intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim" là nghiên cứu xác định thuật toán giải các bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may, ứng dụng xây dựng chương trình phần mềm và phương pháp cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim

  1. A. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam có sự tăng trưởng về số lượng, tuy nhiên, năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam so với các nước trong khu vực còn thấp, do đó cần phải áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động để nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Một số giải pháp để tăng năng suất lao động như ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao công tác quản lý sản xuất, đào tạo công nhân có tay nghề cao, hợp lý hóa thao tác lao động, tối ưu cân bằng dây chuyền…Trong đó việc ứng dụng công nghệ tiên tiến cân bằng dây chuyền sản xuất nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí nhằm nâng cao năng suất và chất lượng là những giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối với ngành công nghiệp may trong thời đại 4.0. Cân bằng dây chuyền sản xuất là kỹ thuật tính toán, phân chia khối lượng công việc của quy trình công nghệ may sản phẩm cho công nhân làm việc trên dây chuyền một cách đồng đều, đồng thời đảm bảo một số nguyên tắc nhất định tùy theo điều kiện thực tế của dây chuyền. Dây chuyền cân bằng về phụ tải sẽ loại bỏ được các nguyên công bị quá tải dẫn đến công việc bị đình trệ, ùn tắc cũng như các nguyên công non tải gây lãng phí thời gian do phải dừng chờ việc trên dây chuyền, giảm thiểu tối đa bán thành phẩm tồn trên dây truyền, chuyên môn hóa công việc của công nhân, tăng năng suất lao động, kiểm soát được quá trình sản xuất. Dây chuyền cân bằng phụ tải sẽ hoạt động nhịp nhàng, đường đi của bán thành phẩm trên dây chuyền xuôi dòng và ngắn nhất, khai thác tối đa khả năng lao động của công nhân và các điều kiện sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may Việt Nam đang thực hiện cân bằng dây chuyền may một cách thủ công với công cụ Excel, bằng kinh nghiệm sản xuất của đơn hàng trước đó hoặc sử sụng các biểu đồ phụ tải trong một số phần mềm quản lý sản xuất, chưa có căn cứ khoa học và mất rất nhiều thời gian và công sức thực hiện. Các phần mềm cân bằng dây chuyền may chưa được nghiên cứu nhiều, các nhà sản xuất phần mềm thường bảo mật thông tin về các thuật toán trong đó. Hơn nữa đầu tư một phần mềm cân bằng dây chuyền khá tốn kém trong khi các phần mềm đó chưa thực sự phù hợp với điều kiện sản xuất công nghiệp may tại Việt Nam. Khi công nghệ thông tin phát triển, với sự hỗ trợ của máy tính có thể thực hiện hàng nghìn phép tính chỉ trong vài giây thì nhiều thuật 1
  2. toán và phương pháp được phát triển để giải bài toán cân bằng dây chuyền may như phương pháp mô phỏng, nhóm thuật toán chính xác, nhóm thuật toán gần đúng được quan tâm nghiên cứu. Bài toán cân bằng dây chuyền may là bài toán toán lớn, phức tạp đòi hỏi phải có thuật toán phù hợp để đạt được hiệu quả tối ưu trong điều kiện thực tế sản xuất sản phẩm may thường xuyên thay đổi mặt hàng. Nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm may từ vải dệt kim rất lớn, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp may tại Việt Nam không ngừng tăng. Xuất phát từ những lý do trên luận án đã chọn đề tài “Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim” để giải quyết một phần cơ bản các vấn đề tồn tại, đáp ứng nhu cầu thực tế trong sản xuất của ngành may công nghiệp Việt Nam hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu xác định thuật toán giải các bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may, ứng dụng xây dựng chương trình phần mềm và phương pháp cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim. 3. Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim: - Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may theo công suất cho trước. - Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may theo số công nhân cho trước. - Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán tìm nhịp dây chuyền để tối đa hiệu suất cân bằng chuyền. 2. Nghiên cứu xây dựng phương pháp cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim: - Xác định bộ dữ liệu phục vụ cân bằng dây chuyền may. - Xác định điều kiện tổ chức cân bằng dây chuyền may. - Thiết lập phần mềm cân bằng dây chuyền may. - Xây dựng quy trình thực hiện cân bằng dây chuyền may trên cơ sở thuật toán và phần mềm thiết lập. - Ứng dụng phương pháp cân bằng dây chuyền tổ chức cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim. 2
