Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số yếu tố quản lý, sử dụng đất tác động đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn
lượt xem 3
download
Nội dung chính của luận án nhằm Xác định được mức độ tác động của 4 yếu tố QLSDĐ (quy hoạch và thực hiện quy hoạch; giao đất, cho thuê đất, CMĐSDĐ, cấp GCNQSDĐ; THĐ, BTHTTĐC và cơ chế chính sách) đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Đề xuất được các giải pháp để nâng cao hiệu quả QLSDĐ góp phần thúc đẩy các hoạt động phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số yếu tố quản lý, sử dụng đất tác động đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHU AN TRƢỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG, LẠNG SƠN Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Bình Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà Hội Khoa học đất Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Cao Việt Hà Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Phạm Anh Tuấn Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai có tác động đến sự phát triển KTXH của các nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (Ngân hàng thế giới, 2004). Đất đai là nguồn lực tự nhiên quan trọng trong phát triển KTXH và trong khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) nói riêng. KKTCK là một không gian kinh tế gắn với cửa khẩu biên giới đất liền; được hình thành và phát triển dựa trên nhiều chính sách đặc thù riêng biệt để đẩy mạnh phát triển KTXH và giữ vững an ninh biên giới quốc gia. Tại Việt Nam đến năm 2020 kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu sẽ đạt khoảng 30 tỷ USD, tốc độ tăng bình khoảng quân 12,3 %/năm và đón khoảng 16,5 triệu lượt khách xuất nhập cảnh. KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn là 1 trong 9 KKTCK được ưu tiên đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020. Để xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành "cầu nối" kinh tế, thương mại quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ thì công tác QLSDĐ đai ở đây cần được kiện toàn nhằm tạo khung pháp lý và CSHT hoàn thiện, gắn công tác quản lý đất đai với mục tiêu SDĐ hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu một số yếu tố QLSDĐ tác động đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn là rất cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả QLSDĐ trong KKTCK. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng công tác QLSDĐ và xác định một số yếu tố tác động đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLSDĐ để thúc đẩy sự phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các yếu tố QLSDĐ trong KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn; các đối tượng SDĐ trong KKTCK; và các cán bộ làm việc trong KKTCK, trong các địa phương thuộc KKTCK. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn với diện tích 39.400 ha, bao gồm thành phố Lạng Sơn mở rộng, thị trấn Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và các xã: Thụy Hùng, Phù Xá, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần xã Bình Trung của huyện Cao Lộc; xã Tân Thanh, Tân Mỹ - huyện Văn Lãng; một phần xã Vân An - huyện Chi Lăng và xã Đồng Giáp - huyện Văn Quan. - Phạm vi thời gian: số liệu và thông tin về KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn được điều tra, thu thập từ năm 2008 đến 2017. Số liệu điều tra sơ cấp thực hiện trong năm 2017. - Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu 4 yếu tố liên quan đến QLSDĐ 1
- trong KKTCK đó là: (1) quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch; (2) giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (CMĐSDĐ), cấp GCNQSDĐ; (3)thu hồi đất (THĐ), bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (BTHTTĐC) và (4) Cơ chế chính sách có liên quan đến sự phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Xác định được mức độ tác động của 4 yếu tố QLSDĐ (quy hoạch và thực hiện quy hoạch; giao đất, cho thuê đất, CMĐSDĐ, cấp GCNQSDĐ; THĐ, BTHTTĐC và cơ chế chính sách) đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Đề xuất được các giải pháp để nâng cao hiệu quả QLSDĐ góp phần thúc đẩy các hoạt động phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện hệ thống chính sách QLSDĐ KKTCK trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trong các KKTCK. Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp cơ sở để đề xuất các giải pháp QLSDĐ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được áp dụng cho các địa phương có điều kiện tương tự như KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 2.1.1. Quản lý sử dụng đất đai Trong sự phát triển các KKTCK, đất đai là nguồn tài nguyên, là yếu tố đầu vào quan trọng. Cùng với chính sách thuế, tài chính, chính sách QLSDĐ luôn là một trong những “chìa khóa vàng” quyết định sự phát triển của KKTCK. QLSDĐ là cách đất được sử dụng cho mục đích sản xuất, bảo tồn và thẩm mỹ. QLSDĐ không chỉ tập trung vào đất nông nghiệp mà còn phải đối mặt với các vấn đề công nghiệp hóa, đô thị hóa, bảo tồn, khai thác khoáng sản… 2.1.2. Quản lý sử dụng đất đai trong khu kinh tế cửa khẩu KKTCK là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt, được hình thành ở khu vực biên giới đất liền với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh và các loại hình dịch vụ, giao lưu kinh tế qua biên giới, nhằm thu lợi ích từ hội nhập, đẩy mạnh phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh biên giới. QLSDĐ trong KKTCK là quá trình kết hợp tất cả các công cụ và kỹ thuật để đảm bảo về luật pháp cho việc sử dụng, khai thác và phát triển quỹ đất và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai trong KKTCK. 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI Tại Trung Quốc: việc kiên trì theo đuổi đường lối mở cửa và những biến đổi trong phát triển kinh tế ở Trung Quốc và thế giới đã buộc nước này phải điều chỉnh và hoàn thiện chính sách này theo hướng đẩy nhanh mở cửa vùng biên giới nội địa để 2
- phối hợp phát triển với các vùng duyên hải. Na m 1992, Quốc vụ vi n Trung Quốc quyết định mở cửa đối ngoại một số huy n, thị xã vùng bie n giới. Na m 1996, Quốc Vụ vi n Trung Quốc ban hành Tho ng tri về các vấn đề lie n quan đến mạ u dịch bie n giới (Đặng Xuân Phong, 2012). Thái Lan: Chính phủ Thái Lan đã phát triển các KKT dọc theo tuyến biên giới với nhiều chính sách ưu đãi vượt trội nhằm khai thác tối đa lợi thế địa lý, thúc đẩy quan hệ đa biên. Điều đó đưa kim ngạch xuất khẩu giữa Thái Lan và các nước láng giềng từ 10% lên 20-25% năm 2015 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017). Tại Bắc Mỹ: với hơn 8.891 km biên giới chung giữa Canada và Mỹ, chính quyền hai nước đã có thỏa thuận quốc gia nhằm tạo điều kiện cho các công ty, nhà đầu tư được tiếp cận đầu tư. Trong năm 2009, thương mại hai chiều hàng hóa và dịch vụ của Canada và Mỹ là hơn 592 tỷ đô la, hỗ trợ 8 triệu việc làm tại Mỹ. 2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU Ở VIỆT NAM Tính đến năm 2015 cả nước có 26 KKTCK tại 21/25 tỉnh biên giới đất liền với diện tích là 7.690 km2. Đất khu phi thuế quan và khu thuế quan là 37.372,62 ha, chiếm 5,24% diện tích tự nhiên của các KKTCK. Trung bình mỗi KKTCK khoảng 27 nghìn ha, trong 26 khu có 4 KKTCK có quy mô diện tích dưới 10.000 ha. Đất sử dụng cho KKTCK có chế độ sử dụng khác nhau trong khu vực riêng biệt nhằm phục vụ cho các hoạt động đầu tư và xuất khẩu, với các khu chức năng phù hợp. Cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các KKTCK là quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư... và các văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, đối với từng KKTCK, Chính phủ có những quyết định riêng về quy chế hoạt động trong đó quy định đầy đủ những hoạt động, cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù, phân công nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện. Một số yếu tố QLSDĐ có ảnh hưởng đến sự phát triển của KKTCK: yếu tố quy hoạch với 3 loại hình chính là: QHSDĐ, QHCXD và QHCT; giao đất, cho thuê đất, CMĐSDĐ, cấp GCNQSDĐ; THĐ, BTHTTĐC; và cơ chế chính sách. 2.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU Một số nghiên cứu điển hình trên thế giới: Hướng đến một biên giới mới, cải thiện khu vực cửa khẩu Mỹ - Canada của Sands Christopher (2009); Các nền kinh tế xuyên biên giới của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (Cambodian Development Resource Institute, 2005). Tác động kinh tế của CSHT xuyên biên giới: Mô hình cân bằng với Thái Lan và Lào (Peter et al., 2009). Dự án Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam (Wallack, 2010). Tiềm năng cho các khu vực phát triển biên giới trên tuyến biên giới phía bắc Nam Phi (Christopher and Clarence, 2017). Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam: Đề tài xây dựng các KKT mở và ĐKKT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Võ Đại Lược (2010). Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng - những vấn đề đặt ra cho KKT, KKTCK ở Việt Nam (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, 2011). Kỷ yếu Hội thảo về các KKT, KKTCK của Ủy ban Kinh tế Quốc hội năm 2011. Các KKTCK biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam của Phạm Văn Linh (2011). 3
