intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giống nhân tạo cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô biển trong điều kiện nuôi. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho cá đẻ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giống nhân tạo cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------------oo0oo----------- NGÔ VĨNH HẠNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ RÔ BIỂN (LOBOTES SURINAMENSIS BLOCH, 1790) Ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 9620301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Khánh Hòa – 2019 1
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Nha Trang Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Anh Tuấn 2. TS. Lê Anh Tuấn Phản biện 1: PGS.TS. Tôn Thất Chất Phản biện 2: TS. Trƣơng Hà Phƣơng Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Ngọc Út Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Nha Trang vào hồi ……giờ ngày ………tháng ……… năm ……….. Có thể tìm hiểu luận án tại: …………………………………………. …………………………………………. 2
  3. TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh học sinh sản và các giải pháp công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch 1790) ở Việt Nam. Nghiên cứu đã xác định được một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô biển trong điều kiên nuôi như: mùa vụ sinh sản tập trung cao nhất từ tháng 8 đến tháng 9; tuổi thành thục lần đầu của cá rô biển đực là 0+ và cá cái là 1+; sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 6.840.787 đến 12.294.400 trứng/cá thể với khối lượng cá dao động từ 3,7-5,7 kg/con; sức sinh sản tương đối dao động từ 1.849 đến 2.542 trứng/g cá cái (trung bình đạt 2.306±283 trứng/g cá cái). Nghiên cứu đã xác định được một số thông số kỹ thuật phù hợp để xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá rô biển như: sử dụng mực tươi làm thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ cho tỷ lệ cá bố mẹ thành thục, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ ra cá bột, và tỷ lệ sống của cá bột 3 ngày tuổi cao nhất; sử dụng kích dục tố LHRH-a với liều lượng 20µg+2mg DOM/1kg cá cái cho tỷ lệ cá đẻ tốt nhất; mật độ ấp trứng thụ tinh thích hợp nhất cho cá rô biển là 1.500-2.000 trứng/lít; thức ăn sử dụng để ương nuôi ấu trùng cá rô biển giai đoạn cá bột lên cá hương là tảo tươi + rotifer + copepoda cho tỷ lệ sống cao nhất; ấu trùng cá rô biển ương nuôi ở mật độ 30 con/lít với độ mặn 25 - 300/00 cho kết quả cao về sinh trưởng và tỷ lệ sống.. Ngƣời hƣớng dẫn Nghiên cứu sinh (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TS. Phạm Anh Tuấn TS. Lê Anh Tuấn Ngô Vĩnh Hạnh 3
  4. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Hữu Ninh, 2016. Nghiên cứu ương nuôi cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2, trang 93- 98. 2. Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Hữu Ninh, 2015. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790) trong điều kiện nuôi. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 24, trang 65-70. 4