  3. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu, phân tích theo từng nhóm vấn đề các tài liệu, công trình khoa học có liên quan. Đánh giá những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề còn tồn tại từ đó xác định hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam rút ra nhận xét và đưa ra hướng nghiên cứu của luận án. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm xác định thời gian hợp lý một số nguyên công may sản phẩm Polo-Shirt, thực nghiệm xác định điều kiện tối ưu tổ chức cân bằng dây chuyền may. Thực nghiệm thiết kế chương trình phần mềm tối ưu cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim bằng các ngôn ngữ lập trình HTML, CSS, JavaScript,... Thực nghiệm cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim trên cơ sở thuật toán và phần mềm thiết lập. Phương pháp tính toán lý thuyết tối ưu hóa: Nghiên cứu lý thuyết các thuật toán gần đúng như: Tham Lam, Di truyền, Luyện kim và thuật toán chính xác như Vét cạn để xác định thuật toán phù hợp giải các bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may, tính toán xây dựng thuật toán tối ưu cân bằng dây chuyền may sử dụng ngôn ngữ C++ với trình biên dịch GCC, phương pháp kiểm thử các thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim theo ba dữ liệu đầu vào: + Ứng dụng thuật toán Luyện kim, Tham lam, Vét cạn giải bài toán cân bằng dây chuyền may khi cho trước công suất - Bài toán GALB-1. + Ứng dụng thuật toán Luyện kim, Tham lam, Nhị phân giải bài toán cân bằng dây chuyền may khi cho trước công nhân- Bài toán GALB-2. + Ứng dụng thuật toán Luyện kim, Di truyền giải bài toán tìm nhịp dây chuyền để tối ưu hiệu quả cân bằng - Bài toán GALB-E. Phương pháp tính toán, xử lý dữ liệu: Sử dụng một số phần mềm hiện đại để xử lý dữ liệu thực nghiệm như phần mềm Excel, phần mềm R, phần mềm Design Expert V11.0. Phương pháp phân tích, đánh giá so sánh: Áp dụng phương pháp phân tích ANOVA, kiểm định hậu định, kiểm định t-test so sánh các biến số theo cặp, phương pháp quy hoạch thực nghiệm trực giao đa biến một mục tiêu. 3
  4. 5. Ý nghĩa khoa học của luận án Xác lập được cơ sở khoa học xây dựng ba bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may. Đề xuất ba thuật toán kết hợp tối ưu cân bằng dây chuyền may ứng dụng thuật toán Luyện kim và Tham lam cho lời giải tối ưu, có độ tin cậy, khoa học, khách quan. Các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa về kỹ thuật cân bằng dây chuyền may. Thuật toán đề xuất trong luận án đóng góp giải pháp tối ưu cân bằng dây chuyền may, là cơ sở khoa học để thiết lập chương trình phần mềm cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim đáp ứng yêu cầu nghiên cứu thực nghiệm trong luận án. Xác lập được các điều kiện tối ưu tổ chức cân bằng dây chuyền may là cơ sở quan trọng để thực nghiệm tổ chức cân bằng dây chuyền may đạt hiệu quả cao. Áp dụng các thuật toán tối ưu và các phần mềm hiện đại tiến hành các quá trình xử lý dữ liệu cho phép giải quyết các bài toán phức tạp, khối lượng tính toán lớn, cho kết quả nhanh, lượng thông tin lớn, đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học liên ngành công nghệ Dệt May và Khoa học máy tính góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành công nghiệp May và Thời trang Việt Nam. Nội dung nghiên cứu của luận án có tính khoa học, sáng tạo, có đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn về kỹ thuật cân bằng dây chuyền may. Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết đặt ra trong ngành công nghiệp May Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp May Việt Nam. 6. Giá trị thực tiễn của luận án Kết quả đề xuất bài toán và các thuật toán kết hợp tối ưu cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim góp phần giải quyết vấn đề nâng cao năng suất lao động theo đúng xu hướng phát triển hiện nay nhằm ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành công nghiệp May và Thời trang. Chương trình phần mềm tối ưu cân bằng dây chuyền may ALBS V1.0 thân thiện với người sử dụng, cho kết quả đảm bảo tính chính xác, tin cậy, ổn định, xử lý khối lượng dữ liệu lớn trong thời gian hợp lý. Phần mềm có khả năng ứng dụng vào thực tế để cân bằng dây chuyền 4
