chất điều hòa sinh trưởng Mepiquat-chloride (PIX), đây<br />
là chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng<br />
dinh dưỡng của thực vật. Trên cây bông, PIX ngăn chặn được sự sinh trưởng rậm<br />
rạp, làm giảm sinh trưởng chiều cao cây, làm tăng khả năng quang hợp và tăng sự<br />
đậu quả của cây.<br />
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong điều kiện<br />
thâm canh, có tưới nước. Đây là một trong những vùng bông trọng điểm của Việt<br />
Nam và là vùng có truyền thống trồng bông lâu đời. Vùng này có điều kiện đất<br />
đai, khí hậu và xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển bông vụ đông-xuân.<br />
- Thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 2008 đến năm 2011.<br />
6. Bố cục của luận án<br />
Nội dung chính của luận án được thể hiện trong 132 trang, gồm 4 trang mở đầu, 37<br />
trang tổng quan, 12 trang vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, 77 trang kết quả<br />
nghiên cứu và thảo luận, 2 trang kết luận và đề nghị, có 111 tài liệu tham khảo với 41 tài<br />
liệu tiếng Việt và 70 tài liệu tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu có 35 bảng và 15 hình. Phần<br />
phụ lục bao gồm các hình ảnh của đề tài, kết quả phân tích đất thí nghiệm, một số chỉ<br />
tiêu khí tượng tại địa điểm nghiên cứu và kết quả phân tích xử lý số liệu.<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài<br />
Đối với cây trồng muốn thu được năng suất cao, cần phải hiểu biết về đặc tính<br />
sinh lý của cây trồng, để từ đó chúng ta có thể khai thác khả năng tiềm tàng về năng<br />
suất và sản lượng kế hoạch của chúng. Với mục đích đó nên đã có nhiều nghiên cứu<br />
về sinh lý năng suất cao ở nhiều loại cây trồng khác nhau trong đó có cây bông.<br />
Nghiên cứu sinh lý ruộng bông năng suất cao đã được nghiên cứu nhiều ở các nước<br />
trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này còn ít được quan tâm. Cây bông là cây<br />
sinh trưởng vô hạn vì vậy cần điều khiển nguồn quang hợp bằng cách tác động các<br />
biện pháp kỹ thuật thích hợp, muốn tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp để có<br />
năng suất cao thì cần phải căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc điểm sinh<br />
lý, khả năng quang hợp của cây với môi trường cụ thể như chỉ số diện tích lá, hiệu<br />
suất quang hợp, hàm lượng diệp lục,... Bằng cách đó chúng ta mới giải quyết được<br />
quan hệ giữa quần thể và cá thể. Vì vậy, để thỏa mãn các điều kiện cần cho quang<br />
hợp như: tăng chỉ số diện tích lá tối thích chúng ta cần tác động các biện pháp kỹ<br />
thuật như mật độ gieo trồng, xử lý chất điều hòa sinh trưởng PIX, phân bón hợp lý,...<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về một số chỉ tiêu sinh lý của cây bông<br />
1.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cây đến sinh trưởng, phát triển, chỉ số diện tích lá và<br />
năng suất bông<br />
Đối với cây bông, khi tăng mật độ thì số quả/cây giảm, nhưng nhờ số cây tăng nên<br />
số quả/đơn vị diện tích tăng. Ở mật độ tối thích, số quả/đơn vị diện tích lớn nhất và<br />
năng suất cao nhất. Vượt quá mật độ tối thích, năng suất không tăng mà giảm dần<br />
(Chu Hữu Huy và cs., 1991), (Smith C. W. và cs., 1979). Ruộng bông trồng với mật<br />
độ quá cao, các cây bông mọc gần nhau quá, làm cho cành lá chen nhau dẫn đến thiếu<br />
ánh sáng và ẩm độ không khí trong ruộng bông tăng việc rụng đài xảy ra nghiêm<br />
trọng (Nguyễn Khắc Trung, 1962).<br />
Như vậy mật độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố cấu thành<br />
năng suất, và các chỉ tiêu sinh lý khác liên quan đến năng suất. Tùy theo điều kiện đất<br />
đai, khí hậu... và điều kiện canh tác của vùng, với mỗi giống muốn phát huy hết tiềm<br />
năng năng suất thì cần phải xác định được mật độ tối thích.<br />
1.2.2. Những nghiên cứu về sự tích lũy chất khô của cây bông<br />
Tóm lại, muốn đạt năng suất kinh tế cao thì cần phải xúc tiến khả năng tích lũy<br />
chất khô lớn bằng cách tăng diện tích lá thích hợp, cần phải tăng mật độ trồng dày<br />
hợp lý, đồng thời bảo đảm đủ nước và dinh dưỡng cho cây.<br />
1.2.3. Những nghiên cứu về PIX và một số chất điều hòa sinh trưởng khác<br />
Xử lý PIX với nồng độ và thời gian hợp lý có tác dụng cải thiện tán lá bông (ICAC,<br />
2011), (Kerby T.A., 1985), (Liusheng Duan và cs., 2000). Xử lý hạt giống bằng PIX có<br />
<br />
4<br />
<br />
tác dụng làm giảm số nốt, số lá, số nụ, chiều cao cây và diện tích lá so với đối chứng<br />
không xử lý (Zhang và cs., 1990). Phun PIX có tác dụng làm giảm chiều cao cây bông<br />
và diện tích lá giảm 5-10% so đối chứng không phun (Livingston S. D. và cs., 2002).<br />
Theo Nguyễn Văn Tạm (2001), việc phun PIX cho cây bông đã làm giảm chiều<br />
cao cây, chiều dài cành quả và cành đực. Trên giống VN15 với mật độ 5 vạn cây/ha,<br />
phun PIX (40%) 3 lần với liều lượng 35, 70 và 105ml/ha tương ứng vào các giai đoạn<br />
45, 60 và 75 ngày sau gieo cho bội thu năng suất 24,41% so với đối chứng.<br />
Tóm lại xử lý PIX không ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng bông. PIX có<br />