  5. MỞ ĐẦU Cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790) là loài có tiềm năng nuôi trồng thủy sản rất lớn vì tốc độ tăng trưởng nhanh và chất lượng thịt cao (Jason, 2011). Ở nước ta cá rô biển xuất hiện nhiều ở vùng ven biển và ngoài khơi từ Bắc đến Nam. Chúng là đối tượng nuôi lồng bè rất được ưa chuộng ở nhiều địa phương ven biển khu vực phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng…. Để phát triển nuôi cá rô biển thì nguồn con giống đang là một trở ngại lớn, vấn đề này không chỉ đối với cá rô biển mà còn là khó khăn chung của nghề nuôi cá biển ở nước ta. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giống nhân tạo cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790) là rất cần thiết. Mục tiêu của luận án: Xây dựng được qui trình sản xuất giống nhân tạo cá rô biển Các nội dung chính của luận án: 1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô biển trong điều kiện nuôi. 2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ. 3. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho cá đẻ. 4. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn cá bột lên cá hương, cá giống. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án là các dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất giống cá rô biển. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn có ý nghĩa tham khảo cho các đối tượng cá biển nuôi có giá trị kinh tế khác với các đặc điểm sinh học tương tự. Ý nghĩa thực tiễn: Tạo ra được quy trình công nghệ sản xuất giống, góp phần đa dạng hóa thêm đối tượng nuôi mới cho nghề nuôi cá biển ở nước ta. Góp phần vào việc bảo vệ, bổ sung nguồn lợi cho đối tượng này ở ngoài tự nhiên. Tính mới của công trình: Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đặc điểm sinh học, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, sinh sản, phát triển phôi, cá con làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc xây 5
  6. dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790) trong điều kiện ở nước ta. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô biển Cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790) có tên tiếng Anh là Tripletail, blackfish, Atlantic tripletail thuộc bộ Perciformes, họ Lobotidae. Trên thế giới chúng phân bố từ vùng biển nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cá rô biển phân bố từ Bắc vào Nam, từ vùng ven biển cửa sông đến vùng biển khơi (Phạm Thược, 2007) Cá rô biển có nhiều sắc thái khác nhau từ màu vàng nâu đến màu nâu sẫm với các điểm m và những lốm đốm. Cá rô biển là loài đẻ nhiều lần trong một mùa sinh sản, mùa sinh sản tập trung chủ yếu trong 3 tháng (tháng sáu đến tháng tám). Cá rô biển đực đạt thành thục sinh dục lần đầu ở 0+, cá cái có tuổi thành thục lần đầu là 1+. Thức ăn của cá rô biển là các loài giáp xác ở tầng đáy và cá nh , chúng có thể đạt đến khối lượng thân là 19,2 kg. 1.2. Công nghệ sản xuất giống cá biển trên thế giới và ở Việt Nam Công nghệ sản xuất giống cá biển trên thế giới Luận án đã tổng quan được tình hình phát triển sản xuất giống cá biển trên thế giới thông qua các tài liệu của FAO ( 2005, 2006), Rimmer (2008), Hong and Zhang (2003), Liao (1969), Liao et al (2001, 2004), Takeuchi (2001), Nguyễn Đình Mão và Lê Anh Tuấn (2007), Shields (2001), Lee and Ostrowski (2001), Faulk and Holt, (2005).... Để hiểu rõ hơn về nhu cầu dinh dưỡng của cá bố mẹ và ấu trùng trong sản xuất giống nhân tạo cá biển hiện nay, luận án đã tìm hiểu thông qua các nghiên cứu của Fernández-Palacios (1995, 1998, 2011), Brooks et al (1997), Izquierdo (1996, 2001), De Silva Sena (2006), Azeddine et al (2009),... 6