  5. may các loại sản phẩm khác nhau có điều kiện tổ chức sản xuất tương tự như trong nghiên cứu của luận án. Kết quả xây dựng phương pháp cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim là tài liệu tham khảo quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp May và Thời trang Việt Nam. 7. Những điểm mới của luận án 1. Đề xuất được ba thuật toán kết hợp thực hiện tối ưu cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim nhằm khai thác tính ưu việt của từng thuật toán: - Thuật toán kết hợp Luyện kim-Tham lam thực hiện cân bằng dây chuyền may khi cho trước công suất nhằm mục tiêu tối thiểu hóa số công nhân, tối đa hóa hiệu suất cân bằng chuyền may. - Thuật toán kết hợp Luyện kim-Tham lam thực hiện cân bằng dây chuyền may khi cho trước số công nhân nhằm mục tiêu tối thiểu hóa nhịp dây chuyền, tối đa hiệu suất cân bằng chuyền. - Thuật toán Luyện kim để tìm nhịp dây chuyền nhằm tối đa hóa hiệu quả cân bằng chuyền may, tối thiểu hóa số công nhân. 2. Đã thiết lập chương trình phần mềm cân bằng dây chuyền may cho kết quả đảm bảo tính chính xác, khoa học, tin cậy, ổn định, xử lý khối lượng dữ liệu lớn trong thời gian hợp lý. Phần mềm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu thực nghiệm trong luận án, có khả năng ứng dụng vào thực tế để cân bằng dây chuyền may các loại sản phẩm khác nhau có điều kiện tổ chức sản xuất tương tự trong nghiên cứu của luận án. 3. Xác định được các điều kiện tối ưu tổ chức cân bằng dây chuyền may và đề xuất phương pháp cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim trên cơ sở thuật toán và phần mềm thiết lập. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm 3 chương chính: - Chương 1. Nghiên cứu tổng quan. - Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3. Kết quả và thảo luận. 5
  6. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN Phần tổng quan trình bày khái quát về các vấn đề: Dây chuyền may, phương pháp cân bằng dây chuyền may, tối ưu cân bằng dây chuyền may may công nghiệp, sản phẩm may từ vải dệt kim, các công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề cân bằng dây chuyền may. Một số kết luận nghiên cứu tổng quan: Cân bằng dây chuyền may là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình sản xuất may công nghiệp. Dây chuyền cân bằng sẽ loại bỏ được các nguyên công bị quá tải dẫn đến công việc bị đình trệ, ùn tắc cũng như các nguyên công non tải gây lãng phí thời gian do phải dừng chờ việc trên dây chuyền, giảm tối đa bán thành phẩm tồn trên dây chuyền, chuyên môn hóa công việc của công nhân, tăng năng suất lao động, kiểm soát được quá trình sản xuất. Cân bằng dây chuyền may là bài toán lớn và phức tạp cần phải có phương pháp và ứng dụng các kỹ thuật tiến với sự hỗ trợ của máy tính để thực hiện. Trên thế giới, việc tính toán cân bằng dây chuyền không chỉ ở ngành công nghiệp may mà các ngành sản xuất khác rất được phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề phát triển cân bằng dây chuyền công nghiệp may còn hạn chế. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may Việt Nam đang thực hiện cân bằng dây chuyền may dựa trên kinh nghiệm của người điều hành dây chuyền. Việc thực hiện phối hợp các nguyên công để phân giao nhiệm vụ cho công nhân đang thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng phần mềm Ecxel, một số ít sử dụng biểu đồ phụ tải trong một số phần mềm quản lý sản xuất. Phương pháp thực hiện chưa có căn cứ khoa học, mất rất nhiều thời gian và công sức. Các phần mềm cân bằng dây chuyền may chưa được nghiên cứu nhiều, các nhà sản xuất phần mềm thường bảo mật thông tin về các thuật toán trong đó. Hơn nữa đầu tư một phần mềm cân bằng dây chuyền thương mại khá tốn kém trong khi các phần mềm đó chưa thực sự phù hợp với điều kiện sản xuất công nghiệp may tại Việt Nam. Một số nghiên cứu về vấn đề cân bằng dây chuyền công nghiệp may chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các thuật toán Heuristic do có ưu điểm là dễ thực hiện, thời gian tính hợp lý, phù hợp với những bài toán có độ phức tạp dữ liệu đầu vào lớn, lời giải chấp nhận được. Nhưng thuật toán Heuristic chỉ áp 6
  7. dụng giải bài toán cụ thể, lời giải có thể rơi vào vùng tối ưu hóa cục bộ. Meta-Heuristic là một thuật toán tổng quát cho lớp các bài toán rộng, là một hướng nghiên cứu đang được phát triển để giải quyết các bài toán thực tế. Mặc dù thời gian tính của các thuật toán Meta-Heuristic lâu hơn các thuật toán tối ưu cục bộ nhưng lời giải của các thuật toán này hướng tới tối ưu toàn cục. Xác định được thuật toán phù hợp giải bài toán cân bằng dây chuyền may với các điều kiện thực tế là rất cần thiết. Tùy theo yêu cầu sản xuất mà các dây chuyền may được thiết kế để đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau. Đối với dây chuyền may cần đạt được công suất nhất định khi thiết kế dây chuyền cần phải tối thiểu hóa số công nhân