BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
NGUYỄN VĂN HÙNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP<br />
HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI<br />
MÃ SỐ<br />
<br />
: 62 85 01 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH<br />
2. TS. NGUYỄN QUANG HỌC<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
PGS.TS. Lê Thái Bạt<br />
Hội Khoa học đất<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
TS. Nguyễn Văn Toàn<br />
Viện Nghiên cứu Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn<br />
<br />
Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là<br />
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển<br />
dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Không có đất thì không thể sản xuất cũng<br />
không có sự tồn tại của con người và đất có vị trí đặc biệt quan trọng với sản xuất nông<br />
nghiệp (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Hiến pháp nước CHXHCN Việt<br />
Nam tại chương III điều 54 đã xác định "Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia,<br />
nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật). Tăng trưởng<br />
kinh tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ rất nhanh và từ đó làm tăng áp lực đối với tài<br />
nguyên đất đai dẫn tới nhu cầu phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với công tác quản lý<br />
và sử dụng đất để hỗ trợ tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, hài hòa trong xu thế hội<br />
nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển đất nước một cách bền vững.<br />
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Mục<br />
tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững cả về<br />
kinh tế, xã hội và môi trường. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng cao<br />
hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp, bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn<br />
lại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững (Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, 1996).<br />
Trong 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp<br />
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyển<br />
sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân năm<br />
5,5%/năm), sản lượng lương thực tăng 5%/năm, gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng dân số. Theo<br />
công bố của Tổng Cục thống kê, năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam<br />
đạt 587.792,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), đóng góp 21,5% tổng GDP của cả<br />
nước. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn<br />
mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Kim<br />
ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản năm 2012 đạt 17.695,2 triệu USD chiếm 15,5% kim<br />
ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải<br />
đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất<br />
chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ<br />
cấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất nông<br />
nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự<br />
gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần<br />
thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững.<br />
Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa với<br />
diện tích tự nhiên 18.459,05 ha. Những năm qua kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch<br />
mạnh theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp, giảm dần tỉ trọng ngành nông<br />
nghiệp. Hiện nay trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của nông nghiệp chỉ còn 14,6%; thương mại,<br />
dịch vụ chiếm 18,6%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 66,8% (UBND<br />
huyện Thạch Thất, 2013). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra ở hầu<br />
hết các xã, xu hướng độc canh cây lúa không còn, nhiều mô hình chuyển đổi được áp dụng<br />
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này vẫn hoàn toàn mang tính<br />
tự phát, tiềm ẩn nhiều rủi ro thiếu tính bền vững. Vì vậy, định hướng sử dụng bền vững đất<br />
nông nghiệp là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của<br />
huyện. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên<br />
cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội”.<br />
1<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.<br />
- Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch thất theo hướng bền vững.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
3.1. Về khoa học<br />
Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn trong sử dụng bền vững đất nông nghiệp của<br />
một huyện ven đô.<br />
3.2. Về thực tiễn<br />
Đề xuất giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch thất vừa nâng<br />
cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp vừa cải thiện đời sống cho<br />
người nông dân đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái cho huyện.<br />
4. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Đề xuất các loại hình sử dụng đất gắn với sử dụng đất bền vững của huyện<br />
Thạch Thất – thành phố Hà Nội<br />
- Bổ sung cơ sở dữ liệu tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp<br />
bền vững.<br />
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp<br />
1.1.1. Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp trong sự phát triển nền sản<br />
xuất nông nghiệp<br />