  7. Sự hiểu biết cơ chế tác dụng của các yếu tố môi trư ng cũng như các loại hormon trong quá trình thúc đẩy sự thành thục sinh dục và kích thích hoạt động đẻ trứng ở cá là rất quan trọng, cho phép chúng ta xây dựng chiến lược sản xuất giống tốt hơn hoặc có thể cải tiến kỹ thuật kích thích cá sinh sản bằng các loại hormon tổng hợp hoặc chiết xuất nhân tạo. Luận án đã tổng quan thông qua các tài liệu nghiên cứu của Weirich and Riley (2007), Bùi Minh Tâm và cộng sự (2008); Cerdá et al (1994), Tucker (2000); Ho et al (2005), Main et al (2007), Ngô Vĩnh Hạnh (2007), Phạm Quốc Hùng và Nguyễn Tư ng Anh (2011),… Công nghệ sản xuất giống cá biển ở Việt Nam Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhiều nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển được tiến hành ở nước ta thông qua các báo cáo nghiên cứu của Đào Mạnh Sơn (1998), Trương Sĩ Kỳ (2000), Đỗ Văn Khương (2001), Lê Xân và cộng sự (2003, 2005), Nguyễn Địch Thanh (2008),… Tình hình nghiên cứu cho cá rô biển sinh sản nhân tạo Trên thế giới, luận án mới tổng hợp được hai công trình nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá rô biển của Franks et al (2005) và Jason et al (2011). Cho đến nay, ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào về sinh sản nhân tạo của cá rô biển, những nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức mô tả hình thái. CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790) . 2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Th i gian thực hiện luận án từ năm 2012 đến năm 2015. 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc, Cát Bà, Hải Phòng. 7
  8. 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu Cá bố mẹ cá rô biển Lobotes surinamensis Bloch, 1790 được thu gom và tuyển chọn từ đánh bắt tự nhiên và từ các lồng nuôi cá thương phẩm (con giống đánh bắt từ tự nhiên) tại Quảng Ninh, Hải Phòng. Số lượng cá thu gom được là 150 cặp cá bố mẹ có khối lượng trung bình 3,0kg/con. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá rô biển trong điều kiện nuôi Nghiên cứu triển khai đề tài đã sử dụng 110 cá thể để nuôi và nghiên cứu hệ số thành thục trong khoảng th i gian từ tháng 7/2012- 6/2015, cá rô biển được nuôi trong lồng có thể tích 3×3×3m, cỡ cá thả là 10 - 12cm, mật độ cá nuôi là 15 con/m3. Định kỳ hàng tháng thu mẫu (3-5 cá thể cá rô biển) trong đàn cá nuôi trong lồng để theo dõi các chỉ tiêu chung về sinh sản như tuổi thành thục, kích cỡ cá thành thục lần đầu, hệ số thành thục, đồng th i mẫu cá này cũng được dùng để nghiên cứu tổ chức học của quá trình phát triển tuyến sinh dục. Tuổi thành thục lần đầu: Tuổi của những cá thể thành thục tham gia sinh sản lần đầu được xác định dựa trên theo dõi cá từ khi là đàn cá giống sản xuất được từ năm 2011, 2012 đưa vào nuôi thương phẩm trong lồng trên biển tại Cát Bà, Hải Phòng. 2.2.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ cá rô biển trong lồng Nuôi vỗ cá bố mẹ cá rô biển được chia làm hai giai đoạn: 1) Nuôi duy trì bắt đầu từ tháng 10 dương lịch đến hết tháng 4 dương lịch năm sau, khẩu phần ăn từ 3–5% khối lượng thân; 2) Nuôi vỗ thành thục bắt đầu từ đầu tháng 5 dương lịch hàng năm, khẩu phần ăn 2-2,5% khối lượng thân. 8