sản xuất để giảm chi phí lao động và nâng cao năng suất. Đối với dây chuyền có sẵn số công nhân cần phải tối thiểu nhịp dây chuyền để giảm thời gian sản xuất, nâng cao năng suất. Dây chuyền cân bằng tốt nhất khi hiệu suất cân bằng cao nhất, số công nhân nhỏ nhất và nhịp nhỏ nhất lúc đó năng suất lao động cao nhất. Các bài toán cân bằng dây chuyền có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp may Việt Nam. Các doanh nghiệp may thường được chuyên môn hóa theo nhóm sản phẩm cùng loại, trong đó nhóm sản phẩm may từ vải dệt kim chiếm số lượng lớn, chuyển đổi sản xuất đơn hàng nhanh, thường xuyên phải cân bằng lại dây chuyền, do đó việc nghiên cứu cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim rất cần thiết. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Dây chuyền may sản phẩm dệt kim tại miền Bắc Việt Nam. - Sản phẩm áo Polo-Shirt cơ bản may bằng vải Single Jersey 95% polyeste 5% spandex, khối lượng 190g/m2. - Thuật toán giải bài toán cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim: Thuật toán Vét cạn, thuật toán Luyện kim, thuật toán Tham lam, thuật toán Di truyền. - Bộ dữ liệu quy trình công nghệ may các sản phẩm Polo-Shirt, T- Shirt, quần, áo thể thao, sơ mi, quần âu để kiểm thử thuật toán cân bằng dây chuyền may nghiên cứu. 2.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim. 7
  8. - Nghiên cứu xây dựng phương pháp cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim 2.3.1.1 Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán cân bằng dây chuyền may theo công suất cho trước GALB-1 a) Phương pháp nghiên cứu thiết lập bài toán Khảo sát dây chuyền may sản phẩm dệt kim tại một số doanh nghiệp may Việt Nam từ đó thiết lập được bài toán cân bằng chuyền may sản phẩm dệt kim theo công suất cho trước GALB-1 với mục tiêu tối thiểu hóa số lượng công nhân, tối đa hóa hiệu suất cân bằng. Dữ liệu đầu vào: Bảng quy trình công nghệ may, trình tự thực hiện của các NCCN, công suất dây chuyền. Điều kiện ràng buộc: Thiết lập theo các nguyên tắc phối hợp NCCN thành NCSX. Mục tiêu tối ưu của bài toán: Tối thiểu hóa số lượng công nhân N, tối đa hóa hiệu suất cân bằng chuyền H. Dữ liệu đầu ra: Bảng nguyên công sản xuất, các chỉ số: Số công nhân N tối ưu, hiệu suất cân bằng chuyền H tối ưu. b) Thuật toán đề xuất Bài toán cân bằng dây chuyền may khi cho trước công suất GALB-1 luận án đề xuất các thuật toán theo hai hướng tiếp cận: - Theo hướng chính xác, đề xuất thuật toán cân bằng dây chuyền may ứng dụng thuật toán Vét cạn để thu được lời giải tối ưu cho các quy trình công nghệ may nhỏ, lời giải tối ưu là cơ sở để đánh giá một cách chính xác thuật toán gần đúng. - Theo hướng gần đúng, đề xuất hai thuật toán: Thứ nhất là thuật toán cân bằng dây chuyền may dựa trên thuật toán Luyện kim (Simulated Annealing Algorithm). Để nâng cao hiệu quả của thuật toán, luận án phát triển thuật toán thứ hai bằng cách kết hợp thuật toán Luyện kim và Tham lam (Greedy Algorithm). * Áp dụng thuật toán Vét cạn giải bài toán GALB-1 Thuật toán cân bằng dây chuyền may GALB-1 ứng dụng thuật toán Vét cạn (Ex) được thiết lập bằng cách đệ quy. Sau khi tìm được tất cả các phương án phối hợp nguyên công công nghệ (NCCN) thành nguyên công sản xuất (NCSX), thuật toán tiến hành tìm phương án có số lượng công nhân nhỏ nhất, hiệu suất cân bằng cao nhất. 8
  9. * Áp dụng thuật toán Luyện kim giải bài toán GALB-1 Bảng 2.3 Ứng dụng thuật toán SA giải bài toán cân bằng chuyền may Thuật toán SA Thuật toán SA giải bài toán GALB-1 Phương án cơ sở Phương án cân bằng chuyền ban đầu Phương pháp xây dựng phương án CBC mới từ Giải pháp lân cận các phương án CBC cơ sở Lịch làm mát Quá trình tìm kiếm phương án CBC tối ưu Xác suất chấp nhận phương án CBC không tốt Xác suất chấp hơn so với phương án CBC cũ: Số công nhân N nhận lớn hơn và hiệu suất cân bằng H nhỏ hơn phương án cũ Thuật toán cân bằng chuyền ứng dụng thuật toán Luyện kim gồm các bước: Bước 1: Xây dựng phương án CBC cơ sở s0 là phương án phối hợp các NCCN thành NCSX ban đầu để làm phương án hiện tại s. Bước 2: Tạo bước thuật toán đầu tiên, quy ước bước thuật toán đầu tiên có giá trị là T1= Tmax (nhiệt độ ban đầu của thuật toán). Bước 3: Xây dựng các phương án CBC mới (lân cận) từ phương án cơ sở s0, nó là phương án phối hợp các NCCN thành NCSX mới mà không vi phạm các điều kiện ràng buộc của bài toán. Bước 4: Lấy ra χ phương án CBC mới (lân cận) tốt nhất theo hàm mục tiêu: Lấy các phương án phối hợp NCCN thành NCSX có số công nhân N nhỏ nhất, hiệu suất cân bằng chuyền chuyền H lớn nhất trong các phương án vừa xây dựng. Bước 5: Chọn ngẫu nhiên một phương án s’ trong χ lân cận vừa chọn. Bước 6: So sánh phương án s’ vừa chọn với phương án hiện tại s theo các mục tiêu của bài toán là số công nhân N nhỏ nhất, hiệu suất cân bằng H lớn nhất. + Nếu phương án s’ tốt hơn phương án hiện tại s (N > N’, H < H’) thì thay s’ cho s. + Nếu phương án s’ không tốt hơn phương án hiện tại s (N ≤ N’, H ≥ H’) thì thay s’ cho s với xác suất P(T). Trong đó N, H và N’, H’ lần lượt là số công nhân và hiệu suất cân bằng của phương án s và s’. Bước 7: Chuyển sang bước thuật toán Ti = Ti-1 -Tdec, thực hiện vòng lặp L lần từ bước 2 đến bước 6. 9
