intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (Garcinia mangostana L.)

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu xác định yếu tố có liên quan, đồng thời thử nghiệm một số biện pháp khắc phục hiện tượng xì mủ bên trong trái măng cụt. Sau đây là bản tóm tắt của luận án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (Garcinia mangostana L.)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ BẢO LONG NGHIÊN CỨU YẾU TỐ GÂY XÌ MỦ BÊN TRONG  TRÁI MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.)  Chuyên ngành: Khoa Học Cây Trồng Mã số: 62­62­01­10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Cần Thơ ­ 2015
  2. Công trình được hoàn thành tại: Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng  dụng ­ trường Đại học Cần Thơ              Người hướng dẫn:  PGS.TS LÊ VĂN HÒA PGS.TS NGUYỄN BẢO TOÀN Phản biện 1  Phản biện 2  Phản biện 3         Luận án sẽ bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại:  Vào lúc: giờ     ngày      tháng     năm                    Có thể tìm hiểu tại thư viện:  1.  Trung tâm học liệu –Đại học Cần Thơ  2.  Thư viện quốc gia Việt Nam
  3. KHÁI QUÁT VỀ LUẬN ÁN 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Măng cụt được mệnh danh là “Hoàng hậu” của các loài trái cây bởi  phẩm chất ngon, nhiều dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng và có   tiềm năng xuất khẩu lớn.… Tuy nhiên, qua thu thập kinh nghiệm trồng   măng cụt của một số  nông dân  ở  huyện Chợ  Lách ­ tỉnh Bến Tre và   huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh cho thấy để có lợi nhuận cao từ măng cụt   thì phải có năng suất cao và có chất lượng tốt; nhưng kết quả  điều tra,   khảo sát của Nguyễn Minh Hoàng và Nguyễn Bảo Vệ  (2008) cho thấy  tỷ lệ trái măng cụt bị xì mủ khá lớn, vào đầu vụ hầu như trái không bị xì   mủ  nhưng càng về  cuối vụ  thì tỷ  lệ  trái bị  xì mủ  càng tăng, có thể  lên   đến 100% khi mưa nhiều và đây là một trong những vấn đề  được quan   tâm hiện nay của nhà vườn trồng măng cụt  ở  Việt Nam cũng như  trên  thế giới. Vì thế, việc nghiên cứu tìm ra yếu tố gây xì mủ bên trong nhằm  đề xuất giải pháp khắc phục là một vấn đề hết sức cần thiết.    1.2 Mục tiêu của luận án Nghiên cứu xác định yếu tố  có liên quan, đồng thời thử  nghiệm  một số biện pháp khắc phục hiện tượng xì mủ bên trong trái măng cụt. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là c ây măng cụt ở nhiều  độ tuổi khác nhau trồng từ hạt tại vườn của nông dân ở huyện Chợ Lách  ­ tỉnh Bến Tre và huyện Cầu Kè ­ Trà Vinh.  Phạm vi nghiên cứu chính của luận án là nghiên cứu một số yếu tố  liên quan và biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ bên trong trái. 1.4 Những đóng góp mới của luận án Trái bị xì mủ bên trong có hàm lượng Ca2+ ở thịt trái và pectin vách  tế  bào thịt trái thấp hơn so với trái bình thường, phun CaCl 2 qua lá làm 
  4. 2 giảm tỷ  lệ  trái bị  xì mủ  bên trong do Ca 2+  làm tăng thành phần pectin  trong vách tế bào. Áp lực cơ học hình thành bên trong do sự tăng trưởng múi hay sự  hình thành hạt chứa phôi vô tính không đồng đều làm tổn thương và phá   vỡ ống dẫn nhựa mủ tại vị trí lõi trái và áo hạt; phun GA3 qua lá làm tăng  tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong do làm tăng độ dày vỏ trái  và làm giảm hàm  lượng pectin vách tế bào thịt trái khi thu hoạch. Sự   biến động  đột   ngột  của  ẩm   độ  đất   theo  chiều hướng   tăng  trước khi thu hoạch góp phần làm tăng tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong do sự  hấp thu nước của trái và nhựa mủ; hạn chế sự biến động ẩm độ đất đột   ngột theo chiều hướng tăng trước khi thu hoạch có thể hạn chế tỷ lệ trái  bị xì mủ bên trong.  