  9. Bố trí các công thức thí nghiệm thức ăn nuôi vỗ thành thục như sau: Công thức 1: Sử dụng 100% là cá tươi. Công thức 2: Sử dụng 50% là cá tươi + 50% là mực tươi. Công thức 3: Sử dụng 100% là mực tươi. 2.2.2.3. Nghiên cứu kích thích sinh sản cá rô biển bằng chất kích sinh sản Sơ đố trí thi nghiệm về sử dụng chất kích thích sinh sản như sau: LHRH-A Liều lượng Liều lượng Liều lượng 10µg + 2mg 20µg + 2mg 30µg + 2mg DOM DOM DOM Cá Cá Cá Cá Cá Cá Cá Cá Cá nuôi nuôi nuôi nuôi nuôi nuôi nuôi nuôi nuôi vỗ ở vỗ ở vỗ ở vỗ ở vỗ ở vỗ ở vỗ ở vỗ ở vỗ ở TN1 TN2 TN3 TN1 TN2 TN3 TN1 TN2 TN3 Chỉ tiêu đánh Thí nghiệm nghiên giá kết quả cứu Tỷ thí nghiệm: ảnhlệ hưởng đẻ, tỷ lệ của nhiệt thụ tinh, số độ đến lượng tỷ lệ trứng thunở được, th i gian hiệu ứng của thuốc - Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ nở của trứng: Thí nghiệm bố trí 4 mức nhiệt độ ấp nở trứng cá rô biển: 230C, 260C, 290C, 320C. - Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ nở của trứng: 9
  10. Bố trí thí nghiệm ấp nở trứng cá rô biển ở 5 mức độ mặn: 15‰, 20‰, 25‰, 30‰, 35‰. - Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ nở của trứng: Nghiên cứu tiến hành bố trí thí nghiệm với 3 mật độ ấp nở trứng thụ tinh: 1.500, 2.000, 2.500 trứng/lít. 2.2.2.4. Nghiên cứu ương cá bột lên cá hương, cá hương lên cá giống (cỡ 5-6 cm/con)  Nghiên cứu ương cá bột lên cá hương Thí nghiệm 1: Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thức ăn để ương nuôi cá bột lên cá hương Sử dụng các công thức thức ăn để ương nuôi cá bột lên cá hương như sau: Công thức 1: Tảo tươi + luân trùng + Copepoda Công thức 2: Tảo tươi + luân trùng + Artemia Công thức 3: Tảo tươi + luân trùng + TĂ công nghiệp Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá . Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: 20 25 30 ‰ ‰ ‰ 30 40 50 3030 4040 5050 30 40 50 con/lít con/lít con/lít con/lít con/lít con/lít con/lít con/lít con/lít  Nghiên cứu ương cá hương lên cá giống (cỡ 5-6 cm/con) Nghiên cứu mật độ ương nuôi được lựa chọn bố trí: 200, 400, 600 và 800 con/m3, thức ăn sử dụng trong quá trình ương nuôi từ cá 10
  11. hương lên cá giống cỡ 5-6cm/con là thức ăn công nghiệp (do Inve của Thái Lan sản xuất) với hàm lượng protein ≥56%, lipid ≥9%. 2.2.2.5. Phương pháp tính toán một số chỉ tiêu theo dõi - Hệ số thành thục theo công thức: Wtsd × 100 K(%) = ------------------------ Wo Trong đó: K là hệ số thành thục (%) Wtsd là khối lượng tuyến sinh dục Wo là khối lượng cá b nội quan - Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối theo công thức: + Sức sinh sản tuyệt đối (S1): a S1 = ------ × Wt n Trong đó: a là tổng số lượng trứng đếm được n là khối lượng 3 phần buồng trứng đem đếm (g) Wt là khối lượng buồng trứng + Sức sinh sản tương đối (S2) S1 S2 = --------- W Trong đó: S1 là sức sinh sản tuyệt đối W là khối thân cá (g) - Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng của cá được xác định theo công thức: LnL2  LnL1 SGRL= x100 (%/ngày) t 2  t1 11
  12. LnW2  LnW1 SGRw = x100 (%/ngày) t 2  t1 Trong đó: L1, L2: chiều dài cá tương ứng ở th i điểm t1, t2. W1, W2: khối lượng cá tương ứng ở th i điểm t1, t2. - Tỷ lệ phân đàn của cá ương: S CV (%) = × 100 X Trong đó: CV là hệ số phân tán dữ liệu. S là độ lệch chuẩn của khối lượng và chiều dài toàn thân. X là trung bình của khối lượng và chiều dài toàn thân. - Tỷ lệ cá thành thục theo công thức: Tổng số cá thành thục Tỷ lệ thành thục (%) = ---------------------------------- × 100 Tổng số cá đưa vào nuôi vỗ - Tỷ lệ thụ tinh theo công thức: Số trứng thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh (%) = ------------------------------ ×100 Tổng số trứng theo dõi - Tỷ lệ nở của trứng thụ tinh theo công thức: Số cá bột sau khi nở Tỷ lệ nở (%) = -------------------------------- × 100 Tổng số trứng thụ tinh - Tỷ lệ cá đẻ (%): Số lượng cá đẻ/Số lượng cá được kích thích sinh sản. - Th i gian hiệu ứng của thuốc (cá đẻ): Th i gian bắt đầu kích thích sinh sản đến khi cá đẻ. - Năng suất trứng của cá ở các nghiệm thức thí nghiệm: Lượng trứng thu được từ cá cái được kích thích sinh sản. - Tỷ lệ thụ tinh (%) được tính bằng số trứng thụ tinh trên tổng số trứng theo dõi. 12
