BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
LÊ XUÂN TÂM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ<br />
GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI<br />
Ở TỈNH BẮC NINH<br />
<br />
Chuyên ngành<br />
<br />
: Kinh tế nông nghiệp<br />
<br />
Mã số : 62.62.01.15<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN PHÚC THỌ<br />
TS. NGUYỄN TẤT THẮNG<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TS. HOÀNG NGỌC VIỆT<br />
Trường Đại học Kinh tế quốc dân<br />
<br />
Phản biện 2: TS. TRẦN VĂN ĐỨC<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LONG<br />
Viện Nghiên cứu và Đào tạo môi trường quản lý<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.<br />
Với vai trò, tầm quan trọng của nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc<br />
phòng và thực tiễn phát triển nông thôn trong giai đoàn hiện nay, năm 2009 Chính phủ đã<br />
ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.<br />
Một trong những mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới hướng tới là: Xây<br />
dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế<br />
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công<br />
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch… Chính vì vậy, việc<br />
khôi phục, phát triển làng nghề hiện nay là khâu quan trọng nhằm phát huy lợi thế so sánh<br />
của mỗi vùng, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy<br />
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn, khai thác các tiềm năng sẵn có nhằm ổn định và<br />
phát triển các làng nghề, ngành nghề TTCN theo cơ chế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế<br />
quốc tế, từng bước nâng cao bộ mặt kinh tế vùng nông thôn.<br />
Trong số những nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn<br />
mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, phát triển các làng nghề đã và đang là bước đi đúng đắn<br />
để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế<br />
xã hội tại các địa phương hiện nay. Trên địa bàn tỉnh hiện có 62 làng nghề, trong đó có 32<br />
làng nghề truyền thống và 30 làng nghề mới. Với 80% số lao động địa phương tham gia<br />
sản xuất tại các làng nghề và nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống. Tuy nhiên, bên<br />
cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế - xã hội, nhiều làng nghề đang đứng<br />
trước khó khăn trong việc duy trì phát triển sản xuất như nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ<br />
lạc hậu, môi trường sản xuất kinh doanh đang bị ô nhiễm, dịch vụ phục vụ sản xuất không<br />
đồng bộ, thiếu quy hoạch,… Đây là những hạn chế khả năng phát triển của các làng nghề<br />
hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và là lực cản trong quá trình thực hiện Chương trình<br />
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.<br />
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài<br />
“Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh<br />
Bắc Ninh” làm đề tài luận án tiến sỹ.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển làng nghề, phân tích các yếu tố ảnh hưởng<br />
1<br />
<br />
đến phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đề xuất một số giải pháp<br />
phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm<br />
2020 của tỉnh.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng<br />
nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.<br />
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gắn<br />
với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh.<br />
- Đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông<br />
thôn mới đến năm 2020 của tỉnh.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề gắn với Chương trình mục<br />
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh.<br />
3.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh<br />
(trong đó chủ yếu phân tích các nhóm ngành nghề như: Tái chế kim loại, sản xuất cơ khí;<br />
Dệt nhuộm, tái chế giấy; Sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ;…). Phân tích sự phát triển của làng<br />
nghề trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; Đánh giá sự hình thành và quá trình<br />
phát triển của các làng nghề hiện nay dựa trên các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.<br />
4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu<br />
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những điểm hợp lý của các công trình nghiên cứu đã có và<br />
nghiên cứu của bản thân, tác giả luận án cho rằng phát triển làng nghề theo định hướng<br />
xây dựng NTM là một hình thức phát triển mới, phù hợp với tiến trình vận động của xã<br />
hội nông thôn ở Việt Nam hiện nay. Việc lồng ghép phát triển làng nghề với chương trình<br />
XDNTM sẽ giúp cho các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường của nông thôn<br />
mới trở nên khả thi hơn, trong khi đó làng nghề cũng sẽ được phát triển đúng quy hoạch,<br />
yếu tố môi trường, công nghệ và nhân lực,… được bảo đảm. Trong đó nhấn mạnh đến việc<br />
bảo tồn đối với một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, khả năng thích ứng đối với một<br />
số làng nghề phát triển kém và sự lan tỏa đối với các làng nghề phát triển mạnh.<br />
5. Những đóng góp mới của luận án<br />
5.1. Đóng góp về mặt lý luận của luận án<br />
2<br />
<br />
Thông qua việc tổng kết bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề trong bối cảnh xây<br />
dựng nông thôn của một số nước trong khu vực, một số địa phương trong nước, kế thừa các<br />
nghiên cứu đã có về phát triển làng nghề và phát triển làng nghề gắn với chương trình xây<br />
dựng nông thôn mới tác giả đã phân tích, làm rõ được sự cần thiết và tầm quan trọng của<br />
việc lồng ghép giữa phát triển làng nghề với Chương trình XDNTM. Luận án đã chỉ ra<br />
rằng việc lồng ghép giữa phát triển làng nghề với Chương trình XDNTM sẽ giúp cho các<br />
chỉ tiêu kinh tế trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trở nên khả thi hơn, các làng nghề<br />
sẽ phát triển đúng quy hoạch; các yếu tố xã hội, môi trường, công nghệ và nhân lực… trong<br />
quá trình phát triển làng nghề được bảo đảm.<br />
Làm rõ được nội dụng phát triển làng nghề gắn với XDNTM và các yếu tố tác động<br />
ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gắn với XDNTM, cũng như quan hệ biện chững giữa<br />
PTLN với XDNTM, qua đó góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về phát triển làng nghề gắn<br />
với XDNTM.<br />
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn của luận án<br />
Đánh giá được thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề<br />
trong quá trình XDNTM ở Bắc Ninh; phân tích làm rõ quan hệ biện chứng giữa phát triển<br />
làng nghề với XDNTM, chỉ ra những thành công và hạn chế.<br />
Đề xuất được các quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nhắm phát triển<br />
làng nghề gắn với XDNTM ở Bắc Ninh có cơ sở, phù hợp và tính khả thi.<br />
6. Kết cấu của luận án<br />
Luận án bao gồm 150 trang (Mở đầu: 7 trang; Chương 1: 33 trang; Chương 2: 12<br />
trang; Chương 3: 70 trang; Chương 4: 21; Kết luận và đề nghị: 3 trang) với 33 bảng số<br />
liệu, 12 biểu đồ và 2 sơ đồ. Luận án đã tham khảo 91 tài liệu, trong đó có 66 tài liệu Tiếng<br />
Việt, 16 tài liệu Tiếng Anh và 10 tài liệu khác.<br />
Chương 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GẮN VỚI<br />
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI<br />
1.1 Một số khái niệm<br />
1.1.1 Làng nghề<br />
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số<br />
116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và các tiêu chí công<br />
nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Theo đó: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân<br />
cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn<br />
3<br />
<br />