1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về  khoa học: kết quả  ngiên cứu của đề  tài cung cấp cơ  sở  khoa  học cụ thể cho nguyên nhân gây xì mủ bên trong trái măng cụt. Kết quả  này có thể  sử  dụng bổ  sung giáo trình giảng dạy và tài liệu tham khảo  cho các nghiên cứu tiếp theo về cây ăn trái. Về thực tiễn: ưng d ́ ụng có hiệu quả trong sản xuất, góp phần cải   thiện năng suất và phẩm chất măng cụt, năng cao thu nhập cho nông dân. Chương 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  3.1 Vật liệu nghiên cứu Cây măng cụt trong thí nghiệm có nhiều độ tuổi khác nhau trồng ở  vườn của nông dân ở huyện Chợ Lách ­ tỉnh Bến Tre và huyện Cầu Kè ­  Trà Vinh, tất cả các cây đều được trồng từ hạt. Dụng cụ đo và phân tích:  khúc xạ  kế  (model  ATAGO, Nhật),  pH kế  (model  ORION 420A, Mỹ),   quang phổ kế (model Shimadzu UV­1201, Nhật), ...Hoá chất xử lý ra hoa:  HVP super (Thiourea 99%, công ty cổ  phần DVKT Tp. Hồ  Chí Minh), 
  5. 3 KClO3  (99,5%; Trung Quốc), Paclo 10WP (Paclobutrazol 10%, công ty  dịch vụ  phát triển nông nghiệp Đồng Tháp),…Phân bón lá và chất kích  thích sinh trưởng:  CaCl2  (96%, Trung Quốc),  Bioted 603 (công ty  PTKT  Vĩnh Long), axít gibberellic và naphthalene acetic  (Trung Quốc),…Hóa  chất   phân   tích:  CH3OH,   EDTA­Na4  (C10H12N2Na4O8.2H2O),   NaBH4,  (C2H5)2,... (Trung Quốc và Đức),… 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Khảo sát hiện tượng xì mủ bên trong trái măng cụt 3.3.1.1 Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh lý – sinh hóa trái măng cụt  trong quá trình phát triển Thí nghiệm bắt đầu từ tháng 3/2011 khi cây măng cụt nở hoa hoàn  toàn và kết thúc vào tháng 6/2011. Mẫu trái thu thập ngẫu nhiên trên 30  cây măng cụt khác nhau trong cùng 1 vườn có cùng chế độ chăm sóc, độ  tuổi từ 20 ­ 25 năm tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre.  Mục tiêu khảo sát là tìm hiểu thời điểm bị xì mủ bên trong, mối quan hệ  có thể có giữa đặc điểm hình thái và đặc tính sinh lý – sinh hóa với hiện  tượng xì mủ bên trong trái. 3.3.1.2 Đặc tính vật lý – sinh hóa trái măng cụt bị xì mủ bên trong và  bình thường Mẫu trái được thu thập ngẫu nhiên trên 35 cây măng cụt ở  nhiều  độ tuổi khác nhau (từ 15 đến 25 năm) trong cùng 1 vườn có cùng chế độ  chăm sóc  tại  xã Long Thới – huyện Chợ  Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ  2011. Mục tiêu khảo sát là xác định sự khác biệt về đặc tính vật lý – sinh   hóa giữa trái bị xì mủ bên trong và bình thường. 3.3.1.3 Khả năng nhận diện trái bị xì mủ bên trong  Khảo sát thực hiện tại huyện Chợ  Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ  2012.   Bốn   nhóm   đối   tượng   khảo   sát   là   thương   lái,   chủ   vườn,   tiểu  thương, và người tiêu dùng (30 người/nhóm). Mỗi đối tượng tham gia 
  6. 4 được yêu cầu lựa chọn lựa 30 trái bị xì mủ bên trong. Mục tiêu khảo sát  nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái bên ngoài với hiện   tượng xì mủ bên trong qua khả năng nhận diện của các nhóm đối tượng  khác nhau. 3.3.1.4 Mối quan hệ giữa tuổi cây với hiện tượng xì mủ bên trong Gồm có 2 thí nghiệm: thí nghiệm 1 khảo sát sự  tương quan giữa   tuổi cây và tỷ lệ xì mủ bên trong trái thực hiện  trên 6 vườn măng cụt có  tuổi cây khác nhau (10 ­ 15, 20 – 25, 30 – 35, 40 – 45, 50 ­ 55, và lớn hơn  60 năm tuổi), và thí nghiệm 2 khảo sát đặc tính vật lý – sinh hóa trái   măng cụt ở cây tơ và cây già thực hiện trên 5 cây từ 10 – 15 năm tuổi và  5 cây lớn hơn 50 năm tuổi trong cùng 1 vườn có cùng chế  độ  chăm sóc.  Cả  2 thí nghiệm đều thực hiện tại xã Long Thới – huyện Chợ  Lách –   tỉnh Bến Tre mùa vụ  2012. Mục tiêu khảo sát là tìm hiểu mối quan hệ  giữa tuổi cây với hiện tượng xì mủ bên trong trái. 3.3.2 Khảo sát yếu tố gây ra xì mủ bên trong trái măng cụt 3.3.2.1 Mối quan hệ giữa đặc tính vật lý trái với hiện tượng xì mủ bên trong Mục tiêu khảo sát nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc tính vật lý   trái với hiện tượng xì mủ bên trong trái, gồm có 2 thí nghiệm: * Tương quan giữa đặc tính vật lý trái với hiện tượng xì mủ bên   trong  Mẫu trái thu thập để  khảo sát đặc tính vật lý – sinh hóa trái bị xì  mủ bên trong và bình thường đồng thời được sử  dụng để  khảo sát  mối  tương quan với hiện tượng xì mủ bên trong trái.  * Ảnh hưởng của axít gibberellic và naphthalene acetic phun qua   lá đến hiện tượng xì mủ bên trong Thí nghiệm thực hiện ở vườn cây măng cụt đã cho trái ổn định (20  ­ 25 năm tuổi),  có cùng điều kiện chăm sóc  tại xã Long Thới – huyện   Chợ  Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ  2012. Thí nghiệm bố  trí theo thể  thức  