- Nghiên cứu phát triển KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Đặng Xuân Phong (2011). Nghiên cứu Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam (Lalkaka et al., 2009). 2.5. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Giả thiết nghiên cứu là trong những năm gần đây sự thay đổi về QLSDĐ đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của KKTCK. Sự thay đổi đó là rất cần thiết để phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế và góp phần giảm các tác động tiêu cực do phát triển kinh tế gây ra. Biến độc lập được lựa chọn là các nội dung QLSDĐ có tác động trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển các KKTCK (hình 2.1). Biến phụ thuộc được xác định thông qua các mặt biểu hiện của quá trình hình thành và phát triển KKTCK với các tiêu chí cơ bản nhất. Biến kết quả xây dựng CSHT và phân khu chức năng thông qua các dự án đầu tư là biến mô tả trực tiếp kết quả chuyển dịch cơ cấu đất đai phục vụ phát triển KKTCK. Lựa chọn biến kết quả quá trình thay đổi về lao động, việc làm và các nguồn thu từ đất. Đây là biến mô tả sự thay đổi về khía cạnh kinh tế của KKTCK. Biến hệ quả của sự phát triển KKTCK đó là vấn đề cảnh quan và môi trường và an ninh quốc phòng. Các mối quan hệ như trên được mô tả theo sơ đồ trong hình 2.1. Ngoài ra, tác động của sự phát triển KKTCK cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả vùng thông qua biến thu hút vốn đầu tư. Biến độc lập (yếu tố quản lý sử dụng đất) Biến phụ thuộc (sự hình thành và phát triển KKTCK) Quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Quy hoạch chung xây dựng - Quy hoạch chi tiết phân khu chức năng Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử Sự phát triển khu kinh tế dụng đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ - Giao đất - Mức độ phát triển CSHT - Cho thuê đất - Mức độ phát triển các khu chức - Chuyển mục đích sử dụng đất năng - Cấp giấy chứng nhận QSDĐ - Thu hút vốn - Mức sống của người dân - Cảnh quan môi trường Thu hồi đất, bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ - An ninh quốc phòng - Thu hồi đất - Hỗ trợ - Bồi thường - Tái định cư Cơ chế chính sách - Chính sách xã hội - Chính sách tài chính - Chính sách khác Hình 2.1. Khung phân tích tác động của yếu tố quản lý sử dụng đất đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn 4
- PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội KKTCK Đồng Đăng– Lạng Sơn; - Đánh giá thực trạng QLSDĐ trong KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn; - Đánh giá tác động của QLSDĐ đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn; - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLSDĐ trong KKTCK. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận Phương pháp tiếp cận hệ thống: Từ vĩ mô đến vi mô; từ tổng thể đến chi tiết; quản lý đất đai trong mối quan hệ với các yếu tố KTXH và môi trường... 3.2.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ UBND các huyện; các Sở trong tỉnh, các Bộ và từ thư viện, trung tâm nghiên cứu và hệ cơ sở dữ liệu toàn văn trong và ngoài nước. 3.2.3. Phƣơng pháp phân vùng nghiên cứu Căn cứ vào đặc điểm hình thành và phát triển KKTCK được chia thành 2 vùng: vùng 1 có các khu chức năng của KKTCK (khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác); vùng 2 là vùng đệm của KKTCK (khu vực ngoài dân dụng, khu dân cư nông thôn, đất dự trữ phát triển, khu TĐC...). 3.2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp Cỡ mẫu điều tra được áp dụng theo công thức (Hair et al., 1998; Hoàng Ngọc và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008): t 2 ( pxq ) n0 e2 Trong đó: n0 = cỡ mẫu; t = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn; p = ước tính tỷ lệ % của tổng thể, q= 1- p; và e là sai số cho phép. Nghiên cứu thực hiện điều tra mỗi vùng 250 phiếu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (25 tổ chức kinh tế, 25 tổ chức khác và 200 hộ gia đình cá nhân). 3.2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu được tiến hành phân tích, xử lý thông qua 3 giai đoạn: (i) nghiên cứu định tính và định lượng bằng việc xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo; (ii) nghiên cứu định lượng bằng việc ứng dụng phương pháp phân tích T-test và phân tích ANOVA để kiểm định mức độ khác nhau giữa các vùng theo nhóm yếu tố quan sát; (iii) xác định mối tương quan giữa các biến quan sát với nhau để xác định ảnh hưởng của yếu tố QLSDĐ đai đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK. Thang đo Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đánh giá tình hình thực hiện công tác QLSDĐ trong KKTCK và sự phát triển của KKTCK theo 5 mức độ: Rất quan tâm/Rất tốt/Rất lớn/Rất cao: 5; Quan tâm/Tốt/Lớn/Cao: 4; Trung bình/Bình thường: 3; Ít quan tâm/kém/nhỏ/thấp: 2; Rất ít quan tâm/Rất kém/Rất nhỏ/Rất thấp: 1. Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ 5