  10. Bước 8: Khi bước thuật toán Ti giảm đến 0 hoặc đến một giá trị đủ bé thuật toán dừng lại, lúc đó tìm được phương án phối hợp NCCN thành NCSX có giá trị N và H cao nhất so với các phương án còn lại. * Áp dụng thuật toán kết hợp Luyện kim-Tham lam Thuật toán cân bằng chuyền ứng dụng thuật toán kết hợp Luyện kim và Tham lam (SA-Gr) chỉ khác thuật toán SA đã được đề cập của phần trước ở chỗ phương án cơ sở được tạo ra bằng thuật toán Tham lam thay vì chọn ngẫu nhiên. c) Phương pháp kiểm thử các thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may Đánh giá sự ổn định và khác biệt lời giải của thuật toán SA và SA- Gr bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA và phân tích hậu định Turkey. So sánh lời giải của ba thuật toán Ex, SA, SA-Gr bằng kiểm định t-test cho các biến số theo cặp (paired t-test). 2.3.1.2 Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán cân bằng dây chuyền may theo số công nhân cho trước (GALB-2) a) Phương pháp nghiên cứu thiết lập bài toán Dữ liệu đầu vào: Bảng quy trình công nghệ may, trình tự thực hiện của các NCCN, số công nhân N. Mục tiêu tối ưu của bài toán: Tối thiểu hóa nhịp dây chuyền R, tối đa hóa hiệu suất cân bằng chuyền H. Dữ liệu đầu ra: Bảng nguyên công sản xuất, các chỉ số: Nhịp dây chuyền R ối ưu, hiệu suất cân bằng chuyền H tối ưu. b) Thuật toán đề xuất Bài toán GALB-2 được giải bằng thuật toán hai bước: - Bước 1: Ứng dụng thuật toán Tìm kiếm Nhị phân để tìm nhịp tối ưu. - Bước 2: Áp dụng bài toán cân bằng chuyền khi cho trước nhịp dây chuyền GALB-1 (nhịp dây chuyền xác định theo công suất) để tìm phương án có số công nhân theo yêu cầu bằng hai cách: Ứng dụng thuật toán Luyện kim và thuật toán Luyện kim-Tham Lam. c) Phương pháp kiểm thử các thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may Đánh giá sự ổn định và khác biệt lời giải hai thuật toán SA và SA- Gr bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA và phân tích hậu định Turkey. So sánh lời giải của hai thuật toán bằng kiểm định t-test cho các biến số theo cặp (paired t-test). 10
  11. 2.3.1.4 Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán GALB-E a) Phương pháp nghiên cứu thiết lập bài toán Dữ liệu đầu vào: Bảng quy trình công nghệ may, trình tự thực hiện của các NCCN. Mục tiêu tối ưu của bài toán: Tối đa hóa hiệu suất cân bằng chuyền H, Tối thiểu hóa số công nhân N. Dữ liệu đầu ra: Bảng nguyên công sản xuất, các chỉ số: Nhịp dây chuyền R, hiệu suất cân bằng chuyền H và số công nhân N tối ưu. b) Thuật toán đề xuất Bài toán GALB-E được giải bằng thuật toán hai bước: - Bước 1: Xác định tập các giá trị có thể có của nhịp dây chuyền. - Bước 2: Với mỗi giá trị trong tập giá trị của nhịp, ứng dụng bài toán cân bằng dây chuyền khi cho trước nhịp dây chuyền để tìm phương án có hiệu suất cân bằng lớn nhất bằng hai cách: Ứng dụng thuật toán Luyện kim và thuật toán Di truyền (GA). c) Phương pháp kiểm thử các thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may So sánh lời giải của hai thuật toán bằng kiểm định t-test cho các biến số theo cặp (paired t-test). 2.3.2 Xây dựng phương pháp cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim 2.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu xác định bộ dữ liệu phục vụ cân bằng dây chuyền may - Nghiên cứu xác định thời gian hợp lý của một số nguyên công may sản phẩm Polo-Shirt. - Thiết lập quy trình công nghệ hợp lý may sản phẩm Polo-Shirt. 2.3.2.2 Phương pháp xác định điều kiện tổ chức cân bằng dây chuyền may - Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách đặt bán thành phẩm và số lớp bán thành phẩm trong tập đến thời gian trung bình may một chi tiết. - Nghiên cứu xây dựng sơ đồ bố trí vị trí làm việc và tối ưu đường đi của bán thành phẩm trên dây chuyền may. 2.3.2.3 Phương pháp nghiên cứu thiết lập phần mềm cân bằng dây chuyền may ALBS V1.0 - Yêu cầu chung của chương trình phần mềm ALBS V1.0: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, ngôn ngữ Tiếng Việt. Thời gian tính toán hợp lý, không đòi hỏi người sử dụng có trình độ cao về tin học. Phần mềm phải đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu. 11