  7. 5 hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 7 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 6 lần  lặp lại, mỗi lần lặp lại tương  ứng 1 cây. Các nghiệm thức bao gồm   không sử dụng hóa chất (phun nước), GA 3 25 ppm, GA3 50 ppm, GA3 100  ppm, NAA  25 ppm, NAA  50 ppm, NAA  100 ppm.  Axít  gibberellic  và  NAA phun đều qua lá sau khi hoa nở  hoàn toàn (HNHT)  1 tháng với  lượng 8 lít.cây­1, phun 4 lần với khoảng cách hai lần phun là 15 ngày 3.3.2.2 Ảnh hưởng của ẩm độ đất đến hiện tượng xì mủ bên trong  trái  Mục đích của khảo sát là xác định mối quan hệ  giữa  ẩm độ  đất  trước khi thu hoạch với hiện tượng xì mủ  bên trong trái, gồm có 3 thí  nghiệm: * Mối quan hệ giữa biến động ẩm độ đất trước khi thu hoạch   với hiện tượng xì mủ bên trong Thí nghiệm bắt đầu từ tháng 3/2011 khi cây măng cụt nở hoa hoàn  toàn, kết thúc vào tháng 6/2011 trên 6 cây măng cụt có độ tuổi từ 20 – 25  năm trong cùng 1 vườn tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến  Tre.  * Ảnh hưởng của thời điểm xử lý sốc nước nhân tạo đến hiện   tượng xì mủ bên trong Thí nghiệm bắt đầu từ tháng 3/2011 khi cây măng cụt nở hoa hoàn  toàn, kết thúc vào tháng 6/2011 ở vườn cây măng cụt 23 năm tuổi đã cho  trái  ổn định  tại xã Long Thới – huyện Chợ  Lách – tỉnh Bến Tre.   Thí  nghiệm được bố  trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có  4  nghiệm  thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại  4 lần, mỗi lần tương ứng 1 cây. Các  nghiệm thức là các thời điểm sốc nước nhân tạo sau khi HNHT 0,5; 1,5;  2,5; và ngay khi trái đạt chỉ số màu cấp 0 theo tiêu chuẩn MOA (2002).  *  Ảnh hưởng của  số  lần  xử  lý sốc nước nhân tạo  với hiện   tượng xì mủ bên trong
  8. 6 Thí nghiệm bắt đầu từ tháng 3/2012 khi cây măng cụt nở hoa hoàn  toàn, kết thúc vào tháng 6/2012 ở vườn cây măng cụt 24 năm tuổi đã cho  trái  ổn định  tại xã Long Thới – huyện Chợ  Lách – tỉnh Bến Tre.   Thí  nghiệm được bố  trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 5 nghiệm  thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại  4 lần, mỗi lần tương ứng 1 cây. Các  nghiệm thức là số  lần sốc nước nhân tạo sau khi HNHT 2,5 tháng: đối  chứng (không xử lý sốc nước nhân tạo), 1, 2, 3 và 4 lần. Sốc nước nhân   tạo lần đầu sau khi HNHT 2,5 tháng, các nghiệm thức sốc nước nhiều   lần thì các lần kế tiếp tiến hành cách nhau 7 ngày. 3.3.2.3 Khảo sát mối quan hệ giữa hàm lượng canxi trong đất và trái  với tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong Thí nghiệm thực hiện trên 30 vườn trồng cây măng cụt khác nhau   đã cho trái ổn định (20 ­ 25 năm tuổi) tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách  – tỉnh Bến Tre mùa vụ  2013. Mục đích khảo sát là tìm hiểu mối tương   quan giữa hàm lượng canxi trong đất và trái với hiện tượng xì mủ  bên  trong trái. 3.3.3 Nghiên cứu biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ bên trong trái  3.3.3.1 Nghiên cứu xử lý ra hoa sớm Thí nghiệm được thực hiện tại vườn cây măng cụt 14 năm tuổi tại  xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ  2010/2011.   Thí  nghiệm được bố  trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 7 nghiệm  thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần tương ứng 1 cây.  Các  nghiệm thức: đối chứng (phun nước), thời điểm phun thiourea (1, 2, và 3  tháng) sau khi tưới PBZ 2 g a.i./m hoặc KClO3 40 g a.i./m đường kính tán.  Mục đích của thí nghiệm nhằm xác định  ảnh hưởng của thời điểm ra  hoa đến hiện tượng xì mủ bên trong trái.