1.1.1.1. Khái niệm về đất<br />
Khái niệm đầu tiên được nhiều người biết đến là của nhà thổ nhưỡng Nga<br />
Docutraiev năm 1897 cho rằng “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do<br />
kết quả của quá trình tác động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm: sinh vật, đá<br />
mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”. Học giả người Anh Wiliam thì định nghĩa “Đất là<br />
lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”. Theo quan điểm<br />
của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam thì cho rằng “Đất là phần trên<br />
mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển được” và đất được<br />
hiểu theo nghĩa rộng như là khái niệm về đất đai “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề<br />
mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và<br />
dưới bề mặt đó như: Khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông suối…),<br />
các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập<br />
đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ<br />
và hiện tại để lại”.<br />
1.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp<br />
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông<br />
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về<br />
nông nghiệp (điều 10 chương 1 Luật Đất đai, 2013).<br />
1.1.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững<br />
Bền vững là sự phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngày<br />
mai. Bền vững là ngày hôm nay được hưởng lợi ích như thế nào thì thế hệ ngày mai<br />
cũng được hưởng lợi ích như vậy. Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là tăng<br />
trưởng kinh tế, phát triển xã hội, mà bao gồm cả bảo vệ môi trường, các mặt này cần<br />
phải hài hòa, thúc đẩy kinh tế phát triển.<br />
2<br />
<br />
1.1.1.4. Khái niệm nông nghiệp bền vững<br />
Theo định nghĩa của Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên<br />
cứu nông nghiệp của Liên hợp quốc: Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành<br />
công tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất<br />
lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên; Theo Tổ chức về môi trường sinh<br />
thái thế giới (WOED): Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các nhu<br />
cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau; Phát<br />
triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là quá trình sử dụng<br />
hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ<br />
môi trường sinh thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con người trong điều<br />
kiện hiện tại, tương lai và được xã hội chấp nhận.<br />
1.2. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững và tiêu chí đánh giá hiệu quả của các loại<br />
hình sử dụng đất ở trong và ngoài nước<br />
1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp bền vững của các tổ chức<br />
như FAO, NGDOs, hiệp hội Nông nghiệp Mỹ, trung tâm nông nghiệp bền vững Kerr...<br />
và kết luận muốn phát triển nông nghiệp bền vững cần phải sử dụng đất bền vững và để<br />
sử dụng đất bền vững cần phải đáp ứng được 3 tiêu chí là bền vững về kinh, bền vững về<br />
xã hội và bền vững về môi trường (tăng cường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).<br />
1.2.2. Nghiên cứu ở trong nước<br />
Do tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã<br />
hội ở nước ta, nhất là trong điều kiện nền nông nghiệp hiện vẫn là ngành nặng về khai<br />
thác tài nguyên trong đó có tài nguyên đất. Do vậy đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến<br />
sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Ngoài việc phải thoả mãn các yêu cầu về tính bền<br />
vững mà thế giới đã công nhận thì nông nghiệp bền vững ở Việt nam còn phải kế thừa<br />
được kinh nghiệm của nền nông nghiệp truyền thống (Đào Thế Tuấn, 2007)<br />
1.2.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp<br />
Theo FAO (1993): Đánh giá hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu đánh giá hoạt động<br />
kinh tế trong sử dụng đất thể hiện qua số lượng sản phẩm thu được, tổng giá trị thu được<br />
bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là chỉ tiêu số lượng lao động được sử dụng trong cả<br />
chu kỳ kinh tế của cây trồng hoặc hàng năm đối với các cây trồng hàng năm. Để đánh<br />
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập. Phần lớn các<br />
nghiên cứu này đều cho rằng muốn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững<br />
hay không bền vững phải dựa vào 3 tiêu chí đó là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và<br />
hiệu quả môi trường.<br />
1.3. Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp<br />
Có 4 nhóm yếu tố tác động chủ yếu đến sản xuất nông nghiệp là: Nhóm yếu tố<br />
về điều kiện tự nhiên; Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác; Nhóm các yếu tố kinh tế tổ<br />
chức; Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội.<br />
1.4. Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp bền<br />
vững theo phương pháp đánh giá đất của FAO<br />
1.4.1 Nghiên cứu ở nước ngoài<br />
Từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 nhóm các nhà khoa học đất, kinh tế và sử<br />
dụng đất dưới sự điều hành của Tổ chức FAO đã đề xuất phương pháp đánh giá đất<br />
nhằm thống nhất các nội dung cũng như tiến trình đánh giá đất đai trên toàn thế giới.<br />
<br />
3<br />
<br />