  12. - Chức năng tối ưu cân bằng chuyền: Xây dựng trên cơ sở các thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền. 2.3.2.4 Phương pháp tổ chức cân bằng dây chuyền may sản phẩm Polo- Shirt - Triển khai thực nghiệm ba phương án cân bằng dây chuyền may sản phẩm Polo-Shirt nam cơ bản theo ba mô đun của phần mềm ALBS V1.0 tại nhà máy may Đồng Văn, Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội. Kết quả thực nghiệm được so sánh với dây chuyền may tổ chức theo phương án của nhà máy. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim tại Việt Nam 3.1.1 Kết quả nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán cân bằng dây chuyền may theo công suất cho trước (GALB-1) * Kết quả đánh giá sự ổn định và khác biệt giữa thuật toán Luyện kim và Luyện kim - Tham lam Hai thuật toán SA và SA-Gr giải bài toán GALB-1 được chạy thử nghiệm trên sáu bộ dữ liệu quy trình công nghệ may. Mỗi thuật toán chạy thử nghiệm 30 lần lặp lại cho mỗi bộ dữ liệu tại hệ số sai lệch giới hạn nhịp Δ = 10%, kết quả phân tích phương sai ANOVA lời giải số công nhân N trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1 Kết quả phân tích ANOVA so sánh số công nhân N tìm được của thuật toán SA và SA-Gr giải bài toán GALB-1 T Bộ dữ Mức độ biến Pr Df Sum Sq Mean Sq F T liệu thiên (>F) 1 15 Giữa 2 TT 1 3,16e-28 3,155e-28 1 0,321 Trong mỗi TT 58 1,83e-26 3,155e-28 2 20 Giữa 2 TT 1 3,16e-28 3,155e-28 1 0,321 Trong mỗi TT 58 1,83e-26 3,155e-28 3 30 Giữa 2 TT 1 4,540e-28 4,544e-28 1 0,321 Trong mỗi TT 58 2,635e-26 4,544e-28 4 48 Giữa 2 TT 1 4,540e-28 4,544e-28 1 0,321 Trong mỗi TT 58 2,635e-26 4,544e-28 5 52 Giữa 2 TT 1 0,150 0,150 0,62 0,434 Trong mỗi TT 58 14,03 0,241 6 60 Giữa 2 TT 1 0,067 0,066 0,20 0,65 Trong mỗi TT 58 18,533 0,319 12
  13. Mức độ biến thiên số công nhân tìm được giữa hai thuật toán tương đương với mức độ biến thiên trong mỗi thuật toán, các trị số Pr của tất cả các bộ dữ liệu kiểm thử đều lớn hơn 0,05. Như vậy có bằng chứng để kết luận kết quả 30 lần chạy lặp lại cho mỗi bộ dữ liệu quy trình may giữa thuật toán SA và SA-Gr giải bài toán GALB-1 không có sự khác biệt về số công nhân N là có ý nghĩa thống kê. * Kết quả so sánh thuật toán Vét cạn, Luyện kim, Luyện kim-Tham lam giải bài toán GALB-1 Hình 3.7 Biểu đồ N tìm được bằng Hình 3.10 Biểu đồ H tìm được bằng thuật toán Es, SA, SA-Gr thuật toán Es, SA, SA-Gr Hình 3.13 Biểu đồ thời gian tính của các thuật toán Es, SA và SA-Gr giải bài toán GALB-1 13
  14. Bảng 3.5 Kết quả kiểm định t-test so sánh N theo cặp của các thuật toán giải bài toán GALB-1 Thuật ∆ Khoảng tin Khác TT t df p toán (%) cậy 95% biệt TB 5 4,1917 23 0,00034 2,5 ÷ 7,2 4,9 1 Ex và SA 10 4,2738 25 0,00024 2,4 ÷ 6,9 4,7 15 4,5826 27 9,348e-05 2,4 ÷ 6,3 4,4 5 4,1611 23 0,00037 2,4 ÷ 7,2 4,8 Ex và 2 10 4,285 25 0,00023 2,5 ÷ 7,2 4,8 SA-Gr 15 4,5995 27 8,935e-05 2,5 ÷ 6,4 4,4 5 1,6499 29 0,10970 0,1 ÷ 0,8 0,4 SA và 3 10 1,9873 29 0,05641 0,0 ÷ 0,8 0,4 SA-Gr 15 1,5418 29 0,13400 0,1 ÷ 0,4 0,2 Ba thuật toán Luyện kim, Luyện Kim-Tham lam và Vét cạn giải bài toán cân bằng chuyền may theo công suất cho trước GALB-1 cho lời giải tối ưu đối với bộ dữ liệu quy trình công nghệ có số NCCN nhỏ hơn 30. Đối với bộ dữ liệu có số NCCN lớn hơn 30, trong một số trường hợp thuật toán Vét cạn không cho lời giải hoặc lời giải chất lượng không tốt do giới hạn thời gian tính, hai thuật toán Luyện kim và Luyện kim-Tham lam cho lời giải chấp nhận được, kết quả lời giải của hai thuật toán không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 3.1.2 Kết quả nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán cân bằng dây chuyền may theo số công nhân cho trước (GALB-2) * Kết quả đánh giá sự ổn định và khác biệt giữa thuật toán Luyện kim, Luyện kim-Tham lam Thử nghiệm hai thuật toán SA và SA-Gr giải bài toán GALB-2 bằng sáu bộ dữ liệu quy trình công nghệ may, mỗi bộ dữ liệu thử nghiệm với giá trị sai lệch giới hạn nhịp ∆R = 10% R. Mỗi thuật toán chạy thử nghiệm lặp lại 30 lần cho mỗi bộ dữ liệu, kết quả thử nghiệm bao gồm: Phương án phối hợp NCCN thành NCSX, giá trị nhịp R, hiệu suất cân bằng chuyền H, thời gian tính T. Bảng 3.8 Kết quả phân tích ANOVA so sánh nhịp dây chuyền R tìm được của thuật toán SA-Gr và SA giải bài toán GALB-2 Bộ dữ Mức độ biến Sum Mean TT Df F Pr (>F) liệu thiên Sq Sq 1 15 Giữa 2 TT 1 12,1 12,15 1 0,324 Trong mỗi TT 58 704,7 12,15 14