  9. 7 3.3.3.2 Nghiên cứu bổ sung phân hữu cơ Thí nghiệm được thực hiện  ở  vườn cây măng cụt đã cho trái  ổn  định (24 năm tuổi)  tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh  mùa vụ  2011/2012.  Thí nghiệm được bố  trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu  nhiên gồm có 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần  lặp lại tương  ứng 1 cây.  Các nghiệm thức thí nghiệm tương  ứng với  lượng phân hữu cơ  bón cho một cây: 0, 10, 20, 40, và 80 kg.cây­1. Mục  đích của thí nghiệm nhằm xác định  ảnh hưởng của phân hữu cơ  đến   hiện tượng xì mủ bên trong trái. 3.3.3.3 Nghiên cứu chế độ tưới Thí nghiệm được thực hiện  ở  vườn cây măng cụt đã cho trái  ổn  định (20 – 25 năm tuổi) ở xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre  mùa vụ  2012/2013.  Thí nghiệm được bố  trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu  nhiên gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 5 lần lặp lại, mỗi lần  lặp lại tương ứng 1 cây. Các nghiệm thức gồm: để tự nhiên, che bạt sau  khi HNHT 2 tháng, và để  tự nhiên ­ tưới nước 2 ngày/lần – 50 lít/cây/lần.  Mục đích của thí nghiệm nhằm xác định  ảnh hưởng của chế  độ  tưới   đến hiện tượng xì mủ bên trong trái. 3.3.3.4 Nghiên cứu bổ sung canxi clorua phun qua lá  Thí nghiệm được thực hiện trên vườn trồng cây măng cụt có tuổi  cây từ  20 ­ 25 năm tuổi  có cùng chế  độ  chăm sóc tại xã Long Thới –  huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2013/2014.  Thí nghiệm được bố  trí   theo   thể   thức   hoàn   toàn   ngẫu   nhiên   gồm   có   9   nghiệm   thức,   mỗi  nghiệm thức có bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương  ứng một cây.  Canxi clorua phun đều lên tán lá với lượng 8 lít.cây­1 ngay khi hoa nở và 8  tuần sau khi hoa nở, phun  4 lần và khoảng cách hai lần phun là 15 ngày.   Nghiệm   thức   đối   chứng   không   sử   dụng   hóa   chất   (phun   nước),   các  nghiệm thức khác có nồng độ  CaCl2 từ 0,25% ­ 2,0%. Mục đích của thí 
  10. 8 nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của canxi phun qua lá đến hiện tượng  xì mủ bên trong trái.  3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.3 Xử lý số liệu và thống kê Xử  lý số  liệu và vẽ  đồ  thị  bằng chương trình Microsoft Excel.  Phân tích phương sai, T­Test hai mẫu độc lập để  phát hiện sự khác biệt  giữa  các nghiệm thức và phân tích mối tương quan bằng phần mềm   SPSS version 20.0; so sánh các giá trị trung bình bằng kiểm định LSD và  Duncan. Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khảo sát hiện tượng xì mủ bên trong trái măng cụt 4.1.1 Đặc điểm hình thái, đặc tính sinh lý – sinh hóa trái trong quá  trình phát triển 4.1.1.1 Đặc điểm hình thái bên ngoài và bên trong trái Múi lép và múi phát triển cùng tồn tại trên trái, múi phát triển có  chứa hay không chứa phôi vô tính, số nướm nhuỵ tương ứng với số múi   bên trong (Hình 4.2). Hình 4.2 Hình thái bên trong trái măng cụt (1: múi phát triển có phôi, 2: múi  phát triển không phôi, 3: múi lép) Ống dẫn nhựa mủ đi từ cuống trái vào bên trong trái (Hình 4.4A),  ống dẫn nhựa mủ màu vàng phân bố ở vỏ, thịt trái, lõi và xung quanh áo   hạt (Hình 4.4B),  ống dẫn nhựa kéo dài và phân nhánh giống như  mạng   lưới và không có cấu trúc rõ rệt (Hình 4. 4C). Kết quả khảo sát cho thấy  ống dẫn nhựa mủ rất dễ bị tác động.
