HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
TRẦN XUÂN BIÊN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP<br />
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH<br />
TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI<br />
MÃ SỐ : 62 85 01 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH<br />
2. PGS.TS. ĐỖ NGUYÊN HẢI<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN VĂN BỘ<br />
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 3: TS. NGUYỄN ĐẮC NHẪN<br />
Tổng cục Quản lý đất đai<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
-<br />
<br />
Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
-<br />
<br />
Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, nơi có<br />
hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển sản xuất nông<br />
nghiệp hàng hóa và có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để phát triển<br />
du lịch. Với những lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, Uông Bí có tiềm năng rất lớn<br />
để phát triển một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương như Vải chín<br />
sớm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử, Rượu Mơ Yên Tử,<br />
Cơm chay, canh gà...Tuy nhiên, phương thức phát triển sản xuất chưa đa dạng,<br />
chưa tận dụng được với các lợi thế khác để hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm<br />
nông nghiệp hàng hóa của địa phương trong đó có thị trường khách du lịch.<br />
Hàng năm Uông Bí đã đón một lượng khách du lịch rất lớn đến du lịch<br />
dưới nhiều hình thức lễ hội, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng. Điển hình là khu<br />
danh thắng tâm linh Yên Tử, trung tâm tâm linh phật giáo của tỉnh Quảng Ninh<br />
trung bình mỗi năm đón trên 2 triệu lượt khách đến hành hương, lễ hội. Chính vì<br />
vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sản xuất nông<br />
nghiệp hàng hóa để cùng nhau hỗ trợ phát triển là việc làm rất cần thiết.<br />
Đến nay thành phố Uông Bí chưa có công trình nghiên cứu cụ thể mang<br />
tính hệ thống trong việc sử dụng đất nông nghiệp nhằm mục đích tạo ra các sản<br />
phẩm hàng hóa đặc thù của địa phương gắn kết với hoạt động du lịch. Chính vì<br />
vậy, để làm rõ những quan điểm trên và giúp cho thành phố Uông Bí có những<br />
cơ sở khoa học trong việc lựa chọn phát triển những sản phẩm nông nghiệp hàng<br />
hóa đặc thù phục vụ du lịch mang lại hiệu quả cao và bền vững là rất quan trọng<br />
và cần thiết.<br />
<br />
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và một số sản phẩm<br />
nông nghiệp hàng hóa đặc thù phục vụ cho du lịch ở Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;<br />
- Định hướng và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng<br />
sản xuất hàng hóa đáp ứng cho du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.<br />
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Người sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp và các chính sách liên quan đến<br />
sử dụng đất nông nghiệp; Đất sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất<br />
sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp đặc thù phục vụ cho<br />
hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.<br />
1<br />
<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Uông Bí tỉnh<br />
Quảng Ninh từ tháng 4/2011 đến tháng 12/2014.<br />
Thời điểm theo dõi mô hình, điều tra số liệu, điều tra nông hộ được tiến<br />
hành trong 2 năm 2012, 2013.<br />
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
- Đánh giá được lợi thế về tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng<br />
hóa của 3 loại cây đặc thù phục vụ du lịch tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng<br />
Ninh;<br />
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển 3 mô hình sử dụng đất sản<br />
xuất nông nghiệp hàng hóa đặc thù (mô hình Vải chín sớm; mô hình Thanh long<br />
ruột đỏ; mô hình Mai vàng Yên Tử) phục vụ du lịch cho hiệu quả về kinh tế, xã<br />
hội và môi trường phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố Uông Bí, tỉnh<br />
Quảng Ninh.<br />
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học<br />
nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu<br />
của thị trường nói chung và ngành du lịch nói riêng.<br />
- Ý nghĩa thực tiễn:<br />
+ Giúp cho các nhà quản lý, nhà kỹ thuật vạch định chiến lược sử dụng đất<br />
sản xuất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;<br />
+ Kết quả nghiên cứu đã góp phần gia tăng sản phẩm nông nghiệp hàng<br />
hóa đặc thù đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch, tăng thu nhập cho người dân,<br />
tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp.<br />
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU<br />
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO<br />
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH<br />
- Các vấn đề đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông<br />
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nội dung của sản xuất nông nghiệp hàng<br />
hóa đã được luận án làm rõ thêm. Đồng thời đưa ra vai trò và tiêu chí đánh giá<br />
của phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.<br />
- Các vấn đề về du lịch, loại hình du lịch và tiềm năng du lịch ở Việt Nam.<br />
Đánh giá mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch.<br />
<br />
2<br />
<br />
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG<br />
NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH<br />
- Tìm hiểu chính sách, quy hoạch và chiến lược phát triển sản phẩm nông<br />
nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch ở Thái Lan. Nghiên cứu tiềm năng nhằm làm cơ<br />
sở cho hoạch định, phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch ở<br />
một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát<br />
triển mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch của các nước.<br />
- Tìm hiểu một số mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục<br />
vụ du lịch ở Việt Nam. Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng hoạt động sản xuất nông<br />
nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch trong những năm qua đang có chiều hướng phát<br />
triển mạnh và đã được xác định chiếm vị trí quan trọng đối với nhiều địa phương.<br />
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, du lịch ở Việt Nam hiện nay vẫn đang bó hẹp<br />
trong một số loại hình chủ yếu là du lịch tâm linh, nghỉ biển, du lịch vùng sông<br />
nước... Nhiều địa phương đã gắn kết quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa với<br />
hoạt động du lịch như: Tuyên Quang với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc<br />
thù của địa phương là Cam sành (Hàm Yên), hoa, rau sạch và dâu tây ở Đà Lạt, dâu<br />
da ở Hậu Giang…đã bước đầu thu hút được nhiều khách du lịch và đem lại hiệu<br />
quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.<br />
2.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT<br />
NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở<br />
VIỆT NAM<br />
Thống kê một số công trình, dự án do các nhà khoa học, nhà quản lý đã<br />
công bố liên quan tới vấn đề sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch trên<br />
thế giới và ở Việt Nam<br />
2.4. NHẬN XÉT CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU<br />
Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều chương trình, nhiều giải pháp<br />
được đặt ra để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển, đặc biệt là<br />
khâu tiêu thụ sản phẩm trong đó đã có nhiều địa phương đã gắn kết giữa sản xuất<br />
nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch qua các đề án, công trình nghiên cứu<br />
khoa học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đều tập trung phân tích vào cơ sở<br />
lý luận, mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch trên<br />
góc độ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Cho đến nay chưa có luận án, công trình<br />
nghiên cứu nào đánh giá cụ thể một cách có hệ thống giữa vấn đề sử dụng đất nông<br />
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch.<br />
<br />
3<br />
<br />