  15. Bộ dữ Mức độ biến Sum Mean TT Df F Pr (>F) liệu thiên Sq Sq 2 20 Giữa 2 TT 1 0,00 0,00 0,087 0,769 Trong mỗi TT 58 2,55 0,044 3 30 Giữa 2 TT 1 5,28 5,28 7,50 0,008 Trong mỗi TT 58 40,79 0,70 4 48 Giữa 2 TT 1 51,52 51,52 52,05 1,28e-9 Trong mỗi TT 58 57,41 0,99 5 52 Giữa 2 TT 1 25,48 25,48 93,83 9,96e-14 Trong mỗi TT 58 15,75 0,272 6 60 Giữa 2 TT 1 681,4 681,4 69,5 1,67e-11 Trong mỗi TT 58 568 9,8 Kết quả bảng 3.8 cho thấy: Đối với bộ dữ liệu có số NCCN nhỏ hơn 30 có mức độ biến thiên giá trị R tìm được giữa hai thuật toán tương đương với mức độ biến thiên trong mỗi thuật toán. Đối với bộ dữ liệu có số NCCN từ 30 trở lên mức độ biến thiên giá trị R tìm được giữa hai thuật toán lớn hơn mức độ biến thiên trong mỗi thuật toán. Với kết quả kiểm định F và trị số P cho thấy bộ dữ liệu có số NCCN nhỏ hơn 30 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, bộ dữ liệu có số NCCN từ 30 trở lên có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai thuật toán. * Kết quả so sánh thuật toán SA và SA-Gr Các thuật toán SA và SA-GR được chạy thử nghiệm trên 15 bộ dữ liệu quy trình công nghệ may, mỗi bộ dữ liệu được thử nghiệm cho hai giá trị đầu vào số công nhân khác nhau. Kết quả thử nghiệm hai thuật toán SA và SA-Gr giải bài toán cân bằng dây chuyền khi cho trước số công nhân bao gồm: Nhịp dây chuyền R, hiệu suất cân bằng H, thời gian tính T của mỗi thuật toán. Hình 3.20 Biểu đồ nhịp dây chuyền R Hình 3.22 Biểu đồ hiệu suất cân bằng tìm được của thuật toán SA và SA-Gr chuyền H tìm được của thuật toán SA giải bài toán GALB-2 và SA-Gr giải bài toán GALB-2 15
  16. Hình 3.23 Biểu đồ thời gian tính của thuật toán SA và SA-Gr giải bài toán GALB-2 Bảng 3.14 Kết quả kiểm định t-test so sánh R, H, T theo cặp của hai TT giải bài toán GALB-2 Giá trị ∆ Khoảng tin Các mục tiêu t df p-value khác biệt (%) cậy 95% TB 5 2,474 29 0,019 0,2÷ 1,6 0,9 R của TT SA 10 2,276 29 0,030 0,1 ÷ 3,5 1,8 và SA-Gr 15 2,872 29 0,007 0,4 ÷ 2,4 1,4 5 2,612 29 0,014 0,8 ÷ 6,4 3,6 H của TT 10 2,226 29 0,033 0,3 ÷ 9,1 4,7 SA-Gr và SA 15 2,223 29 0,034 0,3 ÷ 8,0 4,1 Thời gian 5 0,499 29 0,621 -46,9 ÷ 77,3 15,2 tính của 10 -0,141 29 0,888 -64,4 ÷ 56,1 -4,1 SA-Gr và SA 15 -0,523 29 0,604 -126,9 ÷ 75,2 -25,8 Thuật toán Luyện kim-Tham lam giải bài toán GALB-2 cho nhịp dây chuyền R nhỏ hơn, hiệu suất cân bằng chuyền H lớn hơn thuật toán Luyện kim, thời gian tính của hai thuật toán không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, đối với các bộ dữ liệu có từ 47 NCCN trở lên thời gian tính của thuật toán Luyện kim-Tham lam có xu hướng thấp hơn thuật toán Luyện kim. 3.1.3 Kết quả nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán tìm nhịp dây chuyền để tối đa hiệu suất cân bằng (GALB-E) Kiểm thử hai thuật toán SA và GA giải bài toán GALB-E bằng 15 bộ dữ liệu quy trình may của 15 sản phẩm khác nhau, mỗi bộ dữ liệu thử nghiệm trên cả ba giá trị hệ số sai lệch giới hạn nhịp dây chuyền ∆{5%, 10%, 15%}. 16
  17. Bảng 3.15 Kết quả kiểm định t-test so sánh H, N, R, T theo cặp của thuật toán SA và GA giải bài toán GALB-E Các mục ∆ 95% khoảng TB khác t df p-value tiêu (%) tin cậy biệt Hiệu suất 5 3,234 14 0,005 1,5 ÷ 7,6 4,5 cân bằng 10 4,603 14 0,0004 1,9 ÷ 5,2 3,5 H 15 2,097 14 0,054 -0,1 ÷ 5,5 2,7 5 -1,581 14 0,136 -0,7 ÷ 0,1 -0,3 Số công 10 -1,354 14 0,197 -10,1 ÷ 2,3 -3,9 nhân N 15 0,873 14 0,397 -3,6 ÷ 8,7 2,5 5 -2,242 14 0,041 -0,6 0,0 -0,3 Nhịp dây 10 0,949 14 0,358 -2,3 ÷ 6,0 1,8 chuyền R 15 -1,215 14 0,244 -7 ÷ 2 -2,6 Thời gian 5 -1,294 14 0,216 -7642 ÷ 1889 -2876 tính 10 -0,723 14 0,481 -2222 ÷ 1101 -560 T 15 0,087 14 0,931 -516 ÷ 560 22 Hình 3.25 Hiệu suất cân bằng chuyền Hình 3.26 Số công nhân tìm được tìm được khi áp dụng thuật toán SA khi áp dụng thuật toán SA và GA và GA giải bài toán GALB-E giải bài toán GALB-E Hình 3.27 Nhịp dây chuyền tìm Hình 3.28 Thời gian tính của thuật được khi áp dụng thuật toán SA và toán SA và GA giải bài toán GA giải bài toán GALB-E GALB-E 17