  11. 9  Hình 4.4 Sự phân bố mạch nhựa bên trong trái (A: mặt cắt dọc trái, B: mặt  cắt ngang trái, C: ống dẫn nhựa mủ bên trong trái) 4.1.1.3 Thời điểm bị xì mủ bên trong trái Xì mủ bên trong xuất hiện ở giai đoạn 8 tuần  sau khi HNHT (Hình  4.13). Sự  tăng trưởng của múi (phôi) và mưa nhiều là yếu tố  liên quan  đến xì mủ bên trong trái. Số phôi Tỷ lệ trái bị  xì mủ bên trong Số hạt chứa phôi (hạt) 1 bên  2 50 ủ 1,6 40 Tỷ lệ trái bị xì m trong (%) 1,2 30 0,8 20 0,4 10 0 0 2 4 6 8 10 12 TH Thời gian sau khi hoa nở hoàn toàn (tuần) Hình 4.5 Sự hình thành hạt có chứa phôi vô tính và tỷ lệ trái bị xì mủ trong  quá trình phát triển (  : ± độ lệch chuẩn) Hình 4.18 cho thấy sự  tăng trưởng múi  tác động đến mạch nhựa  tại vị  trí lõi trái,  sau khi  HNHT 6 tuần lõi trái  vẫn  bình thường (Hình  4.18A), lõi trái bắt đầu bị  tác động nhẹ  sau 8 tuần ( Hình 4.18B), sau 10  tuần lõi trái bị vặn vẹo (Hình 4.18C)  và chính điều này làm vỡ  ống dẫn  nhựa  mủ.  Dorly  et al.  (2008)  và  Poerwanto  et al.  (2009)  cũng có nhận  định tương tự. Hình 4.19 cho thấy  ở giai đoạn thuần thục và thu hoạch  có   sự   biến   động   rất   lớn   về   lượng   mưa;  Limpawiphagorn   (1998)   và  Chutimunthakun (2001) cũng cho rằng dư thừa nước trước khi thu hoạch   là nguyên nhân gây ra hiện tượng xì mủ bên trong.
  12. 10 Hình 4.18 Mặt cắt dọc trái măng cụt qua các giai đoạn phát triển khác nhau (A:  lõi trái bình thường, B: lõi trái bị vặn vẹo, C: lõi trái bị cong vẹo) Hình 4.19 Lượng mưa hàng ngày và các giai đoạn phát triển trái măng cụt tại  xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2011 4.1.2 Hiện tượng xì mủ, đặc tính vật lý – sinh hóa trái măng  cụt bị xì mủ bên trong và bình thường khi thu hoạch 4.1.2.2 Đặc tính vật lý – sinh hóa trái măng cụt bị xì mủ bên trong và  bình thường khi thu hoạch Trái bị  xì mủ  bên trong có trọng lượng cao và vỏ  trái dày hơn so   với trái bình thường, khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 4.2) .  Tỷ  lệ  pectin ở vách tế bào thịt trái bị xì mủ bên trong  thấp hơn cao hơn so với ở  trái bình thường 1,33 lần (Bảng 4.3). Bảng 4.2 Đặc tính vật lý – sinh hóa trái măng cụt bị xì mủ bên trong và  bình thường ở cây măng cụt có nhiều độ tuổi khác nhau (15 đến 25  năm) tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2011. Loại trái Khác  Chỉ tiêu Xì mủ bên trong Bình thường biệt Trọng lượng trái (g) 71,6±0,88 67,7±0,52 ** Trọng  75,2±0,25 71,6±0,18 PTV (%) ** lượng PTAD (%) 21,1±0,28 24,4±0,20 ** Số múi Tổng số múi 5,77±0,03 5,68±0,02 * Chiều cao trái (mm) 47,5±0,20 47,2±0,10 ns Chiều rộng trái (mm) 52,2±0,20 51,5±0,10 ** Kích thước Độ dày vỏ (mm) 8,6±0,06 8,0±0,04 ** CCCR ODNM1 0,223±0,01 0,242±0,06 * CCCR ODNM2 0,804±0,21 0,777±0,12 ns
  13. 11 Phẩm chất Độ Brix thịt trái 15,1±0,1 16,1±0,1 ** Bảng 4.3 Thành phần vách tế bào thịt trái bị xì mủ bên trong và trái bình  thường ở cây măng cụt có nhiều độ tuổi khác nhau (15 đến 25 năm) tại  xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2011 khi thu  hoạch. Thành phần Loại đường Loại trái Khác biệt ly trích Xì mủ bên trong Bình thường Ly   trích   với   nước Đường trung tính 4,05 0,15 2,32 0,08 ** cất (mg.g­1) Đường axít 0,10 0,00 0,46 0,02 ** Pectin (mg.g­1) Đường trung tính 0,28 0,01 0,67 0,04 ** Đường axít 1,08 0,02 1,63 0,02 ** Hemicellulose  Đường trung tính 1,16 0,04 1,17 0,03 ns (mg.g­1) Đường axít 0,10 0,00 0,17 0,00 ** Cellulose (mg.g­1) Đường tổng số 5,1 0,1 6,2 0,23 ** Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình±sai số chuẩn; ns: không khác biệt thống kê qua kiểm  định T­Test; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% qua kiểm định T­Test. 4.1.3 Khả năng nhận diện trái bị xì mủ bên trong Thương lái có khả năng nhận diện trái bị xì mủ bên trong cao nhất  (41,2%), thấp nhất là người tiêu dùng (27,4%), khả năng nhận diện được  trái bị  xì mủ  bên trong của chủ  vườn và người bán là 33,2 và 29,6%  (Hình 4.23). Có sự  khác biệt về  khả  năng nhận diện chủ  yếu do thời   điểm nhận diện, thương lái nhận diện trái ngay khi thu hoạch trong khi   các nhóm khác nhận diện khi vỏ trái đã chuyển sang màu tím sậm hoàn   toàn; Hình 4.24 cho thấy khi trái đạt chỉ  số  thu hoạch cấp 2 theo MOA   (2002), trái bị xì mủ bên trong thì vỏ trái  ở vị  trí múi lép thường chuyển   màu trước.