tác dụng kìm hãm sinh trưởng quá mức của cây bông, làm giảm chiều cao cây, chiều dài<br />
cành quả, cành đực, từ đó chúng ta có thể trồng dày để tăng năng suất bông. Tùy từng<br />
giống mà có phản ứng khác nhau với PIX. Do vậy, muốn mang lại hiệu quả kinh tế cao<br />
thì việc xác định liều lượng và thời kỳ phun cho từng giống là rất cần thiết.<br />
1.2.4. Những nghiên cứu về phân bón<br />
Công thức có bón đạm cường độ quang hợp tăng hơn so với không bón, khi cây có 5, 6,<br />
8, 10, 12 lá cường độ quang hợp tăng hơn so với cây không bón là 30%, 165,8%, 144%,<br />
323% và 780%. Bón phân đạm diện tích lá tăng lên và làm chậm lại quá trình suy lão của<br />
lá bông, từ đó tăng quang hợp và năng suất bông (Lý Văn Bính, Phan Đại Lục, 1991).<br />
Tại Ninh Thuận, trên 2 giống bông lai L18 và VN35 trồng trong điều kiện vụ<br />
mưa, khi tăng lượng phân bón thì số quả/cây cũng như năng suất thực thu đều tăng.<br />
Tuy nhiên, mức bón 120kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O/ha mang lại hiệu quả kinh tế<br />
cao nhất (Nguyễn Hữu Bình và cs., 2001).<br />
Như vậy, phân bón ảnh hưởng lớn đến quang hợp, sinh trưởng và phát triển của<br />
cây bông qua đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bông. Vì vậy việc xác định<br />
liều lượng phân bón hợp lý cho từng vùng sinh thái cho từng giống cụ thể để đạt năng<br />
suất và hiệu quả cao là rất cần thiết.<br />
1.2.5. Những nghiên cứu về hàm lượng diệp lục trong lá bông<br />
Cây bông phun PIX vào giai đoạn 30 ngày sau gieo có hàm lượng diệp lục tăng<br />
50-80% so với đối chứng không phun (Walter H. và cs., 1980). Theo kết quả nghiên<br />
cứu của Keith L. E., (2000) tại Mỹ thì PIX làm tăng độ đậm lá cũng như hàm lượng<br />
diệp lục tăng khoảng 30%.<br />
Tùy theo giống bông mà hàm lượng diệp lục tổng số trong lá bông biến động từ<br />
0,54-1,86mg/1 g lá tươi (Zhang T. Z. và cs., 1997). Tùy điều kiện trồng trọt mà hàm<br />
lượng diệp lục trong lá ở giai đoạn 120 ngày sau gieo biến động từ 3,4 đến 5,0 mg/1<br />
dm2 lá (Mauney J. R., Hendrix D. L., 1988).<br />
Tóm lại, diệp lục là nhóm sắc tố chiếm vai trò quang trọng nhất đối với quang<br />
hợp, nó biến năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng hóa học. Năng suất<br />
cây trồng phụ thuộc trực tiếp vào hàm lượng diệp lục trong lá. Do đó việc xác định<br />
hàm lượng diệp lục trong lá ở ruộng bông năng suất cao là rất cần thiết để từ đó có<br />
biện pháp tác động thích hợp để nâng cao hàm lượng diệp lục.<br />
<br />
5<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Vật liệu nghiên cứu<br />
Các giống bông VN15, VN01-2, VN35KS, VN04-4, KN06-8, BD24/D20-24 là các<br />
giống bông lai F1, thuộc nhóm giống sinh trưởng khỏe, có khả năng kháng sâu, rầy cao,<br />
có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp I Việt Nam.<br />
Chất điều hòa sinh PIX, là chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có tác dụng ức<br />
chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng của thực vật. Trên cây bông, PIX ngăn chặn<br />
được sự sinh trưởng rậm rạp, làm giảm sinh trưởng chiều cao cây, làm tăng khả năng<br />
quang hợp và tăng sự đậu quả của cây.<br />
2.2 Nội dung nghiên cứu<br />
1. Nghiên cứu xác định chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của một số giống bông<br />
trong điều kiện thâm canh tại Duyên hải Nam Trung Bộ.<br />
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh lý, nông<br />
sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4.<br />
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến các chỉ tiêu sinh<br />
lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4.<br />
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh lý, nông<br />
sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 trong điều kiện phun chất<br />
điều hòa sinh trưởng PIX.<br />
5. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh lý, nông<br />
sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4.<br />
6. Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.<br />
2.3 Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1 Các nghiên cứu được thực hiện trên đồng ruộng theo phương pháp thường quy<br />
đang được áp dụng. Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối đầy đủ hoàn<br />
toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, các mô hình được bố trí theo phương<br />
pháp ngẫu nhiên hoàn chỉnh.<br />
2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá: Các chỉ tiêu theo dõi và<br />
phương pháp xác định được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 911: 2006 của<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.<br />
- Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn.<br />
- Chiều cao cây qua các giai đoạn.<br />
- Số cành quả/cây, số cành đực/cây giai đoạn thu hoạch.<br />
- Chỉ số diện tích lá (LAI).<br />
- Hiệu suất quang hợp thuần.<br />
- Hàm lượng diệp lục trong lá.<br />
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.<br />
- Năng suất sinh vật học.<br />
- Hệ số kinh tế.<br />
<br />