  18. Bài toán xác định nhịp dây chuyền để tối đa hóa hiệu suất cân bằng, tối thiểu hóa nhịp dây chuyền và số công nhân GALB-E được giải theo hai cách: ứng dụng thuật toán Luyện kim và Di truyền. Kết quả kiểm thử cho thấy trong trường hợp ∆ bằng 5% và 10% hiệu suất cân bằng chuyền H của các lời giải khi áp dụng thuật toán Luyện kim tốt hơn thuật toán Di truyền. Tất cả kết quả lời giải nhịp dây chuyền R, số lượng công nhân N và thời gian tính giữa hai thuật toán không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế. Từ các kết quả nghiên cứu đã xác định được: - Thuật toán Luyện kim-Tham lam phù hợp để giải bài toán cân bằng dây chuyền khi cho trước công suất GALB-1 và bài toán cân bằng dây chuyền khi cho trước số lượng công nhân GALB-2, lời giải chấp nhận được trong thời gian hợp lý. - Thuật toán Luyện Kim phù hợp để giải bài toán tìm nhịp dây chuyền để tối đa hiệu suất cân bằng chuyền, tối thiểu nhịp dây chuyền và số công nhân GALB-E. 3.2 Kết quả xây dựng phương pháp cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim 3.2.1 Kết quả xác định bộ dữ liệu phục vụ cân bằng dây chuyền may 3.2.1.1 Xác định thời gian may hợp lý của nguyên công may sản phẩm Polo-Shirt Bảng 3.27 Phương trình hồi quy tuyến tính dùng thời gian lý thuyết tlt để ước tính thời gian thực tế ttt TT Loại máy Phương trình R2 1 Máy 1 kim DDL-8700-7-SC ttt = 2,4+1,27tlt 0,96 2 Máy vắt sổ Z7125SD-Y5DF ttt= -0,5+1,33tlt 0,94 3 Máy chần VC1700-156M-8F ttt= 0,7+1,15tlt 0,98 Giữa thời gian thao tác thực tế và thời gian lý thuyết tính bằng hệ thống thời gian định trước GSD luôn có sự khác biệt, sự khác biệt được mô tả bằng phương trình hồi quy tuyến tính xác định mối tương quan giữa thời gian lý thuyết và thực tế theo ba loại máy, các mối tương quan này có ý nghĩa thống kê. 3.2.1.2 Kết quả thiết lập quy trình công nghệ hợp lý may sản phẩm Polo-Shirt - Thiết lập bảng quy trình công nghệ may sản phẩm Polo-Shirt. - Xây dựng trình tự công nghệ may hợp lý. 18
  19. 3.2.2 Kết quả xác định điều kiện tổ chức cân bằng dây chuyền may 3.2.2.1 Kết quả xác định khoảng cách đặt BTP và số lớp trong tập BTP để tối ưu thời gian trung bình may một chi tiết Bảng 3.29 Phương trình hồi quy thực nghiệm biểu thị quy luật ảnh hưởng của hai biến tới mục tiêu nghiên cứu TT Nguyên công Phương trình R2 2 1 May nẹp vào thân YP1 = 41,12 + 1,46X1 - 1,76 X2 + 4,58X2 0,95 YP2 = 24,5 + 24,5X1 - 1,83X2 + 0,65X12 + 0,97 2 May vai 2,65X22 YP2 = 24,4 + 1,1X1 - 1,28X2 + 0,51X12 + 0,96 3 Tra cổ dệt 1,84X22 YP2 = 43,32 + 1,28X1 - 1,6X2 + 0,98X12 + 0,96 4 Tra tay 2,3X22 May sườn, bụng YP2 = 60,05 + 1,13X1 - 1,59X2 + 4,05X22 0,97 5 tay YP2 = 18,07 + 1,37X1 – 1,94X2 + 1,03X12 0,94 6 Chần gấu áo + 2,78X22 YP2 = 39,45 + 1,60X1 – 1,04X2 + 1,12X12 0,92 7 Chần gấu tay + 2,8X22 Trong đó: hàm mục tiêu nghiên cứu Y là thời gian trung bình may một chi tiết của tập BTP, X1, X2 tương ứng là biến khoảng cách đặt BTP, số lớp trong tập BTP. Phương trình hồi thực nghiệm bậc hai biểu thị quy luật ảnh hưởng của khoảng cách đặt BTP và số lớp trong tập BTP đến thời gian trung bình may một chi tiết. Từ phương trình hồi quy thực nghiệm xác định được khoảng cách tối ưu đặt BTP là từ 15 đến 24 cm, mỗi tập BTP có từ 27 đến 30 lớp để tối ưu thời gian trung bình may một chi tiết. 3.2.2.2 Kết quả thiết lập sơ đồ bố trí vị trí làm việc và tối ưu đường đi của bán thành phẩm trên dây chuyền may Phạm vi nghiên cứu của luận án là thiết lập sơ đồ bố trí vị trí làm việc và tối ưu đường đi của BTP cho dây chuyền bố trí thiết bị theo hai hàng ngang song song đối mặt. Đường đi của bán thành phẩm dạng ziczac, hướng vận chuyển từ đầu đến cuối chuyền. Các bước tối ưu đường đi của bán thành phẩm trên dây chuyền được thực hiện như sau: - Bước 1: Xây dựng sơ đồ quan hệ của các NCSX. - Bước 2: Xây dựng trình tự thực hiện của các NCSX. - Bước 3: Sắp xếp vị trí làm việc và tối ưu đường đi của BTP trên dây chuyền. 19
  20. 3.2.3 Kết quả thiết lập phần mềm cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim ALBS V1.0 Hình 3.53 Giao diện nhập thông tin bảng quy trình công nghệ may 3.2.4 Kết quả xây dựng quy trình thực hiện cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim trên cơ sở thuật toán và phần mềm thiết lập Trên cơ sở kết quả nghiên cứu xác định bộ dữ liệu đầu vào, điều kiện tổ chức cân bằng dây chuyền, kết quả xác định thuật toán tối ưu giải bài toán cân bằng dây chuyền may để thiết lập phần mềm ALBS V1.0, luận án xác lập được quy trình thực hiện cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim tại Việt Nam. 3.2.5 Kết quả ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền nghiên cứu tổ chức cân bằng dây may sản phẩm dệt kim Bảng 3.36 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các dây chuyền may thực nghiệm Ký Đơn Nhà TT Chỉ số GALB-1 GALB-2 GALB-E hiệu vị máy Nhịp của dây 1 R giây 58,9 60,5 61 55,4 chuyền 2 Số công nhân N người 20 19 18 19 Hiệu suất dây 3 Le % 89,3 91,5 95,8 91,5 chuyền 4 Hiệu suất cân bằng H % 75 80 85,7 50 Năng suất dây 5 Wdc sp/dc 470 456 450 428 chuyền bình quân Năng suất lao động sp/ 6 Wld 23,5 24,0 25 22,5 bình quân người 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2