  13. - Tỷ lệ dị hình của cá bột cá rô biển (%) được tính bằng số cá bột dị hình trển tổng số cá bột theo dõi. - Tỷ lệ sống của cá bột 3 ngày tuổi (%) được tính bằng tổng số cá bột 3 ngày tuổi còn lại trên tổng số cá bột đưa vào theo dõi. - Tỷ lệ sống của cá xác định theo công thức: Tổng số cá thu được Tỷ lệ sống (%) = ------------------------------- × 100 Tổng số cá đưa vào ương 2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu Các số liệu được phân tích sử dụng hàm phân tích phương sai một và hai nhân tố (one/two way ANOVA) và Duncan cho post-hoc test trên phần mền SPSS 20.0 để kiểm định sự sai khác với mức ý nghĩa p
  14. Hình 3.1. Buồng trứng giai đoạn I Hình 3.2. Buồng trứng giai đoạn II Giai đoạn III: Trong noãn bào xuất hiện các khoang nh gọi là không bào, noãn bào ở giai đoạn này có một đến hai lớp không bào (Hình 3.3). Giai đoạn IV: Giai đoạn này noãn hoàng chứa đầy thể tích của noãn bào và có màu hồng sáng ở dạng hạt hình cầu, các hạt noãn hoàng kết thành khối. (Hình 3.4). Hình 3.3. Buồng trứng giai đoạn III Hình 3.4. Buồng trứng giai đoạn IV Giai đoạn V: Nhân của noãn bào đã di chuyển về phía cực động vật (Hình 3.5). 14
  15. Giai đoạn VI: Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn thoái hoá buồng trứng và sau khi đẻ, Hình 3.5. Buồng trứng giai đoạn V Hình 3.6. Buồng trứng giai đoạn VI 3.1.2. Tuổi thành thục Trong quá trình theo dõi cho thấy, đối với cá đực cá rô biển thành thục lần đầu ở tuổi 0+ tương đương kích thước 35cm, nặng 1,4kg; cá cái thành thục lần đầu ở tuổi 1+ tương đương kích thước 45cm, nặng 2,5 kg. 3.1.3. Hệ số thành thục Kết quả nghiên cứu hệ số thành thục của cá rô biển trong điều kiện nuôi được thể hiện trong Hình 3.7. Hình 3.7. Hệ số thành thục (K) của cá rô biển qua các tháng. 15
  16. 3.1.4. Sức sinh sản Sức sinh sản của cá rô biển trong điều kiện nuôi được trình bầy ở Bảng 3.1 Bảng 3.1. Sức sinh sản của cá rô biển trong điều kiện nuôi thí nghiệm. Khối Khối Sức sinh sản Sức sinh sản Khối Số lượng cá lượng tuyệt đối tương đối STT lượng lượng b nội tuyến sinh (trứng/cá (trứng/g cá cá (g) trứng/g quan (g) dục (g) cái) cái) 1 4900 4000 585 16.819 9.843.913 2.461 2 4500 3700 401 17.068 6.840.788 1.849 3 3700 2900 412 17.890 7.370.680 2.542 4 5300 4300 611 16.980 10.374.780 2.413 5 4000 3400 421 16.673 7.019.333 2.065 6 5700 4900 680 18.080 12.294.400 2.509 Trung 4.683± 3.867± 518± 17.252± 8.957.316± 2.306± bình ± độ 765,3 700,5 121,5 587,1 2.221.903,3 282,6 lệch chuẩn 3.2. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ cá rô biển Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.2 cho thấy cá bố mẹ cá rô biển đạt tỷ lệ thành thục từ 80-100%. 16
  17. Bảng 3.2. Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ cá rô biển. Cá cái Cá đực Loại Số cá Th i thức ăn thí Thành Chưa Tỷ lệ Thành Chưa Tỷ lệ gian sử nghiệm thành thành thục thành thục thục thành thục dụng (con) thục thục (con) (con) (con) (%) (%) (con) Năm Cá tạp 50 21 4 84 22 3 88 2013 Cá tạp 50 23 2 92 24 1 96 + Mực Mực 50 24 1 96 25 0 100 Năm Cá tạp 50 20 5 80 22 3 88 2014 Cá tạp 50 21 4 84 20 5 80 + Mực Mực 50 24 1 96 24 1 96 3.3. Kích thích sinh sản cá rô biển 3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố và loại thức ăn nuôi vỗ đến thời gian hiệu ứng của thuốc Qua bảng 3.3 cho thấy khi kích thích cá rô biển được nuôi vỗ cùng loại thức ăn, liều lượng kích dục tố khác nhau ở nhiệt độ nước khoảng 30,5oC có ảnh hưởng đến th i gian hiệu ứng của kích dục tố. Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kích dục tố và loại thức ăn nuôi vỗ lên thời gian hiệu ứng kích dục tố (giờ) ở cá rô biển. Kích dục tố LHRH-A LHRH-A LHRH-A Trung 10 µg + 20 µg + 30 µg + bình 2mg 2mg DOM 2mg DOM DOM Thức 100% cá tạp 42,83b 39,83a 40,17a 40,94X ăn 50% cá 43,12b 40,00a 40,17a 41,11X nuôi tạp+50% mực vỗ 100% mực 43,17b 39,83a 40,33a 41,11X Trung bình 43,06B 39,89A 40,22A ±0,248* Cùng một đặc điểm, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (p
  18. 3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố và loại thức ăn nuôi vỗ đến tỷ lệ đẻ. Các công thức thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ của cá rô biển (Bảng 3.4). Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kích dục tố và loại thức ăn nuôi vỗ đến tỷ lệ đẻ (%) của cá rô biển Kích dục tố LHRH-A LHRH-A LHRH-A Trung 30 µg + bình 10 µg + 2mg 20 µg + 2mg DOM DOM 2mg DOM 100% cá tạp 66,7a 97,3b 98,3b 87,4X Thức ăn 50% cá 92,3b 97,3b 98,3b 96,0Y nuôi tạp+50% mực vỗ 100% mực 66,7a 97,7b 96,3b 86,9X Trung bình 75,2A 97,4B 97,7B ±0,62* Cùng một đặc điểm, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (p
  19. Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của thức ăn nuôi vỗ và liều lƣợng kích dục tố đến sức sinh sản thực tế (số trứng/kg cá cái) của cá rô biển. Kích dục tố LHRH-A LHRH-A 20 LHRH-A 30 Trung 10 µg + µg + 2mg µg + 2mg bình 2mg DOM DOM DOM 100% cá tạp 165.000a 187.300ab 177.000a 176.400X Thức 50% cá ăn tạp+50% 205.700b 242.000c 244.000c 230.600Y nuôi mực vỗ 100% mực 206.300b 246.000c 240.700c 231.000Y Trung bình 192.300A 225.100B 220.600B ±2730* Cùng một đặc điểm, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (p
  20. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.6 còn cho thấy liều lượng kích dục tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh của cá rô biển. Không có tác động tương hỗ giữa hai yếu tố thức ăn và kích dục tố đến tỷ lệ thụ tinh của cá rô biển (p>0,05). 3.4. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình phát triển phôi cá rô biển 3.4.1. Quá trình phát triển phôi Bảng 3.7 tóm tắt quá trình phát triển phôi của cá rô biển trong môi trư ng trong bể ấp: Nhiệt độ 28,5 - 30,50C; độ mặn 30,0-32,00/00; pH: 7,9-8,2; ôxy hòa tan 5,96-6,72mg/l. Bảng 3.7. Thời gian và các giai đoạn phát triển của phôi. TT Các giai đoạn phát triển của phôi Th i gian sau khi thụ tinh 1 Trứng thụ tinh: 0gi 00 phút - Phân cắt thành 2 tế bào 1 gi 25 phút 2 Phân cắt thành 4 tế bào 1 gi 45 phút 3 Phân cắt thành 8 tế bào 2 gi 00 phút 4 Phân cắt thành 16 tế bào 2 gi 15 phút - Phân cắt thành 32 tế bào 2 gi 35 phút - Phân cắt thành 64 tế bào 3 gi 05 phút - Phân cắt thành nhiều tế bào 3 gi 40 phút 5 Th i kỳ đầu của phôi 7 gi 10 phút 6 Th i kỳ phôi thai chiếm nửa khối noãn hoàng 12 gi 20 phút 7 Phôi thai chiếm 2/3 khối noãn hoàng 18 gi 00 phút 8 Phôi thai chiếm toàn bộ khối noãn hoàng 19 gi 05 phút 9 Ấu trùng chuẩn bị nở 20 gi 15 phút 3.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của phôi Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của 4 mức nhiệt độ đến quá trình phát triển phôi cá rô biển được trình bầy ở Bảng 3.8. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2