  14. 12 Hình 4.23 Khả năng nhận diện trái bị xì mủ bên trong của thương lái, chủ  vườn, người bán và người tiêu dùng (  : ± sai số chuẩn) Hình 4.24 Đặc điểm trái bị xì mủ bên trong (A: bên ngoài, B: bên trong) 4.1.4 Mối quan hệ  giữa tuổi cây với hiện tượng xì mủ  bên  trong  Hình 4.25 cho thấy tỷ  lệ  trái bị  xì mủ  bên trong và tuổi cây có sự  tương quan nghịch  ở mức ý nghĩa 1%. Sự khác biệt về tỷ lệ trái bị xì mủ  bên trong giữa các nhóm tuổi cây chủ yếu do khác biệt về sinh trưởng, kết   quả trình bày ở Bảng 4.4 cho thấy có sự khác biệt về một số đặc tính lý –  hóa trái măng cụt  ở  cây tơ  (10 – 15 năm) và cây già ( > 50 năm) khi thu   hoạch.  Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong 1  50 a 40 b bc r = 0,97** 30 c (%) 20 d d 10 0 10 ­ 15 20 ­ 25 30 ­ 35 40 ­ 45 50 ­ 55 > 60 Tuổi cây (năm) Hình 4.25 Mối quan hệ giữa tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong và tuổi cây (  : ± sai  số chuẩn) Bảng 4.4 Đặc tính lý –hóa trái măng cụt ở cây tơ (10 – 15 năm tuổi) và  cây già (> 50 năm tuổi) thu thập tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách –  tỉnh Bến Tre mùa vụ 2012. Tuổi cây Khác  Chỉ tiêu  10 – 15 năm > 50 năm biệt Trọng  Trọng lượng trái (g) 68,5±1,4 64,0±1,5 *
  15. 13 lượng Chiều cao trái (mm) 47,5±0,4 46,5±0,4 ns Kích thước Chiều rộng trái (mm) 52,1±0,4 50,0±0,6 ** Độ dày vỏ (mm) 8,7±0,1 8,3±0,1 * Phẩm chất Độ Brix thịt trái 15,3±0,1 15,1±0,1 ns Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình±sai số chuẩn; ns: không khác biệt thống kê qua kiểm  định T­Test; * và **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa5 và 1% qua kiểm định T­Test. 4.2 Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt khi thu  hoạch 4.2.1 Quan hệ giữa đặc tính vật lý trái với hiện tượng xì mủ bên trong 4.2.1.1 Tương quan giữa đặc tính vật lý trái với hiện tượng xì mủ bên   trong  Kết quả  ở  Hình 4.33 cho thấy tỷ lệ trái bị  xì mủ  bên trong tương   quan thuận  với độ  dày vỏ  trái  khi thu hoạch  ở  mức ý nghĩa 1%  (r =  0,83**). Tỷ lệ trái bị  xì mủ bên trong  1   50 40 30 (%) r = 0,83** 20 10 0 5,0 6,5 8,0 9,5 11,0 12,5 Độ dày vỏ trái (mm) Hình 4.33 Tương quan giữa tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong với độ dày vỏ trái  khi thu hoạch 4.2.1.2 Ảnh hưởng của axít gibberellic và naphtalen acetic phun qua lá  đến hiện tượng xì mủ bên trong trái khi thu hoạch Phun GA3 ở nồng độ 50 và 100 ppm có tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong  cao hơn so với không phun 2,42 – 2,47 lần (Bảng 4.6)  do làm tăng độ dày  vỏ  trái (Bảng 4.7) và làm giảm tỷ  lệ  pectin  trong vách tế  bào thịt trái  (Bảng 4.9).