- áp dụng và hệ số của từng mức độ như trên. Trường hợp bậc thang đo là 5, thì phân cấp mức độ đánh giá công tác QLSDĐ KKTCK và các yếu tố ảnh hưởng được xác định: rất cao: >=4,20; cao: từ 3,40 đến 4,19; trung bình: từ 2,60 đến 3,39; thấp: từ 1,80 đến
- PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG SƠN Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong KKTCK giai đoạn 2009-2017 liên tục ở mức cao so với tốc độ tăng chung của tỉnh, bình quân hàng năm đạt 11,26%/năm (toàn tỉnh 8,52%). Trong đó: nông - lâm nghiệp tăng 3,47%, công nghiệp – xây dựng tăng 12,97%, dịch vụ tăng 11,04%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23,3 triệu đồng năm 2009 lên 70,5 triệu đồng năm 2017. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ tăng nhanh, công nghiệp và nông nghiệp giảm dần; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 54,57% năm 2009 lên 63,5% năm 2017, công nghiệp - xây dựng giảm từ 37,44% xuống 31,7%, nông nghiệp giảm từ 8% xuống còn 4,8%. Mạng lưới giao thông với nhiều tuyến đường huyết mạch tạo thuận lợi cho giao lưu giữa KKTCK với cả nước, với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. 4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG SƠN 4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được xây dựng trên cơ sở các Quyết định số 55/2008/QĐ-TTg ngày 28/4/2008 và Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích 394 km². Đây là KKT tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố KTXH, quốc phòng, an ninh. KKTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn được phân thành hai khu chức năng là khu phi thuế quan và khu thuế quan. Mục tiêu xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, cùng với sự phát triển của KKT trọng điểm Bắc Bộ để trong tương lai không xa phát triển thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). 4.2.2. Thực trạng sử dụng đất KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn Tổng diện tích KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn là 39.400 ha, (bảng 4.1 và 4.2). Bảng 4.1. Thực trạng sử dụng đất khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn năm 2017 STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 39.400,00 100,00 1 Đất nông nghiệp 32.778,75 83,19 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.291,59 18,51 1.2 Đất lâm nghiệp 25.301,09 64,22 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 183,18 0,46 1.4 Đất nông nghiệp khác 2,88 0,01 2 Đất phi nông nghiệp 4.343,80 11,02 2.1 Đất ở 1.238,48 3,14 2.2 Đất chuyên dùng 2.288,30 5,81 2.3 Các loại đất phi nông nghiệp còn lại 817,02 2,07 3 Đất chƣa sử dụng 2.277,46 5,78 7
- Khu phi thuế quan có diện tích 347,71 ha, chỉ chiếm 0,88 % tổng diện tích đất KKTCK. Khu thuế quan có diện tích 39.052,29 ha, trong đó đất khu dân dụng 3.343 ha, chiếm 8,49%; các loại đất khác còn lại là 35.708,72 ha, chiếm 90,63%. Diện tích đất đã được xây dựng chiếm tỉ lệ rất thấp. Việc huy động nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế còn nhiều khó khăn, CSHT trong KKTCK chưa được đầu tư đồng bộ, môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Bảng 4.2. Thực trạng sử dụng đất các khu chức năng tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn Diện tích Tỷ lệ TT Các loại đất theo khu chức năng trong KKTCK (ha) (%) Tổng diện tích KKTCK 39.400,00 100,00 1 Đất khu phi thuế quan 347,71 0,88 1.1 Đất khu trung tâm thương mại 3,20 0,01 1.2 Đất khu quản lý điều hành KKT 79,50 0,20 1.3 Bến bãi, kho tàng 161,70 0,41 1.4 Khu sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu 42 0,11 1.5 Các loại đất phi thuế quan còn lại 61,31 0,16 2 Đất khu thuế quan 39.052,29 99,12 2.1 Đất dân dụng 3.343,57 8,49 - Khu công nghiệp, kho tàng 619,07 1,57 - Khu trung tâm hành chính, khu công cộng 34,67 0,09 - Khu đô thị 543,91 1,38 - Khu dân cư nông thôn 694,57 1,76 - Khu