  16. 14 Bảng 4.6 Ảnh hưởng của nồng độ axít gibberellic và naphtalen acetic  phun qua lá đến tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong và múi trong (%) ở cây  măng cụt 20 – 25 năm tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh  Bến Tre mùa vụ 2012. Nghiệm thức Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong (%) Tỷ lệ trái bị múi trong (%) 0 ppm 14,6b 18,3 GA3 25 ppm 13,2b 16,0 GA3 50 ppm 35,4a 18,2 GA3 100 ppm 36,1a 15,8 NAA 25 ppm 15,3b 16,2 NAA 50 ppm 12,5b 15,5 NAA 100 ppm 13,9b 17,5 F ** ns CV (%) 20,1 20,8 Bảng 4.7 Ảnh hưởng của nồng độ axít gibberellic và naphtalen acetic  phun qua lá đến phần trăm trọng lượng vỏ và ăn được (%), độ dày vỏ  (mm) ở cây măng cụt 20 – 25 năm tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ  Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2012. Nghiệm thức Phần trăm trọng lượng ăn  Phần trăm trọng lượng vỏ  Độ dày vỏ  được (%) (%) (mm) 0 ppm 29,4 68,6b 7,4b GA3 25 ppm 26,7 70,7b 7,6b GA3 50 ppm 26,9 72,2b 7,7b GA3 100 ppm 29,7 79,8a 8,4a NAA 25 ppm 28,7 71,3b 7,7b NAA 50 ppm 29,9 69,3b 7,7b NAA 100 ppm 30,8 68,1b 7,6b F ns ** * CV (%) 15,2 7,2 5,7 Bảng 4.9 Ảnh hưởng của nồng độ axít gibberellic và naphtalen acetic  phun qua lá đến thành phần vách tế bào thịt trái ở cây măng cụt 20 – 25  năm tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ  2012. Nghiệm thức Pectin (mg.g­1) Hemicellulose (mg.g­1) Cellulose (mg.g­1) 0 ppm 2,23a 2,21 4,05 GA3 25 ppm 1,93bc 2,15 4,15 GA3 50 ppm 1,96bc 2,16 4,20 GA3 100 ppm 1,80c 2,18 4,35 NAA 25 ppm 2,06ab 2,15 3,90 NAA 50 ppm 2,04ab 2,12 3,80 NAA 100 ppm 1,98bc 2,19 3,85
  17. 15 Nghiệm thức Pectin (mg.g­1) Hemicellulose (mg.g­1) Cellulose (mg.g­1) 0 ppm 2,23a 2,21 4,05 F ** ns ns CV (%) 7,9 4,4 13,6 Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử  Duncan; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%;**: khác biệt ở mức ý  nghĩa 1%. 4.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của ẩm độ đất đến hiện tượng xì mủ  bên trong trái  4.2.2.1 Mối quan hệ giữa biến động ẩm độ đất trước khi thu hoạch  với hiện tượng xì mủ bên trong Ẩm  độ  đất tăng nhẹ  hay giảm không làm tỷ  lệ  trái bị  xì mủ  bên  trong gia tăng đột ngột, tỷ  lệ  trái bị  xì mủ  bên trong chỉ  tăng mạnh khi   ẩm độ đất biến động theo chiều hướng tăng mạnh (Hình 4.34). Tỷ l ệ trái bị  xì mủ bên trong Ẩm độ đất 50 50 Tỷ lệ trái bị xì mủ1    Ẩm độ đất (%) 1 bên trong (%) 40 40 30 30 20 20 10 10 0 0 0 5 10 15 20 25 30 Thời gian sau khi thu hoạch l ần đầu tiên (ngày) Hình 4.34 Biến động tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong và ẩm độ đất ở độ sâu 0 –  20 cm theo thời gian thu hoạch (  : ± độ lệch chuẩn) 4.2.2.2 Ảnh hưởng của thời điểm xử lý sốc nước đến hiện tượng xì  mủ bên trong trái Xử  lý sốc nước nhân tạo  ở thời điểm 2,5 tháng sau khi HNHT có  tỷ  lệ  xì mủ  bên trong trái tăng 9,8 – 11,2% so với sốc nước nhân tạo  ở  các   thời   điểm   còn   lại,   khác   biệt   có   ý   nghĩa   1%   (Bảng   4.11);  Chutinunthakun (2001) nhận thấy trái thường bị  xì mủ  sau khi hoa nở  hơn 9 tuần, Sdoodee and Chiarawipa (2005) cũng cho rằng sốc nước chỉ  làm tăng tỷ lệ trái bị xì mủ ở giai đoạn 9 tuần sau khi hoa nở. 
  18. 16 Bảng 4.11 Ảnh hưởng của thời điểm xử lý sốc nước nhân tạo đến tỷ lệ  trái bị xì mủ bên trong và múi trong (%) ở vườn cây măng cụt 23 năm  tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2011. Thời điểm xử lý sốc nước  Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong  Tỷ lệ trái bị múi trong (%) nhân tạo (%) 0,5 tháng sau khi HNHT 15,2b 12,0 1,5 tháng sau khi HNHT 15,8b 11,5 2,5 tháng sau khi HNHT 26,4a 10,0 Khi trái bắt đầu ”điểm” 16,6b 8,75 F ** ns CV (%) 14,3 22,2 Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử  LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%; HNHT: hoa nở hoàn  toàn; ”điểm”: đạt chỉ số màu cấp 0 theo tiêu chuẩn MOA (2002) Sốc nước nhân tạo có  ảnh hưởng đến tỷ  lệ  trái bị  xì mủ  bên trong chủ  yếu do tác động đến biến động đột ngột của  ẩm độ  đất và sự  hấp thu   nước của nhựa mủ, tất cả  các thời điểm xử  lý sốc nước nhân tạo đều  gây nên sự biến đổi đột ngột về  ẩm độ  đất (Hình 4.35) và sự suy giảm   hàm lượng chất khô trong nhựa mủ  (Bảng 4.15); Sdoodee  and  Limpun­ Udom (2002) cho rằng nguyên nhân chính gây ra xì mủ trái là do thế năng   nước trong đất và trong cây thay đổi đột ngột. 0,5 tháng SKHNHT 1,5 tháng SKHNHT 2,5 tháng SKHNHT Trái bắt đầu "đi ểm" 35 Ẩm độ đất (%) 31 27 23 19 15 NKHN 0,5 1,5 2,5 NKTH Thời gian sau khi hoa nở hoàn toàn (tháng) Hình 4.35 Sự biến động ẩm độ đất (%) ở độ sâu 0 – 20 cm sau khi hoa nở  hoàn toàn (  : ± sai số chuẩn, SKHNHT: sau khi hoa nở hoàn toàn, NKHN:  ngay khi hoa nở, NKTH: ngay khi thu hoạch) Bảng 4.15 Ảnh hưởng của thời điểm xử lý sốc nước nhân tạo đến hàm  lượng chất khô trong nhựa mủ (%) theo thời gian. Thời điểm xử lý sốc  Hàm lượng chất khô trong nhựa mủ (%) nước nhân tạo NKHN 0,5 tháng 1,5 tháng 2,5 tháng NKTH
  19. 17 Thời điểm xử lý sốc  Hàm lượng chất khô trong nhựa mủ (%) nước nhân tạo 0,5 tháng sau khi HNHT 33,2 29,0b 47,6a 70,9a 92,2 1,5 tháng sau khi HNHT 34,0 35,7a 40,8b 71,0a 92,2 2,5 tháng sau khi HNHT 33,9 35,3a 47,2a 56,9b 92,3 Khi trái bắt đầu ”điểm” 31,9 35,8a 46,5a 68,5a 92,0 F  ns ** ** ** ns CV (%) 5,6 6,0 3,9 3,2 2,4 Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử  LSD; ns: không khác biệt thống kê; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%; HNHT: hoa nở hoàn toàn;  NKHN: khi hoa nở hoàn toàn; NKTH: ngay khi thu hoạch; ”điểm”: đạt chỉ số màu cấp 0 theo tiêu  chuẩn MOA (2002) 4.2.2.3 Ảnh hưởng của số lần xử lý sốc nước đến hiện tượng xì mủ  bên trong trái Sốc nước nhân tạo 1 và 2 lần có tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong 21,3  và 26,8%, tăng 7,8 – 13,3% và sốc nước nhân tạo 3 và 4 lần tăng so với   không xử lý sốc nước 20,8 – 24,8%  (Bảng 4.17). Sốc nước nhân tạo có  ảnh hưởng đến tỷ  lệ  trái bị  xì mủ  bên trong chủ  yếu do tác động đến   biến động đột ngột của  ẩm độ  đất, xử  lý  sốc nước  càng nhiều thì sự  biến động ẩm độ đất theo chiều hướng gia tăng càng cao (Hình 4.37).  Bảng 4.17 Ảnh hưởng của số lần xử lý sốc nước nhân tạo đến tỷ lệ  trái bị xì mủ bên trong và múi trong (%) ở vườn cây măng cụt 24 năm  tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2012. Số lần xử lý sốc nước nhân  Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong  Tỷ lệ trái bị múi trong (%) tạo (lần) (%) 0  13,5c   9,3c 1  21,3b 11,5c 2  26,8b 13,0c 3  34,3a 17,5b 4 38,3a 24,0a F ** ** CV (%) 14,2 16,5 Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử  Duncan; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
  20. 18 0 lần (Đối chứng) sốc nước 1 lần sốc nước 2 lần sốc nước 3 lần sốc nước 4 lần 60 Ẩm độ đất (%) 48 36 24 12 0 0 1 2 3 4 Thời gian sau khi sốc nước nhân tạo (tuần) Hình 4.37 Sự biến động ẩm độ đất (%) ở độ sâu 0 – 20 cm sau khi xử lý sốc  nước nhân tạo (  : ± sai số chuẩn) 4.2.3 Mối quan hệ giữa hàm lượng canxi trong đất và trái với tỷ lệ  trái bị xì mủ bên trong Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong  tương quan nghịch trung bình với hàm  lượng Ca2+ trao đổi và ở mức chặt với hàm lượng Ca2+ tổng số trong thịt  trái  ở mức ý nghĩa 1% (r = ­ 0,44** và ­ 0,52**) (Hình 4.41 và 4.42). Kết  quả phân tích cho thấy hàm lượng Ca2+ tổng số trong thịt trái bình thường  cao hơn  ở  trái bị  xì mủ  bên trong 1,29 lần (Hình 4.43) ;  Pechkeo  et al.  (2007a) cũng nhận thấy hàm lượng Ca2+  trong vỏ  trái bình thường cao  hơn ở trái bị xì mủ. Tỷ l ệ trái bị xì mủ bên trong  1   50 40 30 (%)1 20 r = ­ 0,44** 10 0 3 4 5 6 7 8 ­1 Hàm l ượng canxi trao đổi trong đất (meq.100g ) Hình 4.41 Tương quan giữa tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong và hàm lượng canxi  trao đổi trong đất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2