tái định cư 13,10 0,03 - Khu du lịch, dịch vụ 144,91 0,37 - Đất hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 1.194,52 3,03 - Đất dự trữ phát triển 98,83 0,25 2.2 Đất ngoài dân dụng 35.708,72 90,63 - Đất nông lâm nghiệp 32.592,68 82,72 - Đất an ninh, quốc phòng 202,07 0,51 - Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 636,51 1,62 - Đất chưa sử dụng 2.277,46 5,78 4.2.3. Đánh giá quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Theo QHCXD của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đến năm 2020, đất khu phi thuế quan là 810 ha, đến năm 2017 thực hiện được 311 ha, đạt tỷ lệ 38,40%; đất công nghiệp xác định theo quy hoạch là 550 ha nhưng đến năm 2017 mới chỉ thực hiện 70,39 ha, đạt tỷ lệ 12,8%; các loại đất còn lại được quy hoạch đến năm 2020 là 23.455,37 ha, đã thực hiện tới năm 2017 là 20.525,46 ha, đạt tỷ lệ thực hiện là 87,51%. Người SDĐ đánh giá về QHSDĐ ở mức cao (3,88) và có sự khác biệt rất lớn giữa 2 vùng. Điều đó phản ánh thực tế là vùng 1 có các khu chức năng quan trọng, người dân tại vùng 1 nhận thức và đánh giá công tác QHSDĐ ở mức độ cao hơn vùng 2. Người SDD đánh giá công tác QHCXD trong KKTCK ở mức trung bình (3,24) và có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Người SDĐ vùng 1 đánh giá công tác QHCXD ở mức trung bình (3,03), vùng 2 đánh giá ở mức cao (3,45). Người SDĐ đánh giá việc thực hiện QHCT ở mức trung bình (3,34) và có sự khác biệt lớn giữa 2 vùng. Tại vùng 1 người SDĐ đánh giá việc thực hiện QHCT ở mức trung bình (3,02). Tại vùng 2 8
- người SDĐ đánh giá ở mức cao (3,65). Nguyên nhân là do QHCT chỉ được lập đối với các khu đô thị và phân khu chức năng, nhưng việc triển khai còn chậm. Bảng 4.3. Đánh giá công tác lập và thực hiện quy hoạch KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn Mức độ đánh giá Tiêu chí QHSDĐ QHXD QHCT Theo vùng (trung bình chung) 3,88 3,24 3,34 Vùng 1 4,13 3,03 3,02 Vùng 2 3,63 3,45 3,65 Sự khác nhau giữa các vùng (p-value) 0,00 0,00 0,00 Theo đối tƣợng sử dụng đất (trung bình chung) 3,88 3,24 3,34 + Hộ nông nghiệp 3,96 3,30 3,48 + Hộ phi nông nghiệp 3,74 3,07 3,09 + Tổ chức kinh tế 3,58 2,94 2,94 + Tổ chức khác 3,98 3,54 3,34 Sự khác nhau giữa các đối tƣợng (p-value) Hộ phi nông nghiệp 0,074 0,101 0,002 Hộ nông nghiệp Tổ chức kinh tế 0,929 0,035 0,001 Tổ chức khác 0,990 0,271 0,757 Hộ phi nông nghiệp Tổ chức kinh tế 0,704 0,824 0,799 Tổ chức khác 0,236 0,010 0,428 Tổ chức kinh tế Tổ chức khác 0,897 0,003 0,154 Ghi chú: P-value:
- tính pháp lý của thửa đất. Ngược lại, đối với hộ phi nông nghiệp và các tổ chức, việc có GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý quan trọng để họ thực hiện các QSDĐ. Bảng 4.4. Đánh giá tình hình thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Mức độ đánh giá Giao đất Cho Chuyển Cấp giấy thuê mục đích chứng nhận Tiêu chí đất sử dụng quyền sử đất dụng đất Theo vùng (trung bình chung) 3,70 3,98 4,21 3,99 Vùng 1 3,64 4,30 4,36 4,10 Vùng 2 3,76 3,66 4,06 3,88 Sự khác nhau giữa các vùng (p-value) 0,134 0,000 0,000 0,012 Theo đối tƣợng sử dụng đất (trung bình chung) 3,70 3,98 4,21 3,99 + Hộ nông nghiệp 3,74 3,91 4,17 3,84 + Hộ phi nông nghiệp 3,68 3,88 4,06 4,16 + Tổ chức kinh tế 3,40 4,00 4,46 4,22 + Tổ chức khác 3,84 4,60 4,44 4,34 Sự khác nhau giữa các đối tƣợng (p-value) Hộ nông nghiệp Hộ phi nông nghiệp 0,941 0,990 0,653 0,013 Tổ chức kinh tế 0,052 0,901 0,120 0,034 Tổ chức khác 0,860 0,000 0,167 0,002 Hộ phi nông nghiệp Tổ chức kinh tế 0,238 0,849 0,033 0,982 Tổ chức khác 0,705 0,000 0,048 0,673 Tổ chức kinh tế Tổ chức khác 0,053 0,003 0,999 0,915 Ghi chú: P-value:
- Bảng 4.5. Đánh giá thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn Mức độ đánh giá Thu hồi Bồi Hỗ trợ Tái Tiêu chí đất thƣờng định cƣ Theo vùng (trung bình chung) 3,58 3,86 3,98 3,65 Vùng 1 3,70 3,85 3,96 3,72 Vùng 2 3,46 3,88 4,00 3,58 Sự khác nhau giữa các vùng (p-value) 0,003 0,688 0,635 0,091 Theo đối tƣợng sử dụng đất trung bình chung) 3,58 3,86 3,98 3,65 + Hộ nông nghiệp 3,63 3,86 3,99 3,75 + Hộ phi nông nghiệp 3,61 3,88 3,97 3,58 + Tổ chức kinh tế 3,64 3,50 3,72 3,06 + Tổ chức khác 3,78 4,20 4,18 3,74 Sự khác nhau giữa các đối tƣợng (p-value) Hộ nông nghiệp Hộ phi nông nghiệp 0,011 0,998 0,999 0,373 Tổ chức kinh tế 1,000 0,035 0,246 0,000 Tổ chức khác 0,688 0,060 0,532 1,000 Hộ phi nông nghiệp Tổ chức kinh tế 0,142 0,061 0,415 0,007 Tổ chức khác 0,013 0,153 0,568 0,754 Tổ chức kinh tế Tổ chức khác 0,861 0,000 0,069 0,002 Ghi chú: P-value:
- Bảng 4.6. Đánh giá về cơ chế chính sách tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn Mức độ đánh giá Tiêu chí Chính sách Chính sách Chính sách xã hội tài chính khác Theo vùng (trung bình chung) 4,12 3,66 3,72 Vùng 1 4,22 3,46 4,04 Vùng 2 4,01 3,86 3,40 Sự khác nhau giữa các vùng (p-value) 0,006 0,000 0,000 Theo đối tƣợng sử dụng đất (trung bình chung) 4,12 3,66 3,72 + Hộ nông nghiệp 4,14 3,64 3,67 + Hộ phi nông nghiệp 4,18 3,68 3,78 + Tổ chức kinh tế 3,82 3,58 3,54 + Tổ chức khác 4,16 3,80 4,06 Sự khác nhau giữa các đối tƣợng (p-value) Hộ nông nghiệp Hộ phi nông nghiệp 0,974 0,981 0,784 Tổ chức kinh tế 0,087 0,981 0,812 Tổ chức khác 0,998 0,694 0,051 Hộ phi nông nghiệp Tổ chức kinh tế 0,086 0,935 0,495 Tổ chức khác 0,999 0,894 0,356 Tổ chức kinh tế Tổ chức khác 0,216 0,675 0,042 Ghi chú: P-value:
- Không tìm thấy sự khác biệt giữa 2 vùng. Điều này không cho thấy sự chênh lệch mức sống người dân trên địa bàn KKTCK. Bảng 4.7. Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Mức độ đánh giá Mức độ Mức độ Thu Mức Cảnh An phát phát hút sống quan ninh Tiêu chí triển cơ triển các vốn ngƣời môi quốc sở hạ khu chức dân trƣờng phòng tầng năng Theo vùng (trung bình chung) 3,78 3,03 3,92 4,02 3,77 3,94 Vùng 1 3,78 2,86 3,98 3,94 3,91 3,90 Vùng 2 3,78 3,21 3,86 4,10 3,63 3,98 Sự khác nhau giữa các vùng (p-value) 1,000 0,000 0,163 0,059 0,001 0,084 Theo đối tƣợng sử dụng đất (trung 3,78 3,03 3,92 4,02 3,77 3,94 bình chung) + Hộ nông nghiệp 3,98 3,10 3,74 4,01 3,96 4,07 + Hộ phi nông nghiệp 3,45 2,92 3,95 4,16 3,62 4,15 + Tổ chức kinh tế 3,26 2,74 4,54 3,64 3,10 3,60 + Tổ chức khác 3,80 3,16 4,34 4,20 3,62 3,04 Sự khác nhau giữa các đối tƣợng (p-value) Hộ phi nông nghiệp 0,000 0,250 0,214 0,493 0,010 0,907 Hộ Tổ chức kinh tế 0,000 0,027 0,000 0,054 0,000 0,009 nông nghiệp Tổ chức khác 0,604 0,996 0,000 0,534 0,084 0,000 Hộ phi Tổ chức kinh tế 0,658 0,604 0,001 0,008 0,007 0,007 nông nghiệp Tổ chức khác 0,148 0,353 0,072 0,995 1,000 0,000 Tổ chức Tổ chức khác 0,025 0,062 0,701 0,016 0,027 0,024 kinh tế Ghi chú: P-value:
- Bảng 4.8. Tác động của quy hoạch đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn Mức độ Mức độ phát Thu hút Mức sống phát triển Cảnh quan An ninh triển các khu vốn đầu của ngƣời cơ sở hạ môi trƣờng quốc phòng chức năng tƣ dân tầng Vùng 1 Quy hoạch sử dụng đất 0,771** 0,630** 0,504** 0,530** 0,655** 0,585** Quy hoạch chung xây 0,750** 0,567** 0,453** 0,502** 0,755** 0,532** dựng KKTCK Quy hoạch chi tiết 0,870** 0,757** 0,427** 0,489** 0,578** 0,578** Vùng 2 Quy hoạch sử dụng đất 0,805** 0,569** 0,482** 0,477** 0,637** 0,623** Quy hoạch chung xây 0,633** 0,722** 0,534** 0,485** 0,548** 0,479** dựng KKTCK Quy hoạch chi tiết 0,843** 0,584** 0,507** 0,497** 0,610** 0,569** ** * Ghi chú: Mức ý nghĩa 0,01, Mức ý nghĩa 0,05, N = 500 Mức độ tác động: Hệ số rs < 0,25: thấp, từ 0,25-0,49: trung bình; từ 0,5 – 0,75: cao, rs > 0,75: rất cao. a. Tạivùng 1 QHSDĐ có tác động thuận ở mức độ cao đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK trong tất cả các nội dung. QHCXD có tác động thuận ở mức độ rất cao đến mức độ phát triển CSHT và cảnh quan môi trường; có tác động thuận ở mức độ cao đối với mức độ phát triển các khu chức năng, mức sống của người dân, an ninh quốc phòng; tác động thuận ở mức độ trung bình với thu hút vốn đầu tư. QHCT tác động thuận ở mức rất cao đối với mức độ phát triển CSHT, mức độ phát triển các khu chức năng; tác động thuận ở mức cao đối với cảnh quan môi trường, an ninh quốc phòng trong KKTCK; tác động thuận ở mức trung bình đối với thu hút vốn đầu tư, mức sống của người dân. b. Tại vùng 2 QHSDĐ có tác động thuận ở mức độ rất cao đến mức độ phát triển CSHT; có tác động thuận ở mức cao với mức độ phát triển các khu chức năng, cảnh quan môi trường và an ninh quốc phòng; trong khi đó, tác động thuận ở mức độ trung bình với thu hút vốn đầu tư và mức sống của người dân. QHCXD có tác động thuận ở mức cao đối với mức độ phát triển CSHT, mức độ phát triển các khu chức năng, thu hút vốn đầu tư và cảnh quan môi trường; có tác động thuận ở mức trung bình đối với mức sống của người dân, an ninh quốc phòng. QHCT có tác động thuận ở mức độ rất cao đối với mức độ phát triển CSHT; có tác động thuận ở mức trung bình đối với mức sống của người dân và có tác động thuận ở mức cao đối với những nội dung còn lại. 4.3.3. Tác động của giao đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn a. Tại vùng 1 Giao đất tác động thuận ở mức độ rất cao đối với mức độ phát triển CSHT; có tác động thuận ở mức cao đối với mức độ phát triển các khu chức năng, thu hút vốn 14
- đầu tư, mức sống của người dân, cảnh quan môi trường và an ninh quốc phòng. Cho thuê đất tác động thuận ở mức độ rất cao đối với thu hút vốn đầu tư, mức sống của người dân; tác động thuận ở mức cao đối với mức độ phát triển CSHT, mức độ phát triển các khu chức năng, cảnh quan môi trường, an ninh quốc phòng. CMĐSDĐ tác động thuận ở mức cao đối với thu hút vốn đầu tư, mức sống của người dân, an ninh quốc phòng; tác động thuận ở mức trung bình đối với mức độ phát triển CSHT, mức độ phát triển các khu chức năng, cảnh quan môi trường. Cấp GCNQSDĐ tác động thuận ở mức rất cao đối với thu hút vốn đầu tư, mức sống của người dân; tác động thuận ở mức cao đối với mức độ phát triển CSHT, cảnh quan môi trường, an ninh quốc phòng; tác động thuận ở mức trung bình đối với mức độ phát triển các khu chức năng. Bảng 4.9. Tác động của giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ đến xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn Mức độ Mức độ Thu hút Mức Cảnh An ninh phát triển phát triển vốn đầu sống quan quốc cơ sở hạ các khu tƣ ngƣời môi phòng tầng chức năng dân trƣờng Vùng 1 Giao đất 0,776** 0,655** 0,695** 0,647** 0,627** 0,679** Cho thuê đất 0,605** 0,505** 0,896** 0,757** 0,517** 0,673** Chuyển mục đích SDĐ 0,475** 0,413** 0,586** 0,575** 0,406** 0,500** Cấp GCNQSDĐ 0,612** 0,497** 0,758** 0,828** 0,561** 0,675** Vùng 2 Giao đất 0,658** 0,572** 0,581** 0,570** 0,570** 0,532** Cho thuê đất 0,548** 0,682** 0,685** 0,377** 0,443** 0,415** Chuyển mục đích SDĐ 0,347** 0,392** 0,726** 0,652** 0,386** 0,353** Cấp GCNQSDĐ 0,322** 0,308** 0,512** 0,671** 0,270** 0,367** ** * Ghi chú: Mức ý nghĩa 0,01, Mức ý nghĩa 0,05, N = 500 Mức độ tác động: Hệ số rs < 0,25: thấp, từ 0,25-0,49: trung bình; từ 0,5 – 0,75: cao, rs > 0,75: rất cao. b. Tại vùng 2 Giao đất tác động thuận ở mức cao đến xây dựng và phát triển KKTCK đối với tất cả 6 nội dung. Cho thuê đất tác động thuận ở mức cao đến mức độ phát triển CSHT, mức độ phát triển các khu chức năng, thu hút vốn đầu tư và tác động thuận ở mức trung bình với 3 nội dung còn lại. CMĐSDĐ có tác động thuận ở mức độ cao đối với thu hút vốn đầu tư, mức sống của người dân; tác động thuận ở mức trung bình đối với 4 nội dung còn lại. Cấp GCNQSDĐ có tác động thuận ở mức cao đối với thu hút vốn đầu tư, mức sống của người dân; có tác động thuận ở mức trung bình với 4 nội dung còn lại. 15
- 4.3.4. Tác động của thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đến đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn a. Tại vùng 1 Thu hồi đất có tác động thuận ở mức độ rất cao đối với mức sống của người dân; có tác động thuận ở mức cao đối với xây dựng và phát triển KKTCK ở những nội dung còn lại. Bồi thường có tác động thuận ở mức rất cao đối với mức sống của người dân; có tác động thuận ở mức cao đối với xây dựng và phát triển KKTCK ở những nội dung còn lại. Hỗ trợ có tác động thuận ở mức độ cao đối với mức sống của người dân; có tác động thuận ở mức độ cao đối với mức độ phát triển CSHT, cảnh quan môi trường, an ninh quốc phòng; có tác động thuận ở mức trung bình đối với mức độ phát triển các khu chức năng, thu hút vốn đầu tư. Tái định cư có tác động thuận ở mức độ rất cao đối với mức sống của người dân; tác động thuận ở mức cao tới xây dựng và phát triển KKTCK đối với những nội dung còn lại. Bảng 4.10. Tác động của thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Mức độ Mức độ Mức Cảnh Thu hút An ninh phát triển phát triển sống của quan vốn đầu quốc cơ sở hạ các khu ngƣời môi tƣ phòng tầng chức năng dân trƣờng Vùng 1 Thu hồi đất 0,719** 0,622** 0,618** 0,826** 0,635** 0,663** Bồi thường 0,670** 0,514** 0,612** 0,878** 0,618** 0,659** Hỗ trợ 0,597** 0,475** 0,487** 0,785** 0,576** 0,557** Tái định cư 0,695** 0,536** 0,631** 0,877** 0,627** 0,700** Vùng 2 Thu hồi đất 0,555** 0,500** 0,709** 0,356** 0,446** 0,471** Bồi thường 0,440** 0,436** 0,423** 0,675** 0,411** 0,438** Hỗ trợ 0,414** 0,381** 0,504** 0,661** 0,419** 0,464** Tái định cư 0,502** 0,377** 0,357** 0,808** 0,481** 0,455** ** * Ghi chú: Mức ý nghĩa 0,01, Mức ý nghĩa 0,05, N = 500 Mức độ tác động: Hệ số rs < 0,25: thấp, từ 0,25-0,49: trung bình; từ 0,5 – 0,75: cao, rs > 0,75: rất cao. b. Tại vùng 2 Thu hồi đất có tác động thuận ở mức độ cao tới mức độ phát triển CSHT, mức độ phát triển các khu chức năng, thu hút vốn đầu tư; tác động thuận ở mức trung bình đối với: mức sống của người dân, cảnh quan môi trường, an ninh quốc phòng. Bồi thường có tác động thuận ở mức độ cao đối với mức sống của người dân; tác động thuận ở mức trung bình với những nội dung còn lại. Hỗ trợ có tác động thuận ở mức cao đối với: thu hút vốn đầu tư, mức sống của người dân; tác động thuận ở mức trung bình đối với những nội dung còn lại. Tái định cư có tác động thuận ở mức độ rất cao đối với mức sống của người dân; tác động thuận ở mức độ cao đối với mức độ phát triển CSHT; tác động thuận ở mức độ trung bình đối với những nội dung còn lại. 16
- 4.3.5. Tác động của cơ chế chính sách đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn a. Tại vùng 1 Chính sách xã hội có tác động thuận ở mức độ cao đối với mức sống của người dân, cảnh quan môi trường, an ninh quốc phòng; tác động thuận ở mức độ trung bình đối với mức độ phát triển CSHT, mức độ phát triển các khu chức năng, thu hút vốn đầu tư. Chính sách tài chính có tác động thuận ở mức độ rất cao đối với thu hút vốn đầu tư; có tác động thuận ở mức độ cao đến các nội dung còn lại. Chính sách khác có tác động thuận ở mức độ cao đối với mức độ phát triển CSHT, cảnh quan môi trường; có tác động thuận ở mức độ trung bình đối với những nội dung còn lại. Bảng 4.11. Tác động của cơ chế chính sách đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn Mức độ Mức độ phát Thu hút Mức sống Cảnh An ninh phát triển triển các khu vốn đầu của ngƣời quan quốc cơ sở hạ chức năng tƣ dân môi phòng tầng trƣờng Vùng 1 Chính sách xã hội 0,499** 0,372** 0,448** 0,731** 0,546** 0,503** Chính sách tài chính 0,728** 0,548** 0,757** 0,629** 0,521** 0,580** Chính sách khác 0,555** 0,485** 0,455** 0,477** 0,508** 0,422** Vùng 2 Chính sách xã hội 0,518** 0,434** 0,511** 0,649** 0,619** 0,684** Chính sách tài chính 0,443** 0,451** 0,538** 0,675** 0,450** 0,668** Chính sách khác 0,446** 0,737** 0,517** 0,435** 0,491** 0,430 ** ** * Ghi chú: Mức ý nghĩa 0,01, Mức ý nghĩa 0,05, N = 500 Mức độ tác động: Hệ số rs < 0,25: thấp, từ 0,25-0,49: trung bình; từ 0,5 – 0,75: cao, rs > 0,75: rất cao. b. Tại vùng 2 Chính sách xã hội có tác động thuận ở mức độ trung bình đối với mức độ phát triển các khu chức năng; tác động thuận mức độ cao đối với những nội dung còn lại. Chính sách tài chính có tác động thuận ở mức trung bình đối với mức độ phát triển CSHT, mức độ phát triển các khu chức năng, cảnh quan môi trường; tác động thuận ở mức cao đối với thu hút vốn đầu tư, mức sống của người dân, an ninh quốc phòng. Chính sách khác tác động thuận ở mức độ cao đối với mức độ phát triển các khu chức năng, thu hút vốn đầu tư; tác động thuận ở mức độ trung bình đối với những nội dung còn lại. 4.3.6. Đánh giá chung ảnh hƣởng các yếu tố quản lý, sử dụng đất đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố QLSDĐ đến sự phát triển của KKTCK được trình bày trong bảng 4.12. 17
- Bảng 4.12. Tổng hợp ảnh hƣởng của một số yếu tố ở mức độ cao và rất cao đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Mức độ tác động Tiêu chí Vùng 1 Vùng 2 Rất cao Cao Rất cao Cao Mức độ - QHSDĐ, - Cho thuê đất; cấp - QHSDĐ, - QHCXD phát QHCXD, GCNQSDĐ; THĐ; BT, HT, QHCXD, triển QHCT, giao đất TĐC, chính sách tài chính, QHCT, giao đất, CSHT chính sách khác. cho thuê đất, THĐ, TĐC, chính sách xã hội Mức độ - QHSDĐ, QHCXD, QHCT, - QHSDĐ, QHCXD, phát giao đất, cho thuê đất, THĐ, QHCT, giao đất, cho triển các BT, chính sách tài chính. thuê đất, THĐ, TĐC, khu chính sách khác. chức năng Thu hút - Cho thuê đất, - QHSDĐ, QHCT, giao đất, - QHCXD, QHCT, vốn đầu cấp CMĐSDĐ, THĐ, BT, chính giao đất, CMDSDD, tƣ GCNQSDĐ sách tài chính. cấp GCNQSDD, THĐ, HT, chính sách xã hội, chính sách tài chính, chính sách khác. Mức - Cho thuê đất, - QHSDĐ, QHCXD, QHCT, - Tái định cư - Giao đất, sống cấp CNQSDĐ, giao đất, CMDSDĐ, chính CMĐSDĐ, cấp của ngƣời THĐ, bồi sách xã hội, chính sách tài GCNQSDĐ, BT, HT, dân thường, hỗ trợ. chính. chính sách xã hội, chính sách tài chính. Cảnh - QHCXD - QHSDĐ, QHCT, giao đất, - QHSDĐ, QHCXD, quan cho thuê đất, cấp QHCT, giao đất, môi GCNQSDĐ, THĐ, BT, HT, chính sách xã hội. trƣờng TĐC, chính sách xã hội, chính sách tài chính, chính sách khác. An ninh - QHSDD, QHCXD, QHCT, - QHSDĐ, QHCT, quốc giao đất, cho thuê đất, cấp giao đất, chính sách phòng GCNQSDĐ, CMĐSDĐ, xã hội, chính sách tài THĐ, BT, HT, chính sách xã chính. hội, chính sách tài